Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân "tham vấn và phản biện" trên báo Đại đoàn kết?

Ngày 2/6/2014 tại phiên thảo luận hội trường của Quốc hội ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – có một bài phát biểu gây sự chú ý đặc biệt của các đại biểu và giới truyền thông.

Rất nhiều tờ báo trung ương cũng như địa phương, kể cả các báo của hội ngành nghề cũng dẫn lại nhiều nội dung phát biểu này của ông Nguyễn Thiện Nhân. Bài phát biểu của ông Nhân đề cập thẳng thắn những vấn đề nghịch lý đang còn tồn tại trong lĩnh vực “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn và nông dân). Nhấn mạnh tầm quan trọng của “tam nông” trong nền kinh tế và xã hội Việt Nam từ xưa tới nay, ông Nhân đặt câu hỏi: “Cho đến nay, chúng ta trở thành nước xuất khẩu của 7 loại sản phẩm, đứng từ thứ 1 đến thứ 5 trên thế giới. Nhưng vì sao năng suất nhiều cây, con thuộc loại cao nhất thế giới, nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp?”.

Câu hỏi của ông Nguyễn Thiện Nhân tại Quốc hội cũng chính là nỗi lo âu, sự băn khoăn và đau xót của gần 2/3 dân số Việt Nam đang sống bằng nghề nông suốt hàng chục năm qua cho tới nay chưa có lời giải đáp. Còn gì đáng buồn và đáng lo hơn khi chủ thể của chuổi sản xuất nông nghiệp là nông dân thì lại luôn bị xếp vị trí cuối bảng về mức thu nhập và quyền quyết định giá trị của sản phẩm mà họ làm ra.

Điều đáng nói là ông Nhân không chỉ có hỏi để hỏi mà ông thẳng thắn nhìn nhận các nghịch lý tìm ra nguyên nhân thật và bàn đến các giải pháp để đảo ngược nghịch lý cũng có nghĩa là làm thay đổi số phận đen đúa của người nông dân. Ông nhấn mạnh: “Vì vậy, muốn thúc đẩy ngành nông nghiệp tăng trưởng cao hơn, để nông dân có thu nhập cao hơn và bền vững hơn, thì ngoài việc người nông dân phải tiếp tục lao động cần cù và sáng tạo, thì cần phải “mổ xẻ”, phân tích khâu trước nông dân và sau nông dân trong chuỗi sản xuất nông nghiệp”.

Nói như một số tờ báo đã dẫn lời ông Nhân ngay trong số báo ngày hôm sau (3/6/2014), "Vấn đề đặt ra là vì sao thu nhập của nông dân vẫn thấp. Nói năng suất thấp thì thu nhập thấp là không phải, ở đây sản phẩm năng suất cao mà thu nhập thấp là tại chỗ nào”.

Ngay trong phát biểu của mình ông Nhân đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể cho cả hai giai đoạn “đầu vào” và “đầu ra” cho nông dân. Các giải pháp của ông đều hướng tới mục tiêu mà ông dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách tâm đắc: "Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh".

Như đã nói, hầu hết các tờ báo lớn, nhỏ ở trung ương cũng như địa phương, kể cả báo của ngành, hội nghề nghiệp… đều quan tâm sâu sắc bài phát biểu nói lên được tâm tư, nguyện vọng, khát khao của gần 2/3 dân số Việt Nam đang sống bằng nghề nông. Ngay trong ngày 2/6/2014 (vào cuối ngày) đã có một số trang báo điện tử đưa tin về nội dung này (như báo Đồng Nai  http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201406/danh-16000-ty-dong-cho-luc-luong-canh-sat-bien-kiem-ngu-2316600/ , kênh thông tin.com.vn thì rút tít “Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân báy kế cho ngành nông nghiệp” http://kenhthongtin.com.vn/tin-tuc/chu-tich-nguyen-thien-nhan-bay-ke-cho-nganh-nong-nghiep , vietnamnet http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/178846/tai-co-cau-nong-nghiep--co--cho-dua--cho-nen-kinh-te.html chẳng hạn). Trong ngày hôm sau (3/6/2014) hàng loạt báo trung ương, địa phương đưa tin về phát biểu này của ông Nhân (như TTXVN, báo Dân Trí,  báo Dân Việt, báo Nghệ An, báo Tuổi Trẻ Thủ đô, báo Điện tử Quốc Phòng, báo Nông nghiệp, báo Đại biểu nhân dân, báo Thanh niên, báo Tuổi Trẻ….). 

Báo Đại đoàn kết như thường lệ phải một ngày sau đó mới đưa trích dẫn không đầy đủ thông tin nói trên mặc cho tờ này là cơ quan của MTTQ Việt Nam lẽ ra phải nhanh chóng và tỏ ra quan tâm nhiều hơn các thông tin có nguồn từ MTTQ Việt Nam, nhất là từ vị Chủ tịch MT. Hơn nữa, khi những thông tin này  lại có hiệu ứng xã hội cao, được sự chờ đợi của đông đảo người dân trong xã hội, được phát ngôn từ những nhà lãnh đạo quốc gia.  Ít ra trong trường hợp này, Đại đoàn kết phải là tờ báo đầu tiên đăng một cách trân trọng toàn văn phát biểu của ông Nhân ngay sau đó.

Đến ngày 12/6/2014 Báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đăng lại toàn văn bài phát biểu này của ông Nguyễn Thiện nhân với lời giới thiệu mào đầu rất trân trọng trong  phần Tin nổi bật (xem ở đây http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Can-dot-pha-khau-truoc-va-sau-nong-dan-trong-chuoi-san-xuat-nong-nghiep/201437.vgp ).

Một lần nữa báo Đại đoàn kết cơ quan của MTTQ Việt Nam lại lục tục theo sau. Ngày 13/6/2014 trên trang “Tham vấn và phản biện” của báo này mới cho đăng toàn văn bài phát biểu nói trên vủa ông Nguyễn Thiện Nhân (Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch MTTQVN) và không có lời giới thiệu đáng trân trọng nào như Báo điện tử của Chính phủ. 



Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân được xếp vào trang Tham vấn và Phản biện trên báo Đại đoàn kết. Trang này phiên bản điện tử với cách bố trí quảng cáo lung tung bên cạnh hình ảnh vị lãnh đạo như thế này là hết sức thiếu nghiêm túc.


Những người trong nghề thì lại nhìn thấy thêm một khía cạnh khác mà trách nhiệm thuộc về ông Đinh Đức Lập – tổng biên tập báo Đại đoàn kết. Ngoài việc vẫn quen thói chậm chạp, ù lỳ khi đưa tin về MTTQ, mà đặc biệt có liên quan tới ông Chủ tịch như đã từng xảy ra ngay từ lúc ông Nhân mới về nhận nhiệm vụ tại MTTQ Việt Nam. 

Trong trường hợp này có thể thấy ông Lập hoặc là yếu kém nghiệp vụ do thiếu hiểu biết hoặc cố tình “chơi xỏ” ông Chủ tịch (đồng thời cũng là một Ủy viên Bộ chính trị) khi cho bài viết của ông Nhân vào mục “Tham vấn và phản biện”.

Một nhà báo sau khi đọc bài viết này của ông Nhân trên Đại đoàn kết đã bức xúc gởi email bình luận: “Cái đểu của tổng biên tập Đinh Đức Lập là vừa muốn "nịnh sếp" nhưng lại đưa bài vào mục “Tham vấn - Phản biện". Vị trí là Ủy viên Bộ Chính trị - lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQVN ông Nhân còn lại phải tham vấn phản biện với ai? Nhất là mục này lại do một phóng viên bị kỷ luật sa thải vì dính líu tiêu cực ở báo khác được ông Lập đưa về  phụ trách?”.

Tới đây thì xin miễn bàn tiếp, vì có nói mấy thì những người ngồi nhầm ghế ở báo Đại đoàn kết như ông Lập cũng chẳng hiểu.


4 nhận xét:

  1. Ngài Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân chắc phải "tham vấn - phản biện" ông Chủ tịch và Bí thư phường Tràng Thi chăng?

    Trả lờiXóa
  2. Anh Đinh Đức Lập thù hằn và xem thường năng lực Phó chủ tịch MTTQVN Lê Bá Trình nhưng chỉ ghét ông Nguyễn Thiện Nhân thôi. Ghét vì ông Nhân về MT thì không chỉ vô tình cản đường lên của quan thầy Vũ Trọng Kim mà còn chấm dứt thời tác yêu tác quái của kẻ lộng quyền như Vũ Trọng Kim lâu nay ở MT.

    Trả lờiXóa
  3. Phóng viên hóng hớtlúc 13:20 17 tháng 6, 2014

    Đinh Đức Lập thô lỗ và ác bụng nhưng chưa đạt đến mức nham hiểm đâu, tay này nông cạn và đa nghi, không tin ai nên khổ tâm cả đời. Vì thô lỗ nên ông Lập ghét, phỉ nhổ một loạt ông bà sếp trên MT 46 Tràng Thi là đám phóng viên tép riu như bọn cháu cũng biết liền.Giống phổi bò ấy mà! Dạo trước chú Hữu Nguyên nếu chịu luồn cúi một tí thì ông Lập chưa chắc đã xuống tay dã man như vậy. Người ngay thẳng thời nào cũng bị thiệt thòi.

    Trả lờiXóa
  4. Phong vien hong hot oi, dung khuyen nguoi khac "chiju luon cui", nhu vay se chiu nhuc, hay ho gi dau chu,... Dung khong?

    Trả lờiXóa