Trang

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Lần đầu tiên sau rất nhiều năm một đương kim ủy viên Bộ Chính trị mới ngồi vào ghế Chủ tịch Mặt trận

Sáng nay (5/9/2013), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã được bầu làm Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thay ông Huỳnh Đảm nghỉ hưu.

Sau rất nhiều năm, lần đầu tiên mới có một đương kim ủy viên Bộ Chính trị ngồi vào ghế này. GS. Tương Lai – thành viên của UBTƯMTTQ Việt Nam – phát biểu ngay tại hội nghị khẳng định rằng: "Sự quan tâm của Đảng không chỉ thể hiện ở việc cử một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch UBTƯMTTQ, mà quan trọng là ở nhận thức của Đảng đối với vai trò thực chất và sứ mệnh của Mặt trận. Mặt trận chính là nhân dân, không có dân thì không thể có thành công của Đảng".

GS. Tương Lai cũng khẳng định vai trò số một của MTTQ trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: Mặt trận phải là nơi có tiếng nói đa dạng của xã hội dân sự... MTTQ cũng phải tiếp tục phản biện mạnh mẽ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, GS. Tương Lai kỳ vọng: "Mặt trận không phải là cây kiểng, chỉ làm dáng".

Đông đảo cán bộ MT từ trung ương tới địa phương đều kỳ vọng về Tân chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân sẽ hiện thực hóa, cụ thể hóa sự thay đổi trong nhận thức của Đảng về vai trò của MT. Trước hết là việc tăng cường vai trò thực chất của MT, trở lại với các sứ mạng mà MT đã từng thực hiện vô cùng xuất sắc trong lịch sử đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước gắn liền với vai trò, sức mạnh của nhân dân.

Đặc biệt là việc củng cố bộ máy MT đang bị hành chính hóa nặng nề từ nhiều năm qua, chất lượng cán bộ và công tác MT không đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Không ít cán bộ MT trở thành quan chức quan liêu, chỉ tìm cách hưởng thụ, phung phí của công, lãng phí sức mạnh của tinh thần nhân dân… Gây mất đoàn kết nghiệm trọng trong nội bộ MT cũng như trong các cơ quan trực thuộc của MT.

Việc một đương kim ủy viên Bộ Chính trị được Đảng cử về làm Chủ tịch MT sáng nay là một sự kiện cực kỳ quan trọng với lịch sử phát triển của MTTQ Việt Nam, có lợi cho sự nghiệp chung của toàn dân, toàn Đảng.

Ngay buổi trưa nay, nhiều cơ quan báo chí chính thống đã đưa thông tin đậm nét về sự kiện này. Thế nhưng, riêng báo Đại Đoàn Kết (cơ quan trung ương của MTTQVN) thì cho tới giờ này vẫn chưa có dòng chữ nào. Mang tiếng là báo ngày, có online trong thời đại điện tử việc thông tin trên trang mạng Đại Đoàn Kết online là không có gì khó khăn. Thế nhưng ban biên tập báo này vẫn trùng trình, quan liêu hành chính không hề có bất cứ chỉ đạo kịp thời nào về việc đưa đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các thông tin về sự kiện rất quan trọng này của chính cơ quan chủ quản của mình thì thật là khó hiểu.

Đành phải giới thiệu bài trên Vietnamnet lên mạng vào 11 giờ trưa nay:

Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch MTTQ

- Hôm nay (5/9), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân được Đoàn Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương và bầu giữ chức Chủ tịch khóa VII thay ông Huỳnh Đảm nghỉ hưu theo chính sách.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là ủy viên Bộ Chính trị từ tháng 5 vừa qua.
Ông sinh năm 1953 tại tỉnh Trà Vinh, là giáo sư kinh tế, tiến sĩ, từng là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo.
mặt trận, MTTQ, Nguyễn Thiện Nhân, phản biện, giám sát, Tương Lai, Nguyễn Lân Dũng
Tân Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và người tiền nhiệm Huỳnh Đảm
Báo cáo tại hội nghị của MTTQ hôm nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết trong hai ngày 1/8 và 30/8, Bộ Chính trị đã thảo luận và đồng ý để ông Huỳnh Đảm thôi tham gia Đảng đoàn UB TƯ MTTQ, thôi giữ chức Chủ tịch khóa 7 để nghỉ hưu theo chính sách.
Bộ Chính trị cũng nhất trí giới thiệu ông Nguyễn Thiện Nhân để UB TƯ MTTQ hiệp thương cử làm Chủ tịch mới.
Ông Huỳnh Đảm chia sẻ bản thân ông đã nhiều lần trực tiếp kiến nghị Bộ Chính trị xem xét sớm cử một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch UB TƯ MTTQ như một sự khẳng định mối quan tâm của Đảng đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
"Nếu MTTQ có một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch, sẽ tăng thêm vị thế chính trị của MTTQ và tăng những thuận lợi cần thiết trong việc phát huy vai trò của Mặt trận. Đó cũng là sự nêu gương của Trung ương đối với địa phương và cơ sở trong việc tăng cường đội ngũ của Đảng ở các cấp", ông Huỳnh Đảm nói.
Mặt trận không phải là cây kiểng, bưu điện
Tại hội nghị, GS. Nguyễn Lân Dũng bày tỏ cảm tạ đối với nguyên Chủ tịch Huỳnh Đảm - "một người tận tụy với công việc dù sức khỏe không tốt, vóc dáng nhỏ bé nhưng có mặt ở tất cả những nơi khó khăn, lụt bão; cởi mở, nụ cười luôn trên môi, sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến; trong sáng, giản dị, liêm khiết".
mặt trận, MTTQ, Nguyễn Thiện Nhân, phản biện, giám sát, Tương Lai, Nguyễn Lân Dũng
GS. Nguyễn Lân Dũng mong tân Chủ tịch MTTQ đưa tiếng nói MTTQ thấu đáo đến Trung ương để nguyện vọng của dân được xem xét một cách khách quan, dân chủ
Nhà khoa học lão thành chúc mừng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trên cương vị mới. "Ông Nhân xuất thân trong gia đình cách mạng, là con của GS. Nguyễn Thiện Thành, nhà trí thức cách mạng có nhiều cống hiến cho đất nước. Lớn lên trong kháng chiến, tham gia quân đội, ông Nhân được nhà nước cho đi đào tạo trình độ cao, luôn gần gũi và có nhiều đóng góp với giới khoa học, giáo dục", GS. Nguyễn Lân Dũng nói.
Đánh giá ông Nguyễn Thiện Nhân là người giản dị, khiêm tốn, trong sạch, GS. Dũng kỳ vọng tân Chủ tịch UBTƯ MTTQ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
"Điều đó cực kỳ quan trọng, nhất là trong lúc nước sôi lửa bỏng hiện nay, lòng dân chưa yên, chưa phải một khối nhất trí trong và ngoài nước", ông Dũng nói.
Nhà khoa học lão thành cũng mong MTTQ phát huy hơn nữa quyền làm chủ, tiếng nói của dân, tân Chủ tịch sẽ đưa tiếng nói này thấu đáo đến Trung ương để nguyện vọng của dân được xem xét một cách khách quan, dân chủ.
GS. Tương Lai cũng khẳng định vai trò số một của MTTQ trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: Mặt trận phải là nơi có tiếng nói đa dạng của xã hội dân sự.
mặt trận, MTTQ, Nguyễn Thiện Nhân, phản biện, giám sát, Tương Lai, Nguyễn Lân Dũng
GS. Tương Lai: Mặt trận không phải là cây kiểng
"Sự quan tâm của Đảng không chỉ thể hiện ở việc cử một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch UB TƯ MTTQ, mà quan trọng là ở nhận thức của Đảng đối với vai trò thực chất và sứ mệnh của Mặt trận. Mặt trận chính là nhân dân, không có dân thì không thể có thành công của Đảng", GS. Tương Lai nói.
MTTQ cũng phải tiếp tục phản biện mạnh mẽ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, GS. Tương Lai khẳng định: "Mặt trận không phải là cây kiểng, chỉ làm dáng".
"Mặt trận cũng không phải là bưu điện, chỉ xem và chuyển đơn, mà còn phải giám sát các hoạt động của Đảng và Nhà nước, góp phần giải quyết tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp rất bức xúc trong dân hiện nay", ông Nguyễn Trung Thực, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt - Đức nói.
mặt trận, MTTQ, Nguyễn Thiện Nhân, phản biện, giám sát, Tương Lai, Nguyễn Lân Dũng
Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt - Đức Nguyễn Trung Thực: Mặt trận không phải là bưu điện, chỉ xem và chuyển đơn
Linh mục Nguyễn Thiện Cẩm kỳ vọng Mặt trận có tiếng nói trực tiếp, không qua trung gian. "Mặt trận không chỉ đứng ngoài vỗ tay, mà phải tham gia tích cực thay đổi hiện trạng đất nước".
Tân Chủ tịch MTTQ kêu gọi đoàn kết
Phát biểu sau khi được bầu, tân Chủ tịch UB TƯ MTTQ nói: "Đây là niềm vinh dự đồng thời là trọng trách lớn mà Đảng và MTTQ giao cho tôi. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi tin tưởng sẽ luôn nhận được sự ủng hộ, hợp tác của các cụ, các vị, các đồng chí trong UB TƯ MTTQ, để chung tay vun đắp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân".
mặt trận, MTTQ, Nguyễn Thiện Nhân, phản biện, giám sát, Tương Lai, Nguyễn Lân Dũng
Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng "thiết tha kêu gọi các tầng lớp nhân dân ở trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục hưởng ứng, tham gia các phong trào, cuộc vận động của MTTQ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu".
"Bác Hồ đã nói năm 1955: đoàn kết là chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì đại đoàn kết mới mạnh", ông Nhân chia sẻ.
Tóm tắt tiểu sử ông Nguyễn Thiện Nhân:
Sinh ngày: 12/06/1953.
Quê quán: Trà Vinh.
Học hàm, học vị: Giáo sư – Tiến sỹ.
Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI
Đại biểu Quốc hội khóa X, XII, XIII
6/1970-12/1979: Nhập ngũ, sau đó học đại học và làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg - Cộng hòa Dân chủ Đức (1972-1979).
1/1980-3/1983: Công tác tại Viện Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, Thượng úy.
4/1983-4/1985: Cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh.
4/1985-7/1988: Ủy viên Ban Thường vụ Thành đoàn, Trưởng ban Khoa học - Kỹ thuật rồi Phó Bí thư Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh.
8/1988-10/1990: Tùy viên giáo dục Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ Đức; Đảng ủy viên Đảng bộ Đại sứ quán.
11/1990-10/1991: Học kinh tế thị trường tại Trường Đại học Kỹ thuật Magdeburg - Cộng hòa Liên bang Đức.
11/1991-8/1995: Phó Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý công nghiệp Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh rồi học thạc sỹ quản lý cộng đồng tại Đại học Oregon (Mỹ) và khóa đào tạo chuyên gia thẩm định dự án đầu tư tại Trường Đại học Harvard (Mỹ).
9/1995-4/1997: Trưởng khoa rồi Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Phó Giáo sư kinh tế (1996).
5/1997-12/1999: Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP. Hồ Chí Minh; Đại biểu Quốc hội khóa X.
12/1999-5/2001: Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh.
5/2001-6/2006: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Chính sách khoa học và Công nghệ quốc gia. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Giáo sư kinh tế (2002).
7/2006-7/2007: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, đại biểu Quốc hội khóa XII.
8/2007-6/2010: Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Từ 7/2010 đến nay: Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng. Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (tháng 5/2013) được bầu vào Bộ Chính trị.
                    Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ
Chung Hoàng - Ảnh: Minh Thăng




    9 nhận xét:

    1. Không trách gì mà SỨC CÙNG LỰC TẬN ông huỳnh đảm đả né vụ đinh đức lập cho đến ngày xếp cách an toàn,kể từ đây
      "ngán ngẩm việc đời (việc đảng ) chi nói nửa
      bên đầm say hát nhởn nhơ vui
      ,coi như rừng xưa đả khép ,nhưng thế thì củng quá đáng thật ,trắng ra trang đen ra đen còn trong quyền hạn và trách nhiệm của mình thì phải làm cho ra ngô ra khoai ,,làm chưa xong tiếp tục bàn giao đi cho đến cùng sự việc / để bọn xấu lọng hành không có 1 lời nào bên vực người lao động ,nhưng thôi TẠI CÁI CƠ CHẾ CỦA TA NÓ NHƯ THẾ MÀ /kính chúc ông vui thú điền viên hạnh phúc cùng gia quyến

      Trả lờiXóa
    2. Ông Đinh Đức Lập và Nguyễn Quốc Khánh thường chỉ đạo đăng nhanh những tin mà họ có lợi thôi. Việc ông Nguyễn Thiện Nhân về họ không hề muốn tý nào. Thời ông Vũ Trọng Kim thao túng ông Huỳnh Đảm để cho Đinh Đức lập ngang nhiên làm việc vi phạm pháp luật đã qua rồi

      Trả lờiXóa
    3. Báo Đại Đoàn Kết có đăng tin đấy chứ!. Nhưng là một tin ngắn ngủn về việc có thay Chủ tịch Mặt trận nhưng là ai thì không rõ. Cái cách làm việc quan liêu, tùy tiện kiểu nhặt tý thông cáo báo chí rồi đăng nó quen rồi. Đinh Đức Lập và Nguyễn Quốc Khánh làm bại hoại đội ngũ phóng viên báo này rồi. Ở đây tôi nghĩ có lẽ vấn đề ông Lập, ông Khánh không muốn đưa thành bài mà thôi. Vì tin này bị lẩn rất sâu nên tôi xin dẫn đường link và đăng toàn văn nội dung tin này để bạn đọc xem:

      http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&chitiet=68917&Style=1

      Hôm nay, khai mạc Hội nghị lần thứ 6 UBTƯ MTTQ Việt Nam (khóa VII) (05/09/2013)
      Hôm nay (5-9), tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11, Lê Hồng Phong, Hà Nội, Ban thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 6 UBTƯ MTTQ Việt Nam (khóa VII).

      Hội nghị sẽ bàn ba nội dung quan trọng: Hiệp thương cử thay thế Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa VII; Báo cáo tiến độ thực hiện việc lãnh đạo Đại hội Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2014-2019) và Báo cáo một số nhiệm vụ trọng tâm công tác từ nay đến hết năm 2013. Trước đó, cùng ngày, Hội nghị lần thứ 12 Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng diễn ra.

      ĐĐK

      Trả lờiXóa
    4. Mai Loan mới ăn lộc Lập làm Trưởng Ban Thời sự nên cố tình không đưa tin về ông Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch đây mà

      Trả lờiXóa
    5. Mấy ông phát biểu linh tinh, vui thiệt, nào là MTTQ không phải là bưu điện, chỉ xem và chuyển đơn, MTTQ cũng không phải là cây kiểng, nên rất cần ông tân chủ tịch Nhân đưa tiếng nói MTTQ thấu đáo đến Trung ương để nguyện vọng của dân được xem xét một cách khách quan, dân chủ. Hôm nay, xem mấy ông MTTQ này can đảm thật, dám lên tiếng thẳng với Đảng, không chấp nhận vài trò bù nhìn của MTTQ, coi bộ cũng có tiến bộ.

      Trả lờiXóa
    6. Mấy ông quay phim của VTV "đểu" thế? Ở chương trình thời sự nói về ông Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch mặt trận mà gã Lập được quay đi quay lại vào hình tới 3 lần. Để tôn vinh người hàng ngày bỏ tiền thuê điểm báo Đại Đoàn Kết hay dụng ý: Ông Nhân về có làm nổi vụ Lập hay không?.

      Trả lờiXóa
    7. Quả này Đ Đ L đi là cái chắc . Ông HĐ Ko làm nổi vì " nhúng Chàm " với nó rồi !
      Thậm Chí Ko cẩn thận VTK cũng Ko yên đâu .

      Trả lờiXóa
    8. Nếu MTTQ có một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch, sẽ tăng thêm vị thế chính trị của MTTQ ...."Vậy là MTTQ không có một chút "vị thế" nào , nên phải cần có một UVBCT??? vậy cũng đã õ rồi !!!

      Trả lờiXóa
    9. Tôi đề nghị bổ sung Bộ Chính trị lên ít nhất 40 thành viên, mở rộng thành phần sao cho: Tất cả các thành viên Chính phủ, Thường trực QH, Trưởng các ban Đáng và tổ chức chính trị xã hội ở TW, chủ nhiệm VP chủ tịch nước, văn phòng TW đều là ủy viên BCT. Cho nó oách. Đã là lãnh đạo tập thể thì cáng tập hợp được nhiều trí tuệ càng tốt. Nhưng yêu cầu các vị cống hiến vô tư, hết mình cho sự nghiệp CM và làm việc không lương.
      Đảng viên.

      Trả lờiXóa