Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Asean ‘không phê phán Trung Quốc’

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ, có lẽ đã không sai khi ông từng nói với BBC về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông mới đây: "Đó là đặt cho Asean một thử thách rất lớn, là bởi vì nếu Asean không có một lập trường vững chắc, đồng nhất với nhau, thì Trung Quốc cứ lấn lướt, lấn được Việt Nam thì sẽ lấn được các nước khác. Các quốc gia đó chỉ có muốn Việt Nam chặn Trung Quốc, trong khi mình ở ngoài bình yên thôi”.


Các lãnh đạo Asean gặp nhau tại Myanmar
Asean kết thúc hội nghị ở Myanmar hôm 11/5 với tuyên bố bày tỏ “quan ngại” về căng thẳng trên biển, nhưng không phê phán Trung Quốc.

Các lãnh đạo cao cấp của các nước Đông Nam Á, gồm cả Thủ tướng Việt Nam, có mặt tại hội nghị.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên án Trung Quốc “ngang nhiên” đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu đi vào vùng biển Việt Nam.
Ông Dũng “khẩn thiết kêu gọi các nước Asean, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”.
Nhưng tuyên bố kết thúc hội nghị của Asean không nhắc tên cụ thể nước nào mà chỉ kêu gọi “tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử dụng vũ lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được COC như đã được thể hiện trong Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông”.
Ngoài ra còn có một Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao Asean-24 về tình hình Biển Đông.
Nhưng tuyên bố này cũng chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông”.
Văn bản này không phê phán nước nào mà kêu gọi các bên “thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”.
Tại hội nghị, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói Asean phải “trung lập”, không ủng hộ đòi hỏi chủ quyền trên biển của nước nào.
Thay vào đó, Asean nhấn mạnh sự cấp thiết sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Hôm 10/5, các bộ trưởng ngoại giao Asean đã thông qua Tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông.
Giống như các tuyên bố bế mạc, văn bản của các ngoại trưởng kêu gọi các bên “kiềm chế”.
Trong diễn biến khác, hôm 11/5 tại Việt Nam, biểu tình lớn nổ ra tại cả ba miền Bắc Trung Nam để phản đối hành động Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam.
Con số người tham gia được nói lên tới hàng nghìn ở cả nước.
Đông đảo người dân đã đổ về Nhà Hát Lớn, TP.HCM

2 nhận xét:

  1. Tại sao 03 ếch lại không dám à uôm,đây là hành động xâm lăng cở tàu phù?.

    Trả lờiXóa
  2. Hết thuốc chữa!

    Trả lờiXóa