Trang

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Coi chừng vitamin xuất xứ từ Trung Quốc

5 Sự Thật Bạn Cần Biết Nếu Sử Dụng Vitamin Xuất Xứ Từ Trung Quốc




Người tiêu dùng không cách nào biết được vitamin bổ sung đến từ Trung Quốc hay không, vì không có điều luật nào quy định phải dán nhãn nguồn gốc xuất xứ cho các nguyên liệu.

39169510orga_20010807_02353.jpg.jpg
Nếu bạn đang sử dụng vitamin, nhiều khả năng chúng được nhập khẩu từ Trung Quốc
Dân số già và sự tập trung ngày càng tăng vào sức khỏe ở Mỹ đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường 28 tỉ USD vitamin và thực phẩm bổ sung, dự kiến sẽ tiếp tục tăng khoảng 3% mỗi năm
Quá nửa người Mỹ trưởng thành đang sử dụng vitamin và các chất bổ sung. Họ có thể không biết rằng mình đang sử dụng sản phẩm từ Trung Quốc hoặc có nguyên liệu từ Trung Quốc
Trung Quốc chiếm hơn 90% thị phần Vitamin C ở Mỹ, theo Seattle Times. Hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu mặt hàng được quảng cáo là có bổ sung vitamin C. Virtamin C được bổ sung vào nhiều thực phẩm và đồ uống-hầu hết tất cả những thực phẩm qua chế biến cho con người cũng như gia súc đều chứa Vitamin C
Người tiêu dùng không cách nào biết được vitamin bổ sung đến từ Trung Quốc hay không, vì không có điều luật nào quy định phải dán nhãn nguồn gốc xuất xứ cho các nguyên liệu.
Có lẽ sẽ không ngạc nhiên khi những vụ bê bối an toàn thực phẩm nguồn gốc Trung Quốc trở thành vấn đề thường nhật
Dưới đây là 5 sự thật mà bất kỳ người tiêu dùng Vitamin nào cũng nên biết
1. Chỉ có 2% trong tổng số Vitamin và chất bổ sung nhập khẩu khác được kiểm tra. Tại sao? Vitamin và những chất bổ sung được phân loại vào “ Thực phẩm” theo luật và do đó không phải chịu những kiểm soát pháp lý gắt gao của “ thuốc theo toa” (loại thuốc phải có đơn thuốc của bác sĩ mới được mua)
2. Khu vực sản xuất Vitamin và chất bổ sung (phụ gia) hàng đầu của Trung Quốc là một trong những nơi ô nhiễm nhất cả nước (và vì vậy là đứng đầu thế giới)
Vitamin cùng các thực phẩm bổ sung thường sử dụng các sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu chính. Tỉnh xuất khẩu Vitamin hàng đàu, Chiết Giang, có mức độ ô nhiễm đất do kim loại nặng thuộc hàng đáng báo động. Trên thực tế, 1/6 đất nông nghiệp Trung Quốc bị ô nhiễm nặng nề
Ví dụ, gạo trồng ở một số vùng nông nghiệp trọng điểm được ghi nhận có chứa lượng cadmium quá mức, chất kim loại thường thấy trong pin, chất nhuộm, và rác thải từ ngành công nghiệp chế biến nhựa. Chúng có thể gây nên những căn bệnh nghiêm trọng về thận
Nước tưới thực sự là một cơn ác mộng. Quá nửa lượng nước chính của đất nước bị ô nhiễm, trong đó nước ở thành phố chiếm đến 86%. Ô nhiễm chủ yếu gây nên bởi nhiều nhà máy quốc doanh, vốn hiếm khi có các thiết bị xử lí ô nhiễm. 70 đến 80% chất thải công nghiệp được xả thẳng ra sông
3. Ngay cả sản phẩm được dán nhãn “hữu cơ” cũng không an toàn, vì tiêu chuẩn hữu cơ của USDA không đặt ra gới hạn về mức độ ô nhiễm kim loại nặng cho các thực phẩm hữu cơ được chứng nhận
4. Khoảng 6.300 người Mỹ trên toàn quốc than phiền về phản ứng có hại của những thực phẩm bổ sung từ năm 2008-2012, theo thống kê của FDA. Nhưng một số chuyên gia cho rằng con số thực tế có thể cao hơn đến 8 lần, vì hầu hết mọi người không tin sản phẩm y tế có thể gây bệnh. Mặc dù không phải tất cả những vấn đề như vậy đều có liên quan đến ô nhiễm, ô nhiễm chỉ đóng một vai trò nào đó.
5. Tồi tệ hơn, Vitamin “made in China” có ở mọi nơi, và ngay cả những người không sử dụng vitamin cùng các thực phẩm bổ sung cũng khó tránh khỏi. Nhiều vitamin cuối cùng trở thành thành phần của các mặt hàng như nước giải khát, thực phẩm, thức ăn gia súc, và ngay cả mỹ phẩm..
Nguồn ĐKN

* Lời bàn của Hữu Nguyên: Không chỉ có coi chứng vitamin từ Trung Quốc thôi đâu. Còn nhiều thứ phải coi chừng lắm, đừng đợi "mất bò mới lo làm chuồng"!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét