Trang

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Tiết lộ linh cảm kỳ diệu của “cụ” Rùa Hồ Gươm

Cụ biết minh già quá rồi, phải ra đi thôi. Đó là thông điệp rõ ràng của hồn thiêng sông núi. Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật thường tình. Cưỡng lại quy luật cũng có nghĩa là nghịch đạo. 

Theo tin tức báo chí, lúc 16h30 chiều 19-01-2016, một số người đã phát hiện xác "cụ" rùa Hồ Gươm đã nổi lên trên mặt nước Hồ Gươm ở phía góc đối diện tòa nhà báo Hà Nội Mới. Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm cùng với người dân đã đưa "cụ" vào ven bờ, tiến hành lau rửa qua cơ thể cụ rùa. GS.TS Hà Đình Đức, nhà "rùa học" Hà Nội cho biết, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho ông biết sự việc. Lúc 18h45, hiện trường nơi cụ Rùa mất đã được phong tỏa. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã có mặt tại hiện trường để bàn với lực lượng chức năng lo công tác hậu sự cho cụ Rùa. Cụ Rùa được đưa khỏi Hồ Gươm vào lúc 19h5. (Gia Đình Net)

Nhân sự kiện này, nhớ lại bài báo ghi nhận nhiều ý kiến của "nhà rùa học" PGS. Hà Đình Đức về những giai thoại mang tính huyền sử nhưng cũng khá gắn kết với những sự kiện lịch sử trong thực tế của Cụ Rùa Hồ Gươm:

Tiết lộ linh cảm kỳ diệu của “cụ” Rùa Hồ Gươm


Đối với người dân cả nước, “cụ” Rùa Hồ Gươm được xem như linh vật, gắn với điển tích mượn gươm thần đánh giặc của vua Lê.

Quá trình nghiên cứu về “cụ” Rùa Hồ Gươm, “nhà rùa học” - PGS Hà Đình Đức đã phát hiện ra khả năng linh cảm kỳ diệu không thể giải thích được của “cụ” Rùa. Không ít lần ông phải giật mình vì “cụ” Rùa nổi đúng vào những dịp trọng đại của dân tộc. Đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học nhằm lý giải khả năng này của “cụ” Rùa Hồ Gươm nhưng đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

Giao cảm kỳ lạ của “cụ” Rùa

Bắt đầu nghiên cứu về “cụ” Rùa từ năm 1991 đến nay, PGS Hà Đình Đức đã nhiều lần trực tiếp thăm khám và chữa bệnh cho “cụ” Rùa. Không một ai ở Hà Nội lại có điều kiện tiếp xúc nhiều với “cụ” Rùa như ông. Liệu có phải vì lý do đó, mà giữa “nhà rùa học” với “cụ” Rùa Hồ Gươm lại có một sự giao tiếp thân thiện đến khó tin.

 

 

 

Hình ảnh Nhà rùa học lần đầu tiết lộ linh cảm kỳ diệu của “cụ” Rùa số 1

Nhiều lần “cụ” Rùa Hồ Gươm nổi trùng hợp với những sự kiện trọng đại của dân tộc.

Trò chuyện với chúng tôi về “cụ” Rùa, “nhà rùa học” chia sẻ: “Có thể không ai tin, nhưng mỗi lần tôi ra Tháp Rùa hay chèo thuyền trên Hồ Gươm để tìm hiểu, nghiên cứu về điều kiện thuỷ văn của Hồ Gươm thì “cụ” Rùa nổi lên như thể chào đón tôi. Có những lúc, “cụ” bơi theo thuyền và bơi rất điệu như thể cổ vũ khi có tôi ngồi trên thuyền”. Điều này là một sự may mắn đặc biệt mà chỉ riêng PGS Hà Đình Đức có được.
Cũng theo vị PGS này, “cụ” Rùa có linh cảm rất đặc biệt, dường như cụ đoán biết hết thảy mọi việc có liên quan đến bản thân cụ.
Theo đó, ngày 26/12/1991, PGS Hà Đình Đức được Đài Truyền hình Hà Nội mời ghi hình bài nói chuyện về bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Đúng 10h sáng hôm đó, “cụ” Rùa nổi lên và bài phát biểu tối hôm đó của ông đã được phát lên cùng với cảnh quay minh họa “cụ” nổi một cách sống động. Ngày 10/3/1992, sở Giao thông công chính Hà Nội tổ chức cuộc họp bàn phê duyệt phương án nạo vét hồ Hoàn Kiếm tại 14 Phan Đình Phùng.



Hình ảnh Nhà rùa học lần đầu tiết lộ linh cảm kỳ diệu của “cụ” Rùa số 2
PGS. Hà Đình Đức (ảnh nhân vật cung cấp).
Đúng sáng sớm hôm đó, “cụ” Rùa lại nổi và các đại biểu đã được xem những bức ảnh ngay trước giờ khai mạc. Đúng một năm sau, ngày 10/3/1993, tại cuộc họp bàn phê duyệt phương án, “cụ” Rùa lại nổi lên lần nữa.
Chính vì điều này nên PGS Hà Đình Đức cho rằng:““Cụ” Rùa có khả năng giao tiếp kỳ lạ rất khó để lý giải. Qua các sự việc trên tôi cho rằng còn nhiều điều bí ẩn liên quan đến “cụ” Rùa mà chúng ta chưa thể giải đáp một cách rõ ràng bằng khoa học. Đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học diễn ra nhưng vẫn chưa một ai giải thích được rõ ràng về vấn đề này. Tất cả chỉ thừa nhận khả năng giao cảm kỳ lạ của “cụ” Rùa là một việc có thật”.
Những lần xuất hiện khó có thể lý giải
Bước ra từ truyền thuyết, số phận “cụ” Rùa Hồ Gươm trải qua hàng trăm năm, được dệt thêm những câu chuyện vừa hư, vừa thực. Có những điều giải thích được bằng khoa học, lại có những điều giờ đây vẫn là truyền thuyết. Có một điều lạ, những lần nổi của “cụ” Rùa, không ít người giật mình vì nó gắn với một sự kiện lịch sử, văn hóa quan trọng nào đó.
PGS Hà Đình Đức đã chọn và sắp xếp 37 trong tổng số hơn 200 lần “cụ” Rùa Hồ Gươm nổi lên kể từ năm 1991, ai cũng ngớ ra bởi nó trùng hợp một cách ngẫu nhiên với 37 sự kiện liên quan đến hoặc bản thân “cụ” hoặc của Thủ đô. Những ngày “cụ” Rùa nổi lên mặt nước xanh ngắt trùng với các sự kiện đáng chú ý ở Hà Nội, thời tiết, khí hậu đều không có gì bất thường. Đối với đông đảo người dân Việt Nam, “cụ” Rùa là một linh vật lịch sử sống, báu vật linh thiêng của đất nước, nên mỗi khi “cụ” nổi, người dân đều có niềm tin vào sự linh thiêng huyền bí, tốt lành.Đơn cử vào thời điểm 0h0’ ngày 1/1/2000, khi hàng vạn người dân Thủ đô tập trung quanh Hồ Gươm để cùng thế giới đón chào thiên niên kỷ mới, đúng lúc pháo hoa bắt đầu bắn thì “cụ” liên tục nổi lên mặt nước. Trong hoàn cảnh đó, không ít người đã rơi nước mắt vì hạnh phúc.
Năm 2006, đúng vào ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18/4) và ngày bế mạc Đại hội (26/4), “cụ” Rùa đều nổi lên. Tháng 11/2006, trong những ngày Thủ đô Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động đón mừng hội nghị APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, “cụ” Rùa cũng liên tiếp nổi, bơi sát bờ, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân Thủ đô và du khách quốc tế.
Đối với những sự kiện trọng đại của Thủ đô, “cụ” Rùa cũng hiện diện và chứng kiến. Ngày 10/10/2002 (kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng Thủ đô), ngày 10/10/2009 (kỷ niệm 55 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 999 năm Thăng Long – Hà Nội), mọi người đều trông thấy “cụ” Rùa thảnh thơi bơi lội tung tăng dưới chân cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn 
Rõ ràng, huyền thoại Hồ Gươm vừa hư vừa thực tồn tại suốt hàng ngàn năm qua. Và trong tận sâu thẳm tâm hồn người Việt, đâu đó trong lòng hồ trong xanh kia, thần Rùa vẫn đang ngày đêm canh giữ Gươm thần của tổ tiên. Dù thế nào, có lẽ trong tâm khảm mọi người Việt, Hồ Gươm mãi mãi thiêng liêng nhờ vào truyền thuyết Gươm thần và “cụ” Rùa Hồ Gươm mãi là biểu tượng sống động của truyền thuyết ấy.  
Rùa Hồ Gươm từng cứu Lê Lợi thoát sự truy đuổi của giặc!?
Theo PGS Hà Đình Đức, hiện nay trong huyền sử vẫn còn lưu lại câu chuyện khi Lê Lợi chạy giặc ở Lam Kinh (Thanh Hóa) bỗng xuất hiện một con ba ba (giống rùa của Hồ Gươm) rất to đi sau xoá dấu vết. Sau này Lê Lợi phong con ba ba đó là “thần ba ba”. Cũng chính điều này lý giải tại sao, nhà Lê xem rùa ba ba như một linh vật. Theo PGS Đức, rùa đá đội bia ở Vĩnh Lăng (Lam Kinh) là loài rùa mai mềm. Khi tiến hành so sánh, nó rất giống về hình thái với tiêu bản rùa ở Hồ Gươm đang được trưng bày trong tủ kính ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cũng như “cụ” Rùa đang sinh sống tại Hồ Gươm.

3 nhận xét:

  1. Cụ rùa là người Bắc thì đúng rồi, cụ lại có lý luận nên mới thiêng thế! Cụ rùa học từ nay thất nghiệp, theo lẽ nên đi theo người tri kỷ mới phải đạo.

    Trả lờiXóa
  2. Cụ đi xa vì đã già,nhắc cho ai đã già mà còn tham quyền cố vị thì cũng nên đi theo cụ

    Trả lờiXóa
  3. Một PGS-TS sinh vật học lại phát biểu vớ vẩn như thế này mà cũng có người tin thì thật hết thuốc chữa. Đem gán ghép chuyện con "rùa"( chính xác là con ba ba to- con giải)với những sự kiện chính trị- xã hội thì thật nực cười. Tại sao cũng trong thời gian ấy, có cả tỷ lần "rùa" nổi không có sự kiện gì và cũng cả tỷ lần có sự kiện mà "rùa" không nổi? Nói cho nhanh: cái danh PGS-TS của ông Đức nó cũng đáng ngờ như nhân cách của ông vậy!

    Trả lờiXóa