Trang

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Từ “bắt người đòi tiền chuộc” tới “đe dọa hạt nhân”


Trang tin điện tử VietnamPlus của TTXVN ngày 28/3/2012 đưa tin mạng Tin tức Trung Quốc ngày 27/3 dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải (Biển Đông) Lưu Thiêm Vinh cho biết phía Trung Quốc thừa nhận đã bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân cùng 2 tàu cá của Việt Nam mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS, đồng thời quyết định xử phạt mỗi ngư dân Việt Nam 70.000 nhân dân tệ (khoảng 200 triệu đồng).
Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam đang đánh bắt cá hợp pháp trong ngư trường Hoàng Sa ngày 3/3/2012 là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và không có cơ sở pháp lý quốc tế nào có thể lý giải cho hành vi bắt người sai trái đó. Quần đảo Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền ít nhất từ thế kỷ thứ XVII và được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế tại rất nhiều hội nghị quan trọng như Hội nghị San Francisco 1951, Hội nghị Geneve 1954… Năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; năm 1988 Trung Quốc lại tiếp tục dùng vũ lực cưỡng chiếm một phần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo luật quốc tế, đặc biệt là Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24/10/1970, các hành động bằng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế không mang lại cho nước này danh nghĩa pháp lý về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa cũng như một phần quần đảo Trường Sa mà họ đang chiếm đóng trái phép. Trên cơ sở luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử, Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Việt Nam có “các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như những hoạt động khác về mục đích thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế”…Do vậy, ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của UNCLOS. Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và hai tàu cá của Việt Nam, khi những người này đang tiến hành đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, là trái với luật pháp quốc tế. Hơn nữa, việc bắt giữ này cũng trái với Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông được ký kết giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Mặc dù Trung Quốc đã cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, tuy nhiên như đã dẫn chứng, luật pháp quốc tế không thừa nhận chủ quyền của các vùng lãnh thổ có được do sử dụng vũ lực. Do đó chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa là không thể tranh cãi. Việc bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của quốc gia mình của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế. Điều 73, khoản 3 của UNCLOS quy định: “Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác”. Điều luật nói trên được áp dụng đối với tàu của nước này hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác. Nếu ngư dân của Việt Nam đánh bắt vào vùng biển hoàn toàn và rõ ràng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng không được quyền tống giam hay áp dụng một hình phạt thân thể đối với ngư dân Việt Nam. Do vậy, trong một vùng biển rõ ràng thuộc về mình mà Trung Quốc còn không có quyền làm vậy, thì Trung Quốc càng không thể làm như thế trong vùng biển Hoàng Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.  Hơn nữa, việc Trung Quốc xác nhận hành vi “bắt người đòi tiền chuộc” của các cơ quan chức năng nước này càng làm cho hành vi vi phạm của họ trở nên nghiêm trọng hơn. Các hành xử này không phù hợp với một quốc gia là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc, đã phê chuẩn và cam kết tôn trọng Công ước về luật Biển quốc tế cũng như tôn trọng các giá trị văn minh khác của nhân loại. Điều đáng nói là hành vi “bắt người đòi tiền chuộc” của Trung Quốc diễn ra khá thường xuyên và các giao dịch để thoả thuận “nộp tiền thả người”  thường diễn ra trong bóng tối. Nay lần đầu tiên mới thấy có xác nhận của một quan chức Trung Quốc rằng đây là cách xử lý của cơ quan chức năng nước này. Điều này hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế nào và mang tính chất “triệt buộc” làm phá sản và tiêu hủy khả năng đi biển của ngư dân bị bắt một cách vô nhân đạo.
Câu chuyện “bắt người đòi tiền chuộc” còn chưa giải quyết xong, mới đây trang mạng của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 27/3/2012 lại dẫn lời Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tổng thư ký Hiệp hội điều khiển quân sự và giải trừ quân bị Trung Quốc Khúc Tinh (nhân sự kiện đang diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về an toàn hạt nhân tại Hàn Quốc) tuyên bố: “Trừ phi Trung Quốc bị đánh trước bằng vũ khí hạt nhân và Trung Quốc phải tiến hành tự vệ bằng vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông)”. Lời tuyên bố tưởng chừng như rất “thiện chí”, rất phù hợp với khẩu hiệu yêu chuộng hòa bình của một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ từng gây nhiều quan ngại cho không ít quốc gia trên thế giới về một mối “đe dọa” mới. Thế nhưng, lời tuyên bố đầy “thiện chí” này lại khiến các quốc gia ven Biển Đông hết sức lo ngại vì nó hàm chứa nhiều thông điệp mang tính đe dọa hơn là sự cam kết hòa bình.
Thông điệp được đưa ra bởi ông Viện trưởng Khúc Tinh cho thấy phía Trung Quốc đã có sự bàn bạc, chuẩn bị để sử dụng vũ khí hạt nhân tại Nam Hải (Biển Đông). Trong khi, tất cả các quốc gia ven Biển Đông đều không có vũ khí hạt nhân. Không thể có chuyện giáng trả tự vệ bằng vũ khí hạt nhân với các quốc gia hoàn toàn không sở hữu loại vũ khí này. Như vậy, lời cam kết không giáng trả tự vệ bằng vũ khí hạt nhân tại Nam Hải của ông Khúc Tinh liệu có cần thiết hay không? Rõ ràng, đây chỉ là thông điệp của Trung Quốc nhằm cảnh cáo các quốc gia ven Biển Đông có tuyên bố chủ quyền, đã và đang phản đối quyết liệt yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc bao chiếm hầu như gần trọn Biển Đông.
Tuyên bố của Viện trưởng người Trung Quốc Khúc Tinh dù xét theo phương diện nào đi chăng nữa cũng là một sự ngầm hiểu hết sức nguy hiểm về một kế hoạch tấn công bằng vũ khí hạt nhân đã được nhà nước này dự trù, toan tính đối với các quốc gia ven Biển Đông. Sự “trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc mặc dù được nước này ra sức giải thích, “đánh bóng” rằng sẽ không gây ra nguy hiểm cho bất kỳ quốc gia nào, nay đã bắt đầu lộ diện sự đe dọa bằng vũ khí hạt nhân. Như vậy “mối lo ngại Trung Quốc’ đương nhiên không phải là chuyện tưởng tượng nữa rồi, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực.


Bất ngờ và bất an


Bên cạnh lạm phát được coi như là một “sắc thuế vô hình” hàng ngày đang xiết thêm gọng kiềm vào chất lượng sống, giờ đây người dân Việt Nam còn đang phải đối mặt với rất nhiều loại thuế, phí và lệ phí vừa cao ngất ngưỡng vừa chồng chất lên nhau đến phi lý. Những diễn biến dồn dập về chủ trương gia tăng các loại phí mới đây của ngành giao thông vận tải, cộng với việc giá cả gia tăng của nhiều mặt hàng thiết yếu khiến cho dư luận xã hội đang lo ngại về việc ngày đang có nhiều chính sách ban hành vội vã, thiếu cân nhắc gây hiệu ứng bất an cho cộng đồng.
Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3/2012 với mức tăng thấp nhất trong vòng 20 tháng qua (0,16% so với tháng trước), kéo cả CPI của quý I/2012 xuống mức thấp nhất so với cùng kỳ của 3 năm gần đây. Theo Tổng cục Thống kê, như vậy quý I/2012 lạm phát đã dừng lại ở mức 2,55%. Những con số này quả thật đã làm cho các chuyên gia kinh tế khá bất ngờ. Trước đó, hiện tượng giá gas, xăng dầu và nhiều mặt hàng thiết yếu khác đồng loạt gia tăng dường như đã giúp cho các chuyên gia có đầy đủ cơ sở để cảnh báo rằng CPI tháng 3/2012 sẽ tăng ít nhất 1%. Ngay cả Tổ điều hành thị trường trong nước của Bộ Công thương, cũng đã rất dè dặt khi đưa ra mức dự báo CPI tháng 3/2012 tăng khoảng từ 0,4-0,5%. Các diễn biến bất ngờ này cho thấy có lẽ đây là lần đầu tiên trong rất nhiều năm qua, thị trường đã không kịp hoặc không thể “té nước theo mưa” khi nhà chức trách điều chỉnh tăng giá các mặt hàng thiết yếu, lương bổng… như thường lệ.
Sự khác biệt cơ bản của thời điểm hiện tại so với các thời điểm điều chỉnh tăng giá xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu, lương bổng trước đây là sự khác nhau về mức cung tiền trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, thông thường cung tiền tác động tới giá cả có độ trễ từ 6-9 tháng. Trong thời gian trước, tốc độ tăng trưởng cung tiền mở rộng trong những tháng trước đó ở mức rất cao, thường lên tới 30-40%. Nên ở thời điểm điều chỉnh tăng giá xăng dầu sức mua trên thị trường còn rất lớn. Người bán hàng cảm nhận được rằng việc “té nước theo mưa” sẽ chẳng ảnh hưởng gì nhiều tới sức mua của người dân. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng cung tiền mở rộng của 6 tháng trước đây chỉ ở mức 18-20% và giảm mạnh vào cuối năm 2011 chỉ còn khoảng 10%. Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu khiến sức mua trên thị trường giảm sút và người bán biết rằng doanh số bán ra sẽ giảm mạnh nếu lại “té mước theo…giá xăng dầu” như trước.
Ở một góc nhìn khác, các nhà phân tích kinh tế không thấy lạc quan khi mà chi phí đầu vào như xăng dầu, điện nước, khí đốt, chi phí nhân công… đều gia tăng, song chỉ số giá tiêu dùng lại không tăng mà còn đang có chiều hướng giảm phát. Bởi vì diễn biến này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đang phải gồng mình gánh nặng chi phí sản xuất gia tăng nhưng lại không thể chuyển vào giá bán với mức tăng tương ứng. Mức tăng trưởng GDP quý I/2012 của Hà Nội 7,3%, TP. Hồ Chí Minh 7% thấp hơn rất nhiều so với mức tương ứng của năm 2011 là 9,2% và 10,3%, cũng như các chỉ số tăng trưởng chung của cả nước khá thấp so với kỳ vọng có thể thấy rõ sự khó khăn đến nghiệt ngã của các doanh nghiệp hiện nay. Các chuyên gia dự báo, nhiều doanh nghiệp để cứu vãn tình hình chắc chắn phải chấp nhận việc giải phóng hàng tồn kho với giá thấp, chấp nhận thua lỗ để xử lý nguy cơ mất khả năng thanh toán. Diễn biến đó nếu xảy ra trên diện rộng và đồng loạt sẽ dẫn tới xu thế giá cả hàng tiêu dùng có khả năng còn giảm nữa, dù cho chi phí đầu vào có điều chỉnh gia tăng đi chăng nữa cũng mặc. Rõ ràng đây là tin vui cho người tiêu dùng song lại là tai họa của các doanh nghiệp Việt Nam trong một tương lai không xa.
Thực ra, nếu quan sát thận trọng và đầy đủ hơn thì sự giảm phát bất ngờ của CPI tháng 3/2012 cũng chưa hẳn đã là một tín hiệu đáng vui mừng. Nhiều chuyên gia kinh tế đã cảm thấy khá rõ ràng những áp lực và nguy cơ tiềm ẩn đối với CPI trong những tháng trước mắt. Việc tăng giá xăng dầu ngày 7/3/2012 không ảnh hưởng nhiều tới CPI tháng 3 bởi vì độ trễ của chính sách. Nhưng việc tăng giá này chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ trong những tháng tiếp theo vì xăng dầu là đầu vào quan trọng của rất nhiều ngành sản xuất và dịch vụ nên sự tác động dây chuyền là chuyện tất yếu sẽ xảy ra. Chưa kể, trong thời gian tới nếu một số dự án thu phí của ngành GTVT cũng như một số ngành khác bắt đầu có hiệu lực, xã hội lại phải cõng trên vai thêm khá nhiều chi phí đầu vào và như vậy hiệu ứng domino tác động vào giá cả hàng hóa và dịch vụ chắc chắn sẽ có. Giá điện cũng đang có những chỉ dấu cho thấy có khả năng sẽ còn gia tăng trong năm nay, vì theo sự cho phép của Chính phủ ngành điện có thể điều chỉnh giá điện tối thiểu 3 tháng/lần (lần điều chỉnh gần đây nhất là 20/12/2011). Việc tăng lương tối thiểu, nếu diễn ra từ tháng 5/2012 cũng sẽ góp phần không nhỏ tác động vào mức lạm phát cho những tháng cuối năm nay. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, nếu trước đây mục tiêu đề ra là giữ mức lạm phát dưới 10% là khả thi thì giờ đây với diễn biến mới của tình hình thực tế dự đoán này đã tỏ ra không còn lạc quan như trước nữa. Các chuyên gia cũng cho rằng, kỳ vọng đưa CPI về dưới mức 10% còn tùy thuộc rất nhiều các các yếu tố tưởng chừng như “phi kinh tế”. Chẳng hạn như liên quan tới hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng, chống chi phí tiêu cực trong nền kinh tế cũng như sự lãng phí và hiệu quả kém của đầu tư công; việc ban hành các chính sách có tác động tới đời sống, thu nhập của người dân cũng như sự linh hoạt và kịp thời của Chính phủ trong điều hành giá đối với các mặt hàng ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của nền kinh tế.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

“Con gà đẻ trứng vàng”?


Cốt lõi của việc làm chính trị thời đại nào cũng vậy, dù có thể trăm ngàn mục tiêu khác nhau nhưng trước hết là phải biết an dân.
Cũng tương tự chuyện nuôi bò sữa. Người nuôi bò sữa phải biết cách chăm sóc con bò của mình. Từ khẩu phần ăn uống, vệ sinh chuồng trại, cao cấp hơn biết cho bò nghe nhạc, sưởi nắng, chơi thể thao… Các chuỗi hành động mang tính khoa học và tuân thủ các quy luật tự nhiên này là nhằm “an bò”, để kết quả cuối cùng là các “nàng bò yêu” sẽ cho nhiều sữa với chất lượng cao, tuổi thọ cho sữa của bò cũng được kéo dài hơn bình thường. Đàn bò được lợi (đời sống vật chất cao, chỉ tiêu hạnh phúc cũng cao), nếu lấy chất lượng và số lượng sữa bò thu hoạch được làm thước đo, người nuôi bò càng được lợi nhiều hơn.
Chính vì vậy là từ những kẻ độc tài, quân chủ chuyên chế, những tên phát xít tàn bạo cho tới các nhà cai trị yêu dân như con trong lịch sử nhân loại cũng đều mở miệng ra là nói “dân vi quý, quân vi khinh” đó sao? Cho dù, nói một đàng làm một nẻo, thì đầu môi chót lưỡi vẫn không bao giờ dám phỉ báng dân và nói toạc ra là tìm mọi cách vơ vét cho cạn sức dân. Bởi vì đến một đứa trẻ lên năm cũng biết, muốn cây cho nhiều quả thì phải biết chăm sóc, bón phân tưới nước đầy đủ cho cây. Nói cách khác, muốn có nguồn thu dồi dào và bền vững thì phải liệu cách mà nuôi dưỡng nguồn thu.
Với đa số người dân Việt Nam ngày nay bên cạnh một sắc thuế vô hình đang khoét sâu vào đời sống kinh tế vốn mong manh của họ là lạm phát cao, hàng ngày còn phải đối mặt với bao nhiêu là sắc thuế, phí và lệ phí đến chóng mặt. Theo ADB indicator 2010, tỷ lệ động viên thu vào ngân sách nhà nước ở Việt Nam tính toán từ thuế, phí và lệ phí rất cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam khoảng 20-25% GDP, trong khi Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia khoảng 15%, Philippines dưới 13%, Indonesia 12%, Ấn Độ chỉ 7-8%... Chưa kể lạm phát là thứ thuế vô hình tạo thêm gánh nặng cho người dân.
Chỉ lấy ví dụ một chiếc xe là phương tiện giao thông cá nhân tối thiểu thôi, người Việt Nam đã phải chịu tới khoảng 9 loại thuế và phí khác nhau theo kiểu phí chồng lên phí. Chẳng hạn như, đã có thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng xa xỉ để hạn chế tiêu dùng, nay lại chuẩn bị ban hành phí lưu hành cao chót vót cũng với mục tiêu hạn chế xe lưu thông trên đường nhằm chống ùn tắc giao thông; đã có hàng tá, hàng tá trạm thu phí giao thông đường bộ nhà nước có, tư nhân có, tràn lan khiến dân chúng ta thán không ngớt chưa giải quyết xong lại thêm phí bảo trì đường bộ, chưa kể loại phí này còn gián thu qua lượng xăng dầu nữa.
Các vấn nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam ngày nay ai cũng biết do lỗi thiếu tầm nhìn là kết quả hiện tiền do năng lực yếu kém của các nhà chức trách. Từ quy hoạch phát triển đô thị, đến chương trình phát triển mạng lưới giao thông tương thích mà đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng hầu như bỏ ngỏ trong một thời gian khá dài. Hình thành một cách tự phát theo kiểu “tự cứu mình trước khi trời cứu” sự bùng phát các phương tiện giao thông cá nhân mất kiểm soát. Tất nhiên cũng phai kể tới chất xúc tác “lợi ích nhóm” khi các nhà chức trách từng một thời mở rộng cửa nhập khẩu vô tội vạ các loại xe máy, xe hơi con second-hand,  xe hàng Tàu… để phục vụ cho nhu cầu tự trang bị phương tiện giao thông cá nhân của người dân trong khi nhà chức trách bỏ quên việc quy hoạch và phát triển mạng lưới giao thông công cộng đúng tầm vóc của một đất nước đang cựa mình chuẩn bị bay lên hoá “rồng”. Chưa kể các yếu tố tham nhũng chi phối mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư khổng lồ từng là gánh nặng, sức ì khiến cho nhiều công trình giao thông trọng điểm quốc gia thi công chậm trễ, kém chất lượng hoặc không đồng bộ, phát triển vô tổ chức nên không sử dụng hết công năng đã góp phần làm ảnh hưởng lớn tới việc “chậm lớn” của hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam mặc dù nguồn vốn đầu tư các loại hàng năm vào lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông là không nhỏ.
Thế nhưng, đáng nói là Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, được xem là một trong số ít ỏi “bộ trưởng hành động” của chính phủ đương nhiệm, được kỳ vọng sẽ tạo ra “cú hích” làm thay đổi tình hình bi đát của giao thông Việt Nam theo hướng tích cực, hoá ra lại không phải như vậy. Gần như hầu hết các giải pháp mà Bộ trưởng Thăng đưa ra cho tới giờ này chỉ nhằm làm mục tiêu “gây khó khăn cho người tham gia giao thông”, mà đặc biệt là các chủ phương tiện giao thông cá nhân, khiến họ mất khả năng đưa phương tiện ra đường càng nhiều càng tốt. Lẽ ra mục tiêu tối thượng của các phương án giải quyết vấn nạn giao thông hiện nay là phải đạt được mục tiêu làm cho số đông người tham gia giao thông đúng luật, được hưởng sự thông thoáng, thoải mái và an toàn hơn trên mọi nẽo đường. Song các giải pháp của Bộ trưởng Thăng xem ra đang đi ngược lại điều “tối thượng” này.
Sau khi tạo ra cơn “bấn loạn” cho đa số cư dân Hà Nội bởi chủ trương thay đổi giờ học giờ làm mà chẳng đạt được chút hiệu quả nào trong việc giảm bớt ùn tắc giao thông tại thành phố này. Bộ trưởng Thăng tiếp tục chủ trương “tận thu” càng nhiều càng tốt đối với các loại phương tiện giao thông cá nhân để các “khổ chủ” ngán ngẫm không còn khả năng đưa xe ra đường nữa. Điều đáng nói là các mức thu mà nhà chức trách đề nghị không chỉ quá cao, vượt quá khả năng mà đại đa số “khổ chủ” các phương tiện giao thông cá nhân hiện nay có thể chấp nhận đuợc mà còn bất cập trong nhiều chuyện.
Bất cập thứ nhất là áp dụng phương thức cào bằng đối với tất cả các phương tiện là không công bằng và phi thực tế. Cũng là xe máy, ôtô con cùng phân khối, nhưng giá trị của mỗi chiếc hoàn toàn khác nhau, có khi chênh lệch lên đến hàng trăm lần, thế nhưng mức phí như nhau là không hợp lý. Chưa kể, do nhu cầu khác nhau của “khổ chủ” mỗi chiếc xe có thời gian và hiệu suất tham gia giao thông cũng rất khác nhau, nhưng mức thu cũng cào bằng” như nhau là chưa ổn.
Bất cập thứ 2 là các nhà chức trách chưa cho biết tính hiệu quả và khả thi của các loại phí mới này, lẽ ra phải được xem là một trong các tiêu chí quan trọng để đệ trình thêm sắc thuế hay khoản lệ phí mới. Tính hiệu quả là phải chứng minh được khi áp dụng loại phí mới này thì sẽ giải quyết được các mục tiêu đề ra như giảm được ùn tắc giao thông trên cơ sở tạo điều kiện cho mọi người giao tham gia giao thông thuận lợi hơn, an toàn hơn góp phần tích cực vào sự vận hành tốt nhất nền kinh tế và tạo ra các cơ sở cho sự ổn định, phát triển xã hội. Bên cạnh đó, nguồn thu được từ các khoản phí này phải được giải trình minh bạch sẽ đầu tư trở lại cho việc phát triển hệ thống giao thông như thế nào và sự cam kết về dịch vụ đúng tiêu chuẩn cho những “khổ chủ” bỏ tiền ra đóng phí khi tham gia giao thông. Trong thời gian qua, nhiều đoạn đường thu phí giao thông rất cao, rất dày đặc song chất lượng đường xá thì rất kém, không đảm bảo an toàn giao thông. Thậm chí có những con đường chưa làm, hoặc đang làm chưa xong đất đá ngỗn ngang đã chặn xe thu phí giao thông gây ra nhiều bức xúc. Nay nguồn thu theo dự kiến của các khoản phí do Bộ GTVT mới đề xuất là rất lớn, liệu có được sử dụng đúng mục đích?
Bất cập thứ 3 là nhà chức trách đang đưa người dân vào thế cờ bị “triệt buộc” không còn lựa chọn nào khác. Hoặc là “khổ chủ” phải chi ra một khoản tiền rất lớn cho các phương tiện giao thông cá nhân của mình để đường đường chính chính mà  “lên đường”; hoặc là phải đắp chiếu trùm chăn các phương tiện để rồi ngồi nhà nhìn thiên hạ bon bon trên đường. Bất kể các lựa chọn này sẽ ảnh hưởng tiêu cực như thế nào tới công việc mưu sinh và sinh hoạt của người dân, nói rộng ra là toàn xã hội. Chi phí gia tăng, chẳng đặng dừng tất nhiên giá dịch vụ các loại cũng phải gia tăng theo. Người nghèo càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các thay đổi như vậy. Như vậy, có thể nói rằng nhà chức trách chỉ tạo điều kiện đường xá thông thoáng cho một bộ phận cư dân giàu có, thừa tiền, đi lại thông thoáng trong khi đẩy một bộ phận rất lớn người dân vào thế kẹt và gặp nhiều khó khăn hơn vì phải chi cho các loại phí quá sức thu nhập của mình. Nếu đường xá có thông thoáng thì cũng chỉ dành cho một bộ phận thuộc tầng lớp trên hưởng lợi mà thôi. Như vậy, liệu đây có phải là một chính sách công bằng, vì đại đa số người dân lao động và góp phần an dân hay không?
Bất cập thứ 4 là việc “sinh đẻ vô kế hoạch” các loại phí như Bộ GTVT đang làm liệu có đúng quy trình, đúng pháp luật hiện hành và có vi phạm lợi ích chính đáng của người dân được luật pháp bảo vệ hay không? Nếu cách ban hành các loại phí như Bộ trưởng Thăng đang làm mà “đầu xuôi đuôi lọt”  thì liệu có tạo ra tiền lệ xấu cho các bộ ngành khác ban hành vô tội vạ các loại phí phục vụ cho lợi ích cục bộ của ngành mình mà bất chấp quyền và lợi ích chính đáng của người dân hay không? Chẳng hạn như, một ngày đẹp trời nào đó, Bộ trưởng Y tế “học tập” và căn cứ vào tiền lệ của Bộ trưởng GTVT đặt ra nhiều loại phí đánh vào người bệnh để giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Phí nhập viện và điều trị vượt tuyến chẳng hạn, với mức giá “khủng” hàng chục triệu đồng/bệnh nhân/ mỗi lần nhập viện. Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra phí bảo trì trường học và chống quá tải trường điểm chẳng hạn để giải quyết tình trạng quá tải trường học ở các đô thị lớn, các trường điểm và chống việc xin xỏ, chạy trường chạy lớp với mức phí hàng chục triệu đồng cho mỗi học sinh trái tuyến muốn vào trường điểm…. Các bộ ngành khác cũng tương tự, chuyện gì sẽ xảy ra đây? Câu trả lời chắc phải dành cho các nhà chức trách đang hoạch định ra các chính sách “kinh bang tế thế” theo cái kiểu xem dân như “con gà đẻ trứng vàng”. Chớ có mà nghĩ đến chuyện “thịt” con gà, sốt ruột mổ bụng nó ra để hy vọng mau chóng lấy được cả ổ trứng vàng nhá!


Nên xem xét khởi kiện vụ ngư dân bị bắt


TT - Việc Trung Quốc giam giữ 21 ngư dân và hai tàu cá Việt Nam số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế, bởi vùng biển các ngư dân này đánh bắt thuộc quyền chủ quyền VN.
Bất chấp những khó khăn, người dân Lý Sơn vẫn bám biển, đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa - Ảnh: T.Thành
Thậm chí cho dù vùng biển đó trong tình trạng tranh chấp thì Trung Quốc cũng không có quyền giam giữ ngư dân Việt Nam.
Vùng biển nơi các ngư dân bị bắt là thuộc Việt Nam
Không nên nộp tiền bảo lãnh
Vùng biển mà hai tàu QNg66101TS và QNg 66074TS và các thành viên bị Trung Quốc bắt giữ là thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc Việt Nam nộp tiền bảo lãnh hay một khoản bảo đảm tài chính có thể sẽ bị Trung Quốc viện cớ để giải thích theo estoppel rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. (Estoppel là một nguyên tắc, theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hành động ngược lại với những gì mình đã nói hoặchành động trước kia).
Trong suốt chiều dài của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa.
Dù Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo này bằng vũ lực, nhưng theo luật quốc tế, đặc biệt là nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với Hoàng Sa.
Do vậy, trên bình diện pháp lý, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo điều 56 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển quốc tế (UNCLOS), đối với vùng biển thuộc vùng đảo Hoàng Sa, Việt Nam có “các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió”.
Do vậy, các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá xung quanh quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS. Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và hai tàu cá của Việt Nam, khi những người này đang tiến hành đánh bắt trên vùng biển thuộc Hoàng Sa, là trái với luật pháp quốc tế.
Hơn nữa, việc bắt giữ này cũng trái với Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên biển Đông được ký kết giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Giam giữ ngư dân là trái luật quốc tế
Đương nhiên vùng biển xung quanh Hoàng Sa là thuộc Việt Nam. Nhưng vì Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa và cho rằng vùng biển xung quanh Hoàng Sa là trong tình trạng tranh chấp, thì việc bắt giữ hai tàu QNg66101TS và QNg 66074TS trong vùng biển đang tranh chấp cũng trái với luật quốc tế.
Điều 73, khoản 3 của UNCLOS quy định: “Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác”.
Điều luật nói trên được áp dụng đối với tàu của nước này hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác. Nếu ngư dân của Việt Nam đánh bắt vào vùng biển hoàn toàn và rõ ràng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng không được quyền tống giam hay áp dụng một hình phạt thân thể đối với ngư dân Việt Nam.
Do vậy, trong một vùng biển rõ ràng thuộc về mình mà Trung Quốc không có quyền làm vậy, thì Trung Quốc càng không thể làm như thế trong vùng biển Hoàng Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
Xem xét việc khởi kiện ra tòa án quốc tế về Luật biển
Theo điều 292 của UNCLOS, quốc gia mà chiếc tàu bị bắt mang cờ có thể khởi kiện nước bắt giữ tàu trước tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), nếu hai quốc gia này đều là thành viên của UNCLOS. ITLOS theo đó có thể yêu cầu quốc gia đã bắt giữ nhanh chóng trả tự do cho tàu cũng như thành viên của tàu.
Trên thực tế, ITLOS đã giải quyết rất nhiều vụ kiện giữa các quốc gia thành viên và đã yêu cầu nhiều quốc gia trả tự do những con tàu và thành viên của tàu đã bị bắt. Kể từ lúc thành lập vào năm 1996 đến nay, trong số 19 vụ kiện mà ITLOS thụ lý, có không dưới chín vụ kiện liên quan đến yêu cầu trả tự do cho thuyền và thuyền viên bị bắt giữ.
Do vậy, cùng với việc yêu cầu thông qua con đường ngoại giao, việc khởi kiện ra ITLOS để yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho hai con tàu và những thuyền viên là điều cần nghiên cứu, xem xét.
Hỗ trợ gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ
Chiều 27-3, bà Phạm Thị Hương - phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) - đã đến gia đình của 21 ngư dân đi trên hai tàu cá QNg 66074 TS và QNg 66101 TS bị Trung Quốc bắt giữ trái phép vào ngày 3-3 để thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ mỗi hộ là 2.250.000 đồng. Bà Hương cho biết tổng số tiền 47 triệu đồng này được trích từ ngân sách địa phương để hỗ trợ đột xuất cho các gia đình 21 ngư dân vượt qua khó khăn trước mắt.
Bà Hương cho biết huyện vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu Trung Quốc thả ngay, thả vô điều kiện đối với 21 ngư dân cùng hai tàu cá mà phía Trung Quốc bắt giữ trái phép ngay trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
VÕ MINH
TS LÊ MINH PHIẾU

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Ứng viên lãnh đạo World Bank đọc sách Thiền


Ông Jim Yong Kim, được đề cử lãnh đạo World Bank, tiết lộ cuốn sách ưa thích là của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (The Miracle of Mindfulness - Phép lạ của sự tỉnh thức)
                                            Dư luận bất ngờ với việc đề cử ông Jim Yong Kim 
Bác sĩ người Mỹ gốc Triều Tiên, Jim Yong Kim, được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đề cử làm Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank).
Bác sĩ Kim, 49 tuổi, hiện là Viện Trưởng Đại Học Dartmouth, thuộc Ivy League, cụm từ chỉ nhóm các trường đại học danh giá nhất của Mỹ.Dư luận chung tỏ ra bất ngờ vì ông không phải là người quen thuộc với giới tinh hoa ởWashington.
Trong một phỏng vấn với chương trình Charlie Rose năm ngoái, ông Kim tiết lộ cuốn sách ưa thích của ông là The Miracle of Mindfulness.
Đây là tựa tiếng Anh của tác phẩm Phép lạ của sự tỉnh thức, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh chắp bút.
Tác phẩm là những bài học căn bản thực tập Thiền, được Thiền sư viết trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam.
Bác sĩ Kim nói phương pháp tu Thiền trong sách giúp "người ta có thể tha thiết và có lòng trắc ẩn với những ai khổ đau."
Kể từ khi thành lập năm 1944, Ngân Hàng Thế Giới luôn có chủ tịch là người Mỹ.
Ứng viên do Washington chỉ định và không có sự phản đối.
Nhưng năm nay, lần đầu tiên có hai người ra cạnh tranh với ứng viên của Mỹ nhằm thay thế ông Robert Zoellick.
Đó là bà Ngozi Okonjo-Iweala, được quê nhà Nigeria cùng Nam Phi và Angola đề cử, và Jose Antonio Ocampo, có thời gian làm trong chính phủ Columbia.

Chuyên gia: Phí hạn chế phương tiện cá nhân không chính danh

Tư Hoàng 



(TBKTSG Online) - Các chuyên gia tài chính và kinh tế cho rằng phí hạn chế phương tiện cá nhân do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất trên toàn quốc là không chính danh, gây khó khăn cho người dân, và đặt thêm rào cản cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh trích dẫn khái niệm về phí tại điều 2, Pháp lệnh về phí và lệ phí do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2001 rằng, “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ (được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này)”.
Ông nhận xét: “Bộ Giao thông Vận tải cung cấp dịch vụ gì cho người dân mà lại đòi thu phí này? Họ không cung cấp dịch vụ gì mà bắt người dân trả tiền là thế nào?”
Đề xuất của bộ này, theo ông Doanh, có thể so sánh với tình trạng cơ quan nhà nước đề nghị thu phí với người dân khi hít thở không khí, hay ở trong chính ngôi nhà của mình.
“Vì thế tôi cho rằng phí hạn chế ô tô xe máy là hoàn toàn không chính danh. Họ dựa trên luật nào để làm thế?”, ông Doanh đặt vấn đề.
Chuyên gia kinh tế này cho rằng, việc bộ này sửa đổi tên gọi "phí lưu hành phương tiện cá nhân" thành "phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân" chỉ trong thời gian rất ngắn thể hiện “sự tuỳ tiện” của những người soạn thảo văn bản. 
Mặt khác, theo chuyên gia kinh tế này, phí này sẽ làm chi phí sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh nền kinh tế đã bị tác động lớn bởi lạm phát cao.
Ông Doanh nói: “Phí đó chắc chắn sẽ làm cho giá cả các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam đắt đỏ thêm. Hiện nay, lạm phát đã làm chi phí đầu vào tăng cao, trong khi giá đầu ra rất khó tăng lên vì sức mua suy giảm. Nếu cứ tăng tuỳ tiện như thế này, làm sao chúng ta cạnh tranh được trên bình diện quốc tế. Vì thế, tình trạng phí chồng phí như thế này sẽ làm giảm sút năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đó là nguy cơ hiển nhiên”.
Chuyên gia kinh tế này cho rằng, Quốc hội cần xem xét kỹ càng đề nghị này.
Trong khi đó, chuyên gia tài chính Đặng Văn Thanh cũng có quan điểm như ông Doanh khi cho rằng đề xuất tăng phí ngay lập tức từ 20-50 triệu đồng/năm với ô tô và 500 ngàn đến 1 triệu đồng/năm với xe máy là “quá sốc”.
Ông Thanh nói: “Đưa ra mức phí như thế là quá sốc so với mức thu nhập của người dân. Vì thế, cần phải cân nhắc rất kỹ càng”.
Ông Thanh, người từng có nhiều năm làm đại biểu Quốc hội, nhận xét ông chưa từng chứng kiến cơ quan nhà nước nào đòi tăng phí dồn dập như Bộ Giao thông Vận tải trong vài chục năm qua.
Ông nói: “Trước đây cũng từng có ý kiến đưa ra thuế suất cao, chẳng hạn thuế tiêu thụ đặc biệt liên quan thuốc lá, rượu bia… . Nhưng tôi thấy, chưa từng có việc đưa ra quá nhiều loại phí đánh trên đầu phương tiện giao thông như đề xuất trên”.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Cao Sỹ Kiêm cho rằng đề xuất tăng phí của Bộ Giao thông Vận tải sẽ làm chi phí sản xuất kinh doanh ở Việt Nam thêm đắt đỏ.
Ông Kiêm, cũng là một đại biểu Quốc hội nói: “Tôi cho rằng Quốc hội sẽ phải xem xét nghiêm túc vấn đề này”.
Theo tờ trình của Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng gửi Thủ tướng, có khoảng 612.691 xe ô tô chịu tác động của phí hạn chế phương tiện cá nhân, tương ứng với chủ phương tiện chiếm 0,77% dân số cả nước.
Bộ này cho rằng, việc thu phí này sẽ khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc tại các thành phố, đồng thời tạo nguồn chi đầu tư nâng cao năng lực của hạ tầng giao thông đường bộ.
Trước đó, Bộ Tư pháp cho rằng, phí hạn chế phương tiện giao thông sẽ chồng lấn với phí sử dụng đường bộ. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tài không đồng tình cách giải thích này.
Bên cạnh đó, một loại phí khác là phí bảo trì đường bộ sẽ được thu từ 1-6 tới, theo đó dự kiến có 7 mức đối với ô tô (180.000- 1.440.000 đồng/tháng), 4 mức với mô tô, xe máy (80.000- 150.000 đồng/năm).
Như vậy, với hai loại phí mới này, chủ phương tiện ô tô ở Việt Nam sẽ phải gánh tới 9 loại thuế và phí.

Phim về nhà nghiên cứu Hoàng Sa được giải


Một phim tài liệu cũ, từng bị gạt đi vì biến cố ngư dân Việt bị bắn chết năm 2005, được trao giải Cánh diều Bạc.
Phim Một đời nghiên cứu Hoàng Sa (kịch bản và đạo diễn: Phạm Xuân Nghị) nói về thành quả nghiên cứu hơn 30 năm của nhà sử học Nguyễn Nhã tại TP. HCM.
                            Tiến sĩ Nguyễn Nhã dành cả đời để nghiên cứu về chủ quyền ở Hoàng Sa 
Đáng chú ý, phim này đã hoàn thành và được mang đi dự thi ở một vài liên hoan trong nước năm 2005, nhưng bị bỏ qua vì lý do "nhạy cảm".Tại lễ trao giải của Hội Điện ảnh Việt Nam hôm 17/3, phim được trao Cánh diều Bạc ở hạng mục Phim tài liệu truyền hình.
Khi đó, vào ngày 8/1/2005, tám ngư dân thuộc tỉnh Thanh Hóa bị cảnh sát biển Trung Quốc bắn chết khi đang đánh cá tại vịnh Bắc Bộ.
Tám người khác bị bắt và đưa về đảo Hải Nam một thời gian trước một phiên tòa ở Hải Nam thả họ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó nói các ngư dân Việt Nam là ''cướp biển'' và rằng vụ việc là trường hợp "ăn cướp có vũ trang nghiêm trọng trên biển”.
Việt Nam phản bác rằng "việc tàu Trung Quốc bắn chết chín ngư dân Việt Nam và làm bị thương nhiều người khác, gây thiệt hại đến tài sản và ngư cụ của ngư dân Việt Nam là nghiêm trọng".
Trước những căng thẳng ngoại giao vì biến cố này, phim Một đời nghiên cứu Hoàng Sa tưởng như bị rơi vào quên lãng.
Phim nói về nhà sử học Nguyễn Nhã, từng chủ trương tập san Sử Địa ra mắt năm 1966 ở Sài Gòn.
Số cuối cùng của tập san này, ra mắt đầu năm 1975, là một Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa.
Kể từ ngày đó, ông Nguyễn Nhã vẫn tiếp tục nghiên cứu, thu thập bằng chứng lịch sử với mục đích chứng tỏ Hoàng Sa là của Việt Nam.
Phim của đạo diễn Phạm Xuân Nghị được làm không lâu sau khi ông Nguyễn Nhã nhận luận án tiến sĩ lịch sử năm 2003 với chủ đề về Hoàng Sa.
Bộ phim được giới thiệu là "tài liệu giáo khoa lịch sử bằng hình ảnh cụ thể, sinh động".
Sự liên quan giữa biến cố 2005 và tác động đến phim này hoàn toàn không được truyền thông trong nước nhắc đến.
Dẫu vậy, việc trao giải thưởng muộn cho tác phẩm dường như cho thấy sự thay đổi trong thái độ của giới chức.
Những ngày đầu tháng Ba năm nay chứng kiến khẩu chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa.


Nhân tiện tham khảo thêm bài này có nói về TS Nguyễn Nhã:


Học giả Việt Nam phản bác “đường lưỡi bò”
Các học giả Việt Nam từ lâu đã dày công nghiên cứu để chứng minh một cách khoa học và hệ thống bằng nhiều nguồn tư liệu lịch sử trong và ngoài nước về chủ quyền lâu đời, liên tục của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thật lịch sử về chủ quyền của người Việt Nam trên Biển Đông không chỉ được ghi chép cẩn thận trong chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam mà còn từ nguồn thư tịch cổ và chính sử của Trung Quốc cũng như từ những ghi chép của các nhà hàng hải phương Tây trong nhiều thế kỷ. Và điều đó chính là một sự thật lịch sử mà không có bất cứ học giả chân chính nào có thể phủ nhận.
TS Nguyễn Nhã, nhà sử học có nhiều nghiên cứu sâu sắc về lịch sử chủ quyền trên Biển Đông nhận xét về yêu sách “đường lưỡi bò” tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” về “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc trên hầu như gần trọn Biển Đông: “Trong lịch sử loài người đã từng xảy ra nhiều vụ xuyên tạc, bóp méo lịch sử, song chưa từng thấy sự chà đạp lịch sử nào thô bạo như trường hợp Trung Quốc đã và đang làm khi họ trình lên Liên Hợp Quốc bản đồ yêu sách “đường lưỡi bò” bao gồm gần 80% diện tích Biển Đông là nội thủy, là vùng nước lịch sử của họ”. Ngày 20/1/1975, sau sự kiện hải quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974), TS Nguyễn Nhã lúc đó là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử Địa của Đại học Sư phạm Sài Gòn, đã cho ra mắt một ấn phẩm đặc biệt chuyên khảo về Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều bài viết có giá trị khoa học, khách quan, công phu của các học giả nổi tiếng như Hoàng Xuân Hãn, Lãng Hồ Nguyễn Khắc Kham, Thái Văn Kiểm… Chuyên san này cũng trình bày nhiều nghiên cứu có giá trị khoa học của các học giả phương Tây, những ghi chép và bản đồ của các nhà hàng hải quốc tế từ thế kỷ XV ghi nhận việc xác lập và thực thi chủ quyền của người Việt Nam lâu đời và liên tục, một cách hòa bình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 2003, ông Nhã tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sử học “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”.
Các nghiên cứu công phu của TS Nguyễn Nhã căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu chính sử của Việt Nam, phương Tây và cả Trung Quốc đã đưa ra những kết luận khách quan, khoa học và đầy sức thuyết phục rằng ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập, khai thác, thực thi và bảo vệ chủ quyền liên tục một cách hòa bình của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng nước có liên quan trên Biển Đông. Đặc biệt, vào năm 1816, chính sử ghi nhận nhà Nguyễn đã sai thủy quân đi xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Các tài liệu phương Tây cũng chép khá chi tiết về sự kiện này và cho biết vua Gia Long đã sai người đi cắm cờ, đặt cột mốc chủ quyền và tuần tra bảo vệ trên quần đảo Hoàng Sa. Theo TS Nguyễn Nhã, ông đã tìm kiếm, tham khảo hầu hết các thư tịch cổ của Trung Quốc thì thấy rằng không hề có một văn bản chính thức nào của các nhà nước phong kiến Trung Quốc cũng như trong sử sách đương thời có ghi chép các sự kiện liên quan tới chủ quyền của nước này trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) đầy đủ như chính sử Việt Nam. TS Nguyễn Nhã khẳng định, từ các nghiên cứu ông có đầy đủ bằng chứng, cơ sở lịch sử và pháp lý để phản bác lại tất cả những gì mà nhiều học giả Trung Quốc cho là họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” về “vùng nước lịch sử” trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cho rằng, chỉ từ khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa họ mới bắt đầu đưa ra các luận điểm cho rằng Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, quản hạt sớm nhất rồi khai thác kinh doanh sớm nhất trên Biển Đông. Thế nhưng đáng tiếc là các luận chứng mà họ trình bày lại không có cơ sở lịch sử cũng như pháp lý mà phần lớn là do ngụy tạo và suy diễn cho nên chẳng thuyết phục được ai. Hàng chục năm sau biến cố Hoàng Sa, kiên trì với từng chi tiết lịch sử và hành trình đi tìm sự thật với thái độ nghiêm túc, coi trọng học thuật của một nhà khoa học chân chính, TS Nguyễn Nhã kết luận: “Đầu Công Nguyên, Việt Nam đã phải chịu nô lệ ngót 1.000 năm, nhưng cuối cùng vẫn giữ được độc lập. Thì bây giờ, tôi cho rằng Hoàng Sa dẫu có thể phải chịu 1.000 năm nữa cũng không sao, dẫu thế nào thì sự thật lịch sử vẫn cứ ghi nhận Hoàng Sa luôn là của Việt Nam”. Câu nói ấy của TS Nguyễn Nhã đã từng được cố GS Trần Văn Giàu chia sẻ: “Trong thời đại của nhân loại văn minh ngày nay, chắc không phải đợi đến 1.000 năm đâu”.
LS. Hoàng Việt, Đại học Luật TP. HCM, căn cứ vào cơ sở pháp lý quốc tế cho rằng theo các tiêu chí để thỏa mãn một vùng nước được coi là vùng nước lịch sử, thì Trung Quốc cũng phải chứng minh được họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong “đường lưỡi bò” này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hoà bình từ thời xa xưa. Đặc biệt, Điều 1 Tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã nhấn mạnh rằng: “Chiều rộng lãnh hải nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả”. Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thuỷ của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là không phù hợp với yêu sách lịch sử được áp đặt bởi “đường lưỡi bò”.
Theo TS Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển - Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu sách “đường lưỡi bò” hoàn toàn đi ngược lại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia; Vùng biển mà “đường lưỡi bò” bao trùm không thể là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc. Cho tới nay, các văn bản pháp luật về biển của Trung Quốc đều không đề cập tới yêu sách “đường lưỡi bò”. Thực tiễn các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia ngoài khu vực đều phủ nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc; “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của năm nước là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei. Phản bác luận điểm từ phía Trung Quốc cho rằng Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký đã thừa nhận chủ quyền của nước này tại Hoàng Sa và Trường Sa, các học giả Việt Nam cho rằng, nội dung của Công hàm ngày 14/9/1958 là hết sức rõ ràng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ ghi nhận, tán thành và tôn trọng quyết định của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hải phận 12 hải lý của đất nước Trung Quốc. Công hàm 1958 không liên quan gì đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó nằm phía Nam Vĩ tuyến 17 và theo Hiệp định Geneve thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Luận điểm cho rằng Công hàm ngày 14/9/1958 là bằng chứng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xuyên tạc lịch sử. Việt Nam từ trước tới nay chưa hề có bất cứ một tuyên bố nào từ bỏ chủ quyền thiêng liêng của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
TS. Nguyễn Hồng Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ “đường lưỡi bò”, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành “ao hồ” của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ vào tập quán và các phán quyết của Tòa án và Trọng tài quốc tế phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: 1) Tại đó quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của mình một cách liên tục, hòa bình và lâu dài; 2) Có sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng không phản đối của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.
Sự thật là Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là “ao hồ Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc không phải là một con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn nó đã phải bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ vì quá vô lý. Tính chất không liên tục của đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Một con đường như vậy rõ ràng không thể nào lại được coi là “biên giới quốc gia” theo luật pháp quốc tế. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là tính ổn định và dứt khoát. Trong một xã hội có trật tự riêng, các đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế. Vậy mà ở đây đến cả người Trung Quốc, tác giả của đường này còn chưa biết nó đi thế nào, thì sao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được?
Các học giả Trung Quốc mặc nhận rằng “đường lưỡi bò” tồn tại từ lâu mà không có quốc gia nào phản đối. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cho rằng một yêu sách phải được tuyên bố rõ ràng, không mập mờ, chính thức và được duy trì trong một thời gian dài đủ để quốc gia có ý kiến bất đồng phải đưa ra ý kiến chính thức của họ. “Đường lưỡi bò” có nguồn gốc từ một bản đồ tư nhân, không phải là cái để các quốc gia khác có ý kiến. Hơn nữa, việc các nước tham gia Hội nghị San Francisco năm 1951 đã bác bỏ đề nghị của Liên Xô trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đòi hỏi của Philippines, Malaysia đối một bộ phận của quần đảo Trường Sa cho thấy không thể nói yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương vạch ra đã được các nước khác công nhận.
Các học giả Việt Nam đều thống nhất khẳng định về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, Việt Nam là nhà nước đầu tiên và duy nhất đã thực hiện quyền làm chủ của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà bình, liên tục và lâu dài. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng Luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC) cũng như các nguyên tắc thoả thuận song phương, đa phương nhằm duy trì và bảo vệ tự do giao thương, an ninh hàng hải cũng như sự ổn định và phát triển trong hòa bình của các quốc gia liên quan.
Nhóm PV Biển Đông
Chú thích ảnh:
1-TS Nguyễn Nhã trao tặng bản đồ An Nam Đại Quốc họa đồ khẳng định chủ quyền lãnh hải Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa cho các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn. Đây là bản đồ do giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels nằm trong vùng biển của Việt Nam.
2-“An Nam Đại Quốc họa đồ” do giám mục Taberd xuất bản năm 1838 ghi rõ Paracel seu Cat Vang (“seu” tiếng Latin có nghĩa “hay là”; Paracel hay là Cát Vàng tức Hoàng Sa) thuộc vùng biển của Việt Nam.

Hoàng Sa và Trường Sa trong tâm linh Việt


Phân tích cách làm của Trung Quốc xuyên suốt chiều dài lịch sử các triều đại  trong quan hệ với Việt Nam mới thấy sự bành trướng lãnh thổ của họ chỉ mới là bề nổi của tảng băng tham vọng bá quyền, mục tiêu đồng hóa mới chính là phần chìm nguy hiểm. Dân tộc Việt Nam không ít lần đã thấm thía bài học lịch sử ấy, và đã nhận ra một sự thật rằng “văn hoá còn dân tộc còn”, từ đó chủ quyền lãnh thổ cùng với độc lập dân tộc cũng sẽ mãi mãi vững bền. Nhưng điều đó chỉ có thể khi cả dân tộc đoàn kết lại thành một khối thống nhất mà các yếu tố văn hóa và tâm linh chính là chất kết dính, hấp dẫn từng bộ phận người Việt trở lại bên nhau cùng nhau giữ gìn, xây đắp, phát triển cơ đồ vun đắp từ biết bao xương máu của Tổ tiên.
 
Không biết bao nhiêu ngôi mộ gió đã được đắp lên trên dãy đất hình chữ S bên bờ Biển Đông này hàng ngàn năm qua để làm nơi nương tựa cho những hương hồn người Việt đã gửi thân mình trong lòng biển cả của Tổ quốc. Và cũng là nơi nương tựa cho chính phần hồn của những người Việt còn đang sống bình an trong những chuyến hải hành gian khổ ngang dọc các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đảo Lý Sơn ngày nay, Cù Lao Ré ngày xưa, quê hương của những hải đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, có lẽ chính là nơi lưu dấu những giá trị tâm linh rõ nét và sâu đậm nhất của người Việt về một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên những vùng biển đó, máu xương của biết bao thế hệ người Việt ở Lý Sơn đã đổ xuống, khắc ghi và gìn giữ các thành quả khai phá lãnh thổ, các giá trị tinh thần đời đời truyền lại cho những thế hệ mai sau. Những dân binh Hoàng Sa trước khi lên đường đã được tế sống vì nhiệm vụ vô cùng gian khổ và hiểm nguy. Thế nhưng, đều đặn hàng năm, theo lệnh vua họ vẫn hiên ngang vượt lên đầu sóng ngọn gió để thực hiện những chuyến hải hành ngang dọc Hoàng Sa và Trường Sa, thực chi chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam. Cho đến ngày nay, tên tuổi và hương hồn của họ đã thấm vào máu thịt của Tổ Quốc trở thành một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của cả dân tộc, họ vẫn luôn được hương khói đều đặn hàng năm với Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa của hầu như tất cả các gia tộc ở Lý Sơn giờ đây. Ngày nay, không chỉ có các họ tộc, chính quyền địa phương mà đã có rất nhiều người Việt từ khắp nơi trở về quê hương của những hùng binh Hoàng Sa trong những dịp khai lễ để thắp nén hương tưởng niệm và cầu nguyện cho những linh hồn phiêu bạt trên biển cả kia trở về nương tựa trong lòng của Dân tộc và Tổ quốc. Những hoạt động tâm linh này ở Lý Sơn từ nhiều đời qua vẫn liên tục diễn ra, thành kính và thiêng liêng trở thành đời sống văn hóa tâm linh đặc biệt sâu sắc của người dân hậu duệ những hùng binh năm xưa.
Các nhân chứng từng có mặt trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xưa kia còn kể lại câu chuyện về một ngôi Miễu Bà xuất hiện từ rất lâu đời trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Câu chuyện này phù hợp với giá trị văn hoá cũng như đời sống tâm linh của người Việt từ nhiều đời qua. Với người Việt “khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”, trong cảnh cô đơn, sóng gió biển cả, Miễu Bà là nguồn an ủi lớn lao cho những người đi biển mỗi khi qua lại những vùng quần đảo này. Nơi đó người dân biển gửi gắm niềm tin và hy vọng của mình cho thần linh biển cả và cũng chính là hồn thiêng sông núi, tổ tiên dòng tộc che chỡ, phù hộ cho sự bình yên của họ trước sự ác liệt khó lường của thiên nhiên. Theo tác giả Trần Thế Đức, Miễu Bà trên đảo Hoàng Sa được xây dựng từ rất lâu đời, không ai biết rõ, tọa lạc ở một góc Tây Nam của đảo, nơi mà từ đất liền ra là nhìn thấy ngay từ xa. Rõ là Bà quay mặt ra hướng này để che chở cho ghe thuyền của người Việt từ đất liền ra quần đảo Hoàng Sa, cũng có nghĩa là miễu này do người Việt lập nên. Tượng Bà đứng trên một bệ xi măng, người được choàng bằng chiếc khăn bằng vải màu hồng, do một nhân viên khí tượng mang ra từ đất liền. Cứ mỗi lần đổi ca, các nhân viên lại mang ra chiếc khăn mới để thay cho Bà. Vùng biển trước mặt miễu là vùng dành riêng cho Bà, không ai được lai vãng tới. Lớ xớ tới đó kiếm cá là Bà quở phạt ngay, cái chết của một viên đội Pháp trùng hợp với việc ông này không tin vào truyền thuyết về Bà nên đem chất nổ tới vùng biển trước Miễu Bà vốn có rất nhiều cá để đánh bắt. Khi châm ngòi cháy cho bánh thuốc nổ để đánh cá, ông ta ngó hoài không thấy lửa cháy nên mò tới để xem, không ngờ lửa chỉ cháy bên trong ruột ngòi mà không cháy phần vỏ bọc bên ngoài, vừa tới xem bánh thuốc nổ khiến ông ta chết ngay lập tức. Bà càng linh thiêng, càng làm cho niềm tin của người dân đảo thêm mạnh mẽ, nên càng trở thành nguồn an ủi, chở che cho đời sống tâm linh của mọi người. Chính sử triều Nguyễn cũng từng ghi lại nhiều lần các vua nhà Nguyễn đã chỉ dụ cho người ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựng chùa, lập miễu thờ cúng càng chứng tỏ người Việt xưa vốn coi trọng phần hồn, đời sống tâm linh đã hành xử chủ quyền trên các quần đảo này theo cách rất riêng biệt của người Việt Nam. Biết bao chiến sĩ trận vong, bỏ mình để khai phá, khai thác và giữ gìn vùng lãnh thổ thiêng liêng đầy sóng gió khắc nghiệt này của Tổ quốc. Hương hồn của họ hòa vào với hồn thiêng sông núi, tiếp tục vượt lên đầu sóng ngọn gió về với hương khói thờ phụng, lời cầu khấn của các thế hệ mai sau che chở và truyền thêm nguồn cảm hứng cho tinh thần dân tộc nhờ vào những cử chỉ và hành động coi trọng các giá trị văn hóa và tâm linh của bao thế hệ người Việt Nam vốn không bao giờ quên cội nguồn gốc rễ của mình.
Những ngày đi lại trên quần đảo Trường Sa, chúng tôi đã chứng kiến và vô cùng xúc động trước những buổi lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh thân mình để bảo vệ một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên vùng biển này. Những vòng hoa có màu cờ Tổ quốc được thả xuống vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao…mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ”. Trong hương khói nghi ngút, giữa trưa trời nắng rực rỡ bất chợt hoá u trầm bởi một áng mây đen trịch bất ngờ kéo tới. Trước đó, vì quá nắng, trưởng đoàn còn cho phép mọi người đội mũ khi làm lễ, nay tự nhiên từng người một đã nhẹ nhàng bỏ mũ xuống… Rất nhiều tiếng nấc nghẹn ngào hòa vào lời ai điếu trầm hùng của người sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam : “Trường Sa hôm nay vẫn chưa thực sự bình yên. Chúng tôi, những người hiện đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh của Tổ tiên, trước hương hồn của các đồng chí, đồng thời xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, và xây dựng Trường Sa trở thành huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên Biển Đông. Hôm nay, đoàn công tác của chúng tôi đi qua nơi các đồng chí đã chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh. Bầu trời Trường Sa mây trắng lặng. Lòng chúng tôi lặng trắng, lệ tràn mi và vẫn văng vẳng đâu đây câu nói của liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương - Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma: “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc”. Trong niềm xúc động sâu sắc, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ tới các đồng chí và xin được thắp nén hương, thả vòng hoa tưởng niệm, tưởng nhớ tới hương hồn của các đồng chí. Mong các đồng chí thanh thản yên nghỉ trong lòng biển khơi của quê hương, dân tộc; cùng chúng tôi canh giữ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”. Vòng hoa mang màu cờ Tổ quốc dập dềnh trên biển cả đang lặng sóng bất chợt dâng trào, như muốn gửi gắm trở lại với con tàu một lời nhắn nhủ từ những dợn sóng bạc đầu: “Vinh dự nhất của những  người lính biển đã hy sinh là được chính tấm lòng biển cả của Tổ quốc ôm ấp, chỡ che và gìn giữ mãi mãi trong văn hóa, trong đời sống tâm linh của cả dân tộc mình”.
Chẳng biết tự bao giờ trên các đảo ở Hoàng Sa hay Trường Sa đã xuất hiện nhiều ngôi chùa và đền miễu để thờ Thần, thờ Phật. Điều đó càng khẳng định sâu sắc và mạnh mẽ sự xuất hiện của đời sống tâm linh Việt trên những hòn đảo khắc nghiệt này giữa Biển Đông trùng trùng sóng gió. Những năm gần đây, Phật tử trong cả nước và những ngư dân ở quần đảo Trường Sa đã đóng góp và trùng tu nơi thờ Phật khang trang và vững chãi hơn. Ngoài Song Tử Tây thì những ngôi chùa tại đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết cũng đã được trùng tu xây dựng khang trang, bề thế, để các phật tử trên đảo và những ngư dân thường xuyên khai thác hải sản gần khu vực quần đảo Trường Sa tới thắp hương lễ Phật vào những tuần lễ tiết… Ở những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa, tất cả những văn bia, những hoành phi câu đối đều được khắc, viết bằng chữ Việt. Nhìn những tấm hoành phi, câu đối sơn son thiếp vàng với những mỹ từ ca ngợi sự trường tồn của dân tộc, ca ngợi cảnh sắc kỳ vĩ của Vạn lý Trường Sa, ca ngợi sự mênh mông đến khôn cùng của trời biển nước Nam, ví như “Quần đảo huy hoàng chất ngất Biển Đông ngời thắng cảnh - Chùa chiền sừng sững nguy nga Đất Việt nổi danh lam”, lòng mỗi người đến vãn cảnh chùa không khỏi tự hào trước giang sơn gấm vóc Việt Nam. Ai cũng nguyện cầu Đức Phật từ bi phù hộ độ trì cho nước Việt, và bất kỳ ai cũng cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn trong sự nghiệp đại đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, góp sức của từng con dân Đất Việt đưa đất nước mỗi ngày thêm hùng mạnh, đủ sức chống chọi lại mọi nguy cơ xâm lấn và đồng hóa.
Người Việt có câu “đất vua, chùa làng”, vì vậy tự ngàn đời, trong tâm thức của con dân nước Việt, ngôi chùa chính là hình ảnh biểu trưng cho sự nương tựa tinh thần, là chốn tâm linh để lương dân ngưỡng vọng, thờ phụng giữ gìn lẽ sống từ bi, bác ái. Với người Việt, đạo Phật không chỉ là một tôn giáo hay tín ngưỡng mà từ lâu đã là một nét văn hóa của con người Việt Nam . Ở đâu có làng của người Việt ở đó có chùa và cùng với những sinh hoạt tín ngưỡng của đạo Phật. Gia tài văn hóa và tâm linh đó, Tổ tiên của chúng ta cũng đã để lại ngay trên chính những hòn đảo xa xôi, khắc nghiệt nhất nhưng luôn luôn là máu thịt là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam – các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhóm PV Biển Đông
Chú thích ảnh:
1-Trồng cây xanh trong chùa trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa, Việt Nam
2- Phóng viên báo Đại Đoàn Kết cùng đại tá Hoàng Ngọc Dương, Quân chủng Hải Quân Việt Nam viếng mộ thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa, Việt Nam
3-Thả vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa tại khu vực đảo Cô Lin, Gạc Ma (lưu ý trời đang nắng sau khi thả vòng hoa bất chợt một đám mây đen kéo tới che phủ ngay trên bầu trời quanh tàu HQ-996)

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 
Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
“Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. 

Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề  trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề Trung Quốc đã đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược “lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.
Ngày 26-5-1950 , chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Âu Lai tuyên bố sẽ “giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công nguyên tử Trung Quốc, nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp Định phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh “phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ VNDCCH –Trung Quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Thế rồi sang năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam . 

Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trong đó trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích “sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép”  thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. 

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ, đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc. Trong tình thế đó, có thể xem đây chỉ là những tuyên bố mang tính chính trị và ngoại giao chứ hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý.
Nội dung công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Nhất là trong hoàn cảnh ra đời của công hàm như đã nêu trên, công hàm 1958 có hai nội dung rất đơn giản và rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Tại hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu.
Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam . Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Hơn ai hết, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hiểu rất rõ điều đó khi đưa ra công hàm 1958 nên đã không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc khi đó đã không tiện nói thẳng ra mà chỉ đơn giản khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục hành xử chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.  Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
TT Phạm Văn Đồng và Pierre Mendès-France tại Genève tháng 7-1954
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ, hòng đánh lận con đen trong tuyên bố của Chu Ân Lai liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi. 

Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng  phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội nước Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo quy định của hiến pháp Việt Nam các thời kỳ và cũng phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền dân tộc tự quyết, theo đó tất cả các vấn đề liên quan tới độc lập dân tộc, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải được cơ quan đại diện cho quyền lực cao nhất của dân là Quốc Hội xem xét biểu quyết mới có giá trị pháp lý. Cho nên, các nhà nghiên cứu cho rằng công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xét về bối cảnh và trình tự thủ tục ban hành, đơn giản chỉ là một văn thư ngoại giao mang tính chính trị chứ không thể xem đó như là một công hàm có giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines . Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Nếu đặt giả thuyết VNDCCH và CHXHCN Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết “estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam .
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine ”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua ”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.
Lúc đó hai nước VNDCCH và Trung Quốc có mối quan hệ rất đặc thù,  những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công hàm 1958 hoàn toàn nằm trong bối cảnh đặc thù và hết sức khó khăn của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Hơn nữa, theo luật pháp quốc tế, lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì. Thật vậy, công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc (tất nhiên phải hợp pháp theo các quy định của luật pháp quốc tế đương thời), và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.
Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Tòa án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí”, Tòa án Quốc tế xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào. Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thỏa ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Tòa sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc. Trong trường hợp này, VNDCCH và Trung Quốc không hề ký kết bất kỳ một hiệp ước nào có nội dung Việt Nam quyết định từ bỏ chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo này.
Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ “nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu “miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.
Nhóm PV Biển Đông
Chú thích ảnh:
Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.