Viên Như
Báo Đại Đoàn Kết – Cơ quan Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt
Nam đã từng đăng nhiều bài của tôi như số 206 (6-2008) bài Giải oan cho một Thiền sư – Hiểu bài bài thơ “Xuân nhật tức sự” thế nào
cho đúng; Số 215 (3-2009) bài Thử phác thảo
một hế thống chữ viết cho người Việt; Số 221 (9-2009) bài Bài thơ “Vịnh nga” khẳng định đường lối ngoại giao trong
thời kỳ đầu tự chủ của nước ta; Số 229 (5-2010) bài Những lời khuyên của thiền sư Pháp Thuận...
Gần đây tình cờ đọc bài “Chính sách nội trị & ngoại giao
của nhà Tiền Lê qua thi pháp của Thiền sư Đỗ̉ Pháp Thuận” của Lê
Cung, PGS.TS.Trường Đại học Sư phạm Huế, tham luận hội thảo “Văn học, Phật giáo
với 1000 năm Thăng Long” do Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh và Hội
Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 26 tháng 8 năm
2010. (Đọc ở đây).
Nhận thấy một số nội dung của bài này quá giống với bài “Bài thơ “Vịnh nga” khẳng định đường lối ngoại giao trong thời kỳ đầu tự chủ của nước ta” có thể đọc ở đây.
Nhận thấy một số nội dung của bài này quá giống với bài “Bài thơ “Vịnh nga” khẳng định đường lối ngoại giao trong thời kỳ đầu tự chủ của nước ta” có thể đọc ở đây.
Để thấy cái nội dung giống nhau như thế nào, xin trích đăng một số đoạn
trong bài viết của hai tác giả để so sánh.
Viên Như:
Năm (987), nhà Tống lại sai Lý Giác
sang . Khi đến chùa Sách Giang,Vua sai Pháp sư tên là Thuận giả làm người coi
sông ra đón. Giác rất thích nói chuyện văn thơ. Lúc ấy nhân có hai con ngỗng lội
trên mặt nước. Giác vui ngâm rằng :
Nga nga lưỡng nga
nga
Ngưỡng diện hướng
thiên nha.
Ngỗng ngỗng cả bầy ngỗng
Ngửa mặt hướng vách
trời.
Pháp sư đương cầm chèo theo vần làm nối đưa
cho Giác xem:
Bạch
mao phô lục thủy
Hồng
trạo bãi thanh ba.
Lông
trắng phơi dòng biếc
Chân
hồng rẽ sóng khơi.
Lê Cung:
“Trên mặt trận ngoại giao,
đóng góp của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận cũng hết sức nổi bật. Theo Đại
Việt sử ký toàn thư: Năm Đinh Hợi Thiên Phúc thứ 8 (987) mùa Xuân,... nhà
Tống lại sai Lý Giác đến. Tới chùa Sông Sách, vua sai Pháp sư tên
Thuận giả làm giang lệnh đi đón. Giác rất giỏi văn chương. Bấy giờ,
gặp lúc có hai con ngỗng bơi trên mặt nước, Giác vui ngâm:
Ngỗng ngỗng cả bầy ngỗng
Ngửa mặt ngó ven trời.
Nguyên văn:
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha.
Pháp Thuận đang cầm chèo liền nối vần ngay:
Lông trắng phơi dòng biếc
Sóng xanh chân trời hồng.
Nguyên văn:
Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba.”
Viên Như:
Tuy nhiên, như ta biết ngôn ngữ thi
ca là ngôn ngữ ước lệ, Lý Giác đâu mất công mà đếm có bao nhiêu con ngỗng dưới
sông kia. Nó có thể là 5 con, 6 con mà có khi còn hơn nữa, con số mà trong tiếng
Việt ta gọi là "bầy" và đây chính là ý của câu một. Ta tạm dịch câu
này là " Ngỗng, ngỗng cả bầy ngỗng".
Ngưỡng diện hướng thiên
nhai,
Ngưỡng mặt hướng vách trời,
Sáu con ngỗng đang bơi với tư thế
ngưỡng mặt hướng về phía chân trời. Trong câu này Lý Giác dùng từ "thiên
nhai" có nghĩa là chân trời cao xa vời vợi. Sao ở chổ sông nước kia lũ ngỗng
lại ngưỡng mặt hướng về chân trời cao xa vời vợi thế. Hơn ai hết Pháp Thuận là người trong cuộc, ông biết rằng
"thiên nhai" ở đây chẳng qua Lý Giác muốn chỉ cho thiên triều nhà Tống
đấy thôi. Như vậy ta thấy hai câu này đã nói lên sự ngạo mạn, trịch thượng của
một sứ thần phương bắc. Ông đã ví vua quan và nhân dân nước Việt như là bầy ngỗng
đang ngưỡng mặt hướng về thiên triều thần phục. Đây là thái độ phổ biến của sứ
thần phương Bắc chứ chẳng riêng gì Lý Giác; tuy nhiên ở đây Lý Giác lại dùng
thơ để nói, vừa thách thức Pháp Thuận về mặt kiến thức, vừa hạ thấp đối phương
một cách văn vẽ, quả thật đúng là ngôn ngữ ngoại giao, hết sức nhẹ nhàng nhưng
chứa đầy giông bão.
Lê Cung:
“Thực ra, đây là một lối chơi chữ mang tính kiêu ngạo của sứ
thần Lý Giác, mà không chỉ riêng Lý Giác, đây là thái độ phổ biến
của sứ thần phương Bắc. Ý Lý Giác xem vua và dân Đại Cồ Việt như là
bầy ngỗng đang ngẩng mặt hướng về thiên triều thần phục. Ngôn ngữ
ngoại giao mà Lý Giác sử dụng, thoạt nhìn thật là nhẹ nhàng, bay
bổng; song nhìn kỹ quả thực là một sự nhục mạ, một thách thức lớn
lao đặt ra với Đỗ Pháp Thuận”.
Viên Như:
“Là một công dân nước Việt, được
giao phó trọng trách tiếp sứ thần lân bang, dĩ nhiên Pháp Thuận hiểu ngay những
câu thơ cao ngạo ấy của Lý Giác. Tuy nhiên trong tinh thần trách nhiệm của một
công dân, hơn nữa lại là một thiền sư, ông đã bình thản trả lời Lý Giác bằng
hai câu thơ, hai câu này không những để đối trọng lại thái độ ngông nghênh mà
Lý Giác đã nói trước đó, mà còn làm cho bài thơ hoàn chỉnh, rất hay.
Bạch mao phô lục thủy,
Hồng trạo bãi thanh ba.
Lông trắng phơi dòng biếc,
Chân hồng rẽ sóng khơi.
"Bạch mao" là lông trắng,
là biểu tượng cho sự công khai, ngày nay chúng ta vẫn thường dùng các từ như: bạch
hóa, minh bạch, hay sách trắng, đó là nhiệm vụ của bộ ngoại giao là nơi công
khai những chính sách của chính phủ. Rõ ràng trong câu này Pháp Thuận đã sử dụng
từ bạch rất chuẩn. "Phô" là khoe ra, phô bày, làm cho ai cũng thấy,
như vậy ta thấy từ phô này hoàn toàn tương hợp với từ đi trước nó là bạch.
"Lục thủy" là chỗ rộng rãi, bằng phẳng (bình đẳng)hay chỗ công cộng,
quốc tế. Như thế câu này nghĩa bóng của nó là: Về phương diện ngoại giao, một
cách minh bạch và bình đẳng, nước ta
công khai tính độc lập đó để các nước lân bang công nhận.
Tuy nhiên, việc yêu cầu nước khác
công nhận nền độc lập không có nghĩa là chúng ta trở thành thuộc địa, hay lệ
thuộc vào một nước khác, trong bài này cụ thể là nước Tống. Ở câu bốn Pháp Thuận
đã minh định lập trường đó. "Hồng trạo" có nghĩa là mái chèo màu hồng,
ở đây nghĩa đen là chân hồng, nghĩa bóng là nội lực tràn đầy, màu hồng là biểu
tượng cho sức sống mạnh mẽ tràn đầy như: tuổi hồng, hồng quân, máu hồng, trạo
là mái chèo, ở đây là cơ chế nội lực, "bãi" là hai tay khoát ra, ở
đây là rẽ, "thanh ba" là sóng xanh. Câu này có nghĩa là nếu
như ai đó gây ra sóng gió thì ta có nội lực để rẽ sóng mà tiến lên. Lời lẽ của Lý Giác đưa ra trong bài thơ là cố
ý hạ thấp nước Việt, xem vua quan và nhân dân nước Việt như những kẻ hoàn toàn
lệ thuộc vào triều Tống, với tư cách là những thần dân. Đây là một thái độ
ngông nghênh của một kẻ đại diện cho cái gọi là Thiên triều. Trước thái độ trịch
thượng đó, Pháp Thuận đã bình thản (như một tính chất phải có của một nhà ngoại
giao) trả lời Lý Giác "Về phương diện ngoại giao thì nước tôi thông báo
cho nước ông biết là nước Việt là một nước độc lập, như thế không phải là nước
Việt là thuộc địa của bất cứ ai, vì nếu cần thiết thì chúng tôi có thừa nội lực
để rẽ sóng mà đi tới".”
Lê Cung:
“Với trách nhiệm một công dân,
cao hơn còn là một vị thiền sư giữ trọng trách đối với vận nước
Đại Cồ Việt, Đỗ Pháp Thuận hiểu hết thâm ý của sứ thần Lý Giác
nhưng vẫn với thái độ ung dung tự tại, nối vần một cách hết sức
sắc sảo, để từ hai câu thơ của Lý Giác trở thành một bài thơ hoàn
chỉnh. Nhưng sự nối vần của Đỗ Pháp Thuận ở đây không chỉ nhìn đơn
thuần về mặt thi ca mà phải được hiểu đây là một thái độ ứng xử
chính trị trên phương diện ngoại giao.
Lông trắng
phơi dòng biếc
Sóng xanh
chân trời hồng.
Lông trắng ở đây được hiểu là sự công khai (bạch hóa). Một sự
công khai được phô bày nơi công cộng (lục thủy). Ở đây, Pháp Thuận
muốn tỏ cho sứ thần Lý Giác hiểu rằng Đại Cồ Việt đã giành được
độc lập và công khai sự độc lập này đối với thiên triều qua Lý
Giác. Và nếu có chăng một thế lực nào đó, dù là thiên triều đi
nữa, với âm mưu xâm phạm nền độc lập, nhân dân Đại Cồ Việt sẵn sàng
đứng lên bảo vệ bằng chính sức mạnh của mình (hồng trạo). Hồng
trạo ở đây được hiểu là mái chèo màu hồng, thuyền lướt được là
nhờ mái chèo, cũng có nghĩa Đại Cồ Việt sẽ vững bước lướt qua mọi
phong bao bão táp mà tiến lên bằng sức mạnh của chính mình (màu
hồng tượng trưng cho sức mạnh)”.
Viên Như:
“Cần lưu ý rằng, cách đó một năm,
chính Lý Giác đã sang nước ta để bảo lãnh cho hai tướng nhà Tống bị ta bắt
trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Chắc chắn dư âm thất bại đó của quân
Tống vẫn còn vang vọng trong tâm thức của ông ta, nên khi nghe Pháp Thuận đáp
như vậy Lý Giác giật mình và hiểu ra rằng tại sao quân Tống thất bại (quân sự)
và cả chính ông nữa cũng thất bại vào lúc này(ngoại giao). Cũng từ nhận thức nầy
mà thái độ sau đó của Lý Giác dè dặt hơn, điều này đã thể hiện rõ trong bài thơ
ông ta tặng Pháp Thuận sau đó. Tuy cao ngạo, nhưng ít ra ông ta cũng đã công nhận
giờ đây nước Việt đã là một đất nước vững mạnh. Trong bài thơ Lý Giác tặng Pháp
Thuận có câu"Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu, khê đàm ba tỉnh kiến
thiềm thu. Ngoài trời có trời nên xa nghĩ, khe đầm sóng lặng thấy trăng
thu".”
Lê Cung:
“Nhưng rồi quân Tống đã bị thất
bại nhục nhã. Năm 986, Lý Giác được triều Tống cử đi sứ Đại Cồ
Việt, được vua Lê Đại Hành trao trả hai tên tướng là Quách Quân Biện
và Triệu Phụng Huân, bị bắt trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Cồ
Việt năm 981. Phải chăng sự thất bại của quân Tống vẫn còn ám ảnh
Lý Giác, nên khi nghe Đỗ Pháp Thuận nối vần bằng hai câu thơ, y đã
phải giật mình hiểu tại sao quân Tống thất bại và ngay cả chính bản
thân mình giờ đây cũng phải chuốc lấy thất bại trên mặt trận ngoại
giao. Điều này giúp chúng ta nhận thức được vì sao Lý Giác đã có
bài thơ chứa đựng lời lẽ đầy thán phục Đỗ Pháp Thuận và ngưỡng mộ
Lê Đại Hành như đã đề cập ở trên.”
Với chừng ấy trích dẫn, ta thấy nội dung hai bài viết giống nhau là không
thể bàn cãi, đây nhất định không thể là sự trùng hợp ngẩu nhiên mà là sao chép,
nói đúng hơn là đạo văn. Chúng ta đang ở vào lúc mà nghề “Đạo” trở thành thời
thượng, cái vỏ âm thanh “Đạo” chứa cả hai ý nghĩa. Một là con đường đem người
ta đến cái Chân – Thiện – Mỹ, một lối sống đạo đức, hai là một hành động phi đạo
đức, lấy cái của người khác làm của mình. Trong hai bài viết nói trên nhất định
phải có một người làm cái việc phi đạo đức, đó là “ăn cắp văn” của người kia. Đặc
biệt không chỉ là đạo văn mà là tư tưởng, một đứa con tinh thần mà cha mẹ nó phải
thai nghén cả nhiều năm mới rứt ruột đẻ ra, chứ không phải văn ấy, tư tưởng ấy
là sản phẩm mặc nhiên đi kèm theo cái học hàm, học vị nào đó. Đừng nghĩ việc
làm ấy như hút thuốc lá, bao nhiêu chất liệu rồi sẽ thành mây khói, không đâu! lá
có thể trở thành mây khói nhưng thuốc sẽ ở lại trong con người, trở thành một
tác nhân gây đau đớn cho kẻ hưởng thụ nó sau nhiều năm, do đó việc trùng văn
trùng ý này về lâu về dài nhất định sẽ có những hệ lụy.
Bài của Viên Như đăng vào tháng 9-2009, về sau lại in thành sách, cụ thể
là bài thứ hai trong cuốn Giọt lòng. Còn bài của PGS. TS Lê Cung công bố vào
tháng 08 -2010, có nghĩa là bài tham luận của Lê Cung viết sau cả gần một năm.
Tôi tin rằng bài của PGS. TS Lê Cung là một bài tham luận về “Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long” để hướng về ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long, một dấu mốc vô cùng quan trọng và đầy lòng tự hào của lịch sử dân tộc, không ai lại đem cái của “ăn cắp” để hiến dâng cho tiền nhân, những con người đã đem biết bao tâm huyết, giữ gìn và xây dựng đất nước cho chúng ta cảm thấy tự hào sau hơn cả một ngàn năm, vì như thế là dối cả tổ tiên, công luận và cả chính mình. Tuy nhiên điều đáng buồn vì đó là sự thật nếu PGS.TS. Lê Cung không trưng ra được bài tham luận đó đã được công bố một cách công khai, hợp pháp trước thời điểm tháng 9 – 2009, bởi vì không ai ăn cắp cái mà kẻ khác không có cả.
Tôi tin rằng bài của PGS. TS Lê Cung là một bài tham luận về “Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long” để hướng về ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long, một dấu mốc vô cùng quan trọng và đầy lòng tự hào của lịch sử dân tộc, không ai lại đem cái của “ăn cắp” để hiến dâng cho tiền nhân, những con người đã đem biết bao tâm huyết, giữ gìn và xây dựng đất nước cho chúng ta cảm thấy tự hào sau hơn cả một ngàn năm, vì như thế là dối cả tổ tiên, công luận và cả chính mình. Tuy nhiên điều đáng buồn vì đó là sự thật nếu PGS.TS. Lê Cung không trưng ra được bài tham luận đó đã được công bố một cách công khai, hợp pháp trước thời điểm tháng 9 – 2009, bởi vì không ai ăn cắp cái mà kẻ khác không có cả.
Đà Lạt, ngày 17 tháng 1 năm 2019
Viên Như
* Tác giả gởi bài tới chủ blog.
Bài của Viên Như: http://www.daophatngaynay.com/vn/pg-nganh/xa-hoi/pg-td/5625-1000-nam-Thang-Long-nhin-lai-Bai-tho-Vinh-nga-1-.html
Trả lờiXóaBài của Lê Cung: https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=7FE419