Trang

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Thật đáng sợ khi mất động lực để... “mở miệng”!

Vốn đã chẳng muốn nói thêm gì nữa về trường hợp ông Đinh Đức Lập ở báo Đại Đoàn Kết. Người ta chỉ có thể nói chuyện với những ai biết nghe và biết phân biệt được phải trái, đúng sai. Quan trọng hơn hết là với những người phải có tinh thần thượng tôn pháp luật.

Ông Đinh Đức Lập không có tất cả những điều đó đã đành, đáng tiếc là những người có trách nhiệm trong vụ việc (giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Nhà nước và quy định của Đảng) cũng chẳng hơn gì.

Trong trường hợp này, “vạch cái đầu gối ra nói” có khi còn có hiệu quả hơn, cha ông ta từng có câu như vậy, chẳng phải tự tôi nghĩ ra đâu nhá (câu này trích trong kho tàng thành ngữ dân gian Việt Nam).

Tuy nhiên mấy ngày qua, dư luận xôn xao về việc tổng biên tập Đinh Đức Lập dùng bạo quyền bất chấp pháp luật ra quyết định buộc thôi việc nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng là một trong 3 phó trưởng ban của báo Đại Đoàn Kết tố cáo các sai phạm tiêu cực và tham nhũng của ông Lập từ hơn một năm qua. Những ai theo dõi vu việc này trên  từ đầu chắc không lạ gì với kết quả người tố cáo bị buộc thôi việc bởi người bị tố cáo vừa bị kỷ luật khiển trách mà ai cũng thấy là nhẹ hơn phủi bụi so với tính chất mức độ vi phạm. Nay đành phải nói thêm vài điều, chủ yếu là để cảm ơn rất nhiều các bạn đồng nghiệp, cả những người không quen biết đã chia sẻ, động viên và thấu hiểu việc làm và hoàn cảnh hiện nay của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng.

Khi quyết định làm đơn tố cáo ông Đinh Đức Lập bản thân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp Mạnh Thắng và Kim Ngân đều đã tính tới thời điểm này: bị trả thù và bị tước mất quyền làm việc một cách phi pháp. Trên thực tế, ngay từ khi có đơn tố cáo chúng tôi đã biết ông Đinh Đức Lập bằng mọi cách có thể, lạm dụng quyền lực mà ông đang có để gây khó dễ, trả thù xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp (từ chuyện cắt lương, cắt thưởng tới việc hạn chế các quyền làm việc, điều chuyển công tác bất hợp lý, đình chỉ công tác bất hợp pháp...) của chúng tôi. Sự thật đã diễn ra như vậy suốt một năm qua.

Thật ra hành xử thô bạo như ông Đinh Đức Lập là tâm lý bình thường của những kẻ tham nhũng bị tố cáo. Tham nhũng bao giờ cũng là những kẻ có quyền lực trong tay và vì lợi ích riêng tư họ sẵn sàng chà đạp lên pháp luật, đạo lý để tiêu diệt những ai phát giác, tố cáo. Hiểu rõ tâm lý và thực tiễn này, các nhà làm luật đã rất coi trọng việc bảo vệ người tố cáo khi đưa vào các bộ luật Tố cáo; Phòng, chống tham nhũng... các chương riêng quy định về việc những ai, những cơ quan nào có trách nhiệm phải bảo vệ người tố cáo không chỉ tại nơi làm việc, công tác mà còn ở nơi cư trú; không chỉ bảo vệ người trực tiếp tố cáo mà còn bảo vệ cả thân nhân, gia đình và cả những nguồn tin có liê  quan tới nội dung tố cáo. Các quy định của Đảng cũng tương tự. Điều đó chứng tỏ các cơ quan, tổ chức Đảng, Quốc hội và Nhà nước đều thấu hiểu hoàn cảnh của những người bị buộc phải sử dụng quyền công dân của mình để tố cáo các hành vi tham nhũng, bạo ngược là những người thuộc diện yếu thế trong bậc thang quyền lực. Họ rất dễ bị đàn áp, trả thù và trù dập dã man, cần thiết phải có luật pháp và trách nhiệm của xã hội để bảo vệ người tố cáo một cách hiệu quả, nghiêm minh. Có như vậy, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về việc vận động toàn dân tham giám sát,  tố giác, phòng chống tham nhũng mới thật sự có hiệu quả.

Trong khi những người đứng đơn tố cáo ông Đinh Đức Lập ở báo Đại Đoàn Kết là hành động cụ thể, hưởng ứng lời kêu gọi nhân dân tham gia giám sát cán bộ đảng viên, góp phần làm trong sạch, vững mạnh tổ chức Đảng và cũng trên tinh thần của các quy định của pháp luật Nhà nước về phòng và chống tham nhũng. Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Như vậy việc giám sát của nhân dân đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đặc biệt ngay tại cơ quan mình đang công tác càng phải được khích lệ và bảo vệ.

Tháng Sáu theo truyền thống của nền báo chí cách mạng Việt Nam là tháng của nhà báo. Mang những nhà báo đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng ra để kỷ luật một cách vội vàng và phi pháp như ông Đinh Đức Lập đang hành xử tại báo Đại Đoàn Kết (cơ quan trung ương của MTTQVN) lại càng chứng tỏ ông này không chỉ thiếu hiểu biết về luật pháp (hoặc quá coi thường, bất chấp luật pháp) mà còm thiểu cả đạo lý làm nghề, làm người.

Tôi hiểu nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng cũng đã xác định rõ ràng cuộc đấu tranh với tham nhũng ngay tại chính nơi mình đang công tác và chấp nhận va chạm trực tiếp với người đang nắm quyền lực. Đôi khi trong cuộc đời chúng ta phải đối mặt với những điều mà mình phải lựa chọn. Tôi biết các nhà báo Mạnh Thắng và Kim Ngân là những người yêu quý lẽ phải; đồng thời họ cũng mong muốn được an toàn trong môi trường làm việc và trong cuộc sống. Song họ đã chọn  và chấp nhận sự nguy hiểm cho bản thân khi lên tiếng bảo vệ lẽ phải,  tố cáo những tiêu cực của ông Đinh Đức Lập.

Mai đây, tôi cũng sẽ nhận được một cái quyết định tương tự đồng nghiệp Nguyễn Mạnh Thắng. Mặc dù, trước đó ông Đinh Đức Lập đã bắn tin và ra sức hành xử theo kiểu chà đạp lên tất cả sự tỉnh thức của lương tri, của lẽ phải và đạo đức công vụ áp đặt vào bản thân tôi nhiều sự việc bất công và bất hợp pháp với mong muốn làm cho tôi chán nãn và tự ý xin chuyển công tác đi nơi khác. Nhưng tôi đã không làm theo ý muốn của ông Lập mà thực sự đang chờ cái quyết định buộc thôi việc của ông tổng biên tập Đinh Đức Lập dành cho người đã tố cáo nhiều hành vi sai phạm, tiêu cực và tham nhũng của ông.

Điều đó không phải là sự kết thúc. Đôi khi nó chỉ mới là sự bắt đầu. Sự tha hóa cần thiết phải được thể hiện rõ ràng trên giấy trắng mực đen và lộ diện nguyên hình dưới ánh sáng của công lý và lương tri.

Nhiều ý kiến chia sẻ của đồng nghiệp và của nhiều người không quen biết trong thời gian qua, nhất là với nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng mấy ngày nay cho thấy lương tri của xã hội vẫn mạnh mẽ và thấu hiểu lẽ phải, am tường sự thật như thế nào. Tôi xin mượn ý kiến của một bạn gởi cho nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng để kết thúc ghi chép này như sau: “Chỉ những người sợ mất việc làm mới không dám lên tiếng đấu tranh với tiêu cực. Còn những người có khả năng, vứt đâu họ cũng có thể sống nên dẫu biết không dễ có người bảo vệ công lý, lẽ phải... nhưng họ vẫn phải đấu tranh để con cháu (bạn bè và đồng nghiệp nữa – HN) nhìn vào không cảm thấy hổ thẹn. Giữa thời buổi này tìm người ngay thì khó chứ ngó đâu chẳng có kẻ nịnh nọt, luồn cúi”.

3 nhận xét:

  1. Những lời đắng đót và ngậm ngùi. Không phải vì kêu than mà buồn vì thế sự nhiễu nhương. Ai là người "quét rác" ở Mặt trận đây? Ông Vũ Trọng Kim không trả Kết luận cho người tố cáo vì sao? Không có lẽ vì nó đúng quá?

    Trả lờiXóa
  2. luật pháp là chúng tao,đồ ...

    Trả lờiXóa
  3. Sao trời không quả báo, vật ông ta đổ cho xong rồi. Sự việc ầm ĩ thế sao MTTQ trốn biệt đâu rồi? UBPCTN cũng để làm gì ? hu...

    Trả lờiXóa