Đây là bài viết cho mục Góc Nhìn của báo Đại Đoàn Kết số ra ngày Thứ Bảy 01/10/2016, theo yêu cầu của Ban Biên Tập trong cuôc họp giao ban chuyên môn chính thức.
Bài báo đã được lên trang như kế hoạch, nhưng đến phút chót thì có lệnh phải bóc ra, không đăng và cũng không có một lời giải thích rõ ràng minh bạch.
Theo sự hiểu biết của tôi thì vụ bóc bài này không hề có chỉ đạo nào của cấp trên chủ quản hay tuyên giáo. Môt nguồn tin cho hay, đơn giản chỉ là vì người chỉ đạo vụ bóc bài có mối "quan hệ" với các ông lớn nhà mạng được nói tới trong bài này.
"Quan hệ" kiểu gì mà khiến người ta có thể im lặng, bịt miệng trước những hành vi ngang ngược của bọn (ông lớn) móc túi (tiền tỷ tỷ)?
Kẻ
“móc túi” vô can
Trong
vòng 3 năm, một công ty thuộc hạng “tép riu” có trụ sở ở Hồng Kông (Trung
Quốc) , đã dễ dàng “móc túi” gần 10 vạn khách hàng của 4 tập đoàn
mạng viễn thông hàng đầu Việt Nam với tổng số tiền hơn 230 tỷ đồng.
Đáng nói là khi vụ “móc túi” bị phát giác, các nhà mạng Việt Nam
hầu như phủi sạch trách nhiệm, tuyên bố vô can, chẳng hề có ý định
bồi thường, thậm chí không một lời
xin lỗi các khách hàng bị mất tiền oan ức.
Công ty Sam Media ung dung bỏ túi hơn 230 tỉ đồng trong khi các nhà mạng
như MobiFone, VinaPhone, Viettel, Vietnamobile… đang tìm cách chối bỏ trách nhiệm
của mình. Quả bóng trách nhiệm của những “ông lớn” trong hệ thống mạng di động,
cung cấp dịch vụ gia tăng đã được “đá”
qua cho các công ty cung cấp dịch vụ đầu số nhắn tin ngắn và Sam Media, kẻ trục
lợi.
Trong khi các nạn nhân của trò “móc túi” trắng trợn này chính là gần 10 vạn thuê
bao di động, là khách hàng của 4 ông lớn cung cấp mạng di động hàng
đầu quốc gia Việt Nam. Khách hàng dễ dàng bị lừa chỉ vì họ tin vào
uy tín và thương hiệu hàng đầu của
các tập đoàn viễn thông này. Khi nhìn
thấy thương hiệu của các nhà mạng xuất hiện trong mẫu quảng cáo trò chơi trúng
thưởng của Sam Media, họ tin rằng đây là chương trình hợp tác đã có sự xác nhận,
tất nhiên sẽ có sự giám sát của
nhà mạng. Ngoài ra, hầu như họ không hề biết đến cái công ty có trụ
sở ở Hồng Kông (Trung Quốc) này là ai và có đáng tin cậy hay không.
Đáng ngạc nhiên là chiêu thức “móc túi” của Sam Media hết sức
đơn giản, nếu không muốn nói có
phần rất thô thiển, nhưng chẳng hiểu sao lại rất hiệu quả. Sam Media
đã hợp tác với ba công ty tại Việt Nam là Công ty cổ phần Đầu tư ACOM, Công ty
cổ phần Truyền thông VMG và Công ty cổ phần Truyền thông Gapit để cung cấp dịch
vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động qua các đầu số tin nhắn ngắn.
Đây là các đối tác cung cấp dịch vụ nội dung (CP) của các nhà mạng VinaPhone,
MobiFone, Viettel và Vietnamobile.
Điều đáng nói là việc đăng ký các dịch vụ có thu tiền này
lại được các nhà mạng cho phép đơn giản hóa đến mức tối thiểu.
Thậm chí, theo phản ảnh của nhiều khách hàng, xuất hiện không ít
thông báo đăng ký dịch vụ thành công theo kiểu “từ trên trời rơi
xuống”, hoàn toàn ngoài ý muốn của người dùng. Tiền cứ thế, chảy
về cho các nhà mạng và những đối tác liên quan mà không cần biết
người dùng có đồng ý, có chấp nhận hay không. Một số chuyên gia trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo mật cho biết theo quy trình các nhà mạng
trên thế giới thì khách hàng (thuê bao di động) phải được hỏi trước khi nhà mạng
kích hoạt dịch vụ, không thể tự động đăng ký dịch vụ rồi bắt khách hàng phải trả
tiền.
Các chuyên gia cũng cho rằng, rõ ràng nếu không có sự dễ dãi,
buông lỏng dù vô tình hay cố ý của các nhà mạng thì Sam Media khó
có thể ung dung “móc túi” khách
hàng trong suốt 3 năm trời với số tiến lên tới hàng trăm tỷ đồng như
thế. Buồn cười và nếu không muốn nói là trơ trẽn, cho tới giờ này
các nhà mạng vẫn luôn cho rằng họ vô can trong chuyện để cho Sam Media
vô tư “móc túi” hàng vạn khách hàng thuê bao của mình. Đơn giản vì
họ không ký bất kỳ họp đồng hợp tác nào với Sam Media. Thế nhưng có
một điều không cần nói ra thì ai cũng biết rằng Sam Media hợp tác với các
công ty cung cấp đầu số nhắn tin ngắn, cũng là các đối tác cung cấp dịch vụ nội
dung của bốn nhà mạng hiện nay. Vì thế, dù không ký hợp đồng trực tiếp với Sam
Media nhưng các nhà mạng phải có trách nhiệm liên đới.
Hơn nữa, theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, số tiền hơn 230 tỷ
đồng có được từ thuê bao của bốn nhà mạng MobiFone, VinaPhone, Viettel,
Vietnamobile chắc chắn không chỉ thuộc về một mình Sam Media. Trong hầu hết các hợp
tác kinh doanh về đầu số, các nhà mạng nhận được tỉ lệ ăn chia đến 60-70%, tức
bốn nhà mạng có khả năng đã bỏ túi khoảng 138 tỷ đồng.
Việc xử phạt Sam Media với số
tiền tổng cộng là 55 triệu đồng của cơ quan chức năng mới đây không đề cập tới khoản tiền trục lợi từ khai
thác dịch vụ nhắn tin, cung cấp nội dung “trên trời” cho gần 10 vạn thuê bao
di động. Đồng thời, nội dung thông báo xử phạt cũng không đả động tới trách nhiệm
liên đới của nhà mạng khi để cho Sam Media cùng với các công ty cung cấp đầu số
nhắn tin ngắn (cung cấp dịch vụ nội dung).
Như vậy, cũng có nghĩa là các nhà mạng không hề phải chịu
trách nhiệm gì trong vụ “móc túi” hàng trăm tỳ đồng của khách hàng.
Cho nên, nhiều khả năng là các nhà mạng vẫn sẽ tiếp tục để cho các công ty
cung cấp dịch vụ nội dung “xẻ thịt” người tiêu dùng vì họ đã né tránh được
trách nhiệm liên đới và không hề bị xử phạt.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới luật sư thì chính nhà mạng phải là
đơn vị chịu trách nhiệm trước hết về việc khách hàng của mình bị Sam Media “móc
túi”. Họ không thể nói rằng “mình không hề hay biết” bởi vì tin nhắn gửi tới
khách hàng đều do nhà mạng kiểm soát, việc các đối tác áp dụng hình thức tự động
đăng ký gói dịch vụ cung cấp nội dung trên mạng di động và thu tiền phải thông
qua sự kiểm soát của các nhà mạng. Nếu không có được sự đồng ý của nhà mạng,
các dịch vụ gia tăng này không thể vận hành trên mạng di động.
Thế nhưng, cho đến giờ này các nhà mạng vẫn chưa lên tiếng xin lỗi về
việc đã “lỏng tay” để khách hàng bị Sam Media cùng các công ty cung cấp đầu số
nhắn tin ngắn trục lợi. Các “ông lớn”
có vẻ như tin rằng khách hàng của họ vẫn luôn là những chú “bò sữa” nhẹ
dạ, dễ dàng để các nhà mạng cùng các đối tác trục lợi. Bởi
trớ trêu thay, đối với thuê bao di động ở Việt Nam hiện nay khi đi khiếu nại,
nhà mạng vừa là “bị đơn” nhưng cũng chính là “trọng tài” phán xét. Vì vậy, trả
lời khiếu nại của khách hàng, các nhà mạng luôn trong tư thế “vừa đá bóng vừa thổi còi”, cho nên
“thượng đế” mà thắc mắc thì chỉ có thua và thiệt.
Hữu Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét