Kính gửi Hội nghị Trung ương
8:
ĐẤT NƯỚC ĐÒI HỎI PHẢI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ!
ĐẤT NƯỚC ĐÒI HỎI PHẢI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ!
Tống
Văn Công
♦
A. ĐẤT NƯỚC ĐANG LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG TOÀN DIỆN
Hội
nghị lần thứ 8 của BCH TƯ Đảng Cộng sản VN sẽ kiểm điểm việc thực hiện Nghị
quyết ĐH11 và các nghị quyết TƯ, trên cơ sở đó sẽ quyết định các việc trọng đại
của đất nước. Đối chiếu thực tế cuộc sống đang diễn ra so với các Nghị quyết
của Đảng, xin gửi tới Hội nghị bài viết với nỗi niềm trăn trở.
I.
KINH TẾ SUY SỤP, DO “YẾU KÉM NỘi TẠI, CƠ CẤU LẠC HẬU”
Cương
lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) viết: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà
nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân.”
Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội viết: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt mục tiêu đó, phải tăng trưởng
GDP hàng năm bình quân từ 7 đến 8%; GDP năm 2020 bằng 2,2 lần so với năm 2010;
GDP bình quân đầu người khoảng 3000 USD.Tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm 85%
trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao khoảng 45%
trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo khoảng 40% trong sản xuất công
nghiệp.”
Ngay
năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết ĐH11, nền kinh tế Việt Nam vấp phải
khó khăn lớn nhất sau 20 năm, kể từ năm 1991. Mục tiêu tăng trưởng đề ra 7,5%
chỉ đạt được 5,8%; Quốc hội đề ra mức lạm phát 7%, thực tế lên tới 19%; hơn
48000 doanh nghiệp phá sản; các tập đoàn kinh tế nhà nước được kỳ vọng là “quả
đấm thép” của nền kinh tế thua lỗ nặng nhất, chỉ riêng Vinashin đã gây ra nợ 4
tỉ USD; thị trường bất động sản đóng băng; hàng trăm vụ vỡ nợ tín dụng đen; nợ
xấu chiếm 15% tổng tín dụng; nhập siêu10 tỉ USD; Khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế sút giảm nghiêm trọng vì tham nhũng, lãng phí làm cho chỉ số ICOR (số
đồng vốn bỏ ra để thu 1 đồng lãi) tăng vọt xấp xỉ 2 con số (chỉ số ICOR của các
nước trong vùng chỉ từ 3 đến 4). Kinh tế nhà nước là gánh nặng của nhân dân,
nhận vào 65% tổng tín dụng để làm ra 28% tổng sản phẩm!
Cuối
năm 2011, Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế để cứu
vãn: Tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng và hệ thống thể chế tài chính, giải quyết nợ xấu; tái cấu trúc đầu tư
công. Diễn đàn Mùa thu 2012 ở TP Vũng Tàu nhận định: “Những nguy cơ mang tính
cơ cấu và hệ thống đang đe dọa nền kinh tế”. Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam
Trần Đình Thiên cho rằng “Cần phải đổi mới về cải cách đất đai,tiếp theo là cải
cách doanh nghiệp Nhà nước theo nghĩa thị trường; sau đó là cải cách ngân hàng
Nhà nước một cách quyết liệt; tất cả phải công khai, minh bạch”. Cam kết với WTO phát triển nền kinh tế thị trường , nhưng
thực tế dùng nhiều biện pháp hành chính và ngắn hạn, nhiều loại giá cơ bản phi
thị trường. Các nhóm lợi ích bất chính đang là lực cản của tái cơ cấu nền kinh
tế, chi phối chính sách ngày càng trắng trợn. Diễn đàn kinh tế mua thu năm
2013, ở Huế, Viện trưởng Trần Đình Thiên mở đầu tham luận, cho rằng “Kinh tế
thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhưng Việt Nam không nằm trong quỹ đạo
đó.Những “điểm đen” như nợ xấu, sở hữu chéo trong các ngân hàng vẫn còn nguyên,
tái cơ cấu kinh tế nhà nước vẫn nằm trên giấy. Kinh tế vẫn trong lộ trình
“xuống đáy” và nằm bẹp ở đấy”. Giáo sư Võ Đại Lược đề nghị bán các doanh nghiệp
nhà nước như bia, rượu, nước giải khát, đất đai của Tổng công ty Thương mại Hà
Nội… lấy tiền làm việc có ích.
Nhiều
nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng mục tiêu đưa Việt Nam
đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không thể
nào đạt được.Cho đến nay Việt Nam
chỉ có nền công nghiệp gia công và là bãi thải công nghiệp của các nước.
Hội
nghị TƯ 3 (10-10-2011) nhận định: “Do yếu kém nội tại của nền kinh tế với
mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, tích tụ kéo dài….”
Ngày 5-9-2013, tại diễn đàn Việt Nam-Nhật Bản, ông Bùi Quang Vinh, Ủy viên TƯ
Đảng, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT phát biểu: “Kinh tế Việt Nam mấy năm qua gặp phải
những khó khăn do tác động bên ngoài và chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế
thế giới, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những yếu tố của kết cấu
bên trong, những yếu kém của nội bộ”.
Đúng
vậy! Cũng trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế của các nước
trong khu vực vẫn phát triển, nước lớn như Trung Quốc GDP năm 2011 là 9,2 %,
năm 2012 là 7,8%; nước nhỏ như Campuchia năm 2011 GDP là 7,5%, năm 2012 là 7%,
năm 2013 dự kiến 7,6%.).
Cuối
năm 2013, vốn đầu tư nước ngoài có tăng lên so với hai năm trước, đã đem lại
nhiều hy vọng cải thiện cho kinh tế Việt Nam, tuy nhiên vấn đề chính như ông
Bùi Quang Vinh nói là “những yếu tố kết cấu bên trong, những yếu kém nội bộ”
vẫn chưa được giải quyết! “Yếu tố và kết cấu” đó là gì? Phải chăng đó là điều
mà nhiều nhà nghiên cứu khuyến nghị: Trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông
dân và tư nhân hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước?
2.
GIAI CẤP CÔNG NHÂN SỐNG DƯỚI MỨC SỐNG TỐI THIỂU 40%!
“Cương
lĩnh” viết: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng;
là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam , giai cấp
tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.”(Văn kiện ĐH 11, trang
80).
Báo
cáo chính trị: “Gắn tiền lương của người lao động với hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp” (Văn kiện, trang 228).
Nghị
quyết 20 /NQ-TƯ về xây dựng giai cấp công nhân viết: “Xử lý đúng đắn mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và
chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân,
người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của công nhân.”
Hơn
20 năm qua,giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng. Họ là những nông dân
nghèo khó nhất rời đồng ruộng đến các khu kinh tế công nghiệp tìm việc. Theo số
liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2013, có 15 triệu người lao động
làm công ăn lương, có 7,9 triệu đoàn viên công đoàn, ở khu vực vốn đầu tư nước
ngoài có hơn 1,7 triệu người. Hai mươi năm qua có ba lần cải cách chế độ tiền
lương, nhưng lương tối thiểu cho đến nay vẫn chỉ đáp ứng được 60% mức sống tối
thiểu của người lao động. Luật Lao động cho doanh nghiệp được phép buộc công nhân
làm thêm 300 giờ/năm. Các chủ doanh nghiệp căn cứ mức lương tối thiểu do Nhà
nước quy định để trả cho công nhân. Do đó hình ảnh của giai cấp công nhân hiện
nay, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Công nhân, Công đoàn: Có 94% công nhân
phải làm thêm ca, thêm giờ mà vẫn không đủ sống; Có 26,5 % nam công nhân và
31,8 % nữ công nhân suy dinh dưỡng; Có 19,2 % công nhân thiếu máu; 70% thiếu
iốt; Có 20% công nhân bỏ một bữa ăn trong ngày. Công nhân coi được làm thêm giờ
như một ân huệ. Nhiều ông chủ doanh nghiệp phạt công nhân bằng hình thức không
cho làm thêm giờ! (Ông Thee Hong Bae ở Công ty Yujin Vina TP HCM cắt tăng ca
vĩnh viễn đối với công nhân Dương Văn Tam để phạt anh về “tội” sau đình công,
mọi người đã đi làm mà 2 ngày sau anh mới có mặt!. Cán bộ quản lý doanh nghiệp
thường kiếm cớ để phạt hoặc làm nhục công nhân: Ngày 20-5-2013, ở Công ty Yujin
Vina (TP HCM) anh Hậu lúc tan ca không xếp vào hàng, đã bị ông quản lý Chu bóp
miệng, nắm cổ áo lôi đi; tháng 7-2013, anh HVT ở Prex - Vinh (Nghệ An) bị cán bộ
quản lý ném phế phẩm vào mặt và đè đầu dúi vào máy; ngày 18-7-2013 các chị Đặng
Thiên Trang, Chu Thị Vân nghỉ phép quá 1 ngày đã bị quản lý Công ty dệt may
Thái Dương (TP HCM) phạt trừ lương và phụ cấp 700. 000 đồng!...
Từ
năm 1995 đến nay đã xảy ra hơn 5000 cuộc đình công, có những cuộc huy động hơn
10.000 công nhân (như ở Công ty Keyhing Toys Đà Nẵng năm 2005, Công ty Pouchen
Biên Hòa năm 2010). Tất cả các cuộc đình công đều bị coi là bất hợp pháp, vì
không có công đoàn lãnh đạo. Những người được công nhân đình công cử làm đại
diện đối thoại với chủ, sau khi ổn định đều bị sa thải mà không được các cơ
quan chức năng bảo vệ! Cách đây 5 năm, Viện Khoa học Xã hội thực hiện cuộc điều
tra tại 24 doanh nghiệp, cho thấy có 84% người lao động không thấy công đoàn có
vai trò giải quyết tranh chấp. Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Namtại Đại hội 11 Công đoàn Việt Nam nhận khuyết điểm: “Công đoàn cơ
sở chưa lãnh đạo được đình công theo quy định của pháp luật, tham gia giải
quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công còn bị lúng túng.”
Chỉ
cần đọc bài “Công
nhân đồng loạt đình công đòi quyền lợi” trên báo Công An Nghệ An ngày
20-7-2013 cũng đã có thể hình dung tình cảnh khốn cùng, bị chà đạp nhân phẩm
của giai cấp công nhân hiện nay. Bài báo kể trong một ngày tỉnh Nghệ An có 2
cuộc đình công ở Công ty Prex Vinh và Công ty May Hanosimex. Bài báo kể một số
chi tiết: Bắt làm thêm giờ mà trả lương rất bèo, tổng thu nhập trung bình là
1650000 đồng/ tháng, nhiều công nhân bị bị ném phế phẩm vào mặt. Có người “yêu
cầu quản lý không nên có thái độ như vậy” lập tức bị đuổi việc, công nhân bấm
thẻ chấm công sớm 30 giây, bị trừ cả ngày công, 1900/ 2500 công nhân đã vào
công đoàn, nhưng gửi kiến nghị lên, công đoàn không trả lời; chủ doanh nghiệp
yêu cầu công nhân đình công cử đại diện đối thoại, nhưng cuộc đình công hồi năm
ngoái, cả 8 người được cử làm đại diện đối thoại với chủ sau đó đều bị đuổi
việc, cho nên lần này không ai dám nhận làm đại diện!
Bộ
Lao Động, Thương Binh và Xã Hội kiên trì quan điểm “Nếu điều chỉnh lương tối
thiểu đảm bảo ngay nhu cầu tối thiểu thì rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp dệt may, da giày gia công sẽ phá sản.” Quan điểm này vừa trái với
các nghị quyết nói trên của Đảng, vừa sai với thực tế (thời gian qua có nhiều
cuộc đình công ở các doanh nghiệp dệt may, da giày gia công đều được chủ doanh
nghiệp giải quyết yêu sách tiền lương mà họ không hề bị phá sản) và trái với lý
luận: “Giá trị sử dụng của thứ hàng hóa đặc biệt sức lao động là ở chỗ nó sinh
ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bản thân nó. Do đó người sử dụng lao
động phải trả mức lương tối thiểu không chỉ đủ nuôi sống bản thân người lao
động mà còn phải có dư để nuôi sống gia đình anh ta, đảm bảo tái sản xuất sức
lao động” (Marx, Engels T23, trang 252). Ý kiến chưa thể tăng lương tối thiểu
đủ mức sông tối thiểu giống như đại diện nhóm lợi ích của các ông chủ tư bản
hoang dã. Thế mà tại sao họ không bị khiển trách? Ngành dệt may,da giày gia
công còn được cho ưu tiên làm thêm giờ!
Từ
năm 1930 cho đến trước Đổi Mới, những người cộng sản Việt Nam luôn luôn lấy
khẩu hiệu đòi ngày làm 8 giờ để vận động công nhân. Tại sao ngày nay, sau 28
năm Đổi Mới, trong khi Tổ chức Lao động Quốc tế đòi ngày làm 7 giờ, tuần làm 5
ngày, tức 35 giờ/tuần thì Nhà nước Việt Nam lại có chính sách bảo trợ chủ doanh
nghiệp buộc công nhân làm thêm 300 giờ, nhưng thực tế còn cao hơn nhiều, với
đồng lương chết đói? Tại sao chúng ta thừa lao động, nhất là lao động giản đơn
mà không buộc các doanh nghiệp dệt may, da giày gia công là những ngành sử dụng
lao động giản đơn giá rẻ, nếu thiếu nhân công thì phải tuyển dụng thêm , cấm họ
buộc công nhân làm thêm giờ và đòi họ phải trả lương theo hợp đồng thỏa thuận
với người lao động?
3.
NÔNG DÂN KHIẾU KIỆN, TỰ TỬ VÀ BẮT ĐẦU DÙNG SÚNG!
Cương
lĩnh viết: “Xây dựng, phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong quá
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.”
Phương
hướng nhiệm vụ 5 năm (2011-2015): “Phát triển nông nghiệp toàn diện hiệu quả,
bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của nền nông
nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.”
Nghị
quyết 26/NQ-TƯ (về nông nghiệp, nông dân, nông thôn) mục tiêu:”Không ngừng nâng
cao đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng,
tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào
tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ
bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới…”
Sau
Đổi Mới, nông dân đã đưa đất nước từ thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo thứ
nhì thế giới. Nhưng có nghịch lý là từ đó đến nay cuộc sống của nông dân ngày
càng khốn khó. Đặc biệt là nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất
nước, chưa bao giờ sống khổ như bây giờ: Được mùa rớt giá, càng làm càng lỗ;
mỗi năm buộc phải đóng từ 30 đến 40 loại phí; học vấn thấp nhất; nhắm mắt xếp
hàng cho người Đài Loan, Hàn Quốc chọn vợ để cứu gia đình; sang Campuchia bán
thân; đóng phí rất nặng để đi xuất khẩu lao động, bị đánh đập, cưỡng hiếp. Mới
đây, báo Tuổi Trẻ đăng tình cảnh lao động Việt Nam
cư trú bất hợp pháp ở Malaysia
phải trốn chui trốn nhũi vô cùng thê thảm. Nhiều năm qua, nông dân bị thu hồi
đất không được đền bù thỏa đáng, phải cơm đùm cơm nắm đi khiếu kiện lên quận,
rồi lên tỉnh, lên Trung ương, nằm chờ chực ngoài vườn hoa, trên vĩa hè và bị
đuổi đánh tàn tệ.
Cuối
cùng tức nước vỡ bờ, lúc đầu là tự thiêu, tự tử để tỏ sự phẫn uất một cách bất
lực, sau đó là nổ súng hoa cải để cảnh báo nỗi bất bình, nay thì nổ súng sát
thương. Những phát súng của Đặng Ngọc Viết không phải nhằm bắn vào người có oán
thù với riêng anh mà có ý nghĩa biểu tượng bắn vào chế độ ruộng đất bất công,
phi lý, chống lại lợi ích giai cấp nông dân của anh.
Tại
sao những mục tiêu cao đẹp từ các nghị quyết của Đảng không thể trở thành hiện
thực mà ngược lại? Những nhà khoa học và cán bộ quản lý gắn bó với nông dân đã
phát hiện những nguyên nhân chủ yếu nhưng không được lắng nghe. Gần 20 năm,
giáo sư Võ Tòng Xuân nhiều lần lặp đi lặp lại câu hỏi “Bao giờ nông dân mới
giàu?” Và ông trả lời, nông dân không thể thoát nghèo, bởi đầu ra của hạt lúa
bị Hiệp hội lương thực độc quyền thao túng. Giáo sư Đào Thế Tuấn nói: “Nghịch cảnh
thay nông dân từng là quân chủ lực của cách mạng giải phóng dân tộc, cũng là
người lặng lẽ âm thầm khởi xướng công cuộc đổi mới, nhưng lại ít được hưởng lợi
nhất sau đổi mới!”; và “nông dân thiếu chủ quyền về đất đai, mất đất mà không
có ai bênh vực”; và “Đáng lo thay, nông dân là bộ phận yếu thế nhất trong xã
hội, không có quyền mặc cả trên thị trường không được tham gia quyết định giá
cả nông sản, vì thiếu nghiệp đoàn nông dân” (báo Nông Nghiệp Việt Nam xuân Tân
Mão). Nguyên chủ tịch tỉnh An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị phân tích nguyên nhân
các chỉ tiêu không đạt được, đã cho rằng:” Nói những điều to tát như tạo nền
kinh tế bền vững, tái cấu trúc, tăng GDP… không bằng có những chủ trương, quyết
sách, hành động sát thực tế để nông dân có đất canh tác, có đời sống ấm no,
sung túc bền vững”. Ông phân tích “Thời kháng chiến chúng tôi, những cán bộ,
đảng viên cùng với nông dân có chung một lợi ích. Sau khi cầm quyền, chúng tôi
với nông dân bắt đầu có sự phân chia, “tuy một mà hai”. Sự phân chia dễ thấy là
chúng tôi – tức chính quyền bắt đầu ra lệnh, ngay như tổ chức Đảng, các đoàn
thể cũng ra lệnh được. Nông dân từ chỗ là chủ sở hữu đất, chủ sở hữu ruộng, sau
khi cải tạo xã hội chủ nghĩa thì đất là sở hữu nhà nước… Có độc lập rồì bỗng
dưng mất hết hai cái quyền sống còn là quyền sở hữu ruộng đất và quyền sản
xuất… Rồi họ dắt díu nhau lên Sài Gòn, Bình Dương làm công nhân, lại tiếp tục
bơ vơ giữa các khu công nghiệp, vắt sức với đồng lương bèo bọt...”. Mang nỗi
niềm của người mắc nợ nông dân, ông đi Đài Loan, Malaysia, Thái Lan để quan sát
và ngạc nhiên kêu lên: “Nhìn cách họ tổ chức sản xuất nông nghiệp mà phát thèm:
Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học phối hợp rất chặt chẽ, trong
đó nhà nông ở vị trí trung tâm, được nhà nước và doanh nghiệp lo cho từ sản
xuất tới tiêu thụ sản phẩm. Thái Lan có công ty tổ chức sản xuất nông nghiệp lo
cho cả đầu vào cả đầu ra. Chính phủ hỗ trợ chính sách rất rõ ràng”(báo Pháp
Luật TP HCM xuân Tân Mão). Tiến sĩ Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Nông nghiệp cho rằng “Nông dân, nông thôn bị lấy đi quá lớn so với được trả
lại”. Mới đây, trên báo Nông nghiệp Việt Nam, nhà văn của nông dân Nguyễn Khắc
Trường, tác giả “Mảnh đất lắm người nhiều ma” nổi tiếng, có bài viết về tình
trạng nông dân ngày nay. Bài viết có những điểm rất đáng quan tâm: Nông dân xưa
chất phác nền nếp lắm. Làng xóm xưa thanh bình lắm. Nông thôn bây giờ chẳng
những nghèo về vật chất mà còn nghèo tinh thần. Nay không chỉ có trộm cướp mà
còn có người nghiện hút, tình làng nghĩa xóm phai nhạt. Cái gốc của nông dân là
ruộng đất mà giờ người ta không còn yêu quý đất nữa! (Thực ra họ không còn yêu
đất chỉ vì đất không còn là của họ nữa mà là của “toàn dân”!). Ông so sánh với
vài nước xung quanh và cho rằng nông dân Trung Quốc khổ hơn ta, nhà cửa họ lụp xụp
hơn, mặt họ sầu não hơn. Nhưng nông dân Thái Lan thì sướng hơn, giàu có hơn
nông dân ta. Ông kết luận: “Nói theo nghĩa nào đó nông dân chưa thực sự bước ra
khỏi vũng bùn!”
Hơn
nửa thế kỷ trước, nhà thơ cách mạng Nguyễn Đình Thi đã tự hào viết câu thơ: “Nước
Việt Nam
từ máu lửa, Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!” Đất nước của hơn 90% nông dân ngày ấy
sáng lòa, bởi họ đã rũ bùn đứng dậy. Cớ sao sau 68 năm họ phải trở lại vũng
bùn?!
4.
KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO TĂNG NHANH THỨ 2 CHÂU Á!
Báo
cáo chính trị ĐH 11: “Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công
bằng,văn minh.” Và ” Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân
hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị.”
Tuy
nhiên, sau Đại hội 11 khoảng cách giàu nghèo đã tăng tốc. Hai giai cấp lớn của
xã hội là công nhân và nông dân chính là nguồn bổ sung cho số người nghèo đang
phình to này.Theo Tổng cục Thông kê năm 2008 khoảng cách giàu nghèo là 8,9 lần;
năm 2009 tăng lên 9,2 lần. Gần đây báo chí phát hiện nhiều chuyện “lương khủng”
ở các tập đoàn, công ty nhà nước. Vụ lương khủng ở TP HCM khoảng cách thu nhập
của cán bộ lãnh đạo và công nhân hơn 200 lần. Dư luận cho rằng vụ này chỉ là
phần nổi của tảng băng chìm.
Trong
những năm kinh tế đất nước sa sút, số người siêu giàu (có tài sản 30 triệu USD)
vẫn cứ tăng nhanh: Năm 2010 có 100 người; năm 2011 tăng lên 170 người nhanh thứ
hai châu Á. Ngày 15-9-2013, nhiều tờ báo đưa tin: Công ty tư vấn tài sản
Wealth-X và Ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho biết: “Mặc cho nền kinh tế Việt Nam đang
lâm vào khó khăn, số người siêu giàu của nước này vẫn tăng gần 15% so với năm
trước, từ 170 lên 195 người với tổng tài sản 20 tỉ USD. Trong khi đó Việt Nam có khoảng
8,1 triệu dân nghèo đói phải tìm đến cái chết để thoát khổ đau.”
Xin
nêu hai trường hợp người nghèo đi tìm cái chết mà nguồn tin trên đã nói đến:
Tháng
4-2012, chị Lê thị Ngọc Nhãn ở khóm 2, phường 1, TP Cà Mau, trước khi tự tử đã
gửi cho Trung tá Diện bức thư, có đoạn: “Sau khi cháu chết rồi, xin chú giúp
cho các con của cháu được vào cô nhi viện. Cháu xin đội ơn chú đời đời”.
Tháng
5-2013, chị Nguyễn thị Mỹ Nhân, 48 tuổi, ở xã An Xuyên, TP Cà Mau, trước khi
treo cổ, đã viết bức thư gửi chính quyền: “Xin các cấp chính quyền thấu hiểu
hoàn cảnh không có lối thoát của gia đình chúng tôi hiện nay, đồng ý cấp sổ hộ
nghèo cho chồng con tôi có thể sống những ngày còn lại”.
Trong
bài nói về xây dựng Đảng hồi tháng 2-2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói:
“Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu nghèo, có người giàu lên rất
nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống
người nghèo không? Mai kia Đảng này là Đảng của ai? Có còn giữ được bản chất là
đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc
không?”.
Thưa
Tổng bí thư, cứ nhìn tình cảnh của hai giai cấp công nhân và nông dân và các
chính sách làm cho họ bần cùng, chắc không khó tìm câu trả lời!
5.
ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI BĂNG HOẠI CHƯA TỪNG CÓ
ĐH
11 quyết định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; gia
đình ấm no tiến bộ,hạnh phúc;con người phát triển toàn diện về trí tuệ,đạo
đức,thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật” (Văn kiện
trang 105).
Tuy
nhiên ba năm qua đạo đức tiếp tục băng hoại ngày càng dữ dội! Hàng ngày báo đưa
tin chém giết, trộm cướp, cưỡng hiếp xảy ra khắp mọi nơi. Người ta chém giết
nhau chỉ vì những lý do lãng xẹt. Đáng lo nhất là tình trạng con cháu đánh đập,
chém giết cha mẹ ông bà, anh em, vợ chồng giết nhau. “Đinh tặc” rải đinh đánh
bẫy người đi xe gắn máy, để vá xe, bán lốp,vỏ xe với giá cắt cổ. Thanh, thiếu
niên ném đá lên tàu hỏa, lên ô tô như thú vui. Mới đây một nhà phê bình có bài
viết tựa đề “Người
Việt hung hãn”. Có những hiện tượng bất thường đang nãy sinh: Người ta “tự
xử”, bởi không còn tin khả năng quản lý của chính quyền, cũng không tin công lý
từ tòa án! Bắt được kẻ trộm chó, cả xóm ra tay tự xử bằng gậy gộc. Mới đây, xã
Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang vừa có “sáng kiến” lập rào làng,
làm bốn cổng để chống trộm!
Nhà
văn Nguyễn Khải người đầu tiên phát hiện tệ nói dối đang phát triển trong xã
hội. Từ đó đến nay tình trạng nói dối bùng lên như một đại dịch, lan tràn từ
trong Đảng tới các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, các đoàn thể, nay nhiễm
vào trẻ con. Tại diễn đàn kinh tế mùa Thu đang diễn ra ở Huế, nhiều tham luận
nói về tệ báo cáo láo khiến không thể biết đúng “bệnh”: nợ xấu bao nhiêu, thất
nghiệp bao nhiêu, GDP của các tỉnh có tăng thực vậy không. Một trung tâm xã hội
học vừa công bố kết quả điều tra: Trẻ học cấp 1 có tỉ lệ nói dối là 22%; trẻ ở
cấp 2 có tỉ lệ nói dối 50%; cấp 3 là 64%; sinh viên đại học là 80%! Có thể hình
dung được, đội ngũ cán bộ tương lai sẽ vượt xa cha anh về tài nói dối!
Có
người giải thích đây là mặt trái của cơ chế thị trường. Nên nhớ rằng, trước khi
thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã từng sống trong cơ chế thị
trường.
Dân
tộc ta nổi tiếng hiền hòa. Ông cha ta từng “lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn”,
“lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Thời hai cuộc kháng chiến, nhà nhà đêm không
cài cửa, ra ngõ gặp anh hùng. Một dân tộc như vậy, nguyên nhân nào đã biến
thành “ra ngõ gặp trộm cướp, giết chóc”?
Triết
gia Immanuel Kant cho rằng “Tự do là cơ sở tồn tại của quy luật luân lý, còn
quy luật luân lý là cơ sở nhận thức của tự do” (Phê phán lý tính thực hành (Đạo
đức học), Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, nxb Tri thức. chú thích ở trang
2-3). Có lẽ nên xem lại phương thức tổ chức quản lý xã hội đang có những gì bất
cập so với các nước văn minh?
6.
GIÁO DỤC TIẾP TỤC TỤT HẬU
ĐH
11 quyết định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.Đổi mới căn bản toàn
diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục , phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” (Văn kiện trang
130, 131).
Cách
đây 20 năm nền giáo dục Việt Nam đã được nhận diện những điểm không bình
thường: Trường chuyên, lớp chọn; thi cử phức tạp; nhồi nhét, không chú trọng
rèn luyện tư duy sáng tạo; học thuộc lòng các bài mẫu; dạy thêm học thêm lu bù;
sách giáo khoa in lại liên tục, nhưng nội dung không đổi mới; chất lượng giáo
viên mỗi năm thêm sa sút; lương giáo viên không đủ sống... Có nhiều cấp ủy Đảng
chỉ thị ngành giáo dục phải soạn giáo án tuyên truyền chủ trương chính sách:
đưa vào chương trình phổ thông 13 luật thuế, luật phòng chống tham nhũng...
Nhiều
cuộc hội thảo huy động trí tuệ các nhà giáo dục góp ý xây dựng. Nhiều nhà giáo
dục giàu tâm huyết và trí tuệ như Hoàng Tụy, Hồ Ngọc Đại, Văn Như Cương… phân
tích mổ xẻ ung nhọt của ngành giáo dục, đề xuất nhiều kiến nghị như: Khuyến
khích sáng tạo; coi trọng óc tưởng tượng; công bằng , dân chủ trong giáo dục;
tôn trọng cá tính học sinh; Bắt buộc cấp tiểu học, tiến tới trung học và mở cửa
đại học; chú trọng bồi dưỡng nhân tài… Tuy nhiên giáo dục cứ như cỗ xe tụt dốc!
Dù cho được tăng tỉ lệ đầu tư, nhưng hiệu quả thì xuống thấp. Chất lượng Đại
học Việt Nam
không được quốc tế công nhận.
Càng
ngày càng có nhiều bậc cha mẹ cố tìm cách cho con đi học ở nước ngoài, ban đầu
chỉ đi học cấp đại học, nay đưa đi học nước ngoài ngay từ cấp phổ thông. Xã hội
đã quen với cụm từ “tị nạn giáo dục” nói về tình trạng này.
Nguyên
Bộ trưởng Trần Hồng Quân nói: “Nền giáo dục hiện nay có nhiều lỗi hệ thống”.
Giáo sư Văn Như Cương nói: “Tính dối trá tràn ngập nền giáo dục”…
Mới
đây, Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố bản báo cáo “Năng lực cạnh tranh toàn
cầu 2013-2014” thực hiện ở 148 nước. Kết quả xếp hạng các hạng mục lớn của báo
cáo cho thấy: Về chất lượng giáo dục phổ thông và đại học Việt Nam đều thua kém các nước trong khu vực Châu Á.
Ở bậc tiểu học Việt Nam
có tỉ lệ đi học cao nhưng chất lượng giáo dục thua kém nhiều nước trong khối
ASEAN. Theo ông Trịnh Ngọc Thạch, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì đưa trẻ đến trường nhiều chưa nói
lên được chất lượng tốt. Nói chất lượng phải tính mấy yếu tố: Thứ nhất là
chương trình có tốt không. Thứ hai là giáo viên có tốt không. Thứ ba là cơ sở
vật chất có tốt không. Cả ba cái này chúng ta đều yếu. Bà Nguyễn Thị Bình
nguyên phó chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Giáo dục năm 1976 nói: “Các tổ chức
quốc tế đều đánh giá, trong chiến tranh, Việt Nam
là tấm gương về giáo dục.Song bây giờ giáo dục Việt Nam hầu như xếp hạng chót. Có tổ
chức còn đánh giá giáo dục Việt Nam
kém hơn cả Campuchia, Lào.”
Có
hai vấn đề cốt lõi: Một là, mấy chục năm qua, thầy giáo không chỉ bị đãi ngộ
vật chất quá thấp kém mà quan trọng hơn, trong một xã hội chính trị hóa, người
thầy không còn được coi trọng như trong xã hội dân sự trước kia. Nấc thang giá
trị của thầy giáo ở dưới các cán bộ Đảng và tất cả các cán bộ đoàn thể. Hai là
nền giáo dục Việt Nam
bị chính trị hóa sâu sắc, bị chỉ đạo bởi ý thức hệ, nhằm đào tạo ra những công
cụ trung thành phục vụ chế độ. Giáo điều, triệt tiêu tự do tư tưởng, cắt cánh
tưởng tượng sáng tạo, không tôn trọng cá tính... đều xuất phát từ đó. Sản phẩm
của một nền giáo dục như vậy sẽ không thể hội nhập được với nhân loại hiện đại
và chắc cũng không thể là nguyên khí quốc gia trong sự nghiệp hiện đại hóa.
Trong thời đại toàn cầu hóa, dù quan tâm đến thực tế đất nước, nhưng không nên
tạo ra một nền giáo dục dị biệt với thế giới. Giáo dục phải tuân theo các giá
trị phổ quát của nhân loại, tự do dân chủ, bình đẳng. Những nước đi sau như
chúng ta rất cần tham khảo, học theo các nền giáo dục tiên tiến.
7. “VÌ
SAO CÔNG TÁC XÂY DƯNG ĐẢNG ĐƯỢC TƯ RẤT COI TRỌNG, ĐÃ CÓ NHIỀU NGHỊ QUYẾT, CHỈ
THỊ RẤT ĐÚNG, RÂT HAY, NHIỀU CUỘC VẬN ĐỘNG SÂU RỘNG, NHƯNG KẾT QUẢ VẪN CHƯA ĐẠT
YÊU CẦU?... VƯỚNG MẮC CHÍNH LÀ Ở CHỖ NÀO?” (TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG).
Cương
lĩnh: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng
cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị phẩm chất, đạo đức và năng lực lãnh
đạo”.
Chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020, Chương V, mục 3:”Thực hiện kiên trì,
kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là
nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng”.
Sau
một năm, ngày 26-12-2011, Hội nghị TƯ 4 nhận định: bình, tự phê bình “Tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng,lảng
phí, hư hỏng trong một bô phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao,
chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm
xói mòn niềm tin đối với Đảng”. Hội nghị TƯ 4 đề ra “những việc cần và có thể
làm ngay” là tiến hành trong toàn Đảng tự giác, gương mẫu kiểm điểm, phê bình,
tự phê bình”.
Sau
gần hai năm thực hiện nghị quyết TƯ 4, tình hình tham nhũng không giảm mà đang
tăng lên và diễn biến rất phức tạp, đáng lo ngại:
-
Ngày 5-12- 2012 Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) xếp Việt
Nam về kết quả chống tham nhũng tụt 11 bậc, xuống 123/182 nước.
-
Từ tháng 9-2012 đến 3-2013 Tổ chức Minh bạch quốc tế tổ chức khảo sát và kết
luận: 55% người dân Việt Nam cho rằng tham nhũng đang tăng, tham nhũng nghiêm
trọng xảy ra ở các cơ quan chức năng, ở lĩnh vực đất đai. Điều đáng lo là chỉ
có 38% người dân Việt Nam nói mình dám tố cáo tham nhũng, tỉ lệ thấp nhất so
với người dân trong khu vực ASEAN (bình quân là 63%). Tại sao vậy? Rất dễ hiểu
thôi, xin kể 2 vụ việc trong hằng trăm vụ việc như thế: Theo báo Người Cao
tuổi: Ở Ninh Bình có ông cựu chiến binh Đinh Văn Phiêu tố giác ông Ủy viên TƯ,
Bí thư tỉnh Ninh Bình Đinh văn Hùng, tham nhũng, buôn trống đồng. Lập tức ông
bị bắt đưa ra tòa xử 5 năm tù giam vì tội vu khống. Ông Lê Đăng đảng viên 60
tuổi Đảng tố cáo Thành phố Biên Hòa làm trái Quyết định 227 của Thủ tướng về
quy hoạch, lập tức ông bị khai trừ Đảng. Người dân thường cứ nhìn vào đó mà
liệu giữ mình!
-
Mới đây các cơ quan thanh tra Việt Nam khảo sát cho biết có 70% doanh nghiệp
chủ động đưa hối lộ, trong 20 vụ tham nhũng lớn nhất thì 50% xảy ra ở doanh
nghiệp nhà nước.
-
Ngày 18-9-2013, trong cuộc họp UBTV Quốc hội, chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói
“Không tham nhũng lấy tiền đâu mà chạy chức?”, và ông đặt câu hỏi gây chấn động
dư luận xã hội: “Có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng không?”
Cuộc
họp cho rằng rất cấp thiết phải trả lời câu hỏi: Vì sao tham nhũng không giảm
mà cứ tiếp tục tăng?
Tại
Hội nghị TƯ 5, TBT Nguyễn Phú Trọng đặt ra một loạt câu hỏi để tìm câu trả lời:
“Phải chăng do các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu chưa phát huy đầy đủ ý
thức và bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực
hiện? Do sức chiến đấu của nhiều tổ chức Đảng quá yếu? Do sự kém tu dưỡng rén
luyện của của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức? Do chưa phát
huy mạnh mẽ vai trò giám sát của nhân dân, của công luận? Do những bất cập
trong việc ban hành, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật? Do mô hình tổ
chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng chưa phù hợp? Do sự
yếu kém, tiêu cực trong công tác phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng lãng phí?”
Các
câu hỏi của TBT Nguyễn Phú Trọng đều chính xác, tuy nhiên chưa phải là câu hỏi
chủ yếu nhất cần phải đặt ra. Tại Hội nghị TƯ 4, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Đặc
biệt, có một câu hỏi lớn, rất day dứt, trăn trở lâu nay, cần được trả lời cặn
kẽ là: “Vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có
nhiều nghị quyết, chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng,
nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu?.....Vướng mắc chính là ở chỗ nào?”
Đây
mới thực là câu hỏi rất lớn, do đó chúng tôi cho rằng phải tìm câu trả lời theo
cách mà TBT Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh là phải “đột phá”!
Xin
thưa với Tổng bí thư: Có thể đoan chắc rằng, trong lịch sử không có một đường
lối, chính sách nào rất đúng, rất hay lại được vận động sâu rộng mà đi tới thất
bại cả! Hay, đúng thì phải sát thực tế, tạo ra được thiên thời, địa lợi, nhân
hòa. Bất cứ giải pháp nào đưa tới thất bại, hơn nữa lại là thất bại rất nhiều
lần, kéo dài hàng chục năm thì cần phải thực sự cầu thị, để nhận thức rằng đó
là một giải pháp sai!
Nhà
nước ta đã ký kết tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng từ
1-7-2009. Công ước này là tập trung trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều quốc gia
tiên tiến đúc kết nên. Trong đó, không có kinh nghiệm nào chống tham nhũng
thành công từ tự phê bình, phê bình cả!
Công
ước này đặt 2 điều đầu tiên cho chính sách và thực tiễn chống tham nhũng là:
(1)
“Thúc đẩy sự tham gia của xã hội và thể hiện các nguyên tắc của chế độ pháp
quyền”.
(2)
Về “cơ quan phòng chống tham nhũng” thì điều đầu tiên là có “sự độc lập cần
thiết” để “thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả và không chịu bất kỳ
sự ảnh hưởng trái pháp luật nào”.
Tiếc
thay cả hai vấn đề quan trọng nhất của Công ước này, đều không được Việt Nam
vận dụng!
Câu
hỏi của
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng sẽ được trả lời không khó khăn nếu tổ chức
Đảng và cơ quan Nhà nước đều phải đặt dưới pháp luật.
Trước
khi kiến nghị các giải pháp khắc phục tình trạng khủng hoảng toàn diện kể trên,
xin trích dẫn ý kiến của Engels đại diện cho K.Marx viết lời tựa bản Tuyên
ngôn tiếng Đức năm 1883: “Trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và
cơ cấu xã hội ̶̶ cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà
ra – cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng
của thời đại ấy”. Nền sản xuất kinh tế đa thành phần phát triển đã làm cho
chiếc áo toàn trị quá chật, đòi hỏi phải thay bằng chiếc áo dân chủ.
B.
KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP
1. Đại hội 6 chủ trương “Đổi mới toàn diện bắt đầu từ đổi mới kinh tế”. Đại hội 11 quyết định: “KIÊN TRÌ VÀ QUYẾT LIỆT THỰC HIỆN ĐỔI MỚI. ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ PHẢI ĐỒNG BỘ VỚI ĐỔI MỚI KINH TẾ”…
Thật
đáng tiếc là cho đến nay thể chế, hệ thống chính trị nước ta hầu như vẫn giữ y
nguyên khuôn mẫu của chủ nghĩa xã hội kiểu xô viết. Nền móng tự do dân chủ đã
có từ Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946 đã không được thực hiện, phát huy.
Các quyền tự do cơ bản như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập
hội, tự do biểu tình đều khất “nợ” nhân dân suốt 68 năm! Đại hội 6 đã trả lại
cho nhân dân quyền tự do kinh tế bị tước mất sau cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhờ
đó mà người Việt Nam năng động sáng tạo hẳn lên, vượt qua đói nghèo, đạt được
mức sống trung bình thấp. Tuy nhiên do chưa được đổi mới chính trị, nhân dân
chưa có quyền tự do xây dựng một nhà nước pháp quyền thể chế hóa các quyền tự
do. Không có nhà nước pháp quyền đúng nghĩa thì tự do kinh tế không được bảo
trợ về pháp lý, bị vướng mắc bởi thể chế chính trị lạc hậu thao túng , chi
phối, làm suy giảm năng lực phát triển. Tình trạng ốm yếu của nền kinh tế Việt
Nam là vì vậy. Không có tự do chính trị cũng hạn chế tự do văn hóa, không thể
tiếp thu được tinh hoa văn hóa của nhân loại, thậm chí không phân biệt thuần
phong mỹ tục với hũ tục. Nhiều cán bộ chính trị tự cho mình quyền kiểm duyệt,
cấm đoán tác phẩm của các nghệ sĩ bậc thầy. Thiếu tự do chính trị là nguyên
nhân gây hạn chế đồng thuận, chia rẽ dân tộc, bất ổn xã hội. Tình trạng khủng
hoảng toàn diện của đất nước là báo động đỏ cho sự chậm trễ đổỉ mới chính trị.
Có
người lo ngại đổi mới chính trị sẽ gây ra nguy cơ bất ổn xã hội, đe dọa quyền
lãnh đạo của Đảng cộng sản, nói như vậy là không tin nhân dân, hoặc coi nhân
dân là “thần dân”. Đổi mới chính trị chính là tin nhân dân, tôn trọng nhân dân,
cùng nhân dân thảo luận, lựa chọn, xây dựng một thể chế thực sự của dân, do
dân, vì dân, điều mà Đảng cộng sản thường nêu lên như tâm nguyện cao cả nhất từ
những ngày đầu cách mạng. Đổi mới chính trị sẽ loại bỏ được nguyên nhân đã làm
cho các nghị quyết của Đảng suốt nhiều nhiệm kỳ cứ phải lặp đi lắp lại:” Quyền
làm chủ của nhân dân ở một số nơi một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực
hành dân chủ còn mang tính hình thức” (Văn kiện ĐH 11, trang 171). Được như vậy
thì uy tín của Đảng, tình trạng nhân dân mất niềm tin vào Đảng sẽ được ngăn
chặn.
2. KHÔNG NÊN THÔNG QUA DỰ THẢO HÍÊN PHÁP NẾU CHƯA ĐẠT YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ!
Sửa
đổi Hiến pháp 1992 chính là cơ hội vàng để đổi mới chính trị! Do đó, không nên
tùy tiện phủ quyết những ý kiến không hợp với quan điểm bảo thủ, giáo điều mà
cần tổ chức tranh luận công khai trên mọi cơ quan truyền thông.
Kiến
nghị 72 nhằm xây dựng bản Hiến pháp bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, phát triển bền
vững đất nước, mang lại tự do, hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai,
gồm 7 điểm quan trọng:
1-
Lời nói đầu phải làm rõ mục tiêu đảm bảo an toàn, tự do hạnh phúc cho mọi người
dân, hạn chế sự lạm quyền, hướng đến hạnh phúc của các thế hệ tương lai. Quyền
lập hiến phải thuộc về nhân dân. Cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân,
tôn trọng ý chí dân tộc. Do đó không nên định trước vai trò lãnh đạo nhà nước
và xã hội cho một tổ chức chính trị. Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân
tin cậy bầu chọn.
2
- Mục đích thành lập Nhà nước là để bảo vệ các quyền đương nhiên của con người.
Dự thảo có nhiều điểm không phù hợp với các chuẩn mực phổ quát ở các Công ước
Liên Hiệp Quốc mà nhà nước ta đã gia nhập. Cụm từ “theo quy định của pháp luật”
lâu nay mở đường cho việc nhân danh Hiến pháp đàn áp công dân , cần phải khắc
phục.Do đó, Hiến pháp nên quy định thành lập một Ủy ban quốc gia về quyền con
người.
3
- Cần công nhận quyền sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng đối với đất đai, để
chống tham nhũng, lộng quyền, móc ngoặc giữa cán bộ nhà nước và doanh nhân gây
thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân, gây bất ổn xã hội.
4
- Thực hiện nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập.
5
- Lực lượng vũ trang trung thành với Tổ quốc và nhân dân, nhằm bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia, yên bình cho nhân dân. Đó cũng chính là mục tiêu chính trị
của Đảng cộng sản đặt ra cho mình từ khi thành lập. Đảng cộng sản là một thành
phần trong nhân dân, không nên quy định lực lượng vũ trang trung thành với Đảng
cộng sản.
6
- Bảo đảm quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân.
7
- Thời gian lấy ý kiến toàn dân đến kéo dài hết năm 2013, khuyến khích việc
tham khảo, so sánh, thảo luận công khai để xây dựng bản Hiến pháp phù hợp nhất
cho quốc gia.
Bản
Kiến nghị 72 đã được 15 đại diện trình lên Ban soạn thảo Hiến pháp của Quốc
hội. Hơn 14000 người ký tên hưởng ứng, trong đó có hàng trăm giáo sư trong,
ngoài nước, hàng trăm đảng viên lão thành, cựu chiến binh. Thế nhưng , 700 tờ
báo và cả hệ thông truyền hình phát thanh không đưa tin, không tranh luận công
khai sòng phẳng. Tất cả cơ quan truyền thông nhà nước đơn phương bóp méo, xuyên
tạc, phê phán, nhưng không nêu đích danh Kiến nghị 72 mà coi đó là lập luận của
một “lực lượng thù địch” vô hình, một “bọn xấu” không có địa chỉ! Thật đáng
tiếc, cách làm không minh bạch như vậy lại có thể xảy ra ở một đất nước đã ký
kết các Công ước của Liên Hiệp Quốc, đã từng là ủy viên không thường trực của
Hội đồng Bảo an!
Một
số người cho rằng việc góp ý không có vùng cấm, nhưng không được lợi dụng góp ý
để vi phạm những vấn đề thuộc về nguyên tắc cơ bản! Xin hỏi những điều gì được
gọi là “nguyên tắc cơ bản”? Quyền lãnh đạo của Đảng chăng? Hay “tam quyền phân
lập” chăng? Không đúng! Nguyên tắc cơ bản phải là đảm bảo thực hiện cho được
mục tiêu “của dân, do dân, vì dân” và tất cả phải thượng tôn pháp luật. Do đó,
nếu chưa thống nhất được thì nên dừng lại không nên vội vàng thông qua bản dự
thảo Hiến pháp còn quá nhiều bất cập, nên có thêm thời gian và không gian dân
chủ để thảo luận. Bởi vì nếu vội vàng ban hành bản Hiến pháp không đạt các tiêu
chuẩn tự do dân chủ phổ quát cũng tức là chưa đạt yêu cầu “đổi mới chính trị
phải đồng bộ với đổi mới kinh tế” mà ĐH 11 đã đề ra và hậu quả không mong muốn
sẽ xảy ra cho dân tộc, cũng tức là cho Đảng cộng sản.
3. ĐIỀU 4, GỢI NHỚ “TRƯỚC MẶT QUẦN CHÚNG, KHÔNG PHẢI TA CỨ VIẾT LÊN TRÁN HAI CHỮ CỘNG SẢN MÀ ĐƯỢC HỌ YÊU MẾN” ( HỒ CHÍ MINH).
Đất
nước, nhân dân đòi hỏi ĐẢNG TỪ BỎ HÌNH THỨC ĐẢNG TRỊ TRỞ THÀNH ĐẢNG CẦM QUYỀN
TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN, CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN. Phải thực hiện “bao nhiêu
quyền hạn đều của dân” như Hồ Chí Minh đã hứa hẹn, chấm dứt tình trạng đã kéo
dài mấy chục năm nay mà nguyên UV BCT Nguyễn Văn An đã thẳng thắn và trung thực
nhận định: “Bộ Chính trị là vua tập thể”. Không nên tiếp tục làm cho khẩu hiệu
thiêng liêng “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” để rồi Đảng “là lực
lượng lãnh đạo nhà nước” nên cuối cùng quyền lực nhà nước thuộc về Đảng! Trong
dân gian đã lưu truyền công khai những thành ngữ “Đảng cử dân bầu”, “mười năm
phấn đấu, không bằng cơ cấu một giờ”… thật là phản cảm.
Chúng
ta đang hội nhập toàn cầu, Hiến pháp của các nước văn minh không ghi quyền lãnh
đạo của một đảng chính trị. Nước ta, từ những ngày cách mạng còn trứng nước,
Đảng chỉ có 5000 đảng viên, Hiến pháp 1946 không ghi vai trò lãnh đạo của Đảng,
nhưng nhân dân vẫn theo Đảng, vì Đảng có đường lối giành độc lập, tự do. Việc
đưa sự độc quyền lãnh đạo của Đảng vào Điều 4 Hiến pháp đã gây rất nhiều tranh
cãi. Nhiều đảng viên cộng sản từng giữ cương vị ủy viên Trung ương, Bộ trưởng
cũng không đồng tình. Xin đừng vu cho họ tội chống Đảng, hoặc suy thoái chính
trị. Tại sao họ lại chống lại Đảng mà họ đã bỏ gần hết cả đời phục vụ chứ? Bản
thân tôi, một đảng viên 55 tuổi đảng, tôi cảm thấy Điều 4 là sự xúc phạm lòng
tự trọng, tự hào của mình là một đảng viên. Từ khi vào Đảng, các đảng viên từng
tâm niệm “phải yêu dân kính dân thì dân mới kính ta, yêu ta” và “Trước mặt quần
chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà được họ yêu mến.”(Hồ Chí
Minh, ST,1985, T5, trang 184). Hiểu theo ý nghĩa của câu ấy thì việc ghi Điều 4
vào Hiến pháp không phải là ghi hai chữ cộng sản lên trán của Đảng mà chính là
ghi lên trán của dân tộc! Liệu cách áp đặt như vậy có được nhân dân yêu mến hay
không?
4. THẾ NÀO LÀ MỘT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN? TẠI SAO LẠI KHÔNG CHẤP NHẬN TAM QUYỀN PHÂN LẬP?
Lý
do để các nhà lý luận của Đảng không đồng ý tam quyền phân lập là cho rằng đó
là “dân chủ phương Tây”! Khổ quá! Các vị tìm đâu ra thứ dân chủ phương Đông
chứ? Nhà sáng lập “tam dân chủ nghĩa” Tôn Trung Sơn nói hẳn rằng, dân chủ dân
quyền thì phải học phương Tây, bởi vì phương Đông và Trung Quốc suốt 4000 năm
lịch sử chìm đắm trong quân quyền. Đã có nhiều nước phương Đông thực hiện nhà
nước tam quyền phân lập như Nhật, Hàn quốc…nâng cao quyền dân, hạn chế được
tham nhũng, đất nước phát triển rất nhanh. Chính các nước này đang chìa tay
giúp đỡ ta. Ta cứ công kích tam quyền phân lập là theo Tây, không sợ mất lòng
những người giúp đỡ mình sao?
Tiến
sĩ Hồ Bá Thâm trong bài viết “Dân chủ hóa, phân quyền hóa cơ cấu hệ thống quyền
lực Nhà nước theo tư duy pháp quyền biện chứng” đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp từ năm 2009, đã cảnh báo tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, quan
liêu phát triển là do thiếu cơ chế giám sát, kiềm chế quyền lực, “đó là lỗ hổng
và yếu kém nhất trong hệ thống tam quyền của nhà nước, phải được khắc phục sớm
bằng cả nhận thức và thể chế”. Ông cũng băn khoăn khi “việc thực hiện ba quyền
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Ông cho rằng lẽ ra sự lãnh đạo của Đảng là ở
đường lối và đưa ra quan điểm lớn “Phải làm thế nào để thực hiện cho được quyền
tư pháp độc lập, thượng tôn pháp luật, không chấp nhận bất cứ sự chi phối nào
ngoài pháp luật”. Đến nay, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng gần như cũ: “Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…. do Đảng cộng sản VN lãnh đạo. Quyền lực
nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Tiến sĩ Nguyễn
Đăng Hưng có một thắc mắc rất có lý “đã thống nhất sao lại còn phân công?” Vừa
qua, một báo cáo viên của Ban Tuyên huấn Trung ương xuống giảng giải ở Đảng bộ
phường Tân Kiểng, quận 7, TP HCM đã giải thích: Quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân mà nhân dân là một khối thống nhất, do đó không thể chia cắt, không
thể phân lập! Tại sao các nhà lý luận của Đảng không chịu hiểu rằng, nhà nước
là công cụ để phục vụ nhân dân, do đó nhân dân muốn phân chia nó thế nào để
phục vụ mình tốt hơn là quyền của nhân dân chứ?
Tại
sao các chế độ dân chủ tìm đến nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập? Xin
trích dẫn ra đây ý kiến của hai bậc hiền triết của nhân loại:
Từ
thời cổ đại Platon quan sát các nhà nước và đi đến nhận định: “Tôi nhìn thấy sự
sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước ở nơi nào pháp luật không có hiệu lực và nằm
dưới quyền của một ai đó.Còn nơi nào pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và
các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi nhìn thấy có sự cứu
thoát của nhà nước”. Học trò xuất sắc của ông là Aristote, người được Karl Marx
coi là nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại, đã cụ thể hóa tư tưởng của thày
mình, cho rằng quyền lực nhà nước phải được chia làm ba lĩnh vực: Lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Suốt hơn 2000 năm sau đó những đầu óc vĩ đại của nhân loại
không ngừng khám phá, bổ sung, cụ thể hóa tư tưởng phân quyền. Trong đó J.
Locke và Montesquieu được đánh giá đã ghi hai cột mốc lớn nhất. Cho đến nay đã
có hàng trăm quốc gia dân chủ, giàu mạnh tổ chức nhà nước theo tam quyền phân
lập, dù hình thức có đôi chỗ khác nhau, nhưng điều cơ bản, phổ quát là không
đổi.
Montesquieu
cho rằng: “Khi mà quyền Lập pháp và Hành pháp nhập lại trong tay một người hay
một Viện nguyên lão thì sẽ không còn gì là tự do nữa, người ta sợ rằng chính
ông ấy hoặc Viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng
không có gì là tự do nếu như quyền Tư pháp không tách rời quyền Hành pháp và
Lập pháp. Nếu quyền Tư pháp được nhập với quyền Lập pháp thì người ta sẽ độc
đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân. Quan tòa cũng sẽ là người đặt
ra luật. Nếu quyền Tư pháp nhập với quyền Hành pháp thì quan tòa có sức mạnh
của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức hay của quý tộc,
hoặc của dân chúng năm luôn cả ba quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết”.
Ông đặc biệt nhấn mạnh quyền Tư pháp phải nhất thiết tách ra, độc lập với hai
quyền kia.
Ngày
nay, nhân loại đánh giá một nhà nước dân chủ văn minh khi thực hiện tốt các
tiêu chí:
Xã
hội được tự do khi nhà nước bị kiểm soát bởi luật pháp mà mục đích là để bảo vệ
các quyền con người.
Xã
hội được quản lý bởi một chính phủ của luật pháp. Một cá nhân có thể làm bất cứ
điều gì luật pháp không cấm, còn quan chức nhà nước chỉ được làm những gì luật
pháp cho phép.
Đối
chiếu những ý kiến ở trên, soi rọi vào cách tổ chức nhà nước của ta , sẽ không
quá khó khăn để hiểu vì sao nhà nước chúng ta chưa thể có tư pháp độc lập, nạn
quan liêu, tham nhũng lan tràn không sao ngăn nỗi. Những ý kiến chống lại Tam
quyền phân lập cho rằng nó sẽ làm cho Đảng mất quyền lãnh đạo. Thật là sai lầm!
ĐH 11 cho rằng: “Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược ,các định hướng
chính sách và chủ trương lớn, bằng công tác tuyên truyền, vận động, thuyết
phục, bằng hành động gương mẫu của đảng viên”(Văn kiện,trang 88). Nhà nước tam
quyền phân lập chỉ buộc Đảng, cũng như Nhà nước phải đặt mình ở dưới Hiến pháp
và pháp luật. Tư pháp độc lập của nhà nước pháp quyền có thể gọi người vi phạm
pháp luật bất cứ đó là ai phải trả lời trước tòa án. Một phó thường dân cũng
như ông tổng bí thư đều bình đẳng trước pháp luật. Có người ví von việc khó
chấp nhận điều này là “Không ai lấy đá tự ghè vào chân mình”.Nhưng đó chính là
cách duy nhất giúp cho Đảng thoát khỏi tham nhũng, quan liêu như hiện nay, để
có thể lấy lại niềm tin của nhân dân đang sút giảm nghiêm trọng.
5. XÂY DỰNG XÃ HỘI DÂN SỰ ĐÚNG NGHĨA
Khái
niệm xã hội dân sự có từ thời cổ Hy Lạp, nó chỉ một phạm trù rộng lớn của đời
sống xã hội bao gồm gia đình, tôn giáo, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật…Đến thời
khai sáng, các nhà tư tưởng đề cao quyền tự do cá nhân trong xã hội dân sự, độc
lập với nhà nước, coi xã hội có trước nhà nước, nhà nước không được lấn át xã
hội dân sự. Một nhà nước được coi là văn minh, hợp pháp khi nào được thành lập
bởi sự thỏa thuận của tất cả các cá nhân trong xã hội dân sự, điều đó được xác
lập bằng một Hiến pháp dân chủ. Sự phân chia giữa nhà nước và xã hội dân sự
được coi là đặc trưng của một thể chế chính trị thực sự dân chủ.
Trong các chế độ quân chủ, độc tài, xã hội dân sự dù bị đàn áp vẫn tồn tại, đấu tranh bảo vệ các quyền tự do của người dân bị xâm phạm. Quá trình dân chủ hóa là quá trình phát triển của xã hội dân sự từ non yếu đến mạnh mẽ. Có thể có xã hội dân sự chưa thật hoàn thiện trong một chế độ độc tài, nhưng không thể có chế độ dân chủ mà lại không có xã hội dân sự. Hàn quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippine, Indonexia và mới đây là Myanmar đều đi từ độc tài đến dân chủ, xã hội dân sự từ non yếu phát triển và hoàn chỉnh nhanh chóng.
Trong
thể chế theo mô hình xã hội chủ nghĩa xô viết, tất cả đều Nhà nước hóa, từ đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa, cái công cộng xóa bỏ cái riêng tư. Nhân dân
chỉ còn sở hữu tập thể đối với tư liệu sản xuất, ngay sức lao động và quyền bán
sức lao động của mình cũng không còn, gia đình, tín ngưỡng cũng mất tính độc
lập. Xã hội dân sự nhường chỗ cho xã hội toàn trị. Tất cả các hội đoàn đều do
người của cấp ủy Đảng cử ra làm chủ tịch, thậm chí cả Đoàn chủ tịch, Ban Thường
vụ đều là đảng viên. Tất cả các hội đoàn lấy nghị quyết của Đảng làm chuẩn để
soạn thảo nghị quyết của mình. Nông dân đi khiếu kiện không có thể dựa vào Hội
nông dân; Công nhân đình công không thể yêu cầu công đoàn lãnh đạo. Báo chí là
tiếng nói của một hội đoàn nào đó, không phải tiếng nói của một con người tự do.
Đổi
mới kinh tế mở ra một nửa cánh cửa của xã hội dân sự. Tuy nhiên các quyền tự do
về tinh thần, tự do hội họp, lập hội, biểu tình, tự do tư tưởng, ngôn luận, báo
chí, tự do sáng tạo nghệ thuật… vẫn chưa được thực hiện theo các giá trị phổ
quát của nhân loại đã được ghi nhận trong các Công ước của Liên Hiệp Quốc và đã
được Nhà nước Việt Nam cam kết gia nhập. Nhiều cán bộ cao cấp vẫn còn ngộ nhận:
Cho rằng nước ta đã có hàng trăm hội đoàn cớ sao cứ bảo chưa có tự do hội họp
và lập hội? Đã có hơn 700 tờ báo, tỉnh nào cũng có đài phát thanh, truyền hình
cớ sao cứ kêu không có tự do báo chí, tự do ngôn luận? Xin các vị đọc lại ý
kiến của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề này. Trong “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
do Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Versaille tháng 1-1919 có 8 điều, điều 3 là:
“Tự do báo chí và tự do ngôn luận”; Điều 4 là “Tự do lập hội và hội họp”. Trong
quyển “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Nguyễn Ái Quốc viết những
năm 1921-1926 có đoạn: “Mãi tới bây giờ chưa có một người Việt Nam nào được
phép xuất bản một tờ báo nào cả. Tôi gọi tờ báo tức là một tờ báo về chính trị,
về kinh tế, hay văn học như đã thấy ở châu Âu và các nước châu Á khác, chứ
không phải một tờ báo do chính quyền lập ra” (Hồ Chủ tịch với báo chí, Hội nhà
báo TP HCM, 1980, trang 9). Như vậy, khi nói về các quyền tự do, Hồ Chí Minh
cho rằng đó phải là tự do của mỗi con người. Đến năm 1938, báo Dân chúng của
Đảng cộng sản xuất bản không xin phép và được nhà nước thực dân Pháp chấp nhận.
Trong chế độ thuộc địa hà khắc, xã hội dân sự Việt Nam vẫn len lỏi nảy nở. Từ
năm 1920 đã có công hội của Tôn Đức Thắng. Từ năm 1930 đã có các Đảng chính trị
như Quốc dân Đảng, Đảng cộng sản Việt Nam và các hội đoàn như Hội Ái hữu, Hướng
đạo; từ năm 1934 có Tự lực văn đoàn một hội đoàn hiện đại tạo ảnh hưởng rất lớn
lao về văn học và xã hội; 1937 có Hội truyền bá quốc ngữ… Trừ hai đảng chính
trị, các hội đoàn đều công khai hoạt động. Chẳng lẽ nhà nước Việt Nam cảnh giác
đối với nhân dân đã trải qua 68 năm làm cách mạng của mình hơn cả bọn thực dân
Pháp! Chúng ta hãy nhìn ra thế giới văn minh, nhìn gần hơn là các nước quanh
vùng để thương cho dân mình và mau chóng thực hiện các quyền tự do đã bị treo
suốt 68 năm.
Xã
hội dân sự bao trùm tất cả các mặt của đời sống xã hội cho nên nó vô cùng quan
trọng. Thời đại toàn cầu hóa cho thấy con đường văn minh của nhân loại có những
điểm chung giống nhau trong sự vận dụng các giá trị phổ quát, hình thành mô
hình xã hội tiến bộ, phát triển, gồm có “ bộ ba” không thể thiếu một, đó là: xã
hội dân sự, kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền.
Tống
Văn Công
Ngày
30 -9-2013
Bài viết công phu. Đáng ngưỡng mộ.
Trả lờiXóaHữu Nguyên, từ ngày được sa thải anh làm gì để sống, vẫn quản trị blog. L. mất ô rồi có còn ngông nghênh không ?
Trả lờiXóahthivienhaidang.wordpress.com @ Hề hề hề... từ ngày được sa thải mình có nhiều thời gian để kiếm sống hơn... Làm cho bào ĐĐK thời ĐĐL cũng đâu có sống nổi nếu không chịu làm "kinh tế báo chí" theo kiểu ĐĐL.... để có tiền cống nộp cho L hòng yên thân mà "đâm thuê chém mướn"... HIC....
Trả lờiXóa