Trang

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 4 tại Việt Nam


Từ 19-21/11/2012 tại TP Hồ Chí Minh, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ tư với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Tải thông tin chi tiết tiếng Anh (Booklet Workshop), và Chương trình tiếng Việt. Các thông tin chính như sau:


1. Mục đích: Chia sẻ thông tin, các nghiên cứu và đánh giá mới nhất của học giả quốc tế, khu vực về Biển Đông; tăng cường hiểu biết về lợi ích chung trong việc giữ hoà bình, ổn định ở Biển Đông; đề xuất các hướng giải pháp cho các tranh chấp tại Biển Đông.
2. Chủ đề: “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”
3. Thời gian: Hội thảo chính thức từ 19-21 tháng 11 năm 2012
4. Địa điểm: Khách sạn Sheraton Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
5. Thành phần: i) Các học giả từ các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp; ii) Các học giả từ các nước có lợi ích trực tiếp tới hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông như: các nước ASEAN khác, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc...; iii) Các học giả quan tâm tới Biển Đông; iv) Quan chức chính phủ các nước; v) Ngoại giao đoàn tại Việt Nam; vi) Đại biểu Việt Nam; vii) Báo chí quốc tế và Việt Nam.
Dự kiến có hơn 200 đại biểu tham dự, trong đó có khoảng 100 đại biểu quốc tế gồm học giả và quan chức chính phủ đến từ 27 nước và vùng lãnh thổ; gần 30 đại diện Ngoại giao đoàn tại Việt Nam; và các học giả, đại biểu VN. Tổng 35 tham luận sẽ được trình bày tại Hội thảo.
6. Các chủ đề thảo luận: Hội thảo với chủ đề như trên dự kiến được chia thành các phiên theo những chủ đề sau: i) Địa chính trị Biển Đông; ii) Những diễn biến gần đây trên Biển Đông; iii) Chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại trong vấn đề Biển Đông; iv) Hiện đại hóa quân sự và tác động; v) Lợi ích và chính sách của các cường quốc ngoài khu vực; vi) Biển Đông trong quan hệ ASEAN - Mỹ - Trung Quốc; vii) Các khía cạnh pháp lý; viii) Đánh giá thực trạng và xu thế hợp tác khu vực trên Biển Đông; ix) Cơ chế giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột và hướng giải pháp; x) Kiến nghị chính sách nhằm tăng cường an ninh và hợp tác ở Biển Đông
7. Ngôn ngữ: tiếng Anh, dịch cabin Anh-Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét