Việc Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế dưới sự hậu thuẫn của thái hậu Dương Vân Nga trong tình thế nước sôi lửa bỏng của đất nước được các sử gia xem xét từ nhiều góc độ, vị trí lịch sử nên có nhều cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, với hầu hết người dân Việt Nam, việc Lê Hoàn xưng đế và ngay lập tức dẹp tan quân Tống xâm lược, giữ vững bờ cõi, ồn định giang sơn, xã tắc là một công trạng hiển hách, hợp lòng dân. Do hợp lòng dân, nên nhiều hành vi, thủ đoạn (nếu có) trong quá trình chuyển đổi quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê có thể để lại khá nhiều điều tiếng, song đều được người dân cho qua. Đó mới chính là “đại cục” của lòng dân, là bảo vệ từng tấc đất của cha ông, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thái bình cho muôn dân.
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn nắm quyền nhiếp chính
khi ấu chúa Đinh Toàn lên ngôi mới vừa 6 tuổi. Thế nước đang ngàn cân
treo sợi tóc, nhiều tướng lĩnh không phục (Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp...), lo sợ ông lấn át quyền
hành, nên dấy binh tiêu diệt ông, bất chấp hiểm họa ngoại xâm đang cận
kề.
Nhà Tống lúc bấy giờ đã dẹp yên loạn “Ngũ đại Thập
quốc”, quân lực hùng mạnh, lại thêm những rối ren nội bộ của nước ta
là cơ hội tốt cho việc đem quân đánh chiếm. Chưa hết, ở phía Nam, phò mã
Ngô Nhật Khánh (con rể Đinh Tiên Hoàng) làm phản, dẫn quân Chiêm Thành với hơn
1000 thuyền chiến do đích thân vua Chiêm cầm đầu theo đường biển tiến thẳng vào
kinh đô Hoa Lư, rắp tâm xâm chiếm nước ta, may mà đội quân này chưa tới nơi đã
bị bão dìm chết, chỉ còn vua Chiêm sống sót.
Trong tình thế hiểm
nghèo như thế, dưới sự hậu thuẫn của thái hậu Dương Vân Nga, Lê Hoàn một mặt
nhanh chóng dẹp yên nội loạn, một mặt ráo riết chuẩn bị đối phó với quân xâm lược.
Việc Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế dưới sự hậu thuẫn của thái hậu Dương
Vân Nga trong tình thế nước sôi lữa bỏng của đất nước được các sử
gia xem xét từ nhiều góc độ, vị
trí lịch sử nên có nhều cách đánh giá khác nhau.
Tuy nhiên, với hầu hết người dân Việt Nam, việc Lê
Hoàn xưng đế và ngay lập tức dẹp tan quân Tống xâm lược, giữ vững bờ
cõi, ồn định giang sơn, xã tắc là một công trạng hiển hách, hợp
lòng dân. Do hợp lòng dân, nên nhiều hành vi, thủ đoạn (nếu có) trong
quá trình chuyển đổi quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê có thề
để lại khá nhiều điều tiếng, song đều được người dân cho qua. Đó mới
chính là “đại cục” của lòng dân, là bảo vệ từng tấc đất của cha
ông, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thái bình, ấm no cho muôn họ.
Điều đáng ngạc nhiên là Lê Hoàn xuất thân võ tướng
nhưng rất biết lắng nghe, tham vấn nhân sĩ trí thức đương thời trong
mọi việc. Cụ thể là trong tình cảnh thế nước, và bản thân Lê Hoàn
cũng đang trong thế nghìn cân treo sợi tóc, ông đã hỏiThiền sư Pháp
Thuận: “Vận nước rồi sẽ ra sao?”. Thiền
sư đáp bằng một bài kệ:
“Quốc tộ như đằng lạc,
Nam
thiên lý thái bình,Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.”
Dịch
nghĩa :
“Vận nước
như cây leo,
Trời
nam mở thái bình,
Vô
vi trong chính sách,
Chốn
chốn hết đao binh.
”Tác giả Viên
Như bình luận về vụ vấn đáp này như sau: “Trong tư cách là một thiền sư, trước ông đã
khuyên vua nên theo tinh thần tùy duyên của đạo Phật mà ứng xử, tiếp đến ông lại
khuyên vua nên thi hành chính sách vô vi nhằm đem đến sự ổn định cho quốc gia
thì nhất định tinh thần vô vi này phải xuất phát từ Phật giáo, hơn nữa hoàn cảnh
lịch sử và mối quan hệ giữa Pháp Thuận và Lê Hoàn cho ta hiểu rằng chính sách
vô vi này chắc chắn mang tính tích cực, có như thế mới giải quyết được những
nhiễu nhương của xã hội, tiến tới một nền hòa bình, đáp ứng được mong muốn như
câu 2 của bài thơ đã nói.
Tính tích cực ấy là gì? Đó là tính vô trước,
vô chấp của đạo(chính sách) vô vi. Làm mọi việc cho nhân dân không phải với suy
nghĩ vì mình là vua và mọi người phải biết ơn mình, mà làm là vì hạnh phúc của
nhân dân xem hạnh phúc của nhân dân cũng chính là hạnh phúc mình, đó là vô trước.
Thi hành những chính sách khoan dung, ai có tài thì tạo điều kiện hoặc mời ra
giúp nước, không kể quá khứ, dòng họ, phe phái trước đây của họ, cho họ nhận thức
được rằng đất nước này là của chung chứ không của riêng ai, nên phải cùng nhau
xây dựng, đó là vô chấp.
Đọc vào lịch sử ta thấy biết
bao triều đại đã đổi thay, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần v.v. . Tuy nhiên triều đại
có thể đổi thay nhưng chủ quyền của đất nước không bao giờ thay đổi. Bởi vì nếu
làm ngược lại, sớm muộn gì triều đại ấy cũng sẽ suy tàn. Ngày nay, sau hơn
1.000 năm, những lời khuyên của thiền sư Pháp Thuận vẫn còn nguyên giá trị. Bởi
khi chiêm nghiệm tinh thần tùy duyên bất biến, vô trước, vô chấp mà Pháp Thuận
đã khuyên Lê Hoàn chúng ta mới thấy hết
tính chân lí của vấn đề - Đối với chính trị thì tùy duyên - Đối với Tổ quốc thì
bất biến - Đối với nhân dân thì công minh, nhân nghĩa. Một khi đã thi hành triệt
để tinh thần ấy thì lo gì chẳng hết can qua, lo gì không thực hiện được ước muốn
“Chốn chốn hết đao binh”. Tinh thần ấy là khuôn mẫu trị nước an dân mà thiền sư
Pháp Thuận đã rút ra từ tinh thần Phật giáo, nó không những là kim chỉ nam cho
triều đại Lê Đại Hành, mà còn là khuôn vàng thước ngọc cho mọi triều đại về sau”.
Những tài liệu mà sử sách chính thống ghi lại cho
tới ngày nay cũng cho thây đạo dùng người hết sức tinh tế và bao dung
của Lê Hoàn, một trong những yếu tố căn bản giúp ông thành đại
nghiệp. Đối với lực lượng làm binh biến, ông bất đắc dĩ phải giết những người
cầm đầu nhưng không sát hại bất cứ một ai trong gia đình và phe nhóm của họ.
Như Phạm Cự Lượng chính là em ruột Vệ úy Phạm Hạp. Phạm Hạp không
thể không giết, nhưng giết Phạm Hạp ông lại dùng em ruột Phạm Hạp là Phạm Cự Lượng
làm đại tướng quân, rồi thăng đến Thái úy thống lĩnh quân đội. Nguyễn Bặc không
thể không giết, nhưng con trai Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê lại được Lê Hoàn dùng
làm tướng và thăng đến chức Hữu Điện tiền chỉ huy sứ thời Tiền Lê. Dùng người một
cách chí công vô tư như thế, chỉ nghĩ đến sự tồn vong của đất nước mà không
nghĩ đến sự an nguy của bản thân và dòng họ, trước đó không thấy và sau này
cũng chưa từng thấy.
Dùng người nhân
văn, hợp lòng người, đạo trời đã giúp Lê Hoàn không phạm sai lầm. Phạm Cự
Lượng tài đức vẹn toàn, được nhân dân đời đời ngưỡng mộ, là một vị thần ghi
trong Việt điện u linh tập; và không phải vô cớ mà vào đời Lý, vua Lý
Thái Tôn cũng chính thức phong ông là một vị thần chuyên coi về hình ngục, tôn
là “Hồng Thánh đại vương” , thờ tại đền Ngự sử; hiện nay ở các địa phương vẫn
còn đến 4 di tích thờ ông.
Lê Đại Hành là một vị vua mà
"Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm
phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân,
quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên
phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng
năng, hết lòng lo lắng" (Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí). Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo
bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều
không phải đời vua nào của VIệt Nam cũng làm được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét