Trong tuần Trung Quốc tổ chức Đại hội Đảng, báo Hoàn Cầu lại đăng bài về Biển Đông và hỏi có phải Việt Nam cùng Philippines là “những bên gây sự” (xem ở đây).
Bài ‘Who are the real troublemakers in the South China Sea?’ trên trang Global Times, bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời báo hôm 6/11/2012 bác bỏ chỉ trích rằng Trung Quốc “hung hăng” trên vùng biển tranh chấp.
Ông Ngô Sỹ Tồn nói: "Luật Biển của Việt Nam được thông quá là lý do chính khiến c8ang th8a3ng gia tăng trong vùng
Tác giả Ngô Sỹ Tồn viết có những cơ quan truyền thông nước ngoài coi Trung Quốc là bên “khiêu khích” và gây ra “bất ổn” ở Biển Nam Trung Hoa.
Nhưng theo tác giả, từ năm 2009, căng thẳng tại vùng biển này tăng lên một phần vì chiến lược chuyển trọng tâm của Hoa Kỳ sang châu Á.
Việt Nam 'gây căng thẳng'
Mặt khác, lợi dùng cơ hội này, một số nước trực tiếp liên quan đã tìm cách “đa phương hóa” cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa.
Bài báo nêu rõ Philippines và Việt Nam là hai nước “liên tục có hành động khiêu khích”, gây ra căng thẳng trong khu vực.
Để chứng minh cho ý kiến này, tác giả nêu ra quyết định của Quốc hội Philippines 17/2/2009 thông qua Luật về đường cơ sở, gồm cả đảo Hoàng Nham và một phần ‘Nam Sa’, trên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa.
Ngoài ra, theo bài báo, Việt Nam từ tháng 4 và tháng 7/2009 đã bổ nhiệm quan chức cho hai quần đảo ‘Tây Sa’ (Hoàng Sa) và ‘Nam Sa’.
Năm 2011, cả Philippines và Việt Nam đã đơn phương ra hành động khai thác tài nguyên trong vùng biển tranh chấp.
Bài báo cáo buộc tàu chiến Philippines đã “bắt nạt” thuyền cá của ngư dân Trung Quốc trong khu vực bãi Hoàng Nham.
Sang tháng Sáu 2011, tác giả Ngô Sỹ Tồn, Giám đốc Viện Quốc gia về Biển Nam Trung Hoa (NISCSS) viết rằng Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển “đặt cả Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc vào chủ quyền của họ”.
Theo bài báo, luật của Việt Nam “vi phạm Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên trên vùng Biển Nam Trung Hoa (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN ký năm 2002.
Bài báo nói “đây là lý do chính khiến căng thẳng lên cao trong vùng”.
Bài cũng phê phán Hoa Kỳ và Nhật Bản muốn giúp các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông và xác định Trung Quốc chính là nhân tố chính tạo ổn định và hòa bình cho vùng biển.
Bài báo cũng nêu cuộc đàm phán với Việt Nam về đường phân ranh giới trên Vịnh Bắc Bộ như một ví dụ của “hành động tích cực, thiện chí” cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Trong một điểm đáng chú ý, tác giả nói: “ Trung Quốc chưa bao giờ đòi chủ quyền cho toàn bộ Biển Nam Trung Hoa, hay muốn mở rộng các chủ quyền hiện nay.”
Nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ chấp nhận để chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và hải dương bị xâm phạm bởi ngoại quốc, bài báo viết.
Báo này nên đổi tên thành báo BỒN CẦU
Trả lờiXóa