Trang

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Việt Nam cần mở thêm không gian cho người dân "mở miệng"

Chuyên gia của Liên Hợp Quốc về các quyền văn hóa kêu gọi mở thêm không gian cho người dân tự biểu đạt ở Việt Nam

[Hề hề... sẽ mở, nhưng chưa phải lúc này. Còn lúc nào thì bi giờ chưa biết... xem chuyên gia cao cấp về lý luận của Đảng CSVN nói ở đây]

HÀ NỘI (29/11/2013) – Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về các quyền văn hóa, bà Farida Shaheed, hôm nay đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam “mở rộng không gian cho người dân bộc lộ quan điểm của họ và đảm bảo người dân có thể đóng góp tri thức, bao gồm tri thức truyền thống của họ, vào sự phát triển của đất nước.”

“Việt Nam đang ở một khắc giao thời quan trọng”, bà Shaheed lưu ý vào cuối chuyến công tác đầu tiên đến Việt Nam (18-29/11) nhằm nghiên cứu những biện pháp đã được chính quyền thực hiện để đảm bảo tất cả mọi người có thể thụ hưởng đầy đủ các quyền văn hóa của họ trong nước.
“Đây là lúc những bước tiến ấn tượng đạt được trong xoá đói giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế cần được bổ sung bằng một không gian lớn hơn cho những tranh luận công khai và cho sự biểu đạt của những tiếng nói đa dạng khi đất nước tiến lên phía trước”, bà nhấn mạnh.
Chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi Chính phủ Việt Nam “tăng cường đáng kể những nỗ lực của mình để xác định và giảm thiểu những tác động tiêu cực của các dự án phát triển để đất nước có thể hưởng thụ đầy đủ lợi ích từ sức mạnh đa dạng văn hóa của các dân tộc để thúc đẩy phát triển bền vững.
Báo cáo viên Đặc biệt tỏ ý tiếc nuối rằng, mặc dù du lịch mang lại một nguồn sinh kế đáng kể cho người dân địa phương, nhưng họ lại chưa được hưởng phần lớn doanh thu có được từ đó.

“Cần có các biện pháp đảm bảo rằng người dân là chủ nhân của di sản văn hóa được sử dụng để khuyến khích du lịch được trao quyền để quản lý các hoạt động này theo cách có lợi nhất cho họ,” bà Shaheed nói, khi nhắc đến tình hình ở Sa Pa, một trong những nơi bà đến thăm: “Người dân cần được sống trong chính văn hoá của mình thay vì phải biểu diễn theo nghĩa vụ.”
“Việt Nam cũng cần đảm bảo tự do biểu đạt nghệ thuật và tự do học thuật ở mức cao hơn,”  bà Shaheed nói.  Bà bày tỏ quan ngại trước việc thiếu vắng các nhà xuất bản tư nhân, do đó làm giảm đáng kể phạm vi để những tiếng nói độc lập được nghe thấy, cũng như việc sử dụng một bản sách giáo khoa lịch sử duy nhất trong các trường học.
Báo cáo viên Đặc biệt nhấn mạnh rằng việc dạy lịch sử cần khuyến khích tư duy phê phán, học tập từ phân tích và tranh luận, như khuyến nghị đã nêu trong báo cáo gần đây nhất trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (tháng 8 năm 2013).
“Tôi cũng  quan ngại sâu sắc rằng một số nghệ sỹ đã bị tầm soát, sách nhiễu hoặc bị giam giữ,” chuyên gia lưu ý khi dẫn ra các trường hợp nghệ sỹ bị kết tội theo điều 88 Bộ Luật Hình sự vì “tiến hành tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
“Tôi chân thành hy vọng rằng Chính phủ sẽ xem xét lại chính sách để đảm bảo tự do lớn hơn cho các biểu đạt nghệ thuật và sáng tạo, tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế,” Báo cáo viên nói.
Trong chuyến thăm 12 ngày đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hội An và Sa Pa, cũng như một số làng bản ở các tỉnh thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Lào Cai, chuyên gia nhân quyền đã gặp gỡ với nhiều bên liên quan trong lĩnh vực văn hóa, bao gồm các cơ quan nhà nước, ở cấp quốc gia cũng như địa phương.
Bà cũng đã gặp gỡ với các nghệ sỹ, các học giả, giám đốc và nhân viên của các viện nghiên cứu và các cơ quan văn hóa, các đại diện của xã hội dân sự, thành viên của các cộng đồng dân tộc, và người dân tham gia vào hoạt động du lịch.
Báo cáo viên Đặc biệt sẽ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc một báo cáo đầy đủ với các phát hiện và khuyến nghị của bà trong năm 2014.
(*) Toàn văn thông điệp cuối chuyến thăm của Báo cáo viên Đặc biệt có tại:
http://www.ohchr.org/EN/Issues/CulturalRights/Pages/SRCulturalRightsIndex.aspx (xem mục “Tin mới nhất” – “Latest news”)

HẾT
Bà Farida Shaheed đảm nhận vai trò chuyên gia độc lập và sau đó là một Báo cáo viên đặc biệt trong lĩnh vực quyền văn hóa từ tháng 8 năm 2009. Bà đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền văn hóa qua việc thúc đẩy các chính sách và dự án về văn hóa để hỗ trợ các quyền của những nhóm thiệt thòi, bao gồm cả phụ nữ, nông dân, tôn giáo và dân tộc thiểu số. Bà Shaheed đã nhận được nhiều giải thưởng nhân quyền quốc gia và quốc tế, bà còn là một chuyên gia có kinh nghiệm trong đàm phán ở các cấp quốc tế, khu vực và quốc gia. Để biết thêm thông tin, truy cập tại:
http://www.ohchr.org/EN/Issues/CulturalRights/Pages/SRCulturalRightsIndex.aspx
Đọc báo cáo năm 2013 của Báo cáo viên Đặc biệt trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về viết và dạy lịch sử:http://www.ohchr.org/EN/Issues/CulturalRights/Pages/AnnualReports.aspx
Trang về Việt Nam với các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc:http://www.ohchr.org/EN/Countries/AsiaRegion/Pages/VNIndex.aspx
Các câu hỏi và yêu cầu của báo chí, đề nghị liên lạc: 
Tại Hà Nội: Bà Mylène Bidault, (+ 41 79 444 4355 / mbidault@ohchr.org), Ông Trịnh Anh Tuấn (+84 4 3822 4383 /trinh.anh.tuan@one.un.org)
Tại Geneva: Ms. Chenie Yoon (+41 22 917 9756 / cyoon@ohchr.org) hoặc gửi email đến srculturalrights@ohchr.org.
Các đề nghị của báo chí liên quan đến các chuyên gia độc lập khác của Liên Hợp Quốc: 
Xabier Celaya, UN Human Rights – Media Unit (+ 41 22 917 9383 / xcelaya@ohchr.org)   
Theo dõi các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc qua mạng xã hội:
Facebook: https://www.facebook.com/unitednationshumanrights 
Twitter: http://twitter.com/UNrightswire 
Google+ gplus.to/unitednationshumanrights    
YouTube: http://www.youtube.com/UNOHCHR 
Storify:    http://storify.com/UNrightswire
Xem “20 years of human rights - the road ahead”: http://youtu.be/yW7s-Q8S14E


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét