Trang

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Phải khởi tố Formosa

Việc Chính phủ VN ́nhận 500 triệu USD tiền đền bù của Formosa cho vụ cá chết ở miền Trung, đồng thời miễn trách nhiệm hình sự của họ,  được giới chuyên gia cho là khá hấp tấp và không thuyết phục về mặt pháp lý.
Mức đền bù cụ thể như thế nào phải do Tòa án quyết định, chứ không phải do Formosa "tự nguyện" và được chính phủ VN chấp nhận sau những cuộc thỏa thuận, như các quan chức chính phủ cho biết trong phiên họp báo chiều ngày 30/6.
Do đó, sau khi kết luận được nguyên nhân và tìm ra thủ phạm, VN cần phải tiến hành một quy trình tố tụng để đưa Formosa ra trước tòa án có thẩm quyền để làm rõ tất cả các hành vi phạm tội của Formosa liên quan tới vụ cá chết, không chỉ là vấn đề môi trường mà còn các tác động ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội,an ninh quốc gia và các hậu quả lâu dài, quá trình khắc phụ, làm sạch trở lại môi trường như thế nào.

Từ đó mới có thể đưa ra các phán quyết về đền bù, về mức phạt hình sự, dân sự, cũng như về một loạt các chi phí liên quan tới việc khắc khục hậu quả môi trường, làm sạch biển và kiểm soát chất xả thải sau đó. Nếu hậu quả của Formosa là nghiêm trọng, tiếp tục không coi trọng pháp luật VN và khó có khả năng thay đổi Tòa án có thể ra lệnh đóng cửa vĩnh viễn công ty này tại VN.

Các nhà khoa học không chỉ kết thúc nhiệm vụ ở đây mà cần được nhà nước tổ chức lại để tiến hành các nghiên cứu khảo sát toàn diện liên quan tới môi trường biển, đánh giá tác động của các chất độc xả ra từ Formosa tác động lên hệ sinh thái biến, lên các vùng dự trữ sinh thái biển được quốc tế công nhận trong khu vực tới đâu. Mức độ ảnh hưởng cụ thể như thế nào và dự báo vùng ảnh hưởng theo mưc độ từ cực độc tới ngưỡng an toàn. Cần đặc biệt quan tâm tới trầm tích đáy biển, tồn dư chất đôc lắng xuống đến đâu, tác động lên hệ sinh thái đáy biển như thế nào.
Chuỗi thức ăn có nguồn gốc từ các vùng biển nhiễm độc cũng cần được đánh giá đầy đủ, trước hết là các loại thức ăn cho người như hải sản các loại, chim biển, rong biển, yến sào... Kế đến là chuỗi thức ăn dành cho các động vật khác làm nên hệ sinh thái biển có nguồn gốc từ vùng biển nhiễm độc. Cần quan trắc, kiểm tra và thông tin kịp thời cho cộng đồng được biết, công khai minh bạch để ngăn chận các nguy cơ ngộ độc cấp tính hoặc tich trữ lâu dài gây nguy hại về sau.
500 triệu USD chỉ nên được chấp nhận như là khoản đền bù đầu tiên và cấp bách để giải quyết các khó khăn trước mắt cho hàng triệu ngư dân và các ngành nghề bị ảnh hưởng. Cần lập quỹ đền bù thiệt hại cho ngư dân của Formosa để quản lý minh bạch và công khai. Phải đảm bảo được sự công bằng, minh bạch trong việc đền bù cho những ngư dân bị thiệt hại, gia đình của họ cùng với những người có liên quan trong xã hội, dưới sự giám sát của các tổ chức xã hội và giới truyền thông.
Cần sử dụng các khoản đền bù đầu tiên và sau đó (do tòa án quyết định) không chỉ khắc phục hậu quả trước mắt mà còn nâng cao năng lực đi biển, giúp ngư dân tiếp tục giữ nghề, có điều kiện hành nghề tốt hơn, vươn xa hơn, khẳng định chủ quyền của VN trên Biển Đông. Kiên quyết không dùng tiến đền bù cho thảm họa môi trường biển để khuyến khích hoặc ép buộc ngư dân bỏ nghề biển nếu như không phải do chính họ quyết định.
Chính phủ VN cần kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học, nhất là từ Liên Hiệp Quốc tham gia tư vấn, giám sát, hỗ trợ việc hoàn nguyên, làm sạch trở lại môi trường biển đã bị Formosa làm nhiễm độc nghiệm trọng. Đặc biệt giám sát nghiêm khắc các cam kết, các hoạt động nhằm trả lại môi trường biển sạch cho VN của Formosa cũng như các hoạt động xả thải ra môi trường tiếp theo của họ,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét