Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Nhà hàng Trung Quốc bài người Việt


Chủ nhà hàng treo biển không phục vụ người Việt, Nhật và Philippines ở Bắc Kinh nói ông tự hào vì làm như vậy. 
Ông Vương, chủ quán Beijing Snacks từ hai năm nay, nói với BBC hôm 25/2: "Tôi tự hào về việc mình làm."


Nhà hàng Beijing Snacks (Trung Quốc) tuyên bố không phục vụ người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và chó

Trước đó ảnh chụp thông báo treo ngoài cửa nhà hàng Beijing Snacks ở khu Hậu Hải thuộc trung tâm Bắc Kinh đã gây nhiều tranh luận trên mạng Faceboook.

Thông báo viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Hoa: "Nhà hàng này không phục vụ người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và chó."
Bức ảnh do cựu phóng viên CNN Rose Tang chụp hôm 22/2 đã được chia sẻ hàng ngàn lần trên Facebook và cũng thu hút nhiều bình luận.
Công dân mạng xã hội Paul Mooney viết: "Đây là lỗi của Đảng và chính quyền.
"Họ nói dối về các nước khác và xuyên tạc lịch sử và những người Trung Quốc thiếu hiểu biết đáp lại điều đó với sự ngu dốt. Thực nản quá."
Một người dùng Facebook khác, Deborah Stacy viết: "Họ cũng còn đang tìm cách lấy biển của mọi nước...và nếu các nước không đoàn kết để ngăn họ hăm dọa cá nhân mỗi nước, các nước đó sẽ không có cơ hội bảo vệ quyền [sử dụng] biển nữa."


'Không quan tâm'

Trả lời phóng viên Temtsel Hao của BBC tiếng Trung, chủ quán họ Vương nói: "Tôi không quan tâm tới những gì người ta nói."
"Nhà hàng của tôi cũng không có nhiều người nước ngoài tới."
"Còn nếu là khách hàng Trung Quốc thì họ ủng hộ tôi."
Ông Vương quê ở vùng hồ Bạch Dương Điện thuộc tỉnh Hà Bắc.
Quê ông nổi tiếng có truyền thống chống Nhật hồi Thế Chiến II với đội du kích Lông Én đi vào lịch sử.
Khi phóng viên Hồng Nga của BBC tới Bắc Kinh nhân Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi cuối năm 2012, không ít người Trung Quốc nói thẳng rằng họ ghét Nhật.

Trong khi đó nhà hoạt động xã hội Bạch Định Đình nói với Hồng Nga:
"Chính phủ và Đảng Cộng sản đang đánh tráo hai khái niệm: chủ nghĩa yêu nước và dân tộc chủ nghĩa hạn hẹp.
"Những người tham gia biểu tình chống Nhật một cách hung hăng đó, họ nghĩ họ đang bày tỏ lòng yêu nước."
Về phía Việt Nam, cũng đã có những tiếng nói tẩy chay hàng hóa Trung Quốc mặc dù chính quyền thường nhanh chóng trấn áp những người công khai đưa ra các tuyên bố như vậy.

* Thật đáng tiếc cho một đất nước tự xưng có nền văn hóa rực rỡ, lâu đời và đang mơ tới ngày trở thành cường quốc hàng đầu có trách nhiệm với thế giới lại có thể tồn tại tư tưởng dân tộc cực đoan, chà đạp lên các quy tắc cư xử văn minh tối thiểu của nhân loại ngày nay như vậy. 
Công dân mạng xã hội Paul Mooney viết: "Đây là lỗi của Đảng và chính quyền. Họ nói dối về các nước khác và xuyên tạc lịch sử và những người Trung Quốc thiếu hiểu biết đáp lại điều đó với sự ngu dốt. Thực nản quá."


* Trà Mi của VOA cho biết :

Cộng đồng cư dân mạng trong và ngoài nước đang phẫn nộ trước bức ảnh chụp một nhà hàng ở thủ đô Trung Quốc treo bảng từ chối không tiếp khách người Việt.

Thành Nguyễn, một thành viên Facebook được nhiều người biết đến tại Việt Nam với chiến dịch kêu gọi người tiêu dùng Việt tẩy chay hàng Trung Quốc và cũng là chủ nhân của cửa hàng online mang tên “No China Shop”, phản hồi trước hành động gây tranh cãi của nhà hàng ở Bắc Kinh:

“Lúc đầu, mình cũng cảm thấy rất tự ái trước tấm bảng phân biệt chủng tộc như vậy. Nhưng sau đó, mình cảm thấy vui hơn, vì về mặt văn minh, người Việt mình không đến nỗi sử dụng một cách thức xấu xa như họ. Họ quá cực đoan về vấn đề ‘chủ nghĩa dân tộc’ mà lý do là có thể do sự tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc. Chính sự tuyên truyền đề cao ‘chủ nghĩa dân tộc’ đã dẫn tới sự cực đoan, coi thường, xem nhẹ tất cả các nước khác, nói chung, và các quốc gia đang có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, nói riêng.”

Kim Hiệu, một nghiên cứu sinh y khoa đang du học ở Hà Lan bày tỏ bất bình:

“Mình thật sự cảm thấy người Trung Quốc bây giờ càng ngày càng thô lỗ và hiếu chiến. Tuy nhiên, được đứng chung với Philippines và Nhật mình cảm thấy như một cái gì đó có sức mạnh hơn trong việc phản đối lại Trung Quốc về vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa.”  

Các cư dân mạng Việt Nam nói hành động phân biệt đối xử vì tinh thần dân tộc cực đoan kiểu này sẽ mang lại hiệu quả ngược, bất lợi cho Trung Quốc, vì đó là một dấu hiệu thêm nữa cho thấy một hình ảnh xấu của Trung Quốc trong ánh mắt bạn bè quốc tế.  

Về cách đối phó trước tinh thần dân tộc cực đoan của người Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Kim Hiệu hy vọng một phản ứng hợp tác giữa các nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn:

“Người Việt Nam mình nghe tin này nói chung rất tức, nhưng cũng ráng bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Một mình Việt Nam mình cũng khó, nhưng nếu có nhiều nước cùng hợp tác với nhau thì sẽ giải quyết tốt hơn.”

Chính chủ nhân của bức ảnh, một người gốc Hoa, trên trang Facebook của mình đã kêu gọi mọi người truyền tay tấm hình bà chụp được càng nhiều càng tốt với hy vọng rằng áp lực từ công chúng và truyền thông sẽ dạy cho chủ nhân nhà hàng một bài học.

Bà Rose Tang cho rằng sở dĩ đảng cộng sản Trung Quốc bồi đắp và khuyến khích chủ nghĩa dân tộc và sự thù hận kiểu này là vì họ cần phải dùng sự bẩn thỉu của con người như thế đánh lạc hướng công chúng để mọi người bớt chú ý tới các vấn nạn của quốc gia như tham nhũng, bất công, và khủng hoảng môi trường.    

Nguồn VOA

1 nhận xét:

  1. Cái thứ nhất tấm bảng đó đề rằng: không phục vụ người Nhật, người Phi, người Việt và chó. Do vậy tiêu đề mà tác giả bài viết đặt nhà hàng Trung quốc bài người Việt là không hợp lý. Đúng hơn đó mới là một phần ba sự thực.


    Thứ hai: Họ - người Trung Quốc những kẻ đi buôn tài tình - rất có thể đó chỉ là chiêu bài PR của tay chủ tiệm - nhưng đó là những con buôn vô văn hóa. Tay chủ tiệm nói trên đã chứng minh điều đó, nó cũng chứng minh luôn đường lối đối ngoại của Trung Quốc là ăn cướp, thiểu năng văn hóa. Chúng ta nên mừng vì điều đó!

    Trả lờiXóa