Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

DỊCH LÝ - BÁNH CHƯNG - BÁNH GIÀY

TRUYỆN BÁNH CHƯNG 
Lĩnh Nam chích quái.

Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tửlại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.
Các công tử đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có công tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.
Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, vui mừng nghĩ rằng “Thần minh giúp ta, ta nên bắt chước theo mà làm”. Lang Liêu bèn lựa nếp hạt trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày.
Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại trưng bày phẩm vật. Các con đem dâng không thiếu thứ gì, duy chỉ có Lang Liêu đem bánh hình tròn, bánh hình vuông đến dâng. Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liêu, Lang Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vua nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không làm sao hơn được. Vua khen ngợi hồi lâu, rồi cho Lang Liêu được giải nhất. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Tục này còn truyền cho đến bây giờ, lấy tên của Lang Liêu, gọi là Tết Liệu. Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi mốt anh em kia đều chia nhau giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, trấn thủ những nơi núi non hiểm trở.
Về sau, anh em tranh giành lẫn nhau, mỗi người dựng “mộc sách” (hàng rào cây bằng gỗ) để che kín, phòng vệ. Vì thế, mới gọi là Sách, hay là Trại, là Trang, là Phường. Sách, hay Trại, Trang, Phưòng bắt đầu có từ đây vậy.
(Nguyễn Hữu Vinh dịch)
alt
 Theo tôi, đáng ra ở đây nên viết là "20 quan lang và các con", về sau viết "gia đình Lang Liêu cùng  21 anh emthì có lý hơn về mặt Dịch học.

alt
alt
alt
CHỮ CHƯNG
alt
NGŨ HÀNH TRONG CHỮ CHƯNG
alt
Dưới bộ HỎA - Nhất = Đáy nồi = KIM -Thủy = THỦY - Nấp đậy = MỘC - Bánh chưng ở giữa nước = THỔ.
alt
8 quẻ, mỗi quẻ 3 hào = 8.3=24. Bản thân Lang Liêu = 3 hào. 24-3=21
alt

Trên mặt bánh chưng người Việt dùng Lạc (dây) chia thành 9 ô = Cửu cung.
8 ô chung quanh là 8 quẻ, nhằm khẳng định dân tộc Lạc Việt là chủ nhân của Dịch học.

Viên Như
Blog Chữ Nôm Mới 

2 nhận xét:

  1. Theo tôi được biết, từ lâu sách giáo khoa viết là Bánh Dày Bánh Chưng chớ không phải " Giầy" vì giầy là giầy dép và dầy là độ dày hay mỏng của một vật. Trong bài ở cuối đoạn 3 có viết là bánh dày. Gần đây tôi có một cô cháu tốt nghiệp Đại Học Ngoại Thương qua Úc du học, tình cờ con tôi ( cháu có học them tiếng Việt ở Úc)" cháu làm bài và hỏi chữ Bánh Dày viết như thế nào, tôi nghe cô cháu du sinh dạy là giầy tôi hơi giật mình. Xin tác giả xem lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tran Tuan Anh, đã chuyển ý kiến của bạn cho tác giả. Cãm ơn đã góp ý kiến. Hữu Nguyên.

      Xóa