Trang

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Ba Sàm bình lựng về "hộ chiếu lưỡi bò"


Thứ Bảy 24-11-2012
Có một chuyện liên quan rất đáng chú ý, nhưng không hiểu sao từ chiều qua tới sáng nay hình như mới chỉ có báo Sài Gòn Tiếp thị đưa tin: Biển Đông: “Quốc hội họp kín nhưng cử tri hỏi thì sẽ trả lời”.
Như sáng qua chúng tôi đã đặt dấu hỏi, liệu có vị đại biểu quốc hội nào trong ngày họp cuối cùng (hôm qua) đưa ra yêu cầu quốc hội nán lại thêm để bàn về một nghị quyết khẩn cấp, làm kim chỉ nam cho chính phủ xử lý vấn đề “hộ chiếu lưỡi bò” rất nguy hiểm này. Thế rồi tới tối, đọc cái tin mù mờ về cuộc “họp kín” của Quốc hội“về tình hình Biển Đông”, với lời giải thích cũng mù mờ của ông chủ nhiệm VPQH, nửa mừng, nửa buồn thay cho cái chính thể này.
“Mừng” vì hình như cũng có đại biểu quốc hội đã chủ động nêu ra vụ “hộ chiếu lưỡi bò” từ chiều hôm trước, để rất có thể cuộc họp bí mật đó chính là để bàn, hoặc để quốc hội được lãnh đạo đảng, chính phủ giải thích, trấn an. Thậm chí “mừng” nữa khi cố tưởng tượng rằng, phải chăng các vị lãnh đạo đảng, nhà nước này đã biết trước, đã bàn bạc và có giải pháp sáng suốt đối phó với “hộ chiếu lưỡi bò”, nhưng vì “tế nhị” với “bạn” (chó má!) nên sắp xếp để cho một vài vị đại biểu quốc hội chủ động đưa ra đề nghị nhóm họp “bí mật”, để phổ biến, bàn biện pháp …
Thế nhưng, cái “mừng” đó chỉ là thoáng qua, chỉ là cảm giác vớt vát cho hàng loạt thực tế rất đáng … ngờ, phủ nhận, dập tắt tia hy vọng về một bộ máy lãnh đạo sáng suốt, có trách nhiệm và dũng cảm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích của một thứ … “nhóm lợi ích” khổng lồ-ĐCSVN, với ”16 chữ vàng”, “4 tốt” cùng kẻ giờ đây đã quá rõ là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc Việt Nam.
Tại sao “đáng ngờ”? Trước hết, một điều dễ hiểu là khó có thể tin được những người có trách nhiệm trong đảng, nhà nước VN  chẳng biết gì về cái trò “hộ chiếu lưỡi bò” này cho tới mấy ngày qua. Đâu rồi bộ máy tình báo của cả Bộ Công an lẫn Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, để không biết trước phía TQ đã âm thầm chuẩn bị từ lâu? Có hay không giải pháp đối phó nếu như đã có tin tức tình báo về vụ này? Cái “đáng ngờ” thứ nhất này liên quan tới năng lực.
Đáng ngờ thứ hai liên quan tới “ý thức”. Tức là có thể có năng lực, biết trước được đối phương sẽ ra đòn hiểm này, nhưng trong ý thức, đã xác định là chấp nhận … ăn đòn dập mặt, có thể dẫn tới thất bại hoàn toàn trong tương lai, mất đảo, mất biển, để đổi lại kiếm chác được vài lời hứa cũng rất đáng ngờ, những hỗ trợ rẻ rúng về tinh thần, cho lợi ích một vài cá nhân trong giới lãnh đạo trong cuộc đấu đá nội bộ vẫn đang diễn ra, cho một chính thể đang có nguy cơ sụp đổ v.v..
Nếu chỉ do năng lực kém, thì có thể sẽ được thể hiện trong hành động đối phó lúng túng, và gần đây có vẻ như hiện tượng này khá rõ. Thế nhưng, sự “lúng túng” cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng cố che đậy hành động thỏa hiệp, sợ bị dư luận nhân dân cả nước, bạn bè ASEAN và quốc tế biết, thậm chí là “đóng kịch”.
Còn sự yếu kém về “ý thức” thì đã quá rõ. Từ nhiều tháng trước, đã có một chỉ thị ở cấp rất cao của đảng là, dù tình hình có thế nào thì vẫn phải duy trì tất cả các hoạt động tuyên truyền, đối ngoại giữ “tình hữu nghị” với “bạn vàng”. Bên cạnh đó là mệnh lệnh nghe có vẻ nhẹ hều, mà ghê gớm đến khó lường, là “không để xảy ra

biểu tình chống TQ.

Dày đặc, vội vã những vụ bắt bớ, xử kín, buộc tội vu vơ, xử tù nặng nề những người đấu tranh cho chủ quyền mà không có một hành động nào tỏ ra muốn can gián, chỉnh đốn lại từ cấp cao nhất, ngay trước Đại hội 18 ĐCSTQ, trước vụ “hộ chiếu lưỡi bò” này. Những hoạt động qua lại dập dìu, thân ái, từ báo giới, đoàn thanh niên, … hai nước cho tới cuộc gặp gỡ gần đây của thủ tướng VN với họ Tập để rồi sau đó là cú “thoát hiểm” của “đồng chí X”, và cuộc “triều kiến” nhanh nhảu chúc mừng thành công của Đại hội 18 ĐCSTQ của trưởng ban Đối ngoại Hoàng Bình Quân; chưa kể đến những hoạt động “hữu nghị” khá “kín đáo” khác mà báo chí VN không biết hoặc không được đưa tin, nhưng báo TQ vẫn đưa.
Những động tác “lùi dần” về ngoại giao trước những hành động lấn lướt của TQ, mà trong bình luận sáng qua đã nêu, thêm vào đó là không hề có những trả đũa ngoại giao, hạ cấp, tạm hoãn các hoạt động song phương cần thiết mỗi khi phía TQ có hành động xâm phạm chủ quyền VN … Không hiếm những vụ người TQ xâm phạm lãnh hải đã bị bưng bít hoặc rơi vào im lặng. Nhiều bài báo, bằng cách này hay cách khác như muốn xoa dịu, đánh lạc hướng dư luận trước những biểu hiện mù mờ, thỏa hiệp về chủ quyền, mà gần đây nhất là trên báo Pháp luật TPHCM vàTuần Việt Nam, đi liền sau Nghị quyết TƯ 6, trong đó nhấn mạnh tới việc phải tăng cường sự góp mặt của đội ngũ những cây viết có uy tín, năng lực nhằm định hướng dư luận. Tất cả đã trả lời rõ ràng nhất cho sự “đáng ngờ” về ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước.
Để kết thúc phần bình luận hôm nay, tập trung chủ yếu vào đánh giá thái độ, năng lực nhà cầm quyền trước vụ “hộ chiếu lưỡi bò” này, mà chưa bàn tiếp tới giải pháp đối phó, xin tạm một gợi ý: hãy lưu tâm đến Luật Biển VN, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là có hiệu lực. Nếu nhà cầm quyền VN không cương quyết áp dụng luật này cùng Bộ luật Hình sự VN, Luật Dân sự để xử lý vụ “hộ chiếu lưỡi bò”, rất có thể chính họ sẽ vướng vào những vụ kiện của dân chúng, đòi khởi tố hình sự vì đã vi phạm Luật Biển, thiếu trách nhiệm khi thi hành công vụ, để xảy ra những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo VN.   - Trung Quốc tiếp tục ngang ngược vẽ bản đồ “Tam Sa” (Infonet).  - Trung Quốc thách thức dư luận với bản đồ “Tam Sa” (TTXVN).
Bổ sung9h20′, độc giả Hòa phản hồi: “Tôi nghĩ còn 1 khía cạnh nữa trong vụ hộ chiếu Tàu. Đó là cách xử sự của nước thứ ba ít hoặc không liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Tàu. Chẳng hạn một người mang hộ chiếu Tàu vào Mỹ thì Mỹ sẽ cấp visa lên hộ chiếu đó? Nếu vậy thì mặc dù Mỹ đã tuyên bố không đứng về bên nào nhưng lại thành ra công nhận bản đồ của Tàu. Rồi hàng trăm quốc gia lớn nhỏ (trong đó có Nga, Anh,Brazil,…), hoàn toàn không liên quan (và có lẽ không quan tâm) đến tranh chấp lãnh thổ cũng cấp visa lên hộ chiếu đó ?!  Thật sự Tàu đã đi một bước đi thâm độc và cũng tạo ra một tiền lệ khó lường hết hậu quả trong ngoại giao thế giới”.

Chủ Nhật  25-11-2012

Xin bàn tiếp vụ “hộ chiếu lưỡi bò”, trước hết bằng việc không tán thành 4 ý không ổn trong bài của cựu cán bộ ngoại giao VN tại TQ, ông Dương Danh Dy.
Thứ nhất, ông DDD cho rằng phản ứng của VN bằng việc “đại diện Bộ Ngoại giao Việt nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc trao công hàm ‘yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ bản đồ chín đoạn trong hộ chiếu phổ thông điện tử’ ’có thể coi là đúng mức’“, “bởi vì ‘gửi công hàm’ thể hiện mức độ phản đối cao hơn là ‘trao đổi, giao thiệp’”. Như nhiều lần chúng tôi lưu ý, việc “trao” công hàm được thực hiện ra sao, hầu như chưa bao giờ được báo chí, hay đúng hơn là BNG VN  ”tiết lộ”. Nay ông DDD vội vừa lòng, vậy xin thử đưa ra vài giả thiết của cái việc gọi là “trao” này. 1- Khả năng bộ ngoại giao VN “xin phép” vào tòa đại sứ TQ để “trao”. Làm vậy thì quá hèn hạ! 2- Yêu cầu TQ cử nhân viên ngoại giao tới BNGVN để tiếp nhận công hàm. Đỡ hèn hơn chút ! 3- Triệu đại sứ TQ tới bộ ngoại giao VN để trao, nhưng muốn giữ thể diện cho “bạn” (chó má !), nên chủ trương không công bố việc “triệu”, mà chỉ nói ỡm ờ là “trao”. Tạm được, nhưng vẫn hèn ! 4- Rất ngô nghê, khó xảy ra, nhưng vẫn phải nói, là “trao” ở một địa điểm nào đó tại Hà Nội. Thiết tưởng chỉ là người dân thường, nhưng nếu theo dõi nhiều thông tin qua đài báo nhà nước, cũng có thể biết các quốc gia khác khi trao công hàm phản đối, thường triệu đại sứ nước hữu quan tới bộ ngoại giao, còn VN với TQ thì không, vậy sao ông cựu quan chức ngoại giao DDD không nhận ra cái sự “lạ” này ?
Thứ hai, ông DDD cho là do có thỏa thuận VN-TQ “công dân mỗi nước mang hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao khi sang nước bên kia đều được miễn thị thực” nên không ngại chuyện này “ảnh hưởng tới nhân viên hai nước đang công tác tại nước bên kia”. Ở đây, có lẽ ông DDD quên 2 điều. 1- Dù không cần cấp thị thực, nhưng những người mang tấm hộ chiếu hỗn xược vi phạm luật pháp VN đó lại không bị xử lý, tối thiểu bằng việc tịch thu, tạm giữ hộ chiếu, thì cũng là một biểu hiện nhân nhượng của VN. 2- Nếu không có biện pháp cương quyết và nhất quán, sẽ xảy ra hiện tượng cơ quan an ninh cửa khẩu đóng dấu chứng thực nhập, xuất cảnh VN lên tấm giấy hộ chiếu đó, sẽ là một sự công nhận nó, thì rất nguy.

Thứ ba, ông DDD phản đối ý kiến nào đó lo ngại là nếu không cấp thị thực cho hàng triệu thứ “hộ chiếu lưỡi bò” đó thì sẽ thiệt hại kinh tế. Việc phản đối này là hợp lý, song việc bàn tới điều này là … rất thừa và không thực tế. Lý do của việc “do dự” của ai đó (trong giới lãnh đạo VN) như ông DDD nêu, không phải vì mấy trăm triệu đô la như ông nghĩ. Ở tầm cỡ của ông, trong một bài viết quan trọng, cần gợi ý những lý do sâu xa từ giới chức lãnh đạo cao nhất của VN mới là đúng “tử huyệt”. Nếu có chuyện không cấp thị thực cho những tấm “hộ chiếu lưỡi bò”, thì việc này cũng không thể và không nên kéo dài chút nào. Ta vẫn có thể cấp thị thực rời cơ mà ?! Điều này liên quan tới ý không ổn tiếp …
… Thứ tư, ông DDD khuyên nên không cấp cả thị thực rời, nếu như ta phản đối mà họ vẫn sử dụng “hộ chiếu lưỡi bò”. Đây cũng là gợi ý một giải pháp, mềm dẻo hơn của ông DDD. Đó là tạm giữ tất cả các “hộ chiếu lưỡi bò”, rồi cấp thị thực rời. Khi xuất cảnh, nếu khách muốn lấy lại hộ chiếu thì phải trở lại đúng cửa khẩu khi vào. Trước hết, suy cho cùng trong việc này, người dân TQ không có lỗi, vậy hãy cố hết sức bảo đảm quyền lợi cho họ, cũng là một hình thức nói cho họ biết, chính quyền nước họ đã sai như thế nào. Đồng thời giải pháp này cũng hạn chế thiệt hại cho hai nước, lại vẫn bảo đảm giữ chủ quyền biển đảo của ta. Sau giải pháp đó, nếu phía TQ vẫn không hủy bỏ thứ “hộ chiếu lưỡi bò” đó, ta có thể áp dụng biện pháp rắn như ông DDD nêu.
Trở lại đánh giá về giải pháp và ý thức của giới chức VN quanh vụ việc này. Thứ nhất, tiếp thêm một biểu hiện đáng ngờ nữa, sau những gì đã nêu sáng qua. Đó là, phải chăng họ đã biết trước cuộc họp báo chiều 23/11/2012 nhiều ngày, nhưng ém nhẹm? Chỉ tới khi báo chí phương Tây đưa tin về tấm hộ chiếu đó, họ mới vội vàng “trao” công hàm, rồi mới trả lời trong họp báo?
Thứ hai, là những hành động của phía VN tại các cửa khẩu. Qua vài tin ngắn ngủi, thiếu rõ ràng trên báo, thấy ngay chuyện lạ là việc xử lý các “hộ chiếu lưỡi bò” đã xảy ra từ ngày nào, có phải chỉ từ 23/11 như báo đưa hay không? Nếu chỉ từ 23/11 thì liệu đã bỏ lọt, đóng dấu công nhận cho bao nhiêu ngàn, vạn tấm hộ chiếu tương tự? Hơn nữa, mới đề cập tới 2 cửa khẩu, mà đã có sự bất nhất trong xử lý. Ở Lào Cai thì “đóng dấu hủy” hộ chiếu và “đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời”. Còn ở Móng Cái thì “chỉ cấp thị thực rời”, nhưng lại không nói có hủy các “hộ chiếu lưỡi bò” hay không.
Hãy nhìn sang Ấn Độ mà xấu hổ và đáng ngờ cho giới chức trách nhiệm ở VN. Theo báo đưa tin, Ấn Độ đã tính trước từ khá lâu, đã in sẵn tấm visa rời có hình bản đồ nước này xác nhận chủ quyền lãnh thổ mà phía TQ vẫn tranh chấp. Phải chăng chính quyền VN không biết trước và đã không tính phương án đối phó tương tự như họ, hay là đã biết, đã bàn, nhưng rồi không thống nhất, cố tình để cho tình trạng lúng túng đến vậy? - Ấn Độ đáp trả việc Trung Quốc in bản đồ trên hộ chiếu (VOA). - Việt Nam và Ấn Độ chống lại hộ chiếu “áp đặt chủ quyền” của Trung Quốc (RFI).  - Đáp lại Trung Quốc, Ấn Độ in bản đồ lên thị thực (GD&TĐ).
Và, một tin tối qua không thể không điểm lại, để nói tới sự tương phản trong thái độ và hành động của giới cầm quyền, một bên là với người dân nước mình, một bên là với kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc: Diễn tập trấn áp bạo loạn (VNE).  Trong khi lúng túng, mập mờ trước hành động xâm phạm chủ quyền vô cùng nghiêm trọng của ngoại bang bành trướng, thì họ lại rất bài bản, công phu và hiểm độc, từ nhiều năm qua tìm mọi cách lập lờ gắn hàng vạn cuộc khiếu kiện của người dân lành khốn khổ vì bị chính bộ máy tham nhũng của họ cướp đất với những hoạt động vũ trang khủng bố tàn bạo từng xảy ra trên thế giới, nhưng chưa bao giờ có và hầu như khó có thể xảy ra ở VN. Không thể nói hết mức độ nguy hiểm, tàn bạo với dân tới đâu khi gắn hai hiện tượng hoàn toàn khác, trái ngược nhau này lại làm một!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét