Trang

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Ông U Thein Sein và Bà Daw Aung San Suu Kyi


Tôi tin rằng, những nhà lãnh đạo chính trị có lòng từ bi và sự thấu hiểu trong trái tim sẽ có thể thành công như Vua Trần Nhân Tông. Và Ông, Bà là những đại diện thể hiện phong cách lãnh đạo của Trần Nhân Tông trong thế giới của chúng ta hôm nay.




Kính gửi Bà Daw Aung San Suu Kyi (*)
Kính gửi Ông U Thein Sein

Gần đây, những bước tiến về tinh thần cởi mở và hòa giải ở Myanmar đã mang đến hy vọng cho hàng triệu người trên thế giới. Chúng tôi biết ơn những con người và đất nước của Ông, Bà về sự cống hiến hết mình cho hoà bình thế giới. Là một người tu hành, tôi tin rằng đây là những thành quả của nền văn hóa Phật giáo, của sự am hiểu và lòng từ bi. Chúng tôi vô cùng vinh hạnh trao tặng cho Ông, Bà giải thưởng đầu tiên của Học viện Trần Nhân Tông, vì Trần Nhân Tông cũng là một Phật tử và hơn nữa là một nhà lãnh đạo chính trị trong thế kỷ 13 ở Việt Nam, người đã thể hiện những lý tưởng Phật giáo về lòng từ bi và sự can đảm.
Cùng với việc luyện tập và trau dồi ngôn ngữ về tình yêu thương, Trần Nhân Tông đã luôn lắng nghe người dân từ tất cả các tầng lớp xã hội ở đất nước của ngài. Trần Nhân Tông đã tổ chức trưng cầu dân ý và tập hợp toàn dân tộc để đánh bại hàng trăm nghìn quân của Hốt Tất Liệt và những cận thần của hắn.
Sau sự rút lui của quân xâm lược, vua Trần Nhân Tông đã phát hiện ra nhiều tài liệu bí mật tiết lộ sự hợp tác giữa một số cộng sự của ngài và quân đội Hốt Tất Liệt, nhưng ngài đã ra lệnh đốt các tài liệu dưới sự chứng kiến của tất cả mọi người. Ngài nói: “Đất nước ta cần sự hòa giải và hàn gắn chứ không cần sự trừng phạt”. Khi đất nước đã ổn định, Vua Trần Nhân Tông bàn giao ngôi cho con trai của ngài là Trần Anh Tông và trở thành một tu sĩ, tu hành trên núi Yên Tử. Ngài đi trên khắp đất nước với đôi chân trần, giảng dạy người dân của mình để tu hành Ngũ tắc và từ bỏ việc mê tín dị đoan. Ngài cũng đi đến các nước láng giềng để thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia.
Tôi tin rằng, những nhà lãnh đạo chính trị có lòng từ bi và sự thấu hiểu trong trái tim sẽ có thể thành công như Vua Trần Nhân Tông. Và Ông, Bà là những đại diện thể hiện phong cách lãnh đạo của Trần Nhân Tông trong thế giới của chúng ta hôm nay.
Thích Nhất Hạnh

Nguồn Trần Nhân Tông 

(*) Trên trang Trần Nhân Tông không hiểu sao người dịch lại đưa tên ông U Thein Sein lên trước bà Daw Aung San Suu Kyi. Trong khi nguyên văn trong bức thư (xem ảnh ở trên) Thầy Nhất Hạnh Kính gởi Bà Daw Aung San Suu Kyi trước. Tôi có sơ suất là không kiểm tra khi post nguyên văn bản tin trên trannhantong.net. Nay (18:15 ngày 22/9/2012) tôi nhận ra sai sót của mình và xin được phép đính chính, sửa lại cho đúng thứ tự mà Thầy Nhất Hạnh đã ghi rõ trong thư chúc mừng hai vị chính khách đáng kính của Myanmar ngày nay.

Ghi chú thêm: 
Hôm qua, 20/9/2012 trên FB có người bạn đưa tin: "Sáng nay, tại REX, Hội đồng giải thưởng SÁCH HAY đã chọn cuốn VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN của tác giả Nguyễn Lang để trao giải thưởng Sách Hay 2012 loại hình sách nghiên cứu . Khi tôi trao đổi với vài vị trong hội đồng thì it người biết rằng Nguyễn Lang chính là Thầy Thích Nhất Hạnh. Nếu công chúng biết tác giả là Thầy Nhất Hạnh thì việc quảng bá phổ biến sách sẽ hiệu quả hơn rất nhiều". [https://www.facebook.com/nguyen.thien.54772]
Tôi thì nghĩ khác, không biết thế mà lại hay. Hội đồng Giải thưởng mà biết tác giả Nguyễn Lang là Thầy Nhất Hạnh thì chưa chắc đã ...dám trao giải Sách Hay cho Việt Nam Phật Giáo Sử Luận. Còn nhớ các năm 2005, 2007 chính quyền Việt Nam rầm rộ mời Thầy Nhất Hạnh về nước thực hiện nhiều Phật sự rất có ý nghĩa, không chỉ trong nước mà còn thu hút sự quan tâm của thế giới. Chẳng hạn như, đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam gọi là "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan" cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế, không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tộc
Thế nhưng sau đó cũng chính quyền Việt Nam lại ra sức đàn áp nhóm tu tập theo pháp tu Làng Mai tại chùa Bát Nhã (Bảo Lộc, Lâm Đồng). Từ đó tới nay, Thầy Nhất Hạnh không còn về Việt Nam nữa. Tại sao vậy? Vì sao chính quyền của một quốc gia lại có thái độ và hành xử với cùng một con người, một tổ chức tôn giáo, được sự quan tâm của cộng đồng thế giới có gốc Việt Nam,  trước sau bất nhất như vậy? 

Quý vị có thể đọc Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của tác giả Nguyễn Lang ở đây

1 nhận xét:

  1. Con chưa biết chủ blog là ai nhưng cảm thấy rất lợi lạc khi đọc được bài viết này.

    Kính,
    Dạ Lai Hương

    Trả lờiXóa