Trang

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Trung Quốc tiếp tục mời thầu trên Biển Đông


Bloomberg cho biết lô 65/12 nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 50 cây số, gần lô 65/24 mà Việt Nam từng đề cập hồi tháng 6/2012, phản đối Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Ông Gordon Kwan, từ công ty Mirae Asset Securities ở Hong Kong, nói về thông báo mới nhất của CNOOC: “Trung Quốc phải xác lập chủ quyền ở các lô này vì các đánh giá địa chất ban đầu cho thấy tiềm năng dầu khí khổng lồ.”


CNOOC tiếp tục mời thầu ở Biển Đông

BBC Cập nhật: 10:19 GMT - thứ ba, 28 tháng 8, 2012

Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) lại mời thầu quốc tế ở 26 lô, trong đó có nhiều lô nằm gần khu vực mà Việt Nam và Nhật Bản đòi chủ quyền.

Trung Quốc dang mời thầu nước ngoài tham gia khai thác dầu khí trên Biển Đông xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam

Theo bản tin của Reuters, thông báo mời thầu ở biển Bột Hải ở phía Bắc Trung Quốc và biển Hoa Đông có thể là lần mở thầu lớn nhất của CNOOC kể từ thập niên 1990.
Thông báo đưa ra hai tháng sau khi CNOOC mời các công ty nước ngoài tham gia khai thác ở chín lô, khiến Việt Nam cực lực phản đối.
Huang Xinhua, một nhà địa chất ở công ty tư vấn IHS, nói với Reuters rằng 26 lô mới nhất ”có vẻ” không nằm trong vùng tranh chấp.
Một lô nằm ở Vịnh Bột Hải, ba lô ở biển Hoa Đông, 18 ở mạn phía đông của Biển Đông và bốn ở phía tây Biển Đông, theo thông cáo của CNOOC. Toàn bộ diện tích lên đến 73,754 mét vuông.
Trong khi đó, tin của Bloomberg cho biết lô 65/12 nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 50 cây số, gần lô 65/24 mà Việt Nam từng đề cập hồi tháng Ba (tháng Sáu? - Lưu ý của chủ blog), cho rằng nó vi phạm chủ quyền.
Một lô khác, 41/08, nằm gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
‘Xác lập chủ quyền’
Mới hôm 27/8, Nhật Bản nói ô tô chở đại sứ Nhật Bản ở Trung Quốc đã bị tấn công khi một người đàn ông xé lá cờ Nhật cắm trên xe.
Vụ tấn công xe đại sứ Nhật diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống Nhật lan rộng ở Trung Quốc xung quanh tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Hồi tháng Sáu, Việt Nam phản đối việc CNOOC thông báo chào thầu quốc tế tại các lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Việt Nam nói rằng khu vực thông báo mở thầu quốc tế này "nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982" và "hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp".
Ông Gordon Kwan, từ công ty Mirae Asset Securities ở Hong Kong, nói về thông báo mới nhất của CNOOC: “Trung Quốc phải xác lập chủ quyền ở các lô này vì các đánh giá địa chất ban đầu cho thấy tiềm năng dầu khí khổng lồ.”
BBC

Trong tháng 6/2012, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã mời thầu các công ty năng lượng nước ngoài quyền thăm dò 9 lô dầu khí tại Biển Đông. Các lô dầu khí này nằm hoàn toàn trong vùng EEZ của Việt Nam và nằm chồng lấn với các lô dầu khí được mời thầu tới các tập đoàn năng lượng nước ngoài bởi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam). 

Sau đó, Hà Nội đã phản đối mạnh mẽ việc đấu thầu của CNOOC (Bloomberg, 27 tháng 6). Quan trọng hơn, các lô dầu khí này được đặt nằm ở rìa của bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc. Có vẻ như, hành động này là chứng cứ để tăng thêm sức nặng cho lập luận rằng Bắc Kinh đang diễn giải đường 9 đoạn bằng cách đưa ra các giới hạn ngoài của “quyền lịch sử” [đường 9 đoạn] của nước này tại Biển Đông. 

Tuy nhiên, theo như Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các quốc gia ven biển không được hưởng “quyền lịch sử” trên vùng biển cả. Do đó, sẽ không có “người khổng lồ” năng lượng thật sự nào sẽ tham gia đấu thầu các lô dầu khí mà CNOOC đưa ra – các công ty nhỏ hơn có thể làm như vậy chỉ khi mà họ muốn có được thiện cảm từ phía Trung Quốc, để từ đó có được những hợp đồng béo bở trong tương lai. Khi mà hoạt động thăm dò được thực hiện tại bất kì một lô nào trong 9 lô dầu khí nói trên, nguy cơ về một cuộc đụng độ giữa các tàu tuần duyên Trung Quốc và Việt Nam sẽ trở nên hết sức rõ ràng.

[Tiến sĩ Ian Storey - Thành viên Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISAES), Singapore]

Theo NCBĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét