Trang

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Nguyễn Đức Kiên bị bắt

Tin tức từ BBC:


'Bầu Kiên' bị bắt

Ông Nguyễn Đức Kiên
Ông Nguyễn Đức Kiên còn là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF)
Ông Nguyễn Đức Kiên, người thường được gọi là 'Bầu Kiên', Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á châu (ACB), vừa bị bắt chiều hôm 20/8, theo báo chí trong nước.
Báo Tuổi Trẻ TP HCM đưa tin "ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này".
Được biết việc bắt ông Kiên được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện vào chiều thứ Hai 20/8, và ngay buổi tối, nhà ông tại Hà Nội đã bị khám xét, công an thu giữ một số 'tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra' của ông.
Thông tin Bầu Kiên, sinh năm 1964, bị bắt đang làm chấn động dư luận trong nước, không chỉ bởi vì ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực tài chính.
Ngoài vị trí ở ACB, được cho là còn nhiều quyền lực hơn cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Kiên còn nắm nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á và Techcombank.
Riêng tại ACB, ông và gia đình giữ số cổ phiếu nhiều hơn Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng và thân nhân.
Về danh chính ngôn thuận, ông Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần mang tên Tập đoàn tài chính Á Châu.
Ông cũng đầu tư vào một vài lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.
Ông là thành viên hội đồng quản trị của hai công ty du lịch lớn là Du lịch Chợ Lớn và Du lịch Thiên Minh.
Ngay sau khi tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt được tung ra, cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch HNX30 giảm đồng loạt.
Trang tin CafeF đưa tin hai ngân hàng có liên quan ông Kiên là ACB dư bán sàn một triệu cổ phiếu, EIB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank) dư bán sàn hai triệu cổ phiếu.
Trang này cho biết cả HNX-Index và VN-Index đều giảm mạnh, "toàn thị trường có 170 mã giảm giá".

Bầu bóng đá

Bầu Kiên còn được biết qua vai trò của mình trong lĩnh vực nhiều tiền nhưng cũng gây nhiều tranh cãi là bóng đá.
Ông là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và cổ súy cho các thay đổi mạnh trong điều hành các giải bóng đá Việt Nam.
Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước.
Việc ông mời đích danh Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm cố vấn cho VPF hồi cuối năm ngoái đã gây nhiều đồn đoán.
Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên cùng một số lãnh đạo VPF ăn tối với Thủ tướng suốt ba tiếng đồng hồ và sau đó 'lật ngược tình thế' trong cuộc chiến bản quyền Giải Bóng đá quốc gia với Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) cùng Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG).
Bản tin của báo này nhanh chóng bị can thiệp phải gỡ bỏ.
Báo Thể thao 24h sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên.

Tin tức từ VnExpress:
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt

Chiều tối 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ để làm rõ hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế. Cảnh sát cũng đã làm việc với Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải. 

Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra về hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế. "Dù là ai, vi phạm pháp luật cũng đều phải bị xử nghiêm", nguồn tin nói.
Việc khám xét nhà riêng của ông Kiên tại quận Tây Hồ đã diễn ra tối 20/8. Công an đã thu giữ một số tài liệu phục vụ quá trình điều tra. Sáng 21/8, căn biệt thự 3 tầng bề thế, rộng vài trăm mét vuông của ông Kiên nhìn ra hồ Tây đóng kín cửa. Bên ngoài cánh cổng sắt cao hơn 3m có 4-5 người mặc đồng phục bảo vệ canh gác, ngăn cản người tới gần.
Sáng 21/8, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho biết, Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đã được cơ quan điều tra mời lên làm việc liên quan đến vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Theo ông Toại, việc ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Á Châu bởi "ông Kiên hiện không còn vai trò gì trong ngân hàng mà chỉ là cổ đông nhỏ".

Biệt thự của ông Kiên tại khu vực hồ Tây. Ảnh: Hà Anh
Ông Kiên (sinh năm 1964) từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, sau đó tu nghiệp Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary. Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam - khi mới 30 tuổi.

Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của ông Kiên được đánh giá là 805 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu ACB mà gia đình ông Kiên nắm giữ tính tới cuối 2010 đạt giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: An Nhơn
Ông Nguyễn Đức Kiên được cho là "cổ đông chính" của nhiều ngân hàng.
Theo cáo bạch 2010 của Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên không còn có tên trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, ông được cho là “cổ đông chính” của nhiều ngân hàng lớn.
Trong lĩnh vực thể thao, ông Nguyễn Đức Kiên là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, và thường được gọi là "bầu Kiên".
Ngay sau khi có tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, sáng nay, nhiều mã cổ phiếu ngân hàng đã lao dốc.
Hà Anh - Lệ Chi

Tham khảo từ blog Mai Thanh Hải:

VÀI NÉT VỀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN
  
Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Hungary. 

Từ năm 1981-1985 học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng Công ty Dệt May VN.

Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Tài chính

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và 3 em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.

Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.

Theo báo cáo thường niên năm 2010 của  thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP .

Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Bóng đá

Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho .

Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG). Ông Kiên đã tự ý cho các đài truyền hình vào sân tác nghiệp tự do.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thanh tra bản hợp đồng giữa VFF và AVG.

Ngày 16/2, thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố kết luận bản hợp đồng này hợp pháp, dẫn tới thất bại của  và ông Kiên.

Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG.
Danh tiếng 
Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng, nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN. ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở giải đấu 2010-2011.

Ông là Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB. 

Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam.

Ông cũng là người đi đầu trong việc cải tổ lại ban tổ chức và bộ máy lãnh đạo bóng đá VN, cụ thể là ở V-League với những tiêu cưc ở vị trí trọng tài.

Bài phát biểu táo bạo của ông tại hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá VN khi chưa có ông ‘bầu’ nào dám lên tiếng phản bác lại VFF. Bài phát biểu của ông đã nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam..


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét