Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Thủy quân chúa Nguyễn xua đuổi chiến thuyền Tây Dương, bảo vệ biển đảo

Phί Tίn, tάc giἀ Tinh Tra Thắng Lᾶm [星槎勝覽], đἀm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phάi đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dưσng. Từng đi qua cάc quốc gia tᾳi Đông Nam Á và Ấn Độ Dưσng; trong đό cό 5 vὺng thuộc lᾶnh thổ Việt Nam hiện nay, như: Chiêm Thành, Linh Sσn [Phύ Yên], Tân Đồng Long [Phan Rang, Bὶnh Thuận], Thuỷ Chân Lᾳp [Nam phần], và Côn Lôn. Thời bấy giờ hầu như mọi chuyến hàng hἀi từ Trung Quốc xuống Đông Nam Á đều lấy nύi Côn Lôn làm chuẩn; vὶ Côn Lôn tức Côn Sσn hiện nay với đỉnh cao 577 mе́t, giύp tàu thuyền cό thể thấy được từ xa. Phί Tίn mô tἀ Côn Lôn trong Tinh Tra Thắng Lᾶm như sau:

Nύi Côn Lôn

Nύi này đứng giữa biển rộng, làm tiêu chuẩn cho Chiêm Thành, Đông Tây Trύc [Pulau Aur] cὺng nhὶn vào. Nύi cao mà vuông, gốc rễ sσn mᾳch rộng và xa, biển này gọi là biển Côn Lôn. Phàm thuyền bѐ đến Tây Dưσng phἀi chờ lύc thuận giό, đi [từ Trung Quốc] 7 ngày đêm cό thể qua nσi này. Tục ngữ rằng “Phίa trên thὶ sợ Thất Châu 1, phίa dưới thὶ sợ Côn Lôn, cầm lάi sai hướng, người và thuyền không cὸn.” Nύi này không cό vật lᾳ, không cό nhà ở; nhưng cό thể dὺng cά, tôm, trάi cây để ᾰn, sống trên cây hoặc trong hang.

Trần Luân Quу́nh [1687-1751] người huyện Đồng An, tỉnh Phύc Kiến; nᾰm Ung Chίnh thứ 4 [1726] phụng chỉ đἀm nhiệm Tổng binh trấn Đài Loan, sau làm quan đến chức Thuỷ sư đề đốc tỉnh Chiết Giang. Ông soᾳn sάch Hἀi Quốc Vᾰn Kiến Lục [海国闻见录], chе́p những điều tai nghe mắt thấy về cάc nước giάp biển tᾳi phίa nam Trung Quốc. Cῦng như Phί Tίn trong Tinh Tra Thắng Lᾶm, Trần Luân Quу́nh rất lưu у́ đến Côn Lôn; ngoài việc giới thiệu đἀo này, tάc giἀ cὸn cung cấp thêm cάc sử liệu về việc người Tây Phưσng từng tranh giành đἀo và đᾶ bị thất bᾳi:

Côn Lôn

Côn Lôn đề cập đây không phἀi là nύi Côn Lôn quanh co trên sông Hoàng Hà [Trung Quốc]. Vị trί nό tᾳi phίa nam Thất Châu Dưσng, cό hai nύi nhô lên trên biển, gọi là Đᾳi Côn Lôn, Tiểu Côn Lôn. Nύi lắm sự tίch lᾳ, trên cό nhiều cây cό, trάi ngọt; không cό bόng người, do thần Rồng chiếm cứ.

Trước kia Hà Lan mất Đài Loan 2, việc Trung Quốc cấm biển chưa khôi phục. Rồi nhân 2 đἀo Kim Môn [tỉnh Phύc Kiến], Hᾳ Môn [tỉnh Phύc Kiến] được lấy lᾳi 3; Hà Lan mang quân đến cướp tᾳi nύi Phổ Đà [huyện Định Hἀi, tỉnh Chiết Giang], vào chὺa phά tượng, chuông đồng. Cό tượng Phật đời Vᾳn Lịch [triều Minh], đao kiếm không phά được; chύng bѐn dὺng đᾳn phάo phά huỷ, lấy những đồ vàng bᾳc vật quί; thấy tượng chύng liền mổ ra, lấy những đồ quί chứa bên trong, rồi mang đi. Đến Côn Lôn, bị thần Rồng quấy phά, bѐn dὺng sύng phάo đάnh nhau với Thần. Hai bên cầm cự mấy ngày, rồi người Hà Lan trở nên điên cuồng lấy cὺi tay đấm vào ngực, cό thêm người chết; bѐn giong buồm đến Cάt Thứ Ba [Jakarta, Indonesia], thuyền bị đụng chὶm, cὸn sống sόt được 10 người…

Hᾶy đặt sang một bên câu chuyện thần thoᾳi thần Rồng đάnh nhau với quân Hà Lan, nhưng việc Hà Lan từ bὀ Côn Lôn là một sự kiện, và Côn Lôn lύc bấy giờ là phần đất thuộc nước Quἀng Nam do chύa Nguyễn cai quἀn, nên lực lượng gây khό khᾰn cho Hà Lan chίnh là nước Quἀng Nam. Cῦng theo tάc giἀ Hἀi Quốc Kiến Vᾰn Lục xάc định lᾶnh thổ nước Quἀng Nam từ tỉnh Quἀng Bὶnh đến Nông Nᾳi [Đồng Nai], Đông Bộ Trᾳi [Chân Lᾳp]; thực lực mᾳnh hσn Giao Chỉ [chύa Trịnh] miền bắc.


                                          Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ

Việc chύa Nguyễn đάnh Hà Lan không chỉ xἀy ra một lần. Vào nᾰm Giάp Thân [1644] Thế tử Dῦng Lễ hầu [tức chύa Nguyễn Phύc Tần tưσng lai] đάnh phά giặc Hà Lan tᾳi cửa Eo [cửa Thuận], một thuyền lớn giặc bị thiêu huỷ, Đᾳi Nam Thực Lục 4 chе́p như sau:

Thế tử Dῦng Lễ hầu đάnh phά giặc Ô Lan (nguyên chύ: tức Hà Lan) ở cửa Eo. Bấy giờ giặc Ô Lan đậu thuyền ngoài biển, cướp bόc lάi buôn. Quân tuần biển bάo tin, Chύa đang tὶm kế đάnh dẹp. Thế tử tức thὶ mật bάo với Chưởng cσ Tôn Thất Trung, ước đưa thuỷ quân ra đάnh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngᾳi chưa quyết. Thế tử đốc suất chiến thuyền cὐa mὶnh tiến thẳng ra. Trung bất đắc dῖ cῦng đốc suất binh thuyền cὺng đi, đến cửa biển thὶ thuyền Thế tử đᾶ ra ngoài khσi. Trung lấy cờ vẫy lᾳi, nhưng Thế tử không quay lᾳi, Trung bѐn giục binh thuyền tiến theo, thuyền trước sau lướt nhanh như bay. Giặc trông thấy cἀ sợ, nhắm thẳng phίa đông mà chᾳy, bὀ rσi lᾳi một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắn. Tướng giặc thế cὺng phόng lửa tự đốt chết. Thế tử bѐn thu quân về.


                                               Thủy quân Nhà Nguyễn

Lᾳi một lần khάc vào đầu thế kỷ thứ 18, quân Anh đến chiếm Côn Sσn. Trấn thὐ dinh Trấn Biên [Biên Hoà] Trưσng Phύc Phan dὺng dân Chà Và [Java] làm nội tuyến tiêu diệt bọn chύng; sự việc ghi trong Đᾳi Nam Thực Lục 5 như sau:

Thάng 8 nᾰm Nhâm Ngọ [1702]… Giặc biển là người Man, An Liệt [English] cό 8 chiếc thuyền đậu ở đἀo Côn Lôn. Trưởng là bọn Tô Thίch Già Thi 5 người, tự xưng là Nhất ban, Nhị ban, Tam ban, Tứ ban [mấy ban chỉ cấp bực, như quan Một, quan Hai, quan Ba, quan Tư], cὺng đồ đἀng hσn 200 người, kết lập trᾳi sάch, cὐa cἀi chứa đầy như nύi, bốn mặt đều đặt đᾳi bάc. Trấn thὐ dinh Trấn Biên [Biên Hoà] là Trưσng Phύc Phan (con Chưởng dinh Trưσng Phύc Cưσng, lấy Công chύa Ngọc Nhiễm) đem việc bάo lên. Chύa sai Phύc Phan tὶm cάch trừ bọn ấy.

…Mὺa đông thάng 10 nᾰm Quί Mὺi [1703] dẹp yên đἀng An Liệt [English]. Trước đό Trấn thὐ Trưσng Phύc Phan mộ 15 người Chà Và [Java, Indonesia] sai làm kế trά hàng đἀng An Liệt, để thừa chύng sσ hở thὶ giết. Bọn An Liệt không biết; ở Côn Lôn hσn 1 nᾰm không thấy Trấn Biên xе́t hὀi tự lấy làm đắc chί. Người Chà Và nhân đêm phόng lửa đốt trᾳi; đâm chết Nhất ban, Nhị Ban, bắt được Ngῦ ban trόi lᾳi; cὸn Tam ban, Tứ ban thὶ theo con đường biển trốn đi. Phύc Phan nghe tin bάo, tức thὶ mang binh thuyền ra Côn Lôn, thu hết cὐa cἀi bắt được dâng nộp. Chύa trọng thưởng người Chà Và và tướng sῖ theo thứ bực. Tên Ngῦ ban thὶ đόng gông giἀi đi, chết ở dọc đường.

Ngoài sử liệu về Hà Lan, Hἀi Quốc Vᾰn Kiến Lục cὸn đề cập đến việc người Anh trở lᾳi Côn Sσn, bị quân chύa Nguyễn xua đuổi như sau:

Vào thời Khang Hy thứ 45, 46 [1706-1707] Hồng Mao [Anh] lᾳi mưu lấy Côn Lôn, nhưng không dάm trύ gần nύi, bѐn làm phố gần bờ biển; cho rằng Côn Lôn là chỗ 4 biển lưu thông, nên tham vọng không dừng. Cό thuyền buôn Trung Quốc chở gᾳch ngόi đến bάn cho Hồng Mao; thứ hàng này vốn ίt, mà lời nhiều. Tối họ trύ tᾳi bᾶi cάt, thấy người thiếu đi, sau biết rằng đᾶ bị cά sấu ᾰn; bѐn chặt cây làm rào vây quanh mới được yên; tối nghe trong nύi cό tiếng [chim?] kêu như dục về. Hồng Mao không hợp thuỷ thổ nên chết nhiều; lᾳi bị phiên Quἀng Nam [chύa Nguyễn] cướp giết gần hết, nên bѐn bὀ nσi này.

Vào tiền bάn thế kỷ thứ 19, Hà Lan và Anh là hai đế quốc sừng sὀ liên tục vὺng vẫy tᾳi Á Châu, ngay nước lớn như Trung Quốc cῦng phἀi lo lắng, mất ᾰn, mất ngὐ trước cάc thế lực này. Côn Đἀo nước ta, vị trί xa đất liền, lᾳi nằm giữa con đường lưu thông quốc tế; nhὶn xung quanh thὶ Phi Luật Tân bị Tây Ban Nha chiếm; Mᾶ Lai, Tân Gia Ba bị Anh chiếm; riêng Côn Đἀo vẫn giữ được thế tự chὐ; công cὐa chύa Nguyễn trong việc giữ nước thật không nhὀ. Bởi vậy con chάu đời sau; như vua Tự Đức, sau khi đάnh mất 6 tỉnh Nam Kỳ, cἀm thấy nhục với tổ tiên; đᾶ tự xỉ vἀ mὶnh một cάch nặng nề trong Tự Biếm Dụ [đᾳo dụ Tự Trάch Mὶnh] như sau:

Trên 200 nᾰm khai sάng gὶn giữ gian nan, bὀ trong một sớm; chίnh là tội cὐa tên tiểu tử này, kể sao cho xiết! Tύng sử cό lập được nên công đức cῦng không đὐ chuộc được tội lỗi. Huống hồ Trẫm lᾳi không công không đức, chỉ trσ mặt trσ thân ngồi nhὶn, lần lữa cho đến già yếu; tuy thiên hᾳ không nỡ trάch ta, nhưng lὸng ta hά lᾳi không suy nghῖ?

Hồ Bạch Thảo

Chύ thίch:

1. Thất Châu: đἀo cάch phίa đông tỉnh Hἀi Nam khoἀng trên 100 km, cῦng như đἀo Côn Lôn, cἀ hai đều nằm trên đường hàng hἀi từ Trung Quốc đến cάc nước Đông Nam Á.

2. Nước Hà Lan chiếm Đài Loan vào nᾰm 1624, sau đό bị lực lượng phἀn Thanh phục Minh cὐa Trịnh Thành Công đάnh bᾳi, Hà Lan bὀ Đài Loan nᾰm 1662.

3. Sau khi mất Đài Loan, Hà Lan giύp cho nhà Thanh lấy lᾳi Kim Môn, Hᾳ Môn thuộc tỉnh Phύc Kiến, từ lực lượng phἀn Thanh phục Minh.

4. Đᾳi Nam Thực Lục, NXB Giάo dục: Hà Nội, 2006, tập 1, trang 57.

5. Đᾳi Nam Thực Lục, NXB Giάo dục: Hà Nội, 2006, Tập 1, trang 115, 117.

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

THỰC TẠI LÀ MẢNH ĐẤT KHÔNG CÓ LỐI VÀO

 Krishnamurti


CỐT TỦY NHỮNG LỜI GIẢNG CỦA KRISHNAMURTI

Vào ngày 21 tháng 10 năm 1980, Krishnamurti viết một bản tuyên ngôn như sau:  "Cốt tủy những lời rao giảng của Krishnamurti đã được gói ghém trong lời phát biểu của ông ta vào năm 1929 khi ông tuyên bố: "Thực tại là mảnh đất không có lối vào".

Người ta không thể tới đó bằng tổ chức hội đoàn, bằng tín điều, bằng giáo lý, bằng người linh hướng hoặc bằng nghi thức lễ lạy, không từ kiến thức triết học hoặc kỹ thuật tâm lý . Người ta phải tìm nó từ sự quán chiếu mối liên hệ trong đời sống, từ sự thấu hiểu nội dung những điều nằm trong chính tâm trí của anh ta, từ sự quan sát chứ không phải là lý luận, phân tích bằng kiến thức hoặc nghiền ngẫm chia chẻ nội tâm

Người ta đã tự xây dựng lên những hình ảnh như là hàng rào an toàn qua tôn giáo, chính trị, bản thân. Đó là những biểu tượng, những ý thức hệ và tín ngưỡngSức mạnh của những hình ảnh này đè trĩu lên tâm tư con ngườichi phối sự suy nghĩ của họ, chi phối mối liên hệ của họ và ngay chính bản thân họ trong đời sống hằng ngày . Những hình ảnh này chính là nguồn gốc mọi vấn đề của chúng ta, vì nó gây nên sự chia rẽ giữa chúng ta với nhau . Nhận thức về cuộc đời của mỗi người bị o ép bởi những khái niệm đã được thiết lập bền vững trong tâm trí họ . Nội dung tri thức của họ là những điều họ góp nhặt được trong suốt cuộc đời .

Cả loài người thì cái nội dung này cũng đại khái giống nhau . Cá nhân chỉ là cái tên, cái hình thể và cái nền văn hóa hời hợt mà hắn thu lượm được từ truyền thống và môi trường sống chung quanh. Nhưng mà cái đặc điểm, cái độc đáo của con người không nằm tại cái bề mặt hời hợt, nông cạn, mà nó hoàn toàn vượt thoát ra khỏi cái mớ tri kiến mà khắp cả loài người đều cũng có đại khái giống nhau kia . Cho nên hắn ta không là một cá thể

Tự do không phải là một phản ứngTự do không phải là sự chọn lựa . Đó là người ta tự dối mình, tưởng rằng người ta có quyền chọn lựa, là người ta tự do . Tự do là thuần túy quan sát, không mục tiêu, không sợ hãi bị trừng phạt và không mong cầu sự ban thưởngTự do không có động cơ; Tự do không phải là kết thúc của một tiến trình thay đổi của con người, nhưng nằm ngay tại lúc khởi sự hiện hữu . Trong sự quan sát, người ta bắt đầu tìm ra sự không có tự do . Tự do được tìm thấy khi không chọn lựa, tỉnh thức trong các hoạt động của đời sống hằng ngày . Tư tưởng là thời gianKinh nghiệm và kiến thức sinh ra tư tưởng, do đó, nó không thể tách rời ra khỏi thời gian và quá khứThời gian là kẻ thù tâm lý của con người . 

Hành động của chúng ta đặt nền tảng trên kiến thức và do đó, trên thời gian, cho nên con người luôn luôn bị lệ thuộc vào quá khứTư tưởng thì luôn luôn có giới hạn, cho nên chúng ta sống trong sự mâu thuẫn và vùng vẫy liên tục. Không có cái chuyện phát triển tâm lý. Khi nào con người trở nên tỉnh thức trước những hoạt động về tư tưởng của chính hắn, hắn sẽ thấy được sự phân chia giữa thực thể suy nghĩ và tư tưởngthực thể quan sát và cái bị quan sátthực thể kinh nghiệm và sự kiện được kinh nghiệm. Khi đó người ta sẽ thấy được rằng sự chia cách này chỉ là ảo giác

Chỉ có từ sự quan sát thuần túy này người ta mới bừng tỉnh, không bị bóng tối của quá khứ và thời gian che khuất. Sự bừng tỉnh phi thời gian này là sự giác ngộ sâu sắc, triệt đểđột biến, của cái tâm. Sự hoàn toàn phủ định là căn bản của khẳng định. Khi có sự phủ định tất cả những cái mà tư tưởng đã tạo ra về mặt tâm lý, lúc đó sẽ chỉ còn có lòng yêu thương, đó là từ bi và trí tuệ." 

Trích " The Core of the Teachings" 

http://www.krishnamurti.org

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

BÀI THUYẾT PHÁP CỦA TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA CHO LƯƠNG VÕ ĐẾ.

 Phạm Công Thiện dịch

Sau đây là bản dịch Bài Thuyết Pháp của Bồ Đề Đạt Ma trong Histoire des Croyances Religieuses et des Opinions Philosophiques en Chine (Depuis l’origine jusquà nos jusquà nos jours) của Léon Wieger (1922).



Đây là bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa. Ngài thuyết giảng ngay tại triều đình của Lương Võ Đế có sự hiện diện của nhà vua và toàn thể văn võ bá quan là những thành phần trí thức ưu tú trong nước.
Lương Võ Đế tuy là một ông vua sùng đạo và các quan văn trong triều tuy là những bậc trí thức trong nước, những cũng không lãnh hội và chấp nhận nổi những ý chính trong bài thuyết pháp, một phần vì nhà vua và các quan còn chấp thủ, một phần vì lời thuyết pháp quá ư mạnh bạo, gần như sổ sàng tuy lý luận rất đanh thép, ngôn từ rỏ ràng và cô đọng.
Bài thuyết pháp tuy rất ngắn gọn nhưng thật là đầy đủ ý nghĩa, bao gồm được tất cả tinh hoa của giáo pháp Phật và cốt lõi của thiền.
Có thể nói cuốn Đạt Ma Huyết Mạch Luận chỉ triển khai những tư tưởng trong bài thuyết pháp nàỵ.

Thất bại trong lần thuyết pháp đầu tiên ở Trung Hoa, Bồ Đề Đạt Ma bỏ ra đi. Ngài không thuyết pháp nữa mà ngồi thiền trước một bức tường (bích quán) trong suốt chín năm trời.
*** Phần thứ nhất: Bản Chất Của Tâm
Cả thế giới được nghĩ trong tâm.
Tất cả chư Phật - quá khứ và vị lai - đã và sẽ được tạo thành trong tâm. Sự hiểu biết được truyền từ tâm sang tâm qua ngôn từ nên tất cả những kinh sách chẳng có ích lợi gì. Tâm của mỗi người đồng điệu và tương ứng với thực tại muôn đời, với thực tại muôn nơi.
Tâm là Phật không có Phật ngoài tâm.
Coi giác ngộ và niết bàn là những sự vật ở ngoài tâm là một điều sai lầm. Không có giác ngộ ở ngoài tâm linh động.
Không có chỗ nào gọi là nơi chốn của những người đến niết bàn.
Ngoài thực tại của tâm, tất cả đều là huyễn tượng. Chẳng có nhân, chẳng có duyên. Chẳng có lý do, chẳng có kết quả. Chỉ có một thực tại duy nhất.
Đó là: Tư tưởng của tâm và sự an nghỉ của tâm chính là niết bàn.
Đi tìm một sự vật ngoài tâm là đi tìm bắt hư không.
Tâm là Phật và Phật chính là tâm.
Tưởng tượng Phật ở ngoài tâm hay hình dung Phật ở ngoài tâm là mê sảng.
*** Phần Thứ Hai: Phương thức.
Vậy phải nhìn vào trong chứ không nhìn ra ngoài.
Phải tự lắng vào chính mình để thấy Phật tánh trong chính mình.
Tất cả chúng sanh đều là Phật như mình nên mình chẳng cứu ai cả. Không có vị Phật nào hơn mình nên không phải van xin, cầu nguyện ai cả.
Không có Phật nào hiểu mình hơn chính mình nên không phải học hỏi trong những kinh sách của các vị ấy.
Không có luật pháp nào kiềm hãm được Phật. Một vị Phật không thể sa ngã nên ta không sợ phạm tội. Không có thiện, không có ác. Chỉ có những động tác của tâm. Mà tâm là Phật nên tự tánh không thể lầm lỗi được.
Cúng kiến, hoằng pháp, nhiệt thành giữ giới, bố thí cầu kinh và tất cả những thứ khác đều không có ích lợi gì cả.
Chỉ cần một điều duy nhất là nhìn thấy Phật nơi mình. Sự nhìn thấy Phật ở nơi mình đưa đến giải thoát, đến niết bàn.
*** Phần Thứ Ba: Phật Tánh.
Không có bất cứ một cuốn kinh nào, không có bất cứ sự tu khổ hạnh nào có thể đưa ta ra khỏi luân hồi.
Học kinh và tu khổ hạnh hoàn toàn vô ích, phù phiếm.
Không có quyển sách nào đáng cho ta mở ra đọc.
Trong sự an tĩnh, vô vi hoàn toàn hãy kiến tánh ở nơi mình, nơi chính tâm mình. Đó mới đúng là Phật.
Chỉ học nhìn thấy Phật tánh thôi vì đó là điều duy nhất đáng học.
Tất cả những hình tượng khác đều là sương mù, ảo ảnh.
Hãy nhìn Phật nơi mình.
Đó mới là cái nhìn trung thực duy nhất.
Phật tánh ở trong mỗi người và trong tất cả mọi người, Phật tánh đều giống nhau.
Khi quên tất cả mọi sự và chỉ giữ lại thực tại duy nhất đó là thoát khỏi vòng luân hồi và tới niết bàn.
Tất cả những kẻ thuyết lý đều là trợ thủ của Mara và đưa con người đến chỗ huyễn tưởng.
Mọi hệ thống triết học đều hoàn toàn sai lầm và có tính cách lường gạt.
Nói đến sự tẩy uế, thiện nghiệp, chuyên tâm và tiến bộ là phỉnh lừa thiên hạ.
Mỗi người là Vị Phật của chính mình và của tất cả.
Điều ta phải làm cho tới cùng là nhận thức rằng thực tại và chân lý duy nhất ấy tiềm tàng trong mỗi người chúng ta. Không có tội hay đúng hơn chỉ có một tội duy nhất:
Đó là tội vô minh, tội không nhận được ra Phật tánh ở chính nơi mình.
Tội này rất nặng vì nó giam ta trong cõi vô thường. Thân xác là phù du. Cuộc đời trôi nhanh như một giấc mộng. Trong thời gian ngắn ngủi của cuộc đời ta phải tự giải thoát bằng cách tự khám phá chính hình bóng của mình.
Trong giấc mộng đời, ta có thể thấy được thực chất của mình. Trong giấc mộng đời, chính Pháp thân tự hé mở trong bản thể. Đó là thực thể.
*** Phần Thứ Tư: Pháp Thân.
Pháp thân này vĩnh cửu.
Trải qua vòng luân hồi, thăng trầm qua vô lượng kiếp, pháp thân vẫn không sinh, không diệt, không thêm, không bớt, không nhơ nhớp, không bị tẩy sạch, không yêu, không ghét, không đến, không đi, không đàn ông, không đàn bà, không già, không trẻ, không tu, không tục, không có, không không.
Pháp thân không một mà cũng không nhiều, không thánh mà cũng không phàm.
Pháp thân đi vào tất cả không bị trở ngại và không gì ngăn cản được.
Pháp thân ung dung trong những kiếp liên tiếp, trong vòng sinh tử.
Chúng sanh và vận mạng của chúng sanh đều qui về pháp thân. Ta thấy pháp thân này ngay trong ta. Ta phải di động và hành động trong ánh sáng của tâm.
Pháp thân bao trùm tất cả chúng sanh như sông Hằng giữ nước của nó hằng hà sa số những phân tử phù sa.
Ta không thể diễn tả pháp thân được, mà cũng không thể giải thích pháp thân bằng ngôn từ.
Mỗi người hãy tự chiêm ngưỡng, lãnh hội pháp thân cho chính mình.
Lãnh hội được pháp thân là giải thoát, là giác ngộ.
Lãnh hội được pháp thân là ra khỏi sự giao động của thế lực mà đức Thích Ca Mâu Ni gọi là cuồng loạn vĩ đại.
Giác ngộ đưa ta vào trong tỉnh lặng hoàn toàn.
Người ta phải khám phá chính bản thân mình, khám phá Phật tánh ở mức độ ngoài khả năng diễn đạt của ngôn từ và tư tưởng.
Pháp thân vô hình, bất biến và không thể bị hủy diệt.
Chẳng có Phật nào khác ngoài pháp thân vì pháp thân ở trong chư Phật.
Pháp thân cũng ở trong tất cả mọi người.
*** Phần Thứ Năm: Tĩnh Tâm
Xin nhắc lại rằng vì tánh chất của pháp thân, ta chẳng cần kinh kệ, chẳng cần cúng tế, thờ phụng mà cũng chẳng tìm cái gì ở ngoài bởi lẽ trong mình ta có tất cả.
Tất cả những sự vật bên ngoài đều là hư ảo giả tạm.
Chẳng có gì thật ngoài pháp thân.
Nguyện cầu những gì sùng bái chính là mình, sùng bái những gì chính là mình là một việc phi lý và vô ích.
Điều cốt yếu là làm sao có yên lặng và tĩnh tâm; vì yên lặng, tĩnh tâm giúp ta thấy pháp thân chính nơi ta tức là thấy Phật.
Tất cả những biểu tượng giả tưởng, tất cả những biểu tượng vật chất đều sai lầm. Chính sự sai lầm ấy giữ ta lại hoặc đưa ta vào trong vòng luân hồi tái sinh.
Không nên sùng bái những hình tượng thoát thai từ nơi mình bởi vì những hình tượng ấy không thuộc pháp thân.
Chỉ nên sùng bái những ý tưởng phát ra từ Phật tánh.
Phải bỏ tất cả những giả tưởng về thần thánh linh thiêng vì đó chính là những ảo tưởng phù phiếm.
Không nên thờ kính những vật giả tưởng đó mà cũng chẳng phải sợ hãi những thứ đó.
Cũng nên quẳng bỏ tất cả những ảo ảnh về chư Phật.
Ảo ảnh chỉ là những ảo tưởng phù phiếm.
*** Phần Thứ Sáu: Thiền Luận
Không có gì quí hơn những ý tưởng vô hình của tâm phát ra từ Phật tánh.
Chỉ có một điều ta thấy thật sự là: Pháp thân ở nơi Ta.
Phật là một tiếng Ấn Độ, không phải tên người và có nghĩa là giác ngộ, linh giác mà mọi người có thể đạt tới được.
Sự giác ngộ này chính là thiền.
Những kẻ đối nghịch với chúng ta không thể hiểu được giá trị mà chúng ta đem vào danh từ thiền. Thiền không có nghĩa là tham thiền, suy tưởng. Ta chỉ đạt đến thiền khi ta thấy được Phật tánh ở chính mình.
Một người đọc vô số kinh luận mà không kiến tánh thì chỉ là kẻ phàm tục tầm thường.
Đạo lý ta khó hiểu đối với mọi người vì ngôn từ không đủ khả năng diễn tả được đạo.
Chỉ có kẻ nào đạt được mới hiểu. Ta có thể nói với những môn đồ ta như vầy: Các ngươi phải đạt đến Phật tánh nơi các ngươi tức là pháp thân nơi các ngươi.
Làm thế nào diễn tả được... và bởi vì không thể nói ra được nên tất cả những kinh luận đều vô ích.
Kinh luận chỉ là những câu chuyện phù phiếm, đi quanh vấn đề.
Kiến tánh là một hành động giản dị. Kiến tánh không thể chia ra thành từng phần nên ta không thể tri và hành từng phần một.
Kiến tánh cũng giống như nuốt một thứ đồ ăn, cũng giản dị và lập tức như thế.
Người ta không bao giờ thuyết lý viễn vông chung quanh sự nuốt đồ ăn. Ta biết nuốt hay không biết nuốt. Chỉ có thế thôi! Kẻ nào tưởng tượng một thực tại ngoài Phật tánh bên trong và tìm cách xác định thực tại ấy, kẻ ấy rơi vào sai lầm nghiêm trọng.
Tất cả những ý tưởng ngoài ý tưởng về Phật tánh nội tại chỉ là những bóng ma phù phiếm.
Chính những ý tưởng đó sinh ra bóng ma, những sai lầm và giữ con người triền miên trong vòng luân hồi. Con người sẽ được giải thoát khi đã phủ nhận tất cả những bóng ma và những sai lầm ấy, đồng thời gắn liền với Phật tánh ở trong nội tại.
Giây phút giác ngộ này, giây phút giải thoát này, mỗi người hãy tự mình đi đến.
Giáo lý chỉ có thể giúp người ta chuẩn bị.
Giáo lý không thể tạo ra giác ngộ.
Mộng không thể học được.
Chết không thể học được.
Lãnh hội Phật tánh nơi chính mình cũng không thể học được. Pháp thân rất giản dị. Ta không thể tạo ra được mà chỉ lãnh hội được. Kẻ nào đã lãnh hội được pháp thân thì không cần thiên đàng, không còn địa ngục, không còn mình, không còn kẻ khác, không còn gì bên ngoài.
Vậy việc lãnh hội pháp thân là việc của đức tin tuyệt đối, không mảy may pha lẫn bóng tối ngờ vực. Khi người ta mộng, người ta không bao giờ nghi ngờ bởi vì người ta thấy thực tánh của mình.
Trong khi thức, ta cũng phải tin tưởng vững chắc như vậy dù có bị những ảo tưởng của giác quan và những sai lầm của trí tưởng tượng ràng buộc.
*** Phần thứ bảy: Vô Minh.
Đối với những người đã khám phá được bóng hình của mình và không còn bị bất cứ một hệ lụy nào ràng buộc, thì bất cứ một hành động nào của thể xác vật chất cũng không có thể ảnh hưởng đến pháp thân.
Một kẻ phàm tục làm nghề đồ tể cũng có thể là một vị Phật.
Kẻ nào đã lãnh hội được Phật tánh thì không tạo nghiệp nữa dù làm bất cứ một hành động nào bởi vì kẻ ấy đã giác ngộ.
Nghiệp chỉ đeo đuổi những người chưa giác ngộ vì những người đó còn trong vòng u tối vô minh. Chính sự ngu muội này đã tạo ra vòng đầu thai, luân hồi ở địa ngục, làm thú và làm người.
Tất cả nợ tinh thần chấm dứt ngay khi giác ngộ phá hủy vô minh.
Bậc giác ngộ không làm nên tội lỗi và cũng không phạm tội nữa.
*** Phần thứ tám: Giác Ngộ
Ta phải giảm dần những ấn tượng, bớt dần tham vọng, (bớt dần) tập trung và an trí.
Đó là chuẩn bị. Kinh kệ, tu khổ hạnh, công trình nghiên cứu học hành đều chẳng có lợi ích gì cả.
Kiến tánh không thể học được.
Tại sao có những người đã chuẩn bị cẩn thận và có thành tâm đứng đắn mà vẫn không kiến được tánh?
Bởi vì nghiệp của họ chống đối lại.
Sự hôn mê mù quáng của họ, sự sai lầm chai cứng của họ, sự bất lực của họ là những hình phạt về những tội lỗi của họ trong quá khứ.
Họ chưa trả hết nợ. Họ chưa đủ trong sạch để đạt được giác ngộ.
Đây là nợ tinh thần và nỗ lực cá nhân chứ không phải do địa vị xã hội.
*** Phần thứ chín: Phật là gì?
Ta đến Trung Hoa để truyền bá tâm ấn, đạo lý mới lạ ở đây chưa ai biết.
Phật ở trong tâm mỗi người.
Giữ giới luật, tu khổ hạnh, cầu kinh, nghiên cứu nghĩa lý, tất cả những thứ này chẳng dùng được việc gì cả.
Mục đích duy nhất mà mọi người phải đạt được là giác ngộ.
Khi nào đạt được giác ngộ là thành Phật, một vị Phật như tất cả chư Phật dù cho kẻ ấy không đọc được một chữ nào cả.
Thành Phật nghĩa là thấy Phật tánh nơi mình, nơi tâm mình, nơi tâm của tâm mình.
Phật tánh vô hình, không thể rờ mó được, bản thể của nó mong manh như hư không.
Tâm ấy mọi người đều mang trong mình.
Tâm hỡi, tâm ơi!
Mi lớn đến nỗi bao trùm cả vũ trụ.
Mi nhỏ đến nỗi mũi kim không thể xuyên qua được.
Hỡi tâm của ta! Mi là Phật.
Chính vì mi mà ta phải qua Trung Hoa để giảng truyền đạo lý.
Phạm Công Thiện dịch Việt ngữ từ:
Histoire des Croyances Religieuses et des Opinions Philosophiques en Chine (Depuis l’origine jusquà nos jusquà nos jours) của Léon Wieger (1922).