Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Soi kết quả "bấm nút" Hiến Pháp


GS. NGUYỄN VĂN TUẤN LÊN TIẾNG VỀ TỶ LỆ ĐẠI BIỂU THÔNG QUA HIẾN PHÁP


Nguyễn Văn Tuấn

Tôi tự nhủ rằng không nên ảo tưởng về tư duy độc lập của đại biểu Quốc hội. Họ phải bầu (nhấn nút) theo chỉ thị thôi. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy hiến pháp được thông qua gần như tuyệt đối. Nhưng tôi ngạc nhiên về tính toán của báo … Nhân Dân!


Nhân Dân cho biết “Ngày 28-11, Quốc hội biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 486/488 đại biểu tán thành, chiếm 97,59%”. Báo Vietnamnet cũng trích con số 97.6% đó. Nhưng nhìn kĩ thì 486 và 488 chỉ cách biệt có 2, thì làm sao mà 97% được. Tôi thử tính lại thì tỉ lệ đúng phải là 99.6%. Chín mươi chín chấm sáu phần trăm. Các nhà báo chẳng lẽ không biết tính phần trăm?

Nhưng chúng ta thử đặt ra một tình huống khác: nếu Quốc hội có 488 đại biểu, và nếu họ được yêu cầu bỏ phiếu thông qua hiến pháp 100 lần, thì tỉ lệ sẽ dao động bao nhiêu? Chỉ cần một vài tính toán tôi có câu trả lời: trong 100 lần biểu quyết, thì sẽ có 95 lần biểu quyết với tỉ lệ thông qua dao động từ 98.5% đến 99.9%. Nói chung là gần 100%. Trước năm 1975 ở miền Nam, tôi nhớ chưa có lần nào Quốc hội thông qua với tỉ lệ cao như thế.

Thời gian gần đây người ta đã bàn về thi cử trung học, và có nhiều ý kiến cho rằng nếu tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đều trên 95% thì nên bỏ kì thi đó đi. Với tính toán trên, tôi nghĩ mấy người có ý kiến này chắc cũng đồng ý là trong tương lai Quốc hội không nên tổ chức thông qua hiến pháp làm gì cho mất thì giờ và mất công của đại biểu.



SOI KẾT QUẢ BẤM NÚT THÔNG QUA HIẾN PHÁP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM



QUỐC HỘI KHOÁ XIII BIỂU QUYẾT HIẾN PHÁP 1992 SỬA ĐỔI
Số đại biểu tham gia biểu quyết: 488 (97,99%)
Số đại biểu biểu quyết nhất trí: 486 (97,59%)
Số đại biểu biểu quyết không nhất trí: 0 (0,00%)
Số đại biểu không biểu quyết: 2 (0,40%)
Xong!  
90 triệu con dân Việt Nam thuộc "dòng giống Tiên Rồng" lại tiếp tục dò dẫm, lầm lũi tiến lên "thiên đường XHCN", cái đích mà ngay cả ngài TBT, cựu Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW Nguyễn Phú Trọng cũng phải “hồn nhiên” thừa nhận là không biết đến cuối thế kỷ này đã tới chưa!  (Nguồn: FB L.A.H)

Diễn đàn Xã hội Dân sự quan sát và bình luận:


11h, ngày 28/11/2013: Vào hồi 9h53′, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với 486phiếu tán thành, 3 ”không biểu quyết”, 0 có ý kiến “không tán thành”. Tuy nhiên, trong thời gian chưa đến 60 giây trong quá trình bỏ phiếu, trên bản điện tử hiển thị có những diễn biến khó hiểu, đã có lúc ghi nhận có 3 ý kiến “không tán thành”, 21 “không biểu quyết”. Phải chăng đã có đại biểu nhanh chóng thay đổi quyết định trong thời gian bỏ phiếu ngắn ngủi, hay đã có sự tác động của … máy móc? Xin được ghi lại qua hình ảnh:







8

Dưới đây là video do Diễn đàn Xã hội Dân sự thực hiện ghi lại trực tiếp từ màn hình TV:


12h40′: Thế nhưng, dường như đã có câu trả lời cho “diễn biến khó hiểu” nêu ở trên, lúc 12h trưa nay 28/11/2013, trong chương trình Thời sự của VTV1, diễn biến được hiển thị trên màn hình trong quá trình bỏ phiếu đã không xuất hiện, mà chỉ có hình ảnh về kết quả cuối cùng. 


Vậy mà vẫn chưa hết cái sự lạ! Ở đoạn cuối chương trình của VTV còn hiện lên hình ảnh với con số còn “đẹp” hơn nữa (không hiểu họ lấy đâu ra?):

9


Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Vũ Mão trong đám tang Trần Độ: "Nghệ sỹ bất đắc dĩ"!

Thư ông Vũ Mão về đám tang Trần Độ

Vũ Mão

Tháng 7 năm 2007 này, vừa đúng năm năm lễ tang ông Trần Độ. Hôm nay tôi viết lại đôi dòng về một khía cạnh đã diễn ra ngày ấy. Tôi là người được Tổ chức phân công đọc Điếu văn vì tôi là Trưởng ban Lễ tang. Còn việc vì sao phân công tôi làm Trưởng ban Lễ tang sẽ được trình bày vào một dịp khác.


Điếu văn đọc tại Lễ tang Ông Trần Độ được phân công chuẩn bị khá công phu. Sau đó, có tham khảo ý kiến của gia quyến. Gia quyến đề nghị bỏ đoạn nói về thiếu sót, khuyết điểm của ông Trần Độ. Bộ phận soạn thảo cũng muốn vậy nhưng không được cấp trên chấp nhận, vì lập luận rằng, phải công bằng và khách quan giữa cống hiến và khuyết điểm. Bản Dự thảo mới, tuy vẫn nói tới thiếu sót nhưng đã được giảm nhẹ và thu gọn lại. Đã có một cuộc họp nhanh, nói cho chính xác là có cuộc hội ý ngay sau phiên họp buổi chiều của Quốc hội. Các ý kiến phát biểu sôi nổi và vẫn giữ ý kiến như cũ, tức là phải nói cả công lao và thiếu sót. Cuối cùng, các đồng chí dự Hội nghị đã vui vẻ dặn tôi: Khi đọc Điếu văn, đoạn nói về những đóng góp của ông Trần Độ thì đọc to; còn về thiếu sót, khuyết điểm thì đọc nhỏ thôi.

Mọi người đều biết tôi không muốn nhận sự phân công này, đặc biệt trong Điếu văn lại phải đọc cả thiếu sót khuyết điểm của người quá cố là điều tối kỵ, chưa ai làm thế bao giờ, nên tôi càng không đồng tình.

Tuy nhiên, tôi không có cách nào khác là chấp hành sự phân công của Tổ chức và tôi đã thực hiện nghiêm chỉnh.

Tại Lễ truy điệu, tôi đọc Điếu văn. Trong lời đọc của mình, khi nói về công lao, thành tích, cống hiến của ông Trần Độ đối với Cách mạng, đối với Tổ quốc và Nhân dân thì tôi đọc to và rõ ràng, hào hùng đầy khí thế. Tôi xúc động thực sự từ đáy lòng mình. Khi đọc đến thiếu sót tôi đọc rất nhỏ, thực chất chỉ mấp máy môi để không ai nghe thấy gì cả. Trong trường hợp này, có thể nói: “Tôi là một Nghị sĩ đã đóng vai một Nghệ sĩ xuất sắc trong diễn đạt và biểu cảm”.

Tôi tự ví von, mình là một Nghị sĩ đóng vai một Nghệ sĩ xuất sắc, âu cũng là sự hài hước để giảm nhẹ bớt nỗi đau của riêng mình. Thế mới biết, dù có dùng bất cứ một thứ nghệ thuật nào và trình độ diễn đạt có siêu đẳng đến mấy cũng không thể thay thế cái công bằng của sự thật, tình nhân ái của con người.

Hội trường Ba Đình, ngày 1/8/2007
1235019_546775972082844_1293673618_n.jpg
Nguồn: Tư liệu của Nhà văn Võ Bá Cường (Trích Thời tôi sống, Nxb Hội Nhà văn, 2012)
* * *

TRẦN QUANG VINH: BỨC THƯ CỦA ANH VŨ MÃO

"Trong cuốn sách 'Nhớ nhà văn Trần Độ', có đăng bài 'Bài ca tặng anh Trần Độ' của anh Vũ Mão – lúc đó nguyên là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Bài viết lấy từ một bức thư của anh Vũ Mão viết và gửi cho ông Trần Độ ngày 17 tháng 2 năm 1993 và được gia đình gìn giữ như một kỷ vật thiêng liêng".
1458637_546775432082898_274941577_n.jpg

    Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

    Vụ Đinh Đức Lập: MTTQVN bao che cho hành vi bán trụ sở của báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng?


    Người đã biến báo Đại Đoàn Kết thành "đại mất đoàn kết" đọc diễn văn khai mạc chương trình "Nghệ thuật sử thi - Vang mãi bài ca đại đoàn kết  ngày 18/11/2013" (hic). 


    Một số nhà báo vừa gửi đơn tới Ban Bí thư trung ương, Ủy Ban Kiểm tra trung ương, Bộ Tài chính, Cục Quản lý công sản, Bộ Công an… để tố cáo Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam bao che cho báo Đại Đoàn Kết trong việc sử dụng sai mục đích và thanh lý tài sản nhà đất trụ sở làm việc trái quy định pháp luật tại văn phòng 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng. Điều đáng nói ở đây là hơn một năm trước, từ ngày 20/9/2012 đến nay, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam vẫn không chịu báo cáo kê khai tình hình sử dụng tài sản nhà đất của báo Đại Đoàn Kết tại Hà Nội và Đà Nẵng theo yêu cầu của Bộ Tài chính

    Dưới đây là đơn của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng:


    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


    ĐƠN TỐ CÁO

    (Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam thiếu trách nhiệm trong việc quản lý
    tài sản của nhà nước thuộc thẩm quyền của mình để bao che cho báo Đại Đoàn Kết 
    cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thất thoát tài sản nhà đất
    là trụ sở văn phòng làm việc tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng)
    Kính gửi:  - BỘ TÀI CHÍNH  
    Tôi là: Nguyễn Mạnh Thắng – Nhà báo - Nguyên  Phó Trưởng Ban Văn hóa – Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết. Nơi cư trú: ****. ĐT: *****
    Kính thưa quý vị lãnh đạo!
    Tôi xin được tố cáo Ủy Ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài sản Nhà nước thuộc thẩm quyền của mình nhằm mục đích bao che cho báo Đại Đoàn Kết cố ý làm trái quy định của Nhà nước, làm thất thoát tài sản nhà đất là trụ sở Văn phòng làm việc tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng, vi phạm Điều 22 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Khoản 6 Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Cụ thể:
    Từ năm 2004 đến nayỦy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam không thực hiện việc báo cáo kê khai tài sản nhà đất tăng thêm của báo Đại Đoàn Kết đối với tài sản nhà đất là trụ sở Văn phòng làm việc Trung trung bộ tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng.
    Từ tháng 7/2012 đến naynhiều nhà báo là lãnh đạo các Ban của báo Đại Đoàn Kết phát hiện ra việc Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết tự ý bán tài sản nhà đất văn phòng làm việc của báo tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng cho Công ty CP xây dựng 79 (công ty tư nhân – không phải cơ quan HCSN) đã làm đơn tố cáo gửi Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Thế nhưng, từ đó đến nay, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam vẫn cố tình không thực hiện việc ghi tăng tài sản, thanh lý tài sản của báo Đại Đoàn Kết tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng cho Bộ Tài chính - cơ quan quản lý có thẩm quyền theo Điều 22 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp quy định.
    Ngày 20/9/2012, Bộ Tài chính đã có công văn số 15373/BTC-QLCS gửi Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý (trong đó có báo Đại Đoàn Kết) rà soát, báo cáo kê khai đầy đủ các cơ sở nhà, đất (nhất là ở Hà Nội và Đà Nẵng) và đề xuất phương án xử lý gửi Bộ Tài chính để tổng hợp xử lý, sắp xếp theo quy định. Thế nhưng, đến nay đã quá một năm trôi qua, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam vẫn chưa báo cáo và tiến hành kê khaiđề xuất hướng xử lý theo quy định của pháp luật và công văn đề nghị của cơ quan quản lý Nhà nước - Bộ Tài chính.
    Chính hành vi thiếu trách nhiệm (hoặc cố tình bao che) của Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã để cho báo Đại Đoàn Kết thực hiện trọn vẹn hành vi cố tình không thực hiện việc quản lý, sử dụng sai mục đích và thanh lý tài sản nhà đất trụ sở làm việc trái quy định của pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:
    Ngày 19/7/2004, UBND TP. Đà Nẵng có Quyết định số 5775/QĐ-UB cho phép bán và chuyển quyền sử dụng đất thuộc sở hữu Nhà nước tại 82 Trần Quốc Toản, P. Hải Châu I, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng có diện tích đất 100,70m2, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng 95,30m2 cho báo Đại Đoàn Kết – Văn phòng đại diện khu vực trung trung bộ với giá tiền 674.483.400 đồng.
    Thế nhưng, suốt từ tháng 7/2004 đến nay, báo Đại Đoàn Kết vẫn không tiến hành kê khai việc gia tăng tài sản. Điều này vi phạm nghiêm trọng  khoản 2 điều 16 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Theo đó, sau khi tiếp nhận tài sản từ UBND TP Đà Nẵng, báo Đại Đoàn Kết phải thực hiện việc ghi tăng tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
    Không thuộc thẩm quyền, không theo quy trình thanh lý tài sản như quy định của pháp luật nhưng ngày 20/4/2011, báo Đại Đoàn Kết (đại diện là Tổng biên tập Đinh Đức Lập) đã hoàn tất việc sử dụng sai mục đích và cố ý làm trái quy định về thanh lý tài sản nhà nước là trụ sở làm việc của văn phòng báo tại 82 Trần Quốc Toản, P. Hải Châu I, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho Công ty CP Xây dựng 79 (công ty tư nhân chứ không phải đơn vị Hành chính sự nghiệp) với số  tiền 1 tỷ đồngTrước đó, năm 2004, báo đã nhận của Công ty CP Xây dựng 79 số tiền 674.483.400 đồng. Cả hai lần nhận tiền này không được hạch toán riêng và nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật.
    Như vậy, báo Đại Đoàn Kết đã cố ý làm trái nhiều quy định pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà đất.
    Kính thưa quý vị lãnh đạo!
    Căn cứ Điều 14 Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ; Khoản 2 Điều 9 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Điều 20 Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước và các quy định pháp luật khác, chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính, Cục Quản lý Công sản, Thanh tra Bộ Tài chính với thẩm quyền của mình xem xét, kiểm tra và tiến hành xử lý:
    1. Kiến nghị cơ quan thẩm quyền xử lý đối với việc thiếu trách nhiệm của Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong việc quản lý tài sản Nhà nước thuộc thẩm quyền, để cho báo Đại Đoàn Kết cố ý làm trái quy định pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà đất trụ sở làm việc.
    2. Đề nghị người có thẩm quyền thu hồi lại tài sản nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng bị báo Đại Đoàn Kết sử dụng sai mục đích và thanh lý sai quy định pháp luật theo Điều 14 Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ; Điều 2, Điều 4 và Điều 9 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
    3. Đề nghị thu hồi số tiền 674.483.400 đồng và 1 tỷ đồng mà báo Đại Đoàn Kết thu từ việc sử dụng sai mục đích, thanh lý trái quy định tài sản được giao làm trụ sở làm việc theo Điều 3 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
    Rất mong nhận được sự giải quyết đúng đắn và hồi âm sớm của quý cơ quan!
    Tôi xin chân thành cảm ơn! 
    Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2013
              Người làm đơn
         Nguyễn Mạnh Thắng
                                                                                               

    Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

    TỐ CÁO ÔNG VŨ TRỌNG KIM LÀM TRÁI QĐ 75 CỦA BAN BÍ THƯ

    Ông Vũ Trọng Kim bổ nhiệm cho ông Đinh Đức Lập 
    làm Tổng biên tậpbáo Đại Đoàn kết trái Quyết định 75 của Ban Bí thư
     Ủy Ban Kiểm tra trung ương đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Kết luận những nội dung tố cáo sai phạm của ông Vũ Trọng Kim - Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Để phân tích thêm bằng chứng sai phạm, nhà báo Đặng Thị Kim Ngân và Nguyễn Mạnh Thắng vừa gửi tới Ủy Ban Kiểm tra trung ương bản phân tích sai phạm của ông Vũ Trọng Kim trong việc tạo điều kiện để ông Lập được cấp Thẻ nhà báo sai quy định Thông tư 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa – Thông tin và bổ nhiệm Tổng biên tập trái Quyết định 75 của Ban Bí thư. Dưới đây là nội dung bản phân tích:
    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    BẢN CUNG CẤP BẰNG CHỨNG, THÔNG TIN
    (Vv: Tố cáo ông Vũ Trọng Kim - Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch 
    kiêm Tổng thư ký Ủy Ban trung ương MTTQ Việt Nam)
    Kính gửi:  - Ủy Ban Kiểm tra trung ương
    Tôi là: Đặng Thị Kim Ngân - Nhà báo - Nguyên Phó Trưởng Ban Khoa giáo báo Đại Đoàn Kết. Nơi cư trú: xxxxxx. ĐT: 090xxxxxx.
    Tôi xin cung cấp bằng chứng liên quan đến việc tố cáo sai phạm của ông Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam liên quan đến việc xét cấp Thẻ nhà báo và bổ nhiệm Tổng biên tập báo Đại Đoàn kết cho ông Đinh Đức Lập như sau:
    Bằng chứng liên quan đến xét cấp thẻ nhà báo sai quy định Thông tư 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa – Thông tin cho ông Đinh Đức Lập:
    Kết luận 43 KL/MTTW-ĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn UBTWMTTQ Việt Nam viết: “Việc cấp Thẻ nhà báo đối với ông Đinh Đức Lập đã có sự thống nhất của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý Đảng, Nhà nước về báo chí, xuất phát từ nhu cầu thực tế về sự ổn định và phát triển của Báo Đại Đoàn Kết tại thời điểm đó”.
    Vậy: Chỉ cần có sự thống nhất giữa cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý báo chí là được cấp thẻ sai quy định của Thông tư, của quy định pháp luật?
    Điểm b, Khoản 1 Quy định cụ thể  số 2 của Thông tư 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa – Thông tin quy định Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp Thẻ nhà báo“Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba (3) năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp Thẻ”.
    Quá trình công tác cho đến khi được cấp thẻ nhà báo tại báo Đại Đoàn Kết, ông Đinh Đức Lập chưa hề công tác tại một cơ quan báo chíKết luận 43 KL/MTTW-ĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn UBTWMTTQ Việt Nam nêu lý do: “ông Lập nhiều năm tham mưu cho Ban Thường trực UBTWMTTQ Việt Nam chỉ đạo công tác báo chí, tuyên truyền và làm Trưởng ban biên tập tờ Thông tin Công tác Mặt trận của UBTWMTTQ Việt Nam” để xét cấp thẻ.
    Thực tế, tờ Thông tin Công tác Mặt trận của UBTWMTTQ Việt Nam không phải là một cơ quan báo chí. Vì: Tờ Thông tin Công tác Mặt trận: Không có con dấu và tài khoản riêng ; Không có Tổng biên tập; Không giá tiền.
    Đến chính bản thân ông Nguyễn Bá Trình – Phó Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam – Phụ trách Khối báo và Tạp chí của UBTWMTTQ Việt Nam - Chỉ đạo nội dung tờ Thông tin Công tác Mặt trận cũng không được xét cấp thẻ nhà báo thì sao đến lượt Trưởng ban biên tập tờ Thông tin Công tác Mặt trận như ông Đinh Đức Lập.
    Thời điểm xét cấp Thẻ nhà báo cho ông Đinh Đức Lập ở báo Đại Đoàn Kết, chỉ hai người có thẩm quyền ký xét duyệt hồ sơ của cơ quan chủ quản (đại diện của  UBTWMTTQ Việt Nam) là: Ông Huỳnh Đảm – Chủ tịch và ông Vũ Trọng Kim – Phó chủ tịch Tổng thư ký phụ trách báo Đại Đoàn Kết (Ngày 1/6/2012, PCT Lê Bá Trình mới được giao phụ trách Khối báo và Tạp chí MTTQ VN).
    Bằng chứng ông Vũ Trọng Kim bổ nhiệm ông Đinh Đức Lập trái quy định Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 75-QĐ/TW của Ban Bí thư.
    Giữa tháng 11/2008, ông Đinh Đức Lập được Ban Thường trực UBTWMTTQ Việt Nam giao Quyền Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.
     Ngày 3/7/2009, ông Vũ Trọng Kim ký Quyết định 2732/QĐ-MTTW-BTT bổ nhiệm ông Lập làm Tổng biên tập từ ngày 6/7/2009 ( thời hạn 5 năm).
    Như vậy, ông Đinh Đức Lập chưa làm báo ngày nào đã được bổ nhiệm Quyền Tổng biên tập và chỉ mới chính thức làm báo được 7 tháng đã được bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết. Điều này tráiKhoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 75-QĐ/TW của Ban Bí thư nêu điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí (bao gồm cả Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập): “Có thời gian hoạt động báo chí  ít nhất là 3 năm” (việc tham mưu cho Ban Thường trực về công tác báo chí không phải là hoạt động trong cơ quan báo chí).  
    Các bằng chứng: Kết luận 43 KL/MTTW-ĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn UBTWMTTQ Việt Nam; Quyết định 2732/QĐ-MTTW-BTT bổ nhiệm ông Lập làm Tổng biên tập từ ngày 6/7/2009; Thông tư 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa – Thông tin; Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 75-QĐ/TW của Ban Bí thư… đã được Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam và chúng tôi cung cấp.
    Vậy, hôm nay chúng tôi xin cung cấp Tờ Thông tin Công tác Mặt trận cho Vụ 1 Ủy Ban Kiểm tra trung ương  làm bằng chứng, căn cứ để xem xét, giải quyết.
    Rất mong nhận được sự quan tâm và giải quyết đúng đắn của quý vị lãnh đạo!
    Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! 
    Hà Nội ngày 2 tháng 11 năm 2013
    Người làm đơn
    Đặng Thị Kim Ngân
    Nơi nhận:
    - Ông Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra trung ương
    - Ông Mai Thế Dương – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Thường trực UBKT TW
    - Ủy Ban Kiểm tra trung ương

    - Vụ 1 Ủy Ban Kiểm tra trung ương     


    Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

    Vụ Đinh Đức Lập: ÔNG VŨ TRỌNG KIM CỐ TÌNH BAO CHE VÀ ĐỒNG LÕA


    Ông Vũ Trọng Kim (đứng giữa) cùng ông Đinh Đức Lập cắt băng khánh thành bức tranh vẽ mô hình tòa nhà báo Đại Đoàn Kết (chưa hề có giấy phép đầu tư xây dựng, phệ duyệt kiến trúc, phù hợp quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền theo luật định). 

    Vụ Đinh Đức Lập:

    Ông Vũ Trọng Kim cố tình bao che
    và đồng lõa với ông Lập trả thù người tố cáo
    Như đã thông tin, Ủy Ban Kiểm tra trung ương đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Kết luận những nội dung tố cáo sai phạm của ông Vũ Trọng Kim - Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Để phân tích thêm bằng chứng sai phạm, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng và Đặng Thị Kim Ngân vừa gửi tới Ủy Ban Kiểm tra trung ương bản phân tích sai phạm của ông Vũ Trọng Kim trong việc bao che, không giải quyết đơn tố cáo đúng luật, không bảo vệ để người tố cáo bị trả thù dã man. Dưới đây là nội dung bản phân tích:
     Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    BẢN CUNG CẤP BẰNG CHỨNG, THÔNG TIN 

    (Vv: Tố cáo ông Vũ Trọng Kim - Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch 
    kiêm Tổng thư ký Ủy Ban trung ương MTTQ Việt Nam)
                                                                                                         
    Kính gửi:  - Ông Mai Thế Dương - Ủy viên trung ương Đảng
    Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy Ban Kiểm tra trung ương  
    Tôi là: Nguyễn Mạnh Thắng – Nhà báo - Nguyên Phó Trưởng ban Văn hóa – Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết. Nơi cư trú: ....ĐT: .......
    Tôi xin cung cấp bằng chứng liên quan đến việc tố cáo sai phạm của ông Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi bao che, không giải quyết đơn tố cáo đúng luật, không bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật, để người tố cáo bị trù dập dã man. 
    Về việc bao che cho ông Đinh Đức Lập: 
    Với cương vị Thủ trưởng cơ quan, ông Vũ Trọng Kim đã để cho bà Bùi Thị Thanh ký và ghi dấu “Mật” lên hai bản Kết luận số 42-KL/MTTWĐĐ ngày 7/1/2013 và Kết luận số 43 KL/MTTWĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam nhằm mục đích: không cung cấp cho người tố cáo văn bản để dễ bề thực hiện hành vi bao che. Mặc dù hai bản kết luận cố tình lờ đi nhiều bằng chứng do chúng tôi cung cấp để đưa ra kết luận sai và làm nhẹ đi tính chất và mức độ của sai phạm nhưng nhiều nội dung tố cáo đã được hai bản kết luận khẳng định là có cơ sởBáo Người cao tuổi ngày 23/10/2013 có bài “Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập có nhiều sai phạm nghiêm trọng theo Kết luận của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam” đã nêu rõ điều này. Bài báo nêu quan điểm: Với những sai phạm nghiêm trọng (chỉ tính riêng Kết luận số 43 KL/MTTWĐĐ) thì “ông Đinh Đức Lập ít nhất cũng phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo (kỷ luật Đảng), cách chức Tổng biên tập. Thế nhưng, không hiểu sao việc xử lý ông Lập lại được tiến hành “xử lý nội bộ”, quá nhẹ so với tính chất mức độ sai phạm”.
    Chỉ xử lý kỷ luật ông Lập ở mức “Khiển trách” trong khi những sai phạm của ông Lập lại rất nghiêm trọng, tức là người giải quyết tố cáo đã không “xử lý nghiêm minh” người vi phạm, vi phạm Khoản 1 Điều 5 Luật tố cáo và quy định của Đảng về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm.
    Thật là tai hại khi ghi dấu “Mật” vào hai bản Kết luận giải quyết đơn tố cáo về những sai phạm của ông Đinh Đức Lập. Dư luận sẽ đồn đoán dị nghị như thế nào?.
    Ngày 8/4/2013 Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết đã ra Thông báo kỷ luật những người tố cáo nhưng phải đến 21/5/2013, Ban Thường trực UBTWMTTQ Việt Nam mới tổ chức kỷ luật TBT Đinh Đức Lập.
    File ghi âm cuộc trao đổi giữa Chủ tịch Huỳnh Đảm và Đặng Thị Kim Ngân, Nguyễn Mạnh Thắng chiều ngày 28/2/2013.  Nội dung: Đảng đoàn giao Đảng ủy (ông Kim là Bí thư Đảng ủy) giải quyết.
    File ghi âm cuộc trao đổi giữa Bí thư Đảng ủy Phó Chủ tịch Tổng thư ký Vũ Trọng Kim với Đặng Thị Kim Ngân và Nguyễn Mạnh Thắng. Nội dung xung quanh việc kỷ luật ông Lập, Kim Ngân, Mạnh Thắng và Hữu nguyên.
    Ngày 30/9/2013, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ ántranh chấp lao động giữa nguyên đơn Nguyễn Mạnh Thắng và báo Đại Đoàn kết (đại diện là ông Đinh Đức Lập) vì lý doỦy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam chưa  cung cấp bằng chứng cho Tòa án.
    Việc không giải quyết đơn tố cáo đúng luật 
    Là đại biểu Quốc hội (nơi họp, ban hành luật khiếu nại, luật tố cáo), lãnh đạo Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam (nơi giám sát luật khiếu nại, tố cáo), thế nhưng, ông Vũ Trọng Kim đã cố tình để cho việc giải quyết tố cáo sai luật.
    Cụ thể: Theo Khoản 1 Điều 12 Luật tố cáo thì thẩm quyền giải quyết tố cáo những sai phạm của Tổng biên tập Đinh Đức Lập thuộc Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Thế nhưng, Kết luận lại do Đảng đoàn Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam .
    Điều 26 Luật tố cáo quy định người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận cho người tố cáo nhưng cho đến nay, những người tố cáo vẫn chưa nhận được kết luận.
    Ngày 28/2/2013, chúng tôi đã được Chủ tịch UBTWMTTQVN Huỳnh Đảm tiếp. Chủ tịch nói việc không gửi Kết luận mà chỉ cho nghe Thông báo là do đề nghị của Đảng ủy (ông Vũ Trọng Kim là Bí thư Đảng ủy). Cuộc gặp đã được ghi âm.
    Ngày 7/1/2013 và ngày 8/1/2013 Đảng đoàn Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam mới ký Kết luận số 42-KL/MTTWĐĐ và Kết luận số 43 KL/MTTWĐĐ nhưng từ 4/1/2013 Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy MTTQ Việt Nam đã có giấy mời số 07-GM/UBKT-ĐU mời Nguyễn Mạnh Thắng lên để “nghe” Thông báo kết luận.
    Ngày 7/9/2012, chúng tôi có đơn tố cáo đề nghị làm rõ clip ghi giọng nói ông Lập vu khống lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc liên quan đến thanh lý công sản Văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng. Ông Lập cũng cho in lời phủ nhận trên trang 2 báo Đại Đoàn Kết ra ngày 6/9/2012 gây xôn xao dư luận. Vậy mà, bà Bùi Thị Thanh với tư cách Tổ trưởng Tổ kiểm tra của Đảng ủy MTTQVN lại có công văn số 06-CV/KT-ĐU ngày 14/9/2012 yêu cầu người tố cáo: “Cung cấp những chứng cứ, mà 5 cán bộ cao cấp của Đảng đã ép ông Đinh Đức Lập, Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết phải bán tài sản công (Văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại 82 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng) cho tư nhân”. Chúng tôi đã có đơn ngày 19/9/2012 giải thích rõ và phản bác lại việc gán cho việc cung cấp chứng cứ 5 lãnh đạo Đảng, Nhà nước ép ông Lập bán công sản khi đề nghị “đọc lại Đơn Tố cáo của chúng tôi”Thế nhưng, tại Báo cáo số 05-BC/UBKT ngày 12/11/2012(cũng ghi dấu Mật) lại cố tình vu khống người tố cáo khi viết ở phần Kiến nghị rằng chúng tôi: “Tố cáo đồng chí Lập và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng can thiệp vào nhà thuê ở Đà Nẵng, trụ sở của Báo Đại Đoàn kết, nhưng không cung cấp được chứng cứ để xác minh làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng”Báo cáo số 05-BC/UBKT sai luật tố cáo khi nêu Kiến nghị xử lý người tố cáo nhằm ngăn chặn đơn thư tố cáo phát tán rộng.
    Ngày 22/7/2012, chúng tôi có đơn tố cáo Bí thư chi bộ - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập thực hiện hành vi mê tín dị đoan, mời thày cúng, đốt vàng mã  tại trụ sở báo Đại Đoàn Kết 66 Bà Triệu. Chúng tôi ghi rõ thời gian, địa điểm là: Thứ năm, ngày 19 tháng 7 năm 2012, từ 19 giờ đến 20 giờ 30 tại trụ sở báoĐại Đoàn Kết, địa chỉ 66 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước sự chứng kiến của nhiều cán bộ công nhân viên báo Đại Đoàn Kết. Thế nhưng, Báo cáo số 05-BC/UBKT lại lấy giải trình của ông Lập để thành Kết luận, cố tình xuyên tạc nội dung thành ông Lập cúng Bác Hồ và thời gian cúng lễ là giao thừa hàng năm. Thực tế, ban thờ tại Ban Tuyên truyền quảng cáo và phát hành là do Ban này tự lập và sau khi có đơn tố cáo mới đưa ảnh Bác Hồ lên thờ. Còn việc cúng bái của ông Lập, Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh và Đảng viên Trưởng ban Kỹ thuật quản trị mạng Vũ Tiến Cường  là vào mùng một, tháng 7 tức là tháng Xá tội vong nhânsao lại gán việc thờ Bác vào tháng này?. Báo cáo số 05-BC/UBKT cũng không giải quyết đúng luật tố cáo khi  đem việc Thi hành Điều lệ Đảng ra giải quyết tố cáo với người không phải Đảng viên khi viết: không giải quyết đơn có hai người kýĐiều này trái Khoản 2 Điều 19 Luật tố cáo cho phép nhiều người ký đơnChúng tôi sẵn sàng cung cấp ảnh và clip ghi lại hành vi mê tín dị đoan này của Bí thư chi bộ Đinh Đức Lập, Phó Bí thư chi bộ Nguyễn Quốc Khánh và Đảng viên Vũ Tiến Cường khi có yêu cầu.
    Việc không bảo vệ, để người tố cáo bị trù dập dã man
    Từ 7/5/2012, trong đơn tố cáo, Phó Ban Khoa giáo - Ủy viên Thường vụ BCH Công đoàn báo Đại Đoàn KếtĐặng Thị Kim Ngân đã đề nghị được bảo vệ. Ngày 19/7/2012; 23/7/2012 và 30/7/2012 Phó Trưởng Ban văn hóa – Nghệ thuật Nguyễn Mạnh Thắng đã làm đơn đề nghị được bảo vệ (có gửi ông Vũ Trọng Kim)nhưng đều không được bảo vệ dẫn tới tình trạng bị chuyển công tác, cắt lương và các chế độ.
    Ngày 18/4/2013, Đặng Thị Kim Ngân và Nguyễn Mạnh Thắng làm đơn đề nghị gửi Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim và Chủ tịch Huỳnh Đảm đề nghị được gặp trực tiếp để trao đổi về những sai phạm của TBT Đinh Đức Lập và hướng xử lý kỷ luật ông Đinh Đức Lập. Anh Mạnh (nhân viên Văn thư UBTWMTTQ Việt Nam) đã ký nhận lúc 16 giờ 18/4/2013
    Không thấy hồi âm nên ngày 22/4/2013chúng tôi lên gặp trực tiếp Chủ tịch Huỳnh Đảm. Chủ tịch nói đơn đã chuyển cho Thủ trưởng cơ quan là ông Vũ Trọng Kim nên sang gặp ông Kim để trao đổi. Chúng tôi liền sang phòng ông Kim. Chúng tôi đưa Đơn khiếu nại những bản thông báo kỷ luật của Ban biên tập báo Đại Đoàn Kếtcho ông KimChúng tôi đề nghị được ông Kim bảo vệ vì ông Lập – người bị tố cáo chưa bị xử lý kỷ luật theo nội dung hai bản Kết luận mà đang tổ chức trả thù những người tố cáo. Ông Kim ráo hoảnh nói: Anh Lập có quyền kỷ luật vì căn cứ theo Nghị định 43. Và sẽ không giải quyết tố cáo nữa. Nội dung cuộc gặp này đã được chúng tôi ghi âm lại.
    Ngày 12/4/2013 và ngày 17/5/2013, tại cuộc họp cơ quan, Phó Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Nguyễn Quốc Khánh cũng đã phát biểu khẳng định việc kỷ luật những người tố cáo đã được Ban Thường trực UBTWMTTQ Việt Nam chỉ đạoÔng Khánh còn nói sẵn sàng chịu trách nhiệm kỷ luật nếu làm sai. Nội dung hai cuộc họp đã được ghi âm.
    Ngày 12/4/2013, chúng tôi có đơn tố cáo Bí thư chi bộ Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh và đề nghị được bảo vệ.  
    Ngày 27/5/2013, Nguyễn Mạnh Thắng có Đơn Khiếu nại lần 5 (đề ngày 26/5) các Thông báo và Quyết định kỷ luật gửi lãnh đạo UBTWMTTQVN (có ông Kim) nhưng không được bảo vệ. Có giấy xác nhận của anh Mạnh - văn thư MTTQVN.
    Ngày 10/6/2013, Nguyễn Mạnh Thắng gửi Đơn Khiếu nại Quyết định kỷ luật Buộc thôi việc tới lãnh đạo UBTWMTTQVN (có ông Kim) nhưng không được xem xét, giải quyết. (Có giấy biên nhận chuyển đơn của văn thư MTTQVN).
    Không chỉ chúng tôi đề nghị được bảo vệ mà những tổ chức công đoàn từ BCH Công đoàn báo Đại Đoàn Kết (Công văn số 02/BCHCĐ ngày 3/10/2012; Công văn số 04/BCHCĐ ngày 15/10/2012), Công đoàn Viên chức Việt Nam (Công văn số 399/CĐVC ngày 29/10/2012), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (Công văn số 1579/TLĐ ngày 18/10/2012) cũng có công văn chuyển tới Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam để bảo vệ quyền lợi người lao động, người tố cáo nhưng đều không được ông Vũ Trọng Kim chỉ đạo Ban Thường vụ Công đoàn UBTWMTTQVN bảo vệ.
    Chúng tôi xin gửi kèm theo bằng chứng:
    1. Bài “Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập có nhiều sai phạm nghiêm trọng theo Kết luận của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam” của Báo Người cao tuổi ngày 23/10/2013.
    2. Lịch Công tác của Ban Thường trực UBTWMTTQVN từ 20 đến 26/5/2013.
    3. Lịch Công tác của báo Đại Đoàn Kết từ 19 đến 25/5/2013.
    4. Quyết định Tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 01/2013/QĐST-LĐ ngày 30/9/2013 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    5. Thông báo kỷ luật số 09 và 10 ngày 8/4/2013 của Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết.
    6. Giấy mời nghe Thông báo Kết luận số 07-GM/UBKT-ĐU ngày 4/1/2013.
    7. Đơn tố cáo clip âm thanh ông vu khống lãnh đạo Đảng ngày 7/9/2012.
    8. Công văn số 06-CV/KT-ĐU ngày 14/9/2012 của Tổ kiểm tra Đảng ủy.
    9. Đơn đề nghị ngày 19/9/2012.
    10. Đơn tố cáo mê tín dị đoan ngày 22/7/2012.
    11. Đơn tố cáo và đề nghị bảo vệ ngày 7/5/2012
    12. Đơn tố cáo và đề nghị bảo vệ ngày 19/7/2012;
    13. Đơn tố cáo và đề nghị bảo vệ ngày 23/7/2012.
    14. Đơn tố cáo và đề nghị bảo vệ  ngày 30/7/2012.
    15. Đơn đề nghị gặp ông Vũ Trọng Kim ngày 18/4/2013.
    16. Đĩa ghi file ghi âm: hai cuộc gặp của Chủ tịch Huỳnh Đảm với Đặng Thị KimNgaan và Nguyễn Mạnh Thắng ngày 28/2/2013; Phó Chủ tịch Tổng thư ký Vũ Trọng Kim gặp Kim Ngân và Mạnh Thắng ngày 22/4/2013; Băng ghi âm phát biểu của Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh ngày 12/4/2013 và ngày 17/5/2013 tại cuộc họp cơ quan.
    17. Đơn tố cáo và đề nghị bảo vệ ngày 12/4/2013.
    18. Đơn Khiếu nại lần 5 ngày 26/5/2013. Giấy xác nhận của văn thư ngày 27/5/2013.
    19. Đơn Khiếu nại Quyết định kỷ luật Buộc thôi việc ngày 10/6/2013. Xác nhận của văn thư UBTWMTTQVN.
    20. Công văn số 02/BCHCĐ ngày 3/10/2012 của BCH Công đoàn báo Đại Đoàn Kết.
    21. Công văn số 04/BCHCĐ ngày 15/10/2012 của BCH Công đoàn báo Đại Đoàn Kết.
    22. Công văn số 399/CĐVC ngày 29/10/2012 của Công đoàn Viên chức Việt Nam.
    23. Công văn số 1579/TLĐ ngày 18/10/2012 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam .
    Rất mong nhận được sự quan tâm và giải quyết đúng đắn của quý vị lãnh đạo!
    Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
    Hà Nội ngày 6 tháng 11 năm 2013
    Người làm đơn
    Nguyễn Mạnh Thắng

    Nơi nhận:                                                                                    
    -Ông Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị
    Chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra trung ương
    -Ông Mai Thế Dương – Ủy viên Trung ương Đảng
    Phó chủ nhiệm Thường trực UBKT TW
    -Ủy Ban Kiểm tra trung ương

    -Vụ 1 Ủy Ban Kiểm tra trung ương      



                                                


    Tham khảo thêm: