Trang

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Vụ Đinh Đức Lập: Kẻ bằng giả sử dụng kẻ bị kỷ luật để nịnh sếp và giám sát phản biện xã hội

Mắc nhiều sai phạm nhưng vì được lãnh đạo MTTQ bao che nên ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết vẫn tiếp tục “hung hăng” làm trái công tác tổ chức cán bộ ở báo Đại Đoàn Kết.

Trường hợp điển hình gần đây nhất là việc “tự bịa” ra một đơn vị “Tổ” mới tương đương một Ban nội dung của báo trong khi mô hình tổ chức của báo được Ban Thường trực MTTQ phê duyệt không có. Đó là “Tổ Điều tra, Giám sát –Phản biện”.

Sau khi ông Nguyễn Thiện Nhân chính thức làm Chủ tịch MTTQ Việt Nam, vai trò Giám sát – Phản biện của MTTQ cũng được nâng cao. Để nịnh cấp trên, Tổng Lập đã lập ra cái Tổ đặc biệt này để theo dõi, và viết những bài mang tính chất “Giám sát, phản biện” những vấn đề mà MTTQ đề ra, đồng thời PR lãnh đạo hoặc viết những bài “đánh đấm”, “đánh bóng” mình và lãnh đạo.

Dưới đây, xin giới thiệu chân dung của Tổ trưởng “Tổ Điều tra, Giám sát –Phản biện” là Lê Anh Đức tới quý bạn đọc.

Trước khi về báo Đại Đoàn Kết, Lê Anh Đức từng bị kỷ luật nhiều lần. Mới đây nhất, báo Nông thôn Ngày nay thải loại Lê Anh Đức trong sai phạm bị bạn đọc (ông Huy) tố cáo “làm giá” 5 triệu đồng trong một bài điều tra. Chưa hết án kỷ luật, Lê Anh Đức lại tái phạm khuyết điểm. Không những không rút kinh nghiệm và sửa chữa lỗi lầm, Lê Anh Đức còn viết bài vu khống Ban Biên tập báo Nông thôn Ngày nay, buộc Hội đồng kỷ luật phải đề nghị mức kỷ luật sa thải. 

Xin gửi tới bạn đọc Quyết định sa thải này.



Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Tổng Lập đã nhận ra ngay “giá trị” của Lê Anh Đức và nhận vào làm việc ở báo Đại Đoàn Kết. Tổng Lập sử dụng Đức một thời gian ở Ban Thời sự để viết những bài có tính “cơ hội chính trị” như đánh những người kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp. (xin xem: http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/03/moi-oc-gia-cung-tranh-luan-voi-bao-ai.html), hoặc nịnh cấp trên, thóa mạ những người tố cáo nhằm ám chỉ những người dám tố cáo Tổng Lập và anh Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, xin xem:

(Được biết: tại bài viết này, ban đầu Lê Anh Đức giật tít “Ông Vũ Trọng Kim vô can” nhưng sau đó bị Phó tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh biên tập).

Sau khi được dựng làm Tổ trưởng “Tổ Điều tra, Giám sát –Phản biện”, Lê Anh Đức không chịu sự quản lý của một Ban nào. Đức được hưởng chế độ như một Phó Trưởng Ban. Công việc của Lê Anh Đức là viết theo chỉ đạo của Tổng Lập nhằm đánh bóng tên tuổi của những lãnh đạo MTTQ bao đỡ cho mình, ví dụ như cho ông anh Vũ Trọng Kim, xin xem:

Sẽ ra sao đây khi một kẻ bằng giả chưa bị kỷ luật ở Trung ương Đoàn (xin xem: http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/truong-ban-tu-tuong-trung-uong-doan-chay-bang-gia-1957474.html)  chạy sang MTTQ để tránh án, bị kỷ luật ở báo Đại Đoàn Kết lại sử dụng kẻ chuyên đi “làm tiền” bị đuổi việc ở báo bạn đi viết những bài dạy dỗ, lên mặt đạo đức và giám sát, phản biện xã hội?...

Việt Dũng

Tác giả gởi bài tới blog Hữu Nguyên

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Vì sao không gọi là "hải chiến" khi viết về cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988?

Hết sức thô thiển, phi nhân tính khi tác giả Đức Anh trện báo Đại Đoàn Kết cho rằng việc "thí mạng" 64 chiến sĩ trên khu vực đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 là có "chủ trương của lãnh đạo" lúc bấy giờ.

Chiến tranh bao giờ cũng là điều không mong muốn. Lý giải về cuộc chiến Gạc Ma của tác giả Đức Anh cho thấy có sự tàn bạo trong tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo (nếu có) tới mức không còn tính người. 

Đáng tiếc cho tác giả Đức Anh, vô tình hay cố ý "vạch lưng cho người ta xem thẹo" quả là không có ai giỏi bằng ông vậy! 

Nếu lãnh đạo nào từng có chủ trương như ông Đức Anh nói tới nay nên đứng ra chịu tội với lịch sử để có thể thanh thản về chầu tổ tiên. Còn ông Đức Anh thì năng nổ quá mức, nịnh bợ quá mức nhưng đáng tiếc là do thiếu hiễu biết thành ra lại đổ hết tội lỗi cho lãnh đạo... Than ôi!


Về chủ đề này. blog Hữu Nguyên nhiều năm trước đã bàn tới rồi. Mời quý vị xem dưới đây:

http://huunguyenddk.blogspot.com/2013/03/vi-sao-toi-khong-viet-cuoc-chien-au-bao.html


Một cuộc chiến đấu hòan toàn không cân sức, hoàn toàn không tuân theo bất cứ quy ước của bất kỳ một cuộc hải chiến nào. Giũa một bên không hề có tàu chiến, chủ yếu chỉ là các chiến sỹ công binh trong tay chỉ có dụng cụ xây dựng và một bên là cả một hạm đội tàu chiến đầy đủ trang bị vũ khí, đạn dược và lính thủy đánh bộ, trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa và pháo hạm 100 ly... Thế nhưng, những người lính công binh Hải quân Việt Nam đã trở thành anh hùng sống mãi trong lòng dân tộc. Vì họ  không chỉ lập nên một kỳ tích hiển hách là khẳng định, bảo vệ thành công chủ quyền của người Việt Nam trên hầu hết các đảo trong cuộc chiến. Họ đã chiến đấu tới người cuối cùng để giữ đảo bằng chính vũ khí mạnh mẽ, và hầu như duy nhất đó là lòng yêu nước và máu của chính mình. Họ đã viết nên một trang sử đầy bi tráng nhưng hào hùng, tiếp nối tinh thần bất khuất chống xâm lược của bao nhiêu đời tổ tiên người Việt trên dãy đất và trên những vùng biển quen thuộc này.

Năm 2011 khi thực hiện loạt bài “Những chứng cứ và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa vàTrường Sa”, tôi nhận được rất nhiều ý kiến góp ý, động viên và hỗ trợ cho công tác tư liệu của rất nhiều bạn đọc. Họ là những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, họ cũng là những độc giả bình thường từng là nhân chứng trực tiếp hay gián tiếp của những cuộc chiến liên quan tới việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả những sự hỗ trợ đó đều hết sức vô tư, khách quan và  đặc biệt là rất nhiệt tình. Nhờ đó mà chúng tôi đã hoàn thành được có thể nói là tốt nhất nhiệm vụ của mình trong loạt bài báo đáng ghi nhớ đó trên Đại Đoàn Kết.

Riêng với bài “Trận chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988” đăng trên báo Đại Đoàn Kết ngày 8/7/2011.Tôi nhận được khá nhiều ý kiến thắc mắc vì sao không gọi cuộc chiến đấu anh dũng này của các chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam là một cuộc “hải chiến”, như cuộc Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 chẳng hạn?

Quả thật là tôi đã từng cân nhắc rất nhiều để gọi tên cuộc chiến này cho chính xác, lột tả đầy đủ nhất tinh thần dũng cảm, bất khuất của các chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày 14/3/1988 trên vùng biển Trường Sa. “Vòng tròn bất tử” có thể được coi là một trong những hình ảnh mang tính biểu trưng diễn tả đầy đủ nhất thực tế, bản chất của cuộc chiến mà ttong đó tinh thần yêu nước được thể hiện bằng sự dũng cảm, quên mình của những người lính hầu như chỉ có trái tim và ý chí sắt đá là vũ khí quan trọng nhất để bảo vệ lá cờ của Tổ quốc mãi mãi tung bay trên vùng hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đang có  nguy cơ bị xâm chiếm bởi một lực lượng hải quân hùng mạnh đầy đủ trang bị của quốc gia láng giềng.

Chỉ có thể gọi là một cuộc hải chiến khi mà lực lượng của hai bên tuy có thể chênh lệch nhau về trang bị vũ khí, về quân số nhưng ít ra mỗi bên cũng đều phải có tàu chiến, cùng các trang bị tương xứng cho việc tác chiến trên biển như đại bác, tên lửa... Theo định nghĩa của Wikipedia: “Tàu chiến  hay chiến hạm, chiến thuyền, là loại tàu được đóng để dùng cho chiến đấu. Tàu chiến thường được đóng theo cách hoàn toàn khác với tàu chở hàng. Ngoài việc được trang bị vũ khí, tàu chiến được thiết kế để chịu thiệt hại và thường chạy nhanh hơn và di chuyển linh động hơn tàu chở hàng. Không như tàu chở hàng, tàu chiến thường chỉ chở vũ khí, đạn dược và quân nhu cho thủ thủy đoàn của chính nó”.

Cuộc chiến đấu anh dũng khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của các chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa năm 1974, dù không cân sức, dù phải triệt thoát khỏi vùng quần đảo này và bị Trung Quốc xâm chiếm, nhưng trận chiến đó mang đầy đủ tính chất của một cuộc hải chiến. Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã giáng những đòn đích đáng chỉ với đội hình tàu chiến tuy ít ỏi hơn, lạc hậu và trang bị thiếu nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại cho phía Trung Quốc trước khi rút lui khỏi vùng biển này.

Tham gia trận chiến ngày 14/3/1988 trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam phía Trung Quốc đã huy động lực lượng của hai hạm đội, tăng số tàu hoạt động thường xuyên ở khu vực này lên đến khoảng 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn. Trong khi phía Việt Nam chỉ có ba tàu vận tải HQ-604, HQ-605, HQ-505 với lực lượng chủ yếu trên ba tàu này là các chiến sĩ thuộc Trung đoàn Công binh Hải quân Việt Nam (E83) quân số 70 người và 4 tổ chiến đấu. Phía Việt Nam không có tàu chiến đúng nghĩa, không có trang bị vũ khí có khả năng tác chiến trên biển trong các cuộc hải chiến theo quy ước. Nhiệm vụ của các chiến sỹ công binh Hải quân Việt Nam chủ yếu là xây dựng cơ sở để đồn trú trên các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vì thế, trang thiết bị của họ cũng chủ yếu là các dụng cụ xây dựng cùng với vật liệu xây dựng.

Rõ ràng người Việt Nam không hề chuẩn bị cho một cuộc "hải chiến". Các chiến sỹ công binh Hải quân Việt Nam chỉ nhận lệnh đi làm nhiệm vụ xây dựng hạ tầng để người lính Việt Nam có thể đồn trú lâu dài trên những hòn đảo thuộc chủ quyền của mình. Điều đó là chuyện đượng nhiện, bình thường phù hợp với luật pháp quốc tế, không hề có sự tranh chấp hay gây chiến với ai. Sự chuẩn bị chiến đấu chỉ giới hạn ở mức các tổ chiến đấu để tự vệ (với bọn cướp biển chẳng hạn) là chính, không phải để đối đầu với bất cứ một lực lượng hải quân chính quy nào.

Hãy nghe người trong cuộc kể lại sự thật lịch sử mà họ đã chứng kiến. “Người chiến sĩ hải quân trẻ Nguyễn Văn Lanh lúc ấy có mặt trên chiếc tàu HQ-604 do đại úy Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng cùng với lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông. Đêm 13-3, gió mùa đông bắc thổi mạnh, mây mù che kín bầu trời làm mặt biển tối đen như mực. Anh Lanh cùng các đồng đội hạ xuồng vận chuyển vật liệu xây dựng lên đảo chìm Gạc Ma. Còn việc bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng, khẳng định chủ quyền VN do tổ của thiếu úy Trần Văn Phương đảm nhiệm. Họ phải dùng xà beng đục xuống rạn san hô Gạc Ma để cắm vững thân cờ Tổ quốc. Trên đảo Cô Lin cách đó không xa, cờ chủ quyền cũng phần phật tung bay ở cả hai đầu đảo. Trung tá Trần Đức Thông yêu cầu cán bộ, chiến sĩ cứ tập trung nhiệm vụ, mặc kệ tàu chiến TQ đang lảng vảng quanh đó. Rạng sáng hôm sau, tức ngày14-3-1988, khi mọi người chưa kịp dùng bữa sáng thì các tàu chiến TQ áp sát. Đó là các biên đội tàu chiến thật sự với hỏa lực mạnh, trong khi các tàu VN chỉ là loại hải vận để chở binh sĩ, vật liệu xây dựng, lương thực tiếp tế cho các đảo chứ không phải tàu chiến. Đặc biệt, đa số chiến sĩ trên tàu VN là công binh làm nhiệm vụ xây dựng đảo chứ không phải lính chiến đấu. Trước tình hình không cân sức này, các thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, Lê Lệnh Sơn và lữ đoàn phó Trần Đức Thông truyền đạt mệnh lệnh: kiên cường giữ vững nhiệm vụ, tất cả sẵn sàng chiến đấu để giữ vững chủ quyền. Tình hình càng lúc càng diễn biến căng thẳng hơn. Tại bãi Gạc Ma, thủy triều buổi sáng đã dâng cao hơn, nhưng nhóm bảo vệ ngọn cờ chủ quyền của thiếu úy Trần Văn Phương vẫn kiên cường trụ vững trên bãi san hô. Rồi chuyện gì đến đã đến: quân TQ đổ bộ xâm chiếm đảo...“ (trích báo Tuổi Trẻ).

Lính thủy đánh bộ của Trung Quốc sau nhiều đợt tấn công lên chiếm đảo  bị các chiến sỹ Hải quân Việt Namđẩy lui. Chúng liền rút hết về tàu và sử dụng ưu thế hỏa lực tầm xa của các chiến hạm như pháo 100 ly,  37 ly nã đạn như mưa vào đội hình công binh Việt Nam trên đảo đang ra sức giữ vững ngọn cờ Tổ quốc và bắn trực diện vào các tàu vận tải của hải quân Việt Nam không có trang bị vũ khí tương xứng. Nếu có dịp xem lại đoạn video (có lẽ do phía Trung Quốc ghi lại và phát hành) về trận mưa pháo của Trung Quốc lên đội hình công binh Việt Nam chủ yếu trong tay chỉ có dụng cụ xây dựng thì sẽ  thấy rõ  hơn hành động dã man của hải quân Trung Quốc, vi phạm các quy ước chiến tranh là bắn xối xả đạn pháo vào những chiến sỹ công binh không có vũ khí để chống trả, không có công sự để trú ẩn... Những người chỉ huy trận đánh của phía Trung Quốc tất nhiên hiểu rất rõ tình huống này. Có thể nói một cách rành mạch rằng đây chính là một cuộc thảm sát đúng hơn là một trận đánh theo cách hiểu thông thường trong chiến tranh. Những kẻ có hành vi thảm sát trong chiến tranh là vi phạm công ước quốc tế, có đầy đủ khả năng để đưa chúng ra trước một tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh.

Trong trường hợp cụ thể của trận chiến ngày 14/3/1988 trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam thì bọn chúng không chỉ là tội phạm chiến tranh thông thường mà còn là những kẻ xâm lược, xâm chiếm vùng biển thuộc chủ quyền lâu đời của Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận.

“Cuộc chiến bảo vệ ba đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ở Trường Sa của những người lính Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 có một ý nghĩa lịch sử to lớn mang tầm vóc quốc gia và khu vực.

Một là, qua cuộc chiến này những người lính Việt Nam đã chứng minh rằng Việt Nam có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc mình ở quần đảo Trường Sa. Chỉ với các phương tiện quân sự cũ kỹ và lạc hậu, nhưng với lòng quả cảm vô biên, những người lính hải quân của Việt Nam đã bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam trên hai đảo Cô Lin và đảo Len Đao; chỉ chịu mất đảo Gạc Ma sau khi người lính cuối cùng ngã xuống trên đảo này.

Hai là, chiến công của những người lính Việt Nam trong trận đánh ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã đóng góp quan trọng cho việc ngăn chặn bước tiến bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, bước đầu làm nhụt đi ý chí dùng vũ lực để độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, góp phần giữ được cục diện trên khu vực biển này như ngày nay.

Như vậy, sự hy sinh của những người lính Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa không phải là vô ích. Họ không chỉ lập nên một kỳ tích quân sự hiển hách. Họ đã dùng máu của mình để viết nên một trang chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Họ không chỉ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc mình trên biển, mà còn góp phần giữ gìn sự bình yên cho cả khu vực Biển Đông. Họ là những người anh hùng, sống mãi trong lòng nhân dân” – (Trích nhận định từ biendong.net).

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Báo Đại Đoàn Kết lý giải chuyện Việt Nam để cho 64 chiến sĩ chiến đấu đơn độc trên đảo Gạc Ma trước bầy sói dữ

Trong dịp tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, ngày 14/3/2014, báo Đại Đoàn Kết đã có bài “Một nén tâm nhang”. Tác giả bài viết là Đức Anh – bút danh của Tổng biên tập Đinh Đức Lập.

Ở mục 2 của bài viết, tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Sao lại để các anh (64 chiến sĩ) chiến đấu đơn độc giữa biển khơi, trước bầy sói dữ?”. Và tác giả đã lý giải đó là thực hiện mệnh lệnh của cấp trên: “Hết sức bình tĩnh, kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết, táo bạo, với phương châm có người có đảo, còn người còn đảo”. Tác giả bình luận: “Tôi nghĩ, đứng trước một âm mưu, một tham vọng chiếm trọn Biển Đông chúng ta đã khôn khéo không sập bẫy khiêu khích của kẻ địch, khi mà lực của chúng ta còn chưa đảm bảo chắc thắng cho việc bảo vệ chủ quyền an toàn cho các đảo trên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc”.

Vậy là có “chủ trương chỉ đạo của cấp trên”  thà thí gần trăm sinh mạng binh lính còn hơn là để bầy sói dữ nổi khùng chiếm trọn biển Đông.

Mà mệnh lệnh cấp trên ở đây là ai nhỉ? Bài báo không nói đến.

Cũng với “ný nuận” là chúng ta không đảm bảo chắc thắng nên không tổ chức chiến đấu bảo vệ Gạc Ma thì lập luận này quá ươn hèn. Tổ tiên ta có bao giờ đợi lớn mạnh hơn kẻ địch mới đứng lên kháng chiến đâu?. Ai mà cũng “ný nuận” kiểu này thì mất nước sớm không chừng.

Đức Dũng

Dưới đây là bài trên báo Đại Đoàn Kết



Bài của tác giả gởi tới blog Hữu Nguyên





Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Đợi thật lâu để lấy… thức ăn nhanh

Tựa đề của bài viết này là ý của một trong số hàng trăm cư dân mạng tại Việt Nam bình luận về ngày đầu tiên McDonald’s mở cửa hàng ở Sài Gòn, ngày 8/2/2014. Những vấn đề liên quan đến việc đợi thật lâu để lấy thức ăn nhanh sẽ được bàn đến ở phần cuối của bài viết.  

“Thức ăn nhanh” là từ ngữ xuất hiện sau năm 1975 tại Việt Nam, dịch từ thuật ngữ “fast food” đã được chính thức đưa vào tự điển tiếng Anh Merriam-Webster từ năm 1951. Tên gọi “thức ăn nhanh” hàm ý ám chỉ các loại đồ ăn được chế biến sẵn và phục vụ khách tại một nhà hàng, cửa hàng. Tuy nhiên, không nhất thiết là phải ngồi tại những nơi đó mới có thể giải quyết vấn đề của bao tử, người ta có thể mua đem về nhà, thường được gọi là “take-away”, “take-out” hoặc “to go”.   

Thức ăn nhanh

Xét về mặt lịch sử, sự hình thành các khu dân cư đô thị có liên quan mật thiết đến việc xuất hiện của “fast food”. Tại Âu châu, ngay từ thời La Mã xưa đã có quán ngoài đường phố bán bánh mì, xúch xích và rượu vang phục vụ khách vãng lai được coi như những “bữa ăn nhẹ” (snack). Vào thời Trung cổ tại các thành phố như Paris, Luân Đôn cũng xuất hiện những quầy phục vụ ăn uống tương tự như thời La Mã.

Nếu hiểu theo nghĩa rộng của thuật ngữ “thức ăn nhanh”, có thể nói ở Việt Nam từ xưa cũng có nhiều loại “fast food” ngoài đường phố, chẳng hạn như bánh mì thịt, xôi… và đặc biệt hơn cả là các gánh phở rong ngoài Hà Nội.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã khẳng định khá chính xác cái tuổi 100 của món ăn độc đáo thuộc hàng ‘quốc hồn, quốc túy’ trong nền ẩm thực Việt. Ông viết: “1913... trọ số 8 Hàng Hài... thỉnh thoảng, tôi được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”.

Gánh phở Hà Nội

Miền Nam ngày xưa cũng không thua kém gì Hà Nội về các loại “thức ăn nhanh”. Ngoài các gánh hàng rong còn có nhiều kiểu “xe đẩy di động” phục vụ “fast food” như xe mì, xe hủ tiếu của người Hoa trong Chợ Lớn, xe khô mực, xe bò bía, phá lấu, thịt bò khô… Khách đi đường chỉ việc dừng chân, tấp vô là có ngay cái mà khẩu vị mình thích.

Một trong những lý do khiến thức ăn nhanh ngày càng phát triển vào thời điểm đó là vì người dân còn nghèo, không có các tiện nghi nấu nướng nên thường ăn các loại thức ăn đường phố. Thêm vào đó, thức ăn nhanh còn phục vụ khách lỡ đường, trong những chuyến xa nhà, nói chung là ăn “quấy quá” cho xong bữa.   

Xe mì trong Chợ Lớn

Tại Mỹ, ngay từ năm 1916 đã có một công ty ở Wichita, Kansas, với tên gọi White Castle, chuyên cung cấp “fast food” cho khách đến ăn. Năm 1921, Billy Ingram và Walter Anderson, những người sáng lập White Castle, mở rộng mạng lưới cung cấp hamburger tại nhiều nơi khác trên đất Hoa Kỳ, từ Wichita đến New York, với một logo mang 3 màu chủ đạo: xanh, vàng, trắng.

Logo của White Castle

Khác hẳn với hamburger hình tròn mà ta thường thấy tại các cửa hàng thức ăn nhanh ngày nay, bánh của White Castle có hình vuông, giá chỉ có 5 xu. Những yếu tố thành công trong việc mở đầu ngành công nghiệp phục vụ thức ăn nhanh vào lúc đó là chi phí sản xuất rẻ, giá thành sản phẩm thấp, thời gian chế biến nhanh, hơn nữa khách hàng có thể chứng kiến tận mắt việc nấu nướng trong khi chờ đợi.              

Hamburger hình vuông của White Castle

Vào thời đó, thịt bò bằm bị cho là kém vệ sinh trong khi chế biến nên White Castle đã xóa đi ấn tượng của khách hàng bằng những nhà hàng trông tựa như lâu đài với những pháo đài hình 8 cạnh vây quanh được sơn màu trắng ngà tượng trưng cho sự tinh khiết. Bước vào trong là những bàn ghế bằng chất thép không gỉ inox cũng màu trắng và đồng phục tươm tất của người phục vụ tạo cho khách một cảm giác vệ sinh, sạch sẽ tuyệt đối.

Người ta còn giữ lại hình ảnh tòa nhà số 8 của White Castle tại Minneapolis, Minnesota, được xây dựng từ năm 1936. Nhà hàng có hình vuông vức, mỗi bề khoảng 8,5m được thiết kế giống như tháp nước của thành phố Boston với những pháo đài hình bát giác vây quanh. 
     
Tòa nhà White Castle Số 8 được xây dựng từ năm 1936 tại Minneapolis, Minnesota, 
hiện nay không còn là nhà hàng 

Thành công của White Castle dẫn đến việc các công ty ăn uống khác chạy theo mô hình của White Castle, từ cách chế biến thức ăn đến hình thức trang trí cửa hàng. Có rất nhiều công ty cũng “dựa hơi” White Castle qua tên gọi như Little Kastle, họ cũng đổi danh từ Castle thành những tên khác như Cabin, Cap, Clock, Crescent, Diamond, Dome, Fortress, Grille, House, Hut, Kitchen, Knight, Log, Mill, Palace, Plaza, Shop, Spot, Tavern, Tower… Đối với từ White được biến thành Blue, King's, Little, Magic, Modern, Prince's, Red, Royal, Silver…

Ngành phục vụ thức ăn nhanh trong bước đầu tại Hoa Kỳ bắt đầu cạnh tranh ráo riết với những cái tên “na ná” như White Castle: Castle Blanca, Blue Beacon, Blue Bell, Blue Tower, Red Barn, Red Lantern, Klover Kastle… Tuy nhiên, chưa một nhà hàng nào đạt đến sự thành công như “lá cờ đầu” White Castle với trên 420 cửa hàng khắp nước Mỹ và chỉ chịu dừng bước trước khi các “đại gia” xuất hiện.

Sau thế chiến thứ 1, xe hơi là phương tiện đi lại khá phổ biến nên lại phát sinh thêm một dịch vụ cung cấp thức ăn nhanh qua hình thức “drive-in” hay còn gọi là “drive-thru”, qua đó khách ăn chỉ cần ngồi trên xe, ghé vào quán gọi món và thế là có một bữa ăn ngay trên xe để tiếp tục cuộc hành trình.

Cuộc chiến “thức ăn nhanh” tại Ả Rập khi 3 đại gia McDonald's, Kentucky Fried Chicken (KFC) và Pizza Hut nằm sát bên nhau

Trở lại với “thức ăn nhanh” tại Việt Nam thời Đổi Mới người ta phải nhắc tới Jollibee Foods Corporation (JFC), có mặt tại Sài Gòn từ năm 1996 tại trung tâm SuperBowl. Jollibee là thương hiệu nổi tiếng của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh do Tony Tan Caktiong, người Phi Luật Tân sáng lập, với khoảng 2.510 cửa hàng trên khắp thế giới.

Jollibee lãnh ấn tiên phong trong cuộc chiến “thức ăn nhanh” tại Việt Nam từ năm 1997

Jollibee có biểu tượng là chú ong vàng nhí nhảnh, theo Tony Tan Caktiong, các thành viên gia đình ông như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn tạo mật ngọt cho gia đình và cho cả xã hội. Hơn 30 của hàng Jollibee được khai trương tại Việt Nam và đánh dấu sự phát triển “fast food” với ba phương châm: đơn giản, giá rẻ và ngon miệng. Cái khéo của Jollibee là đánh trúng khẩu vị của người Việt với các món như cơm gà rán trong bối cảnh “một mình một chợ”:

Cơm gà rán Jollibee

Năm 1997, KFC khai trương cửa hàng đầu tiên tại Sài Gòn và đến nay đã phát triển tới hơn 135 địa điểm tại 20 tỉnh thành, sử dụng hơn 3.000 nhân viên và cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Tại Việt Nam, KFC là thương hiệu nổi tiếng nhất, đồng thời chiếm lĩnh thị phần lớn nhất trên thị trường thức ăn nhanh.

Chiến lược của KFC là 80% tập trung vào sản phẩm gà rán, phần còn lại là các món đa dạng khác. Cửa hàng được đặt tại những góc phố lớn để quảng cáo thương hiệu với đội ngũ nhân viên trẻ trung, tận tình phục vụ khách hàng.

Đội ngũ nhân viên trẻ trung của KFC

KFC (Kentucky Fried Chicken, Gà rán Kentucky) là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh giá nổi tiếng thứ hai trên thế giới sau McDonald's, xếp hạng trước Pizza Hut và Starbucks. KFC phục vụ các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland Sanders (1890-1980) sáng chế.

Harland Sanders, thường được biết đến qua cái tên “Colonel Sanders” (Đại tá Sanders), năm 1939 đã đưa ra món gà rán được tẩm ướp với 11 nguyên liệu khác nhau và, theo quảng cáo của KFC, đó là những miếng gà rán “ngon nhật từ trước đến giờ”.

KFC hiện do tập đoàn Yum Brands khai thác với hơn 20.000 cửa hàng tại 109 quốc gia và lãnh thổ. Tại Việt Nam, điểm yếu của KFC là trang thiết bị bên trong cửa hàng kém phần hấp dẫn hơn nếu so sánh với Lotteria, kẻ đến sau.    

“Colonel Sanders”, biểu tượng của KFC

Lotteria là một nhãn hiệu thức ăn nhanh xuất phát từ Nhật Bản, được đặt theo tên của công ty mẹ Lotte, bắt đầu mở cửa từ năm 1972. Tháng 10/1979, nhà hàng Lotteria đầu tiên tại Hàn Quốc cũng được khai trương và nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng tại châu Á.

Lotteria Hàn Quốc có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2004 và sau 10 năm hoạt động đã mở hơn 160 cửa hàng trên 12 tỉnh thành. Với đặc trưng về không gian, đồ ăn và phong cách phục vụ mang đậm màu sắc văn hoá ẩm thực Hàn Quốc, Lotteria được coi là thương hiệu hàng đầu trong thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam hiện nay.

Lotteria tại Việt Nam

Lợi thế cạnh tranh của Lotteria tại Việt Nam chính là sự gần gũi về văn hóa và ẩm thực trong tình hình Hàn Quốc ngày càng ăn sâu vào sinh hoạt của giới trẻ với nhạc Kpop, phim Hàn… Lotteria còn thực hiện những chương trình khuyến mãi đặc biệt như Daily Buzz, giảm giá từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trong tuần.

Vào ngày Thứ Hai, chỉ với 36.000 đồng thực khách có thể mua 2 chiếc hamburger, một chiếc kẹp thịt bò băm Bulgogi và một chiếc Ham Egg gồm thịt heo và trứng. Vào ngày Thứ Năm món “khoai tây lắc” khuyến mãi còn 28.000 trong khi những ngày khác trong tuần “Shake Potato” có giá là 35.000 đồng!  

Chiến dịch khuyến mãi của Lotteria

Thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam có vẻ như đã an bài với ba “đại gia” KFC, Lotteria và Jollibee bên cạnh đó là sự hiện diện của một số mạng lưới khác với quy mô nhỏ hơn như Burger King, Carl’s Jr, Domino’s Pizza, Pizza Hut, Dunkin’ Donuts, Baskin-Robbins, Subway Restaurants, Starbucks và Popeyes Louisiana Kitchen.

Sự xuất hiện của cửa hàng đầu tiên mang tên McDonald’s với 350 chỗ ngồi ở ngay bên cạnh Popeyes Louisiana Kitchen tại vòng xoay Điện Biên Phủ (trước đây là đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn) là tiếng súng báo hiệu một cuộc cạnh tranh mới trên thị trường “khai phá” Việt Nam.

Kể từ năm 1992, sau khi khai trương một cửa hàng ở Brunei, McDonald's đã tạm ngưng sự "bành trướng" của mình ở Đông Nam Á, như vậy là sau hơn 22 năm McDonald's mới tìm ra được một thị trường mới tại đây. Không biết Việt Nam ta có câu “Trâu chậm uống nước đục” còn đúng hay không khi ngay từ giữa năm 2013, McDonald's đã rầm rộ công bố dự án "đổ bộ" vào Sài Gòn.
 
Theo Bloomberg, trong số lợi nhuận McDonald’s thu về trong năm 2012, 68% là từ các thị trường ngoài nước Mỹ so với tỷ lệ 49% vào năm 2000, đây là những con số đáng để suy gẫm đối với những người kinh doanh. Trong lễ khai trương McDonald’s Đa Kao ngày 8/2/2014, Don Thompson, Chủ tịch và Giám đốc Điều hành, cho biết đây là cửa hàng địa phương thứ 10.000 của McDonald’s. Trả lời phỏng vấn của tờ Wall Street Journal, Thompson tuyên bố:   

“Chúng tôi không bao giờ quan niệm mình là kẻ đến sau khi gia nhập một thị trường nào đó. Cái đáng quan tâm là McDonald’s đã có cơ hội xây dựng thương hiệu tại đó hay chưa. Chúng tôi tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận, vì thế, mình không đến muộn. Điều thú vị là chúng tôi là cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam có Dịch vụ Bán hàng ngay tại xe [drive-thru]. Chúng tôi rất hào hứng khi được có mặt tại đây và chờ đón tiềm năng tăng trưởng”.

Thompson cũng tiết lộ một các dè dặt là hiện tại, McDonald’s không có mục tiêu tăng trưởng cụ thể tại Việt Nam, “Chúng tôi có thị trường tiềm năng và sẽ quan sát thật kỹ. Trong tương lai, McDonald’s có thể mở rộng kinh doanh… Chúng tôi muốn đảm bảo mọi thứ đều đạt tiêu chuẩn hàng đầu. Nếu duy trì được, McDonald’s sẽ triển khai thêm nhiều nữa. Còn nếu cửa hàng đầu tiên hoạt động không ổn, chúng tôi sẽ không mở thêm, mà tập trung điều chỉnh nó”.

Don Thompson tại lễ khai trương cửa hàng McDonald's tại Việt Nam

Trả lời phỏng vấn Bloomberg, Nguyễn Bảo Hoàng [1], người đưa McDonald’s tới Việt Nam thông qua công ty Good Day Hospitality dưới hình thức nhượng quyền [2] lại tỏ ra lạc quan hơn khi tuyên bố sẽ mở rộng quy mô của McDonald’s lên con số 100 cửa hàng với chục hàng nghìn nhân viên trong vòng một thập kỷ tới đây. Nhiều người cho rằng mục tiêu đó khó có thể đạt được trong tình hình cạnh tranh của quá nhiều thương hiệu thức ăn nhanh như hiện nay.

Tuy nhiên, cũng có người lại nghĩ sự lạc quan của Nguyễn Bảo Hoàng là có cơ sở nếu xét về mặt chính trị: Hoàng là con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chồng của cô “con gái rượu” Nguyễn Thanh Phượng. Ít nhiều thì đó cũng là một thế lực chính trị vững chắc đứng sau lưng McDonald’s và Henry Nguyễn, chí ít là trong thời gian chức vụ của ông Thủ tướng còn tồn tại.

Ngày 16/7/2013, BBC Tiếng Việt chạy tít: “Con rể thủ tướng 'bán Big Mac' ở Sài Gòn”, một ngày sau khi McDonald’s thông báo đã chọn ông Henry Nguyen (Nguyễn Bảo Hoàng) là đối tác nhượng quyền (giấy phép phát triển - developmental licensee) để phát triển thương hiệu của công ty này ở Việt Nam. Và ngày 8/2/2014, nhà hàng McDonald's đầu tiên tại Sài Gòn đã được khai trương.

Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyễn)

Markus Taussig [3], trợ lý giáo sư chuyên ngành Kinh doanh tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định trên Bloomberg và được báo chí Việt Nam trích dẫn như sau: “McDonald’s Việt Nam sẽ nhắm vào các bậc phụ huynh, vốn không mặn mà với fast-food, nhưng sẵn sàng đến đây để nhìn thấy con mình thích thú ăn burger và “mua” cảm giác về một cuộc sống hiện đại và tích cực”.

Đọc bản tin của Bloomberg một số độc giả có những bình luận đáng để suy nghĩ về việc McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên tại Sài Gòn. Độc giả có tên Charles Tran viết: “Tin mừng cho các hãng thuốc chữa bệnh, cho nha sĩ, bác sĩ và cả… công ty mai táng!”.

Steve Rogers bình luận: “Hoan hô McDonald’s có công gieo rắc bệnh béo phì ra khắp thế giới” còn độc giả có tên Euroguy hóm hỉnh: “Cứ ngồi mà xem bệnh tiểu đường là một ngành công nghiệp đang ngày một phát triển, ha ha ha ha!”. Mike Rack lại mang màu sắc chính trị với nhận xét: “Triệu chứng của chủ nghĩa tư bản sẽ nắm quyền hành với sự khai trương cửa hàng McDonald’s…”
  
Trên đây là những cảm nghĩ của người nước ngoài, báo chí trong nước lại nhận định: “McDonald’s có thành công thế nào đi nữa tại các quốc gia khác nhưng khi vào Việt Nam trong thời gian đầu tiên vẫn chỉ là “chiếu dưới” hay ôn hòa hơn: “Kết quả của trận “tử chiến” giữa hai người khổng lồ KFC và McDonald’s dù bên nào có giành được phần ưu thế thì người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ và sản phẩm cạnh tranh của hai bên”.

Ở trong nước đã có hàng ngàn người kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi 2 tiếng đồng hồ để được thưởng thức các món ăn gây nhiều tranh cãi của McDonald’s trong ngày đầu tiên mở cửa. Người Việt vốn có tính hiếu kỳ. Thế cho nên tựa đề của bài viết này mới có cái tên đầy mâu thuẫn: Đợi thật lâu để lấy… thức ăn nhanh

 Đợi thật lâu để lấy… thức ăn nhanh

***

Chú thích:

[1] Nguyễn Bảo Hoàng, còn có tên là Henry Nguyễn, sinh năm 1974, là con trai út trong gia đình gồm 2 trai, 2 gái của ông Nguyễn Bang, một viên chức cao cấp dưới thời VNCH. Gia đình ông rời Sài Gòn năm 1975 di cư sang Mỹ và định cư tại ngoại ô Washington thuộc bang Virginia, khi ông mới 22 tháng tuổi.

Henry Nguyễn tốt nghiệp đại học tại Harvard môn văn học cổ điển năm 1995, sau đó theo học bác sĩ y khoa và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Northwestern và Kellogg School of Management và tốt nghiệp hai trường này vào năm 2000.

Năm 2000, Henry Nguyễn trở thành giám đốc điều hành cho Công ty Viễn thông Mỹ VITC tại khu vực châu Á - một công ty chuyên về giao thức Internet và công nghệ. Năm 2004, ông tham gia  là Qũy đầu tư IDG (IDG Ventures) với chức vụ Tổng giám đốc. Ngày 17/11/2008, Nguyễn Bảo Hoàng kết hôn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đọc thêm về Nguyễn Bảo Hoàng tại:

Đọc thêm về Nguyễn Thanh Phượng tại:

[2] Nhượng quyền kinh doanh là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.

Bên nhượng quyền (franchisor) phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó; còn bên nhận nhượng quyền (franchisee) phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, từ cách trang trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao. 

Các tài sản hữu hình và vô hình khác, như quảng cáo, tập huấn quốc tế và quốc nội cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác nói chung được bên nhượng quyền thực hiện, nói chung là đòi hỏi sổ sách kế toán phải được kiểm toán và buộc bên nhận nhượng quyền và/hoặc các đại lý phải chấp nhận việc kiểm tra định kỳ và đột xuất. Nếu không đạt qua các đợt kiểm tra này thì các quyền trong nhượng quyền kinh doanh có thể không được gia hạn hay bị hủy bỏ.

Mô hình nhượng quyền kinh doanh là một trong những mô hình làm giàu căn bản nhất của con người. Tại Việt Nam, có một số hiếm hoi các thương hiệu đang được nhượng quyền kinh doanh thành công, bao gồm: Gà rán Kentucky (KFC), Phở 24, cà phê Trung Nguyên, hệ thống thức ăn nhanh Lotteria và gần đây nhất là McDonald’s.

[3] Nguyên văn câu trích dẫn của Markus Taussig trên Bloomberg: “McDonald’s in Vietnam is going to be packed with parents, many of whom will not be eating because the food doesn’t appeal to them but who will be happy because watching their kids munch away on burgers makes them feel they’re part of something positive and modern”.

Đọc thêm về Markus Taussig qua bài viết: "Chuyện một người Mỹ thích… mắm tôm"