Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt Nam

(AP 15/10/2015) Việt Nam hôm nay 15/10/2015 tố cáo Trung Quốc đã đánh chìm một trong những tàu cá Việt Nam đang đánh bắt gần quần đảo tranh chấp tại Biển Đông. Sự cố mới nhất này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.

 

Ông Phan Huy Hoàng, một viên chức ở Quảng Ngãi cho biết một tàu Trung Quốc đã đâm thẳng vào một tàu đánh cá trên đó có 10 ngư dân gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29/9, làm chiếc tàu bị chìm. Các ngư dân được một tàu đánh cá Việt Nam cứu vớt, và vụ này được báo cho chính quyền sau khi các ngư dân trở vào bờ cách đây hai ngày.

 

Ông nói với AP qua điện thoại : « Các hành động tấn công vào ngư dân Quảng Ngãi của Trung Quốc ngày càng hung hăng và tàn bạo hơn ». Trên 20 ngư dân Việt đã bị tàu Trung Quốc tấn công trong năm nay, trong đó có một vụ đánh đắm một tàu cá hồi tháng Bảy.

 

Từ Quảng Ngãi, ông Đặng Dũng, thuyền trưởng chiếc tàu kể lại qua điện thoại, ông cùng với chín thuyền viên đang ngủ sau một đêm thả lưới, thì bị chiếc tàu Trung Quốc đâm vào bên hông con tàu, rồi năm người Trung Quốc nhảy lên tàu. Những kẻ này vũ trang bằng dao, cướp đi các máy móc định vị hàng hải, thiết bị ngư nghiệp và số hải sản đã đánh bắt được. Không rõ những người này có phải từ tàu của chính phủ Trung Quốc hay không.

 

Ông Dũng nói chiếc tàu bị rò rỉ, đến 12 tiếng đồng hồ sau đã bị chìm. Thủy thủ đoàn đã phải trôi nổi nhiều giờ trên biển với áo phao cứu hộ, sau đó được một tàu đánh cá khác của Việt Nam đến cứu.

 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố : « Chính phủ Trung Quốc có quyền thực thi luật pháp phù hợp với quy định về những tàu thuyền xâm nhập bất hợp pháp » vùng biển – vốn bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của mình.

 

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang điều tra về những cáo buộc của ngư dân, và nhắc lại Hà Nội cực lực phản đối cách đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam trong bất kỳ tình huống nào. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố : « Nếu có trường hợp như thế - việc hành xử luật nước ngoài gây cản trở cho các hoạt động bình thường và hợp pháp của ngư dân Việt Nam trong khu vực này, chúng tôi sẽ có phản ứng chính thức phù hợp ».

 

Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này đã bị Trung Quốc chiếm đóng sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, một năm trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.





Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt
Việt Nam hôm nay tố cáo một tàu Trung Quốc tấn công làm chìm một tàu cá Việt gần quần đảo Hoàng Sa trong vụ va chạm mới nhất làm căng thẳng thêm tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.

Giới hữu trách tỉnh Quảng Ngãi cho hay vụ việc xảy ra hôm 29/9 khi nhóm người có vũ trang phía Trung Quốc cho tàu lao vào hông tàu Việt Nam, tràn qua cướp sạch ngư cụ và máy móc định vị rồi bỏ chạy khiến con tàu Việt bị ngập nước và chìm.

10 ngư dân trên con tàu mắc nạn may mắn kịp mặc áo phao và phát tín hiệu cầu cứu nên không có thiệt hại nhân mạng.

Theo thống kê chưa chính thức đây là vụ tấn công lần thứ 20 của tàu Trung Quốc nhắm vào tàu cá Việt Nam trong năm nay mà phần đông được báo chí nhà nước gọi là các vụ tấn công của ‘tàu lạ.’


Vụ vừa rồi không phải là đâm chìm mà người ta nhảy lên cướp phá và làm phá tàu để tàu bị ngập nước. Sau đó, nó rút lui, tàu mới bắt đầu bị phá nước và chìm. Trong quá trình bị phá nước, tàu Quảng Ngãi đó đã gọi điện và các tàu cá của Việt Nam ở xung quanh tới cứu, chia làm hai tàu, mỗi tàu chở 5 người về đất liền. Chúng tôi đã có văn bản phản đối vụ này.

Như vậy bình quân mỗi tháng có 2 trường hợp tàu Việt bị tàu Trung Quốc tấn công trên biển.  

Việt Nam cần có biện pháp ứng phó thế nào để bảo vệ ngư dân trước đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông? Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Nguyễn Việt Thắng, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về đề tài này.

Ông Nguyễn Việt Thắng: "Vụ vừa rồi không phải là đâm chìm mà người ta nhảy lên cướp phá và làm phá tàu để tàu bị ngập nước. Sau đó, nó rút lui, tàu mới bắt đầu bị phá nước và chìm. Trong quá trình bị phá nước, tàu Quảng Ngãi đó đã gọi điện và các tàu cá của Việt Nam ở xung quanh tới cứu, chia làm hai tàu, mỗi tàu chở 5 người về đất liền. Chúng tôi đã có văn bản phản đối vụ này."

VOA: Vụ việc xảy ra hôm 29/9 vì sao tới hơn nửa tháng sau Việt Nam mới lên tiếng?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chậm là do thông tin của địa phương. Người ta phải báo cáo, xác định cho chính xác rõ ràng vì muốn phản đối cái gì cũng phải chính xác. Thông tin từ địa phương chậm nên chúng tôi phản ứng theo thời gian đó.

VOA: Những lần trước hay nghe nói ‘tàu lạ’ tấn công. Lần này gọi là tàu Trung Quốc nghĩa là đủ chứng cứ xác định rõ ràng?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Ngư dân người ta nói rõ là tàu Trung Quốc, nhưng không thấy nói tàu có dấu hiệu, ký hiệu gì.

VOA: Theo phản ánh của ngư dân, dấu hiệu nào giúp họ khẳng định đó là tàu Trung Quốc?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Ngư dân có rất nhiều kinh nghiệm, dựa vào hành vi đập phá, đánh người và ngôn ngữ nói chuyện thì họ biết đó là tàu Trung Quốc.


VOA: Đây là lần thứ 20 trong năm tàu Việt bị tàu Trung Quốc tấn công. Hội Nghề cá dự kiến ứng phó thế nào?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi kêu gọi bà con đánh cá tập họp theo đoàn, theo đội, thường xuyên liên lạc với đất liền để ứng cứu lẫn nhau. Tuy nhiên, tàu đánh cá không thể đi gần nhau được, và có những ngư trường rộng cho nên việc ứng phó phải có thời gian. Về phía nhà nước, chúng tôi vẫn luôn luôn đề nghị các cơ quan hữu quan như Kiểm ngư và cảnh sát biển, các lực lượng bảo vệ hải phận Việt Nam, có việc gì thì tiếp ứng cho chúng tôi.

VOA: Đề nghị này cho tới nay được đáp ứng thế nào?



Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi kêu gọi bà con đánh cá tập họp theo đoàn, theo đội, thường xuyên liên lạc với đất liền để ứng cứu lẫn nhau...Về phía nhà nước, chúng tôi vẫn luôn luôn đề nghị các cơ quan hữu quan như Kiểm ngư và cảnh sát biển, các lực lượng bảo vệ hải phận Việt Nam, có việc gì thì tiếp ứng cho chúng tôi.

VOA: Biện pháp cụ thể nhất mà Hội Nghề cá mong muốn có trong việc bảo vệ ngư dân là gì?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Phải tăng cường sự hiện diện thường xuyên trên các vùng biển nhất là các vùng biển quan trọng như Hoàng Sa-Trường Sa, đặc biệt là các ngư trường lớn như Nam Hoàng Sa, Bắc Trường Sa ra Biển Đông. Phải tăng cường hơn nữa các lượng lượng này. Chúng tôi không nắm được cụ thể lực lượng có bao nhiêu, nhưng mong muốn có sự hiện diện thường xuyên để khi có vấn đề có thể xuất hiện kịp thời hỗ trợ ngư dân và ngăn tàu nước ngoài vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mong muốn là như thế nhưng đáp ứng thì có lẽ số lượng cũng chưa được nhiều.

Nguồn VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét