Trang

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Nạn hối lộ đang "bóp cổ" nền giáo dục Việt Nam

Hối lộ giáo viên là một bí mật ... công khai tại Việt Nam. 

Hối lộ trong các trường học là một xu hướng gia tăng và không chỉ giới hạn trong bậc đại học. Phụ huynh cũng thường trả tiền hối lộ để đảm bảo cho con cái của họ vào được các trường giỏi và  không bị giáo viên phân biệt đối xử. Ngay cả các quan chức cao cấp của chính phủ được cử đi học tại các trường đại học hàng đầu cũng hành xử tương tự, hối lộ giáo viên để đổi lấy điểm cao. 

Bên cạnh việc đưa hối lộ cho giáo viên, các sinh viên cũng phải hối lộ để có được việc làm sau khi tốt nghiệp. Hệ thống giáo dục của chúng ta đang đi xuống dốc. Nếu xu hướng này tiếp tục, Việt Nam sẽ chỉ có các cán bộ ngu ngốc và những con người xảo trá.



Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ 

Sinh viên đại học năm cuối Nguyễn Đức Hùng cho biết, anh cảm thấy xấu hổ khi các sinh viên lớp dưới yêu cầu giúp, nhưng dù đã đậu tất cả các cấp lớp nhưng anh vẫn không thể trả lời các câu hỏi của họ. "Tôi chả hiểu gì về chủ đề đó", người sinh viên ngành kỹ thuật dân dụng nói. "Tôi đã từng bị rất nhiều lỗi về chủ đề ấy trong bài kiểm tra khóa học của mình, vì thế tôi đã cho người giáo viên của mình 1 triệu đồng (50 đô la) để yêu cầu ông giúp đỡ. Người thầy đã đưa lại bài kiểm tra và cho phép tôi sửa lại ở nhà của ông".

Hùng cho biết rằng khi mới vào học hệ đại học của mình tại Hà Nội, mà anh từ chối nêu tên trường, anh đã học chăm chỉ nhưng trong một số kỳ thi, anh đã được điểm thấp hơn so với các sinh viên khác mà anh biết là lười biếng hơn mình. Sau này anh phát hiện ra rằng những học sinh ấy hối lộ các giáo viên để đổi lấy điểm tốt. "Thật là đáng buồn nhưng nạn hối lộ trong các kỳ thi hiện nay rất phổ biến," anh nói. "Dù không muốn nhưng nếu không hối lộ thầy cô giáo, tôi sẽ bị cô lập".

Hối lộ giáo viên là một điều bí mật công khai tại Việt Nam. Tuần trước, các báo chí cho biết một giáo viên đã bị sa thải khỏi vị trí trưởng nhóm giáo viên cho điểm sinh viên, 22 giáo viên và nhân viên đã bị chỉ trích hoặc cảnh báo bằng văn bản tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội vì đã tăng điểm của 180 sinh viên để họ có thể đậu kỳ thi của mình. Trường hợp được phát hiện sau khi một số sinh viên cho biết họ đã phải trả tiền cho các giáo viên để được điểm tốt hơn. 


Loại thực hành hối lộ chẳng những không khuyến khích những người trẻ tuổi học, mà còn có một tác động rộng lớn hơn đối với xã hội, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường Trung học Việt-Đức tại Hà Nội cho biết. "Việc hối lộ trong các kỳ thi làm cho sinh viên lười biếng", ông nói. "Họ không có kiến thức thực tế, do đó, sau khi tốt nghiệp, họ cần phải được đào tạo lại hoặc thay đổi công việc, gây ra một sự lãng phí đến nguồn lực xã hội".


Vấn nạn này phổ biến rộng rãi, nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói. "Ngay cả các quan chức cao cấp của chính phủ được cử đi học tại các trường đại học hàng đầu cũng hành xử tương tự, hối lộ giáo viên để đổi lấy điểm cao", bà nói. "Tôi biết một số quan chức mua được học vị tiến sĩ bằng các kỳ thi gian lận, và bằng cách cho giáo viên tiền." Đức cho biết người ta thường nói với bà về trường hợp các học sinh thường xuyên vắng mặt tại lớp, nhưng vẫn đậu các kỳ thi vì họ hối lộ giáo viên của mình. 


Những lời chỉ trích đang được nhắm đến khi Đảng Cộng sản cầm quyền đang có kế hoạch cải cách giáo dục. Tại một cuộc họp vào tuần trước ở Hà Nội, các chuyên gia đã tố cáo rằng hệ thống giáo dục là dưới tiêu chuẩn và kêu gọi chính phủ phải thực hiện các cải tiến trên phạm vi rộng. "Giáo dục Việt Nam đang lạc lối ", ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ tuyên bố. 

Các chuyên gia chỉ trích chất lượng giảng dạy thấp, nói rằng nhiều giáo viên không hội đủ yêu cầu về chuyên môn, và chương trình giảng dạy đã lỗi thời tại các trường đại học, rằng các vấn nạn đang đưa đến sự thu hẹp lực lượng lao động có tay nghề cao. Hối lộ trong lĩnh vực giáo dục cũng có khả năng được giải quyết như là một phần của cuộc cải cách khi Ủy ban Trung ương của đảng họp tại Hà Nội trong hai tuần đầu tiên của tháng Mười. 

Trong năm 2006, chính phủ đã phát động một chiến dịch tiêu trừ các "hiện tượng tiêu cực", bao gồm tham nhũng và hối lộ, nhưng các nhà quan sát cho biết chiến dịch này không có tác dụng nhiều trong các trường học. Người tố cáo các vụ việc, Đỗ Việt Khoa, hiện nay 44 tuổi, một giáo viên dạy toán ở một ngôi làng gần Hà Nội, cho biết ông đã bị tẩy chay bởi các giáo viên khác và liên tục không được thăng thưởng sau khi dám phơi bày việc nhận hối lộ của các giáo viên giám sát kỳ thi tốt nghiệp tại trường vào năm 2006. Mặc dù nhận được một giải thưởng của chính phủ vì dám lên tiếng chống lại việc hối lộ, ông đã từ bỏ công việc của mình và hiện làm việc cho một trường học xa nhà. 

Phụ huynh cũng thường trả tiền hối lộ để đảm bảo cho con cái của họ vào được các trường giỏi, bà Đức cho biết. "Hối lộ trong các trường học là một xu hướng gia tăng và không chỉ giới hạn trong bậc đại học", ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Trẻ em của Quốc Hội cho biết. "Thật là rất buồn khi thấy học sinh trở nên lười biếng và thiếu kiến thức". 

Ông Thuyết, cũng là hiệu phó trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội trước đây, cho biết hậu quả thấp về kỹ năng khiến không thu hút người sử dụng lao động. "Bên cạnh việc đưa hối lộ cho giáo viên, các sinh viên cũng phải hối lộ để có được việc làm sau khi tốt nghiệp", ông nói. 

Hưng, người vừa hoàn thành kỳ thi cuối cùng của mình, thừa nhận rằng anh đã chẳng học hành gì nhiều trong thời gian bốn năm của mình tại trường đại học. "Tôi không chắc chắn là mình có thể có được một công việc sau khi tốt nghiệp", anh nói. 


Bà Lê Hiền Đức có vẻ bi quan về tương lai. "Hệ thống giáo dục của chúng ta đang đi xuống dốc", bà nói. "Nếu xu hướng này tiếp tục, chúng ta sẽ chỉ có các cán bộ ngu ngốc và những con người xảo trá".

2 nhận xét:

  1. Ngoai ra hien nay tinh trang giao vien ngoai ngu khong giao tiep duoc voi cac chuyen gia la rat nhieu. Buon qua!

    Trả lờiXóa