Trang

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Những điều đáng tiếc về cuộc thi tổng biên tập ở báo Đại đoàn kết

Thế này mà cũng gọi là thi với thố. 

Ấy vậy nhưng nhà báo Bá Tân vẫn tiếc. Như tiếc một mối tình đơn phương, quá nhiều mơ mộng. Nay thấy người mình yêu tay trong tay với kẻ khác, cóc coi tình yêu đấy chát thơ mộng của mình ra cái khỉ gió gì.

Tôi thì chả tiếc gì cái gọi là cuộc thi. Chỉ tiếc cho nhà báo Bá Tân. Ông cứ tự buộc mình vào cái tư duy “sẽ có một cuộc thi đúng nghĩa” để thực sự chọn ra được người tài đức “chẳng cần ưu tiên” làm TBT báo Đại đoàn kết một cách xứng đáng. Cứ như lãnh đạo MTTQVN thật sự mong muốn tránh được những hậu quả đau đớn, nhãn tiền do việc chọn sai TBT Đinh Đức Lập cho báo này 5 năm trước đây.

Chia buồn với nhà báo Bá Tân vì giấc mộng vỡ tan của ông, quá nhanh. Cầu trời giúp ông sớm tỉnh giấc để biết rằng mình đang mộng.

Biết mộng thì tỉnh mộng vậy!

Tiếc cho một cuộc thi

Bá Tân

Thế là cuộc thi tổng biên tập (TBT) đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam đã diễn ra, chiều ngày 25/8/2014, tại hội trường cơ quan UBTWMTTQ Việt Nam.

Với 2 ứng viên, cuộc thi diễn ra chỉ trong hơn 180 phút. Hơn 3 giờ chiều mới bắt đầu. Chỉ 3 giờ sau đó, cuộc thi kết thúc.

Nếu thuần túy phản ánh theo kiểu “chụp ảnh” cuộc thi ấy, tôi sẽ đưa tin ngay sau khi cuộc thi kết thúc. Tuy nhiên, tôi thật sự không có ý định đưa tin, cho dù đây là sự kiện lần đầu diễn ra trong lịch sử báo chí Việt Nam.

Đến với sự kiện này, tôi thực hiện mong ước “chiêm ngưỡng” người sắp tới trở thành tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, nơi tôi đang công tác.

Khi ngồi viết bài này, cuộc thi đã đi qua hơn 3 ngày, trong tôi vẫn cứ nguyên vẹn sự tiếc nuối. Ngay từ khi mở đầu cuộc thi, với người khác chẳng biết thế nào, còn tôi mang nặng sự ước muốn. Đến bây giờ, khi sự kiện đã đi qua mấy ngày, sự tiếc nuối không giảm mà còn đầy căng thẳng.

Tiếc là bởi vì, nếu cuộc thi có tính chuyên nghiệp cao hơn sẽ có được cuộc chơi hấp dẫn hơn.  Nếu cuộc thi có tính chuyên nghiệp cao hơn, mới xứng tầm sự kiện lần đầu diễn ra trong lịch sử báo chí Việt Nam.

Điều kiện khách quan để cuộc thi có tính chuyên nghiệp cao là hoàn toàn có thể, thế nhưng trở nên không thể trong cuộc thi này.

Không thể phủ nhận điều này, cả 2 ứng viên đều có tính chuyên nghiệp. Một người hiện là cấp phó của một tờ báo. Một ứng viên khác là cấp trưởng của một tờ báo.

Họ không còn xa lạ, càng không phải ngoài cuộc khi thể hiện vai diễn TBT trong cuộc thi. Từ đề án được chuẩn bị trước đó, cho đến khi diễn giải tại cuộc thi, hai ứng viên bộc lộ tính chuyên nghiệp của những người chuyên làm báo và quản lí cơ quan báo chí. Dĩ nhiên không chỉ 2 ứng viên mà báo chí nói chung, có bao nhiêu nhà báo thì có bấy nhiêu sự khác biệt cả về phong cách, năng lực chuyên môn... Và tất nhiên, với một cơ quan báo chí, TBT chỉ thật sự xứng đáng người cầm lái khi họ đứng đầu về năng lực chuyên môn. Vì lẽ đó cơ quan chủ quản mới tổ chức thi tuyển TBT cho báo Đại Đoàn Kết, sau khi tờ báo này cũng như cơ quan chủ quản phải trả giá cho việc chọn sai TBT.

Ứng viên không và không thể thiếu tính chuyên nghiệp, nói đúng hơn là phải có tính chuyên nghiệp cao.

Với một cuộc thi, chừng đó là chưa đủ. Cuộc thi nào cũng vậy, đòi hỏi tính chuyên nghiệp từ 2 phía, người dự thi cũng như người chấm thi. Người chấm thi bắt buộc phải có năng lực chuyên môn cao hơn người dự thi, như thế mới có thể chấm điểm chuẩn xác.

Thi đại học, cao đẳng, bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ đều phải tuân thủ nguyên tắc như vậy. Đã là người chấm thi, phải có năng lực chuyên môn cao hơn người dự thi, phải là thầy của người dự thi.

Các cuộc thi người đẹp, có ban giám khảo gồm những chuyên gia hàng đầu về mĩ học, về cái đẹp. Những người đó mới đủ khả năng xác định điểm số (thứ hạng) cho cái đẹp của những người đẹp khác nhau.

Tại các kì thi sao mai điểm hẹn, những nhạc sĩ và ca sĩ thành danh được mời làm ban giám khảo. Nhạc sĩ nghiệp dư, ca sĩ cấp phường nếu được mời cũng không giám ngồi ghế ban giám khảo cuộc thi sao mai điểm hẹn.

Theo cái lẽ thông thường như vậy, trong cuộc thi TBT vừa rồi, rất nên có những người đã thành danh trong nghề TBT tham gia chấm điểm cho các ứng viên. Những người đó không có tên trong hội đồng tuyển dụng, nếu có mời họ cũng từ chối, nhưng nếu đưa họ vào ban giám khảo thì chất lượng cuộc thi sẽ có tính chuyên nghiệp cao hơn. Làng báo Việt Nam không thiếu những TBT giỏi và rất giỏi. Nếu được mời, chắc chắn họ sẽ vui lòng tham gia ban giám khảo cuộc thi TBT.

Những người thành danh trong nghề TBT với những người chưa làm TBT (nhất là chưa làm báo ) sẽ có sự khác biệt xa vời khi “ cân, đong” ứng viên làm TBT. Chưa nói đến chấm điểm, chỉ riêng cách đặt câu hỏi trong phần phản biện, người có tính chuyên nghiêp và người xa lạ với nghề này hoàn toàn có cách hỏi khác nhau. Một bên tiếp nhận thông tin cũng như đặt câu hỏi mang tính chuyên nghiệp, vì công việc chuyên nghiệp. Một bên, vì là người ngoài cuộc về mặt chuyên nghiệp, khó tránh khỏi những non nớt (thậm chí lệch pha) khi phải làm công việc không đúng chuyên môn nghề nghiệp. Chỉ nghe cách đặt câu hỏi ( chất vấn ) là nhận ra năng lực chuyên môn của người đó. Trách nhiệm với năng lực chuyên môn nghề nghiệp là hai thứ khác nhau, không thể dùng trách nhiệm thay cho chuyên môn nghề nghiệp.

Cuộc thi nào cũng vậy, sẽ là thế nào, nếu người chấm thi không có năng lực chuyên môn vượt xa người dự thi.

TBT là một nghề, đòi hỏi hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cốt lõi và giữ vai trò chi phối thuộc về năng lực chuyên môn. Sẽ là sai lầm lớn nếu cho rằng, ai cũng làm được TBT, ai cũng có thể chấm điểm cho người dự thi TBT.

Còn có thêm sự tiếc nuối về mặt thông tin của cuộc thi. Sự kiện đầu tiên diễn ra trong lịch sử báo chí, vậy mà chẳng có đại diện cơ quan báo chí nào đến dự.

Chứng kiến sự kiện này không vì tò mò, nếu có sự hiện diện, báo chí có cơ hội bàn góp ý kiến cho cách làm đổi mới, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Sự kiện đầu tiên của lịch sử báo chí, nóng hơn nhiều điểm nóng khác, vậy mà báo chí dửng dưng. Thật đáng tiếc. Vấn đề không phải cá nhân ứng viên tham dự thi tuyển. Vấn đề của vấn đề là sự kiện mang tính lịch sử, là cách làm hoàn toàn mới đối với việc tuyển chọn người làm nghề TBT.

Báo Đại Đoàn Kết sẽ có TBT thông qua cuộc thi này. Những người chấm thi chỉ có vai trò trong cuộc thi. Giá trị đích thực và lâu bền của TBT được tính bằng công việc hàng ngày, nhân cách thường ngày. Làm tốt hơn những việc làm tốt của những người tiền nhiệm, không lặp lại vết xe đổ đã từng xảy ra tại báo Đại Đoàn Kết. Làm được những điều cơ bản như vậy, TBT báo Đại Đoàn Kết sẽ cùng mọi người ở tờ báo này tạo ra sức sống mới cho tờ báo đúng như tên gọi của nó.


Tác giả gởi bài tới blog Hữu Nguyên

3 nhận xét:

  1. Ban tổ chức là đảng đoàn và ban thường trực mặt trận đến hôm nay vẫn còn băn khoăn chưa quyết chọn ai. Lại phải qua kỳ nghỉ lễ 2.9 mới xét.

    Trả lờiXóa
  2. Stt trên FB của Trần Ngọc Kha đã bị gỡ xuống:
    43 phút · Hanoi ·
    Thuốc đắng…
    Hôm nay, có vị lãnh đạo một bộ hỏi thăm mình, rằng Hồng Thanh Quang đã được chọn làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết rồi à? Mình hỏi lại ông ta: Anh có nằm mơ không đấy? Không bao giờ có “cái mùa xuân” này đâu nhá! Ai người ta lại đi tuyển cái thằng phản chủ này bao giờ?
    Cái sự “không bao giờ này” còn có lý khi trước mặt bá quan văn võ, bầu đàn thê tử của UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cái nhà anh này khoa môi múa mép, rằng báo tôi hay thế này, ho thế kia, đang đại đoàn kết lắm lắm…(!!!!????). May mà mình đang ngược chuyến công du đông bắc chứ nếu ở nhà biết ngay thông tin có khi không giữ bình tĩnh được lại gọi điện thoại chửi thẳng vào mặt cái thằng này, rằng mày cũng chỉ là một phường rác rưởi mà thôi, làm sao có thể đè đầu cưỡi cổ chúng tao phút nào được?
    Chiều qua, cùng với những thông tin thật chói tai trên, người viết bài này cũng nhận được một mớ thông tin của một đồng nghiệp cùng cơ quan, rằng: Ôi mày ơi, sao lại có cái thằng nó tởm đến thế không biết? Nó dám phủ nhận sạch trơn cả lũ cái tập thể chúng ta. Rằng chúng ta là đồ bỏ đi, từ cao nhất xuống đến thấp nhất. Rằng báo ta đang mất đoàn kết nghiêm trọng. Nó bảo nếu cho nó về làm Tổng biên tập sẽ đem chừng 20 người cùng về, toàn những tay điều tra cự phách để “thay máu nhân sự”, xóa cờ chơi lại ở đây, quyết vực tờ báo lên sao cho bán được ra thị trường chứ không chỉ “phát hành bí mật” trong hệ thống MTTQVN như bây giờ. Vân vân và vân vân. Lại vân vân…
    Mình cũng… lo quá! Chết! Thế này dễ Chủ tịch UBTW MTTQ VN hãi cả tay này quá mà cho trượt cả hai thì… ốm cả lũ chứ chả chơi! Cơ mà, lại nhớ đến cái câu của các cụ nhà ta và các cụ chúng nó nữa, rằng: Thuốc đắng dã tật, SỰ THẬT MẤT LÒNG.
    Nhưng, ngộ nhỡ đâu cái thằng cha thứ hai kia NÓ NÓI THẬT THÌ SAO, hả Giời? Hả Giời? Hả Giời?

    Trả lờiXóa
  3. Người Mặt trậnlúc 15:58 28 tháng 8, 2014

    Nhờ trò thi thố này mọi người mới biết về bộ mặt, quan điểm làm báo của ứng viên TBT rất "dao búa" được cho là người thân của đồng chí CT?! Lẽ nào uy tín chính trị của Giáo sư lại giao cho ông người thân đáng sợ như thế? Đồng chí nhà thơ Công an cũng chẳng hiểu gì về MT. NÓi chung cả hai thí sinh này đều không hiểu làm báo MT là làm cái gì! Đại đoàn kết có khi còn tồi tệ hơn cả thời Đinh đức Lập khi một trong hai ông chạy này về làm TBT. Trớ trêu.

    Trả lờiXóa