Trang

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Sắc bất dị không

Truyền Bình

Năm 1935, Einstein, Podolsky và Rosen cùng nhau đưa ra một giả thuyết mà sau này người ta hay gọi bằng tên tắt của 3 người, giả thuyết EPR.




Từ xác định đến bất định
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh có một câu rất nổi tiếng : Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc 色不異空、空不異色、色即是空、空即是色. Nghĩa là Vật chất không khác cái Không (nothingness), cái Không không khác Vật chất; Vật chất tức là cái Không, cái Không tức là Vật chất. Áp dụng công thức này của Bát Nhã Tâm Kinh, có thể suy ra : Xác định không khác Bất định, Xác định tức là Bất định, Bất định tức là Xác định.
Nhận thức của khoa học ngày nay đang từ xác định, lần đầu tiên bước qua lĩnh vực bất định một cách chính thức là khi Werner Heidenberg phát hiện ra nguyên lý bất định (uncertainty principle) công bố năm 1927. Nguyên lý này nói rằng không thể đồng thời xác định được vị trí và động lượng của một hạt cơ bản, ví dụ hạt electron. Đến đầu thập niên 1930 khi người ta phát hiện ra hiện tượng rối, vướng víu lượng tử (quantum entanglement), tức là hiện tượng một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau trong không gian, và khi một hạt bị tác động thì hạt kia hoặc nhiều hạt kia cũng bị tác động tương ứng và tức thời (nghĩa là không mất thời gian truyền tín hiệu). Hiện tượng này làm cho nhận thức bất định càng thêm rõ ràng. Hiện tượng này đặt ra nhiều câu hỏi rất khó hiểu :
-Số lượng là xác định hay bất định ? (vì sao một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau trong không gian, số lượng có thật không ? )
-Khoảng cách không gian là xác định hay bất định ? (vì sao không mất chút thời gian nào để truyền tín hiệu giữa hai hạt photon, khoảng cách không gian có thật không ?)
-Thời gian là xác định hay bất định ? (thời gian có thật hay không ?)
Đây là 3 câu hỏi rất lớn, rất cơ bản mà nền khoa học của nhân loại phải trả lời. Khoa học cổ điển khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng cả 3 đại lượng đều là khách quan có thật, nhưng ngày nay thì nhận thức đó đã bị lung lay.
Một số nhà khoa học hoài nghi về nguyên lý bất định của Heisenberg và cũng hoài nghi về tính chính xác của cơ học lượng tử. Năm 1935, Einstein, Podolsky và Rosen cùng nhau đưa ra một giả thuyết mà sau này người ta hay gọi bằng tên tắt của 3 người, giả thuyết EPR. Đây là cuộc tranh luận lớn giữa hai sư tổ của khoa học thế kỷ 20, Albert Einstein và Niels Bohr về bản chất của vật chất, vật chất là xác định, khách quan hay bất định, chủ quan. Trên blog này đã nói nhiều về EPR (xem bài “Ai là khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại”) nên không lặp lại ở đây. Năm 1964, John Bell thiết lập một bất đẳng thức mang tên ông nhằm kiểm chứng giả thuyết EPR. Năm 1982, tại Paris, Alain Aspect lần đầu tiên áp dụng bất đẳng thức Bell để kiểm chứng giả thuyết EPR. Kết quả vô cùng ấn tượng. Cơ học lượng tử vẫn vững vàng, nhóm của Einstein là sai lầm.

Nếu chiếu theo thuyết tương đối của Einstein thì số lượng (khối lượng- mass) không gian và thời gian đều tương đối, nghĩa là có thể thay đổi, đó là những đại lượng khả biến, như vậy chúng có thể là xác định, cũng có thể là bất định. Nhưng điều đáng tiếc là chính Einstein cũng không hoàn toàn thấu triệt thuyết tương đối vĩ đại do chính mình sáng tạo ra, ông vẫn luôn tin tưởng rằng có một vũ trụ khách quan, vũ trụ đó là xác định, khoảng cách không gian là xác định. Chính vì vậy ông đã nói câu “Spooky action at a distance (Tác động ma quái từ xa)” khi phát biểu về hiện tượng vướng víu lượng tử. 

Câu nói của Einstein thể hiện sự bối rối, ông không thể xác định được vì sao có sự tác động tương ứng tức thời giữa hai photon vướng víu (entangled). Thực tế là 3 đại lượng cơ bản đó sẽ tùy thuộc vào thói quen tư duy của con người để cho là xác định hay cho là bất định.
Ngày xưa con người có thói quen cho là chúng xác định, chẳng hạn Tất định luận của Laplace, (Laplace’s Determinism, thế kỷ 19) tuyên bố rằng dựa trên Cơ học Newton có thể tiên đoán được trạng thái của vũ trụ tại bất kỳ một thời điểm nào trong quá khứ hoặc tương lai, nếu biết trạng thái của vũ trụ tại một thời điểm cho trước. Nói gọn, Tất Định Luận Laplace cho rằng vũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và tất yếu như một chiếc đồng hồ, được gọi là “đồng hồ Newton” (Newtonian clock), bởi vì mọi tính toán về vũ trụ đều dựa trên các định luật của Newton.
Còn ngày nay khoa học bắt đầu nhận thức rằng ba đại lượng cơ bản nói trên có tính hai mặt mâu thuẫn nhau : bất định và xác định. David Peat (nhà vật lý, sinh 1938) viết quyển sách “Từ xác định đến bất định” (From Certainty to Uncertainty) xuất bản lần đầu năm 2002 tại Washington DC.
David Peat
Ông nêu lên nhận thức khoa học mới về sự bất định, manh nha từ đầu thế kỷ 20, sang thế kỷ 21 đã lớn mạnh và trở thành dòng chính của tư tưởng khoa học mà cụ thể là vật lý lượng tử hiện đại. Những sản phẩm của nó hiện nay đã rất phổ biến như radio, tivi, computer, internet, laptop, điện thoại di động thông minh (smartphone), máy tính bảng. 

Chúng đã làm triệt tiêu tất cả mọi khoảng cách không gian trên địa cầu. Vật lý lượng tử kích thích sự phát triển của những khoa học mới như thiên văn vũ trụ (thiên thể, hố đen, vật chất tối) trường thống nhất (unified field), trường siêu dây (superstring field), máy tính lượng tử, ảnh toàn ký hay toàn ảnh (hologram), vũ trụ số (digital universe).

Tác dụng phi thường của vật lý lượng tử là giúp cho một cá nhân có thể dễ dàng tiếp xúc với toàn thế giới, mọi lúc mọi nơi. Tác dụng trong tương lai của nó là có thể giúp vật thể di chuyển với tốc độ của ý niệm (giống như photon trong hiện tượng quantum entanglement), sẽ làm triệt tiêu tất cả mọi khoảng cách không gian trong vũ trụ, sẽ giúp cho nhân loại không còn lo vấn đề khan hiếm tài nguyên, không còn lo vấn đề cuộc sống của cả nhân loại.
Hiểu xác định tức là bất định như thế nào?  
Chúng ta hãy lấy một ví dụ. Hãy xem khoảng cách từ Sài Gòn qua Luân Đôn là 10.195 km, một khoảng cách xác định. Nếu chúng ta vạch một đường thẳng từ Tp.HCM đến Luân Đôn thì thấy như sau : lộ trình đi qua vịnh Thái Lan, lục địa Châu Á, Biển Đen và lục địa Châu Âu. (Theo như tôi biết thì đường bay thực tế của Việt Nam Airlines không thẳng băng như thế, nó có đi qua biển nội địa Caspian). Như vậy lộ trình mặt đất gồm đất liền và biển.
Đường bay Sài Gòn – Luân Đôn
Nếu hành khách ngồi trên máy bay Boeing 777 bay từ Sài Gòn qua Luân Đôn với vận tốc trung bình 900km/giờ thì sẽ mất 11 giờ 33 phút để đến nơi, đó là khoảng thời gian xác định. Những con số 10.195 km và 11 giờ 33 phút đều là những số lượng xác định đo độ dài không gian và đo thời gian cần thiết khi đi bằng máy bay từ điểm này tới điểm kia. 

Tóm lại cuộc sống đời thường của chúng ta dường như cái gì cũng xác định. Nếu có cái gì không thể xác định thì chúng ta sẽ rất phân vân bối rối. Ví dụ ta có thể phân vân không biết nên chọn trường nào để đi học, chọn người hôn phối nào để làm bạn đời, chọn thành phố nào để sống lâu dài v.v…và thường chúng ta cũng dựa vào những gì mình đã biết để xác định. Cuộc sống đời thường của con người là phải xác định.

Bây giờ ta xem khoảng cách không gian giữa Sài Gòn – Luân Đôn có phải là một độ dài xác định không. Vấn đề sai số của phép đo không quan trọng, dù đúng là 10195 km hay 10.000 km vẫn được coi là xác định. Câu hỏi đặt ra là liệu nó có thật không ? có thực chất không hay chỉ là biểu kiến, là ảo ? Sở dĩ nêu câu hỏi là vì chúng ta biết rằng nguyên tử vật chất thật ra trống rỗng. Video sau đây thuyết minh điều đó: Vật Chất Trống Rỗng Video: https://www.youtube.com/watch?v=R9exTFzafCo

Khoảng cách bằng đất đá và biển thực chất chỉ là những phân tử, nguyên tử vật chất trống rỗng. Vì quả địa cầu có đường kính 12.756km và thực chất cũng chỉ là trống rỗng, nên có thể nén lại còn vài milimét, khi đó Sài Gòn và Luân Đôn sẽ chồng lên nhau và không còn khoảng cách. Các nhà khoa học về hố đen trong vũ trụ đã tìm thấy những hố đen có khối lượng bằng mặt trời, khi xưa ắt có đường kính 1,3 triệu km, nhưng nay chỉ còn 3km. Điều đó chứng tỏ rằng việc Trái đất bị nén lại chỉ còn vài milimét là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Giả thuyết Big Bang nổi tiếng cũng nói rằng vũ trụ nguyên thủy chỉ là một vi hạt cực nhỏ có đường kính là 10-33 (mười lũy thừa âm 33) centimét mà bây giờ đã có đường kính là 93 tỉ quang niên.

Hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) cũng đặt ra một câu hỏi rất quan trọng. Ví dụ trong thí nghiệm tiến hành năm 2008 tại đại học Geneva Thụy Sĩ do Nicolas Gisin chủ trì. Họ cho một photon xuất hiện đồng thời ở hai vị trí cách nhau 18km. Khoảng cách 18km là một con số xác định, nhưng điều lạ lùng là khi họ tác động lên photon này thì photon kia tức thời bị tác động tương ứng không mất thời gian, giống như không có khoảng cách. Nếu họ nâng khoảng cách lên 50 km hay 1000km thì sự kiện xảy ra cũng giống như vậy, không khác chút nào. Thế thì khoảng cách trở thành bất định, xa bao nhiêu cũng như nhau. Einstein đã không thể hiểu được hiện tượng này, chứng cứ rõ ràng là câu nói “Spooky action at a distance” (Tác động ma quái từ xa). Vậy khoa học ngày nay hiểu như thế nào? 

Khoa học ngày nay hiểu rằng khoảng cách 18km không phải là con số xác định, mà là bất định. Tất cả mọi số lượng mà chúng ta đo đạc được đều không có thực chất, có nghĩa chỉ là ảo, là tưởng tượng, là thói quen tâm lý của chúng ta gán ghép cho vật. Tất cả mọi vật trên thế gian đều không có thực chất, chỉ là tưởng tượng.
Điều này thì kinh điển Phật giáo đã nói từ lâu rồi. 
(華嚴經)所云:“心如工畫師,畫種種五陰。一切世界中,無法而不造。”而“一切法無自性” (Kinh Hoa Nghiêm nói : “Tâm như nghệ nhân vẽ hình tượng, vẽ ra đủ loại ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) không vật gì không làm được” vậy “Tất cả các pháp đều không có tự tính”]. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật cũng đã giảng cho Ca Diếp hiểu rằng thế gian chỉ là thế lưu bố tưởng 世流布想 (tưởng tượng đã lưu truyền phổ biến của thế gian), bậc thánh cũng có thế lưu bố tưởng nhưng không sinh ra trước tưởng 着想 (tư tưởng chấp thật) nên không bị khổ.
Vật không có tự tính, nghĩa là tất cả các đặc điểm của vật đều do tâm của con người gán ghép cho nó chứ không phải tự nó có. Giống như ý nghĩa của các từ ngữ là do con người gán ghép cho chúng chứ không phải từ ngữ tự có ý nghĩa. Điều này đã được khoa học chứng minh trong thí nghiệm của Alain Aspect tại Paris năm 1982. Bất đẳng thức của John Bell là công cụ toán học tinh xảo, giúp xác định rằng hạt photon vốn không có sẵn những đặc trưng như khối lượng, điện tích, số spin. Những đặc trưng này đều do người khảo sát gán ghép cho nó lúc tiến hành đo đạc, không phải tự nó có sẵn. Và từ thí nghiệm này, người ta rút ra được những kết luận hết sức quan trọng.
1.Vật không có thật (phi hiện thực, non realism)
2. Vật không có vị trí nhất định (bất định xứ, non locality) nghĩa là khoảng cách không gian không có thật.
Hai kết luận này giải thích được những bí hiểm của hiện tượng vướng víu lượng tử, vì vật chỉ là ảo nên nó có thể xuất hiện đồng thời tại nhiều vị trí khác nhau trong không gian. Vì khoảng cách không gian không có thật nên tương tác giữa hai hạt photon không mất chút thời gian nào bất kể khoảng cách là bao xa.

Như vậy tất cả những gì khoa học cổ điển cho là xác định như khoảng cách không gian, thời gian, số lượng, thì khoa học hiện đại đều thấy là bất định, vì một tính chất không tưởng tượng nổi mà khoa học hiện đại đã khám phá, đó là vật không có thật, vật chỉ là ảo, thế giới chỉ là ảo, là tưởng tượng. Những hạt cơ bản cấu tạo vật chất như quark, electron, photon… đều là hạt ảo, chúng tạo ra những cấu trúc ảo và nhất niệm vô minh của con người tưởng tượng những cấu trúc ảo đó thành vật thể cứng chắc và xác định. Vật chất chỉ là thông tin chứa trong mặt phẳng hai chiều, phóng hiện thành vật thể trong không gian ba chiều theo nguyên lý toàn ảnh (holographic principle). Tùy theo thói quen tâm lý mà, đứng trước cùng một cấu trúc nhưng tưởng tượng của hai người khác nhau có thể không giống nhau.
Ví dụ : Einstein và Bồ Tát Quán Thế Âm cùng đứng trước Mặt trăng. Einstein cho rằng Mặt trăng là vật có thật, khách quan, là một vệ tinh cách Trái đất 380.000 km. Quán Thế Âm thấy rằng Mặt trăng chỉ là tưởng tượng của Einstein, Bồ Tát có thể đi xuyên qua Mặt trăng vì nó chỉ là ảo, là tánh không, khoảng cách 380.000 km không có thật, giữa Trái đất và Mặt trăng không hề có khoảng cách, nên Bồ Tát có thể đồng thời đứng tại Trái đất và Mặt trăng cùng lúc.
Einstein cho rằng Mặt trăng là xác định. Quán Thế Âm nói Mặt trăng chỉ là ảo nên bất định. Vậy xác định tức là bất định.
Có người sẽ nói rằng Quán Thế Âm chỉ là nhân vật tưởng tượng, không có thật nên không thể tin. Vậy thì có thực nghiệm nào khác chứng tỏ xác định tức là bất định không ? Xin thưa rằng có.
Thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa 杜鹃花 do huyện Lạc Đô 乐都 tỉnh Thanh Hải sản xuất.
 
Huyện Lạc Đô (LeDu) nằm cách thủ phủ Tây Ninh 西宁 (XiNing) của tỉnh Thanh Hải 63km về phía đông.
 
Còn nơi Hầu Hi Quý và Hoa Cổ Kịch đoàn đang lưu diễn năm 1979 là làng Loan Sơn đó là một hương trấn, ngày nay gọi là Loan Sơn Trấn 鸾山镇 trực thuộc  Chu Châu Thị 株洲市 của Du Huyện 攸县 tỉnh Hồ Nam (Hunan). Chu Châu Thị phía đông tiếp giáp với tỉnh Giang Tây (JiangXi). Loan Sơn Trấn cách xa huyện Lạc Đô, nơi sản xuất thuốc lá Đỗ Quyên Hoa của  tỉnh Thanh Hải (QingHai), khoảng 1600 km.
 
Khoảng cách 1600 km đó là xác định hay bất định ? Đối với người thường thì đó là khoảng cách xác định. Nhưng với Hầu Hi Quý thì 1600 km là bất định, không có thật, nên anh có thể dễ dàng trả tiền 5 hào 7 xu nhân dân tệ và lấy một bao thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa một cách tức thời, giống như giữa Lạc Đô và làng Loan Sơn không hề có khoảng cách. Như vậy rõ ràng xác định hay bất định là do chúng ta nói, chúng ta nghĩ, chứ không có thực chất.

Hiểu bất định tức là xác định như thế nào?
Ngày nay chúng ta rất quen thuộc với một sản phẩm của vật lý lượng tử, chiếc điện thoại thông minh (smartphone), chúng có thể cho chúng ta những thí dụ rất điển hình về xác định và bất định. Khởi đầu là sự phát triển của tin học (informatics). Hạt electron là bất định, bản chất của nó có thể chỉ là sóng phi vật chất, một dạng sóng tiềm năng hay nói theo Phật giáo, nó chỉ là tánh không (nothingness) thôi. Nhưng khi bị quan sát, trong nhất niệm vô minh của con người, electron từ sóng vô hình biến thành hạt vật chất xác định. Tính chất này hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong tin học hiện đại. Hãy nghe giáo sư danh dự đại học Oregon, Mỹ, tiến sĩ vật lý Amit Goswami nói về electron.
Tiến Sĩ Amit Goswami Nói Về Tính Chất Electron Video: https://www.youtube.com/watch?v=bra7fP64cpM

Chính là tâm của con người tạo ra các hạt cơ bản, chúng là những hạt ảo tạo ra cấu trúc nguyên tử như video sau đây chỉ ra:

Universe 6 – Bộ não người và cơ chế tạo ra thực tại ảo video
Hạt electron đã xuất hiện dưới dạng vật chất nhưng vị trí của nó là bất định, nó không đứng yên một chỗ, nhưng khi nó di chuyển trong sợi dây kim loại và thành dòng điện thì dòng điện đó là xác định. Việc cho dòng điện chạy qua hay ngắt nó là xác định. Từ đó con người biến electron thành tin học với 2 cơ số là 1 (có điện) và 0 (ngắt điện). 

Từ đó tạo thành công nghệ tin học rất phát triển hiện nay. Như vậy electron vốn là bất định đã trở thành xác định, là văn bản, hình ảnh, video, software…mà chúng ta thấy hiện nay. Những hiển thị xác định này đồng thời cũng là bất định khi những thông tin này bị biến trở lại thành sóng truyền dẫn chạy trong sợi cáp đồng ADSL, sóng 3G, 4G, sóng wifi, hay sóng ánh sáng chạy trong sợi cáp quang. Nó bất định bởi vì không nằm tại một vị trí nhất định nào mà có thể xuất hiện khắp thế giới, bất cứ nơi đâu có đủ nhân duyên. Nhân duyên, đó là một bộ máy để thu sóng và hiển thị qua màn hình, thành hình ảnh, chữ viết hay video, hoặc hiển thị qua loa thành âm thanh mà tai chúng ta nghe được. 

Khi hội đủ nhân duyên thì thông tin trở thành xác định, rõ ràng, tại một vị trí nhất định nơi ta đặt computer hay tại nơi mà điện thoại di động của ta di chuyển tới.
Như vậy có thể kết luận một cách đầy sức thuyết phục : bất định tức là xác định và ngược lại, đúng như Bát Nhã Tâm Kinh đã nói : Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.

1 nhận xét:

  1. Khái niệm và mối quan hệ giữa Sắc với Không, giữa Xác định và Bất định là cốt lõi của đường đi cả tâm linh lẫn xác thịt mà đạo Phật muốn chúng sinh hướng đến. Nhưng đa số Phật tử, thậm chí ngay các bậc tu hành, thường không hiểu thẩm thấu đủ tri thức căn nguyên, và nếu hiểu thì cũng thường đối xử với đời bằng hình thức hơn là nội dung, bằng những gì họ muốn hơn là những gì Thượng đế muốn...

    Trả lờiXóa