Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Thiếu Lâm Tự - Một thế giới đã mất!

Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.

Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.

95 năm trước, một người Nhật Bản đã thấy điều gì ở Thiếu Lâm Tự? Điều mà hiện tại không thể thấy lại được nữa.
Những bức ảnh dưới đây được chụp năm 1920 bởi một người Nhật Bản. Những bức ảnh này vô cùng quý giá, bởi năm 1928, Thiếu Lâm Tự đã bị tướng Thạch Hữu Tam thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch phóng hỏa đốt, người đời sau đó chưa từng thấy Thiếu Lâm Tự trước năm 1928.
Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.
Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.
Vua Khang Hy ngự bút đề biển “Thiếu Lâm Tự”. Hiện tại, khối đá ghi “Thiếu Lâm Tự” kia đã không phải là của vua nữa rồi.
Vua Khang Hy ngự bút đề biển “Thiếu Lâm Tự”. Hiện tại, khối đá ghi “Thiếu Lâm Tự” kia đã không phải là của vua nữa rồi.
Lối vào cửa chính điện Đại Hùng.
Lối vào cửa chính điện Đại Hùng.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ trong Thiếu Lâm Tự, thần thái rất thật.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ trong Thiếu Lâm Tự, thần thái rất thật.
Điện chính thờ Địa Tàng Bồ Tát.
Điện chính thờ Địa Tàng Bồ Tát.
Kho sách trong Thiếu Lâm Tự.
Kho sách trong Thiếu Lâm Tự.
Các nhà sư trước đại điện Thiếu Lâm Tự.
Các nhà sư trước đại điện Thiếu Lâm Tự.
Trong điện Lục Tổ, ở giữa là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đạt Ma Sư Tổ, bên phải là Tuệ Khả Thiền Sư.
Trong điện Lục Tổ, ở giữa là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đạt Ma Sư Tổ, bên phải là Tuệ Khả Thiền Sư.
Phía trước hang Thiếu Lâm Tự.
Phía trước hang Thiếu Lâm Tự.
Một cảnh trong Thiếu Lâm Tự.
Một cảnh trong Thiếu Lâm Tự.
Vua Đường Thái Tông ngự tứ bia, phần trên đã không còn rõ văn tự.
Vua Đường Thái Tông ngự tứ bia, phần trên đã không còn rõ văn tự.
Tượng Hòa Thượng Tế Công…diệt trừ yêu ma…
Tượng Hòa Thượng Tế Công…diệt trừ yêu ma…
Gác chuông Thiếu Lâm Tự. Tục ngữ nói ‘đương thiên hòa thượng chàng thiên chung’, trong chùa miếu không thể thiếu gác chuông.
Gác chuông Thiếu Lâm Tự. Tục ngữ nói ‘đương thiên hòa thượng chàng thiên chung’, trong chùa miếu không thể thiếu gác chuông.
Trong thời quân phiệt hỗn chiến, Thiếu Lâm Tự đã thành lập nên một đội quân để tự vệ đồng thời bảo vệ dân chúng quanh vùng.
Trong thời quân phiệt hỗn chiến, Thiếu Lâm Tự đã thành lập nên một đội quân để tự vệ đồng thời bảo vệ dân chúng quanh vùng.
Rất nhiều người nghĩ đơn thuần rằng chính phủ đốt Thiếu Lâm Tự, thực ra không phải. Trên thực tế, các vị vua đời nhà Thanh rất quan tâm Thiếu Lâm Tự, có khi là đề tặng biển, có khi đi dạo trong chùa. Năm Càn Long thứ 15 (năm 1750), nhà vua đích thân tới Thiếu Lâm Tự, nghỉ đêm tại phòng của trụ trì, cũng tự tay đề thơ lập bia. Theo bức họa điện Bạch Y thời nhà Thanh, văn hiến cũng đã ghi lại, công phu Thiếu Lâm thời nhà Thanh trước nay vẫn duy trì ở trình độ rất cao.
Chính thức hủy Thiếu Lâm Tự ấy là tướng của Phùng Ngọc Tường là Thạch Hữu Tam đã đốt Thiếu Lâm Tự, đã làm Thiên Vương điện, Đại Hùng điện, nơi giảng đạo cùng gác chuông và các loại kiến trúc bị hủy chỉ với một bó đuốc, rất nhiều tàng kinh, ghi chép, sách quyền thuật bị đốt thành tro bụi.
Tại sao Thạch Hữu Tam lại phá hủy Thiếu Lâm Tự? Quay lại lịch sử từ năm Dân quốc đầu tiên để có câu trả lời.
Dân quốc năm đầu (1912), chùa Thiếu Lâm tọa lạc ở tỉnh Hà Nam, tăng sư trong chùa có hơn hai trăm người, ruộng đất hơn 1.370 mẫu, lay lắt sống qua ngày.
Sau khi Hoàng Đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi thoái vị, ngày 1/1/1912 Tôn Dật Tiên chính thức thành lập Trung Hoa Dân Quốc và làm Tổng Thống lâm thời tại Nam Kinh. Trong lúc đó Viên Thế Khải nắm giữ lực lượng quân đội mạnh nhất lúc bấy giờ là Bắc Dương Quân đóng ở Bắc Kinh
Để tránh nội chiến xảy ra, Tôn Dật Tiên đã quyết định thống nhất đất nước và trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Vào ngày 10/3/1912 Viên Thế Khải nhận chức vị Tống Thống lâm thời thứ 2 của Trung Hoa Dân Quốc.
Viên Thế Khải muốn trở thành một lãnh đạo độc tài nên sửa đổi Hiến Pháp, kéo bè cánh, khiến nhiều người nổi lên chống lại ông ta. Tháng 7/1913 bảy tỉnh phía nam nổi lên chống lại Viên Thế Khải.
Khi nội chiến nổ ra, Hằng Lâm hòa thượng võ công cao cường là người được giao nhiệm vụ bảo vệ Thiếu Lâm Tự. Hằng Lâm hòa thượng phải mua súng ống, huấn luyện tăng binh, chuẩn bị trước cho bất trắc có thể xảy đến.
Mùa thu năm Dân quốc thứ chín (năm 1920), hạn hán mất mùa, thổ phỉ nổi dậy như ong. Hằng Lâm hòa thượng dẫn theo quân đội giao đấu với thổ phỉ hơn mười trận đều thắng, cũng từ đó mà danh tiếng Hằng Lâm hòa thượng lan xa khắp nơi. Thổ phỉ không dám xâm phạm biên giới, mười mấy thôn trang quanh Thiếu Lâm Tự có thể an cư lạc nghiệp. Quan phủ tỉnh Hà Nam đã trao cho Hằng Lâm hòa thượng phần thưởng và nhiều khen ngợi, cũng trao tặng Thiếu Lâm Tự tấm biển đề “Uy linh phổ bị” (Oai linh rộng khắp), để cảm tạ thần linh phù hộ.
Năm Dân quốc thứ 12 (năm 1923), Hằng Lâm hòa thượng sau bao năm vất vả sinh bệnh mà qua đời, đệ tử của ông là Diệu Hưng tiếp tục đảm nhiệm nhiệm vụ tổ chức và bảo vệ Thiếu Lâm Tự.
Năm 1916 Viên Thế Khải chết, đội Bắc Dương Quân của ông ta chia thành nhiều phe phái khác nhau.
Năm Dân quốc thứ 11 (năm 1922) xảy ra cuộc chiến giữa 2 phe thuộc Bắc Dương Quân trước đây là Phụng Hệ của Ngô Bội Phu và Trực Hệ. Một tướng lĩnh của phe Trực Hệ là Trương Ngọc Sơn đi ngang qua nghỉ chân tại Thiếu Lâm Tự, thấy điện Đại Hùng bị tàn phá nên có ý tu bổ lại, nhưng không có nhiều tiền nên tạm góp 400 đồng, tăng sư trong chùa rất cảm kích nên giữ liên lạc. Mùa thu năm 1923, Trương Ngọc Sơn phụng mệnh hợp nhất quân đoàn Thiếu Lâm Tự và quân đội của mình.
Năm 1927, một tướng của Quốc Dân Đảng là Phùng Ngọc Tường giao chiến với Ngô Bội Phu, Diệu Hưng tham chiến giúp Ngô Bội Phu và thiệt mạng, khi đó ông mới 37 tuổi. Di hài ông được người thân tín chuyển về Thiếu Lâm Tự, chôn cất tại sườn núi phía đông bắc của chùa.
Tháng 3 năm 1928, Một tướng trong quân Trực Hệ là Phan Chung Tú thừa lúc quân phía sau của Phùng Ngọc Tường sơ hở đã chiếm đoạt và giành được Huyện Chùa, nhưng không lâu sau bị quân Quốc Dân Đảng do Thạch Hữu Tam chỉ huy đoạt lại. Phan Chung Tú rút quân về phía nam, thiết lập quân trong Thiếu Lâm Tự.
Thạch Hữu Tam truy kích theo hướng nam đến cửa ải, Thiếu Lâm Tự tăng cường hàng phòng thủ nhưng cuối cùng không địch mà bại. Hơn 200 tăng sư trong chùa cũng bị giết hết.
Ngày 15 tháng 3, Thạch Hữu Tam truy đến Thiếu Lâm Tự, phóng hỏa đốt Pháp đường. Ngày hôm sau, đoàn trưởng quốc dân quân (của Phùng Ngọc Tường) là Tô Minh Khải lệnh cho quân sĩ trong chùa bao vây, dùng dầu hỏa trải khắp Thiên vương điện, Đại Hùng điện, Lục Tổ điện, Diêm Vương điện, Long Vương điện, Chung Cổ lâu, bếp Hương Tích, nhà kho, các đồ vật thiền đường, các phòng ngự tọa, châm một bó đuốc, trút hết căm phẫn. Ngàn năm kiến trúc lịch sử Thiếu Lâm Tự đã bị hủy hết, số lượng lớn tài liệu quý giá như Kinh Phật, sách quyền thuật toàn bộ đã bị hủy diệt.
Ngoài nguyên nhân là để hả giận, còn có một nguyên do khác, theo tư liệu ghi lại, năm 1927, Phùng Ngọc Tường đến Hà Nam phá chùa đuổi sư, đem Đại Tướng Quốc Tự biến đổi thành thành thị. Đồng thời kêu gọi toàn bộ tỉnh phá hủy tượng Phật, xua đuổi tất cả sư, ni cô. Sở hữu tất cả tài sản tịch thu, biến chùa chiền thành trường học, bệnh viện, thư viện, hoặc trở thành chốn ăn chơi. Hà Nam từ đó về sau, một mạch, dần dần mù quáng hùa theo con đường nhộn nhịp đó, bởi vậy Phật giáo vùng Hoa Bắc gần như suy tuyệt. Phùng Ngọc Tường để cho thuộc hạ của mình hủy diệt Thiếu Lâm cũng không thể tránh khỏi hậu quả của việc này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét