Trang

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Tổng biên tập Đinh Đức Lập kỷ niệm sinh nhật của mình bằng cách cho đăng 4 tấm hình của ông trên cùng một số báo Đại Đoàn Kết đặc biệt


Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết [5]

Bài 05:

Kỷ lục (Việt Nam hay thế giới...?):

Tổng biên tập Đinh Đức Lập kỷ niệm sinh nhật mình bằng cách cho đăng 4 tấm hình của ông trên cùng  một số báo Đại Đoàn Kết đặc biệt

Tiếp theo bài “Chuyện khó tin nhưng có thật về sự lạm dụng báo Đại Đoàn Kết để thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân của ông Đinh Đức Lập (2011)”, chúng tôi tiếp tục công bố một số dẫn chứng tiêu biểu liên quan tới hành vi lạm dụng các trang báo Đại Đoàn Kết để phục vụ cho các mục tiêu cá nhân, ngày càng trở nên thô bạo và bất chấp hơn của tổng biên tập Đinh Đức Lập trong vài tháng đầu năm 2012. Đây là thời điểm trước khi xuất hiện các đơn thư tố cáo ông Lập. Sau khi có đơn tố cáo, trong đó có nội dung nói về chuyện ông Lập lạm dụng báo Đại Đoàn Kết để thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân như đã nói trên, ông Lập buộc phải “chùng xuống”, trở nên thận trọng hơn trong các hành xử thô bạo lạm dụng quá đáng báo Đại Đoàn Kết. 

Điều đó càng cho thấy sự cần thiết và cấp bách của công tác giám sát nhân dân đối với các hành vi của cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ đảng viên có chức vụ quyền hạn trong xử lý thi hành công vụ theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 04, theo các quy định về phòng chống tham nhũng, về trách nhiệm và phẩm chất công chức của pháp luật Nhà nước.  Đồng thời cũng là sự hưởng ứng, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang động viên nhân dân tham gia giám sát cán bộ, công chức, mạnh dạn tố cáo tham nhũng.

Năm 2012 (Chỉ tính vài tháng đầu năm):

A. Một số dẫn chứng tiêu biểu về việc tổng biên tập Đinh Đức Lập lạm dụng các trang báo Đại Đoàn Kết cho đăng tùy tiện nhiều bài biết, phát biểu và hình ảnh của chính ông để thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân.

1) Số 1 (1/1):



Ngay trong số báo đầu năm,  tờ báo đánh số 1 xuất bản ngày 1 tháng 1 năm 2012,  trên trang 3 mục Trò chuyện cuối tuần (mục này thường dành cho các nhân vật nổi tiếng, các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, giới trí thức, chuyên gia... giao lưu với bạn đọc của báo Đại Đoàn Kết) có bài do phóng viên Cẩm Thúy (nay đang là Trưởng ban chuyên đề của báo Đại Đoàn Kết) phỏng vấn tổng biên tập Đinh Đức Lập (chỉ đạo cho phóng viên báo nhà tự phỏng vấn tổng biên tập của chính tờ báo mình cũng là chuyện khá hiếm) tất nhiên cũng phải có đăng hình ảnh của ông Lập.

Bài phỏng vấn chiếm hết một trang báo với tiêu đề: “Đại đoàn kết ra hàng ngày là đáp ứng đòi hỏi của thời đại”. Trong bài này ông Lập nói nhiều về truyền thống hào hùng, vẻ vang của báo Cứu Quốc, báo Giải Phóng những tờ báo tiền thân của báo Đại Đoàn Kết gắn kiền với lịch sử cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Trong suốt quá trình phát triển vẻ vang đó, báo Cứu Quốc, báo Giải Phóng đã có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Mặt Trận, xây dựng được một đội ngũ những người làm báo giỏi nghề, tâm huyết và kiên định lập trường, với những cây bút nổi tiếng, trong đó có các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận. Ông Lập cũng biết rằng: “Không thể có đại đoàn kết nếu chính sách tạo ra sự bất bình đẳng, không thể có đại đoàn kết nếu chính sách tạo ra mâu thuẫn, tạo điều kiện cho những nhóm lợi ích...”.

Ông Lập nói một đàng nhưng làm một nẻo, sau lời phát biểu đầu năm hay ho đó, đó chính sách đối với những người làm nghề có kinh nghiệm, có tay nghề đã bị ông ngang nhiên cắt xén vô nguyên tắc khiến nhiều người có tay nghề làm báo cảm thấy mình bị đối xử bất công, không sống được bằng nghề mà bị buộc phải đi làm quảng cáo để kiếm sống. các chính sách mà ông Lập ban hành ngay sau đó còn tạo ra các nhóm lợi ích theo kiểu ai cùng phe với ông Lập thì được ưu ái hết mức, ai dám góp ý đấu tranh với ông lập thì vị cắt giảm bớt tiêu chuẩn chế độ và thậm chí còn bị làm khó dễ trong công tác. Nếu không chấp nhận sự ép buộc phải làm quảng cáo kiếm sống như mong muốn của ông Lập, nhiều nhà báo của ĐĐK sẽ phải ra đi. Đặc biệt, chính sách tiền lương mà ông Lập ban hành vào tháng 3/2012 còn mang tính phân biệt kỳ thị Bắc – Nam và những nhóm lợi ích  rất nguy hiểm.

2) Số đặc biệt 9+10+11 (9/1):

Tổng biên tập Đinh Đức Lập tạo dấu ấn cho ngày kỷ niệm sinh nhật của mình bằng cách cho đăng 4 tấm hình của ông trên cùng  một số báo Đại Đoàn Kết đặc biệt. Đó là số báo đặc biệt kỷ niệm 70 năm ngày báo Cứu Quốc tiền thân của báo Đại Đoàn Kết ra số đầu tiên.







Đây là số báo đặc biệt kỷ niệm 70 năm ngày báo Cứu Quốc tiền thân của báo Đại Đoàn Kết ra số đầu tiên, nên gộp 3 số lại thành một và có tới 32 trang và phát hành ngày 9/1/2012. Trong khi lịch sử báo Cứu Quốc – Đại Đoàn Kết ghi nhận rõ ràng rằng đúng ngày 25/1/1942, báo Cứu Quốc – cơ quan cổ động của Tổng bộ Việt Minh đã ra đời và cho ra số báo đầu tiên tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội).

Tổng biên tập Đinh Đức Lập không hiểu sao lại quyết định chọn ngày 9/1/2012 để ra số đặc biệt chào mừng sự kiện trọng đại này của lịch sử báo Cứu Quốc – Đại Đoàn Kết thay cho ngày 25/1/2012? Hóa ra ngày 9/1 đơn giản chính là ngày sinh của ông Đinh Đức Lập. Thì ra ông tổng biên tập muốn dùng chính số báo đặc biệt kỷ niệm 70 năm báo Cứu Quốc – Giải phóng – Đại Đoàn Kết đồng thời cũng là để kỷ niệm ngày sinh của chính mình.

Để ghi lại dấu ấn cho ngày kỷ niệm sinh nhật của mình, tổng biên tập Đinh Đức Lập quyết định cho đăng tới những 4 tấm ảnh của ông trong số báo này. Có thể nói, trong cùng một số báo có tới 4 tấm ảnh của ông tổng biên tập quả có thể coi là kỷ lục Việt Nam (chúng tôi chưa có điều kiện đối chiếu với lịch sử báo chí thế giới để xem điều này có thể đoạt kỷ lục báo chí thế giới hay không, nếu quý vị nào có điều kiện xin đối chiếu giúp, rất cảm ơn).

Ngay trang Nhất của số báo này đã xuất hiện hình ảnh của ông Lập cùng các lãnh đạo MTTQ Việt Nam, lãnh đạo khác của báo Đại Đoàn Kết và Công ty Đông Dương (đối tác được chỉ định hợp tác với báo Đại Đoàn Kết để khai thác bất động sản 66 Bà Triệu, Hà Nội hiện là trụ sở chính của báo) đang cắt băng khánh thành một bức tranh vẽ tòa nhà 66 Bà Triệu (công trình dự án chưa có thật, chỉ mới tồn tại trên giấy và cũng đang gây nhiều tai tiếng vì có quá nhiều khuất tất).

Trang 4 và 5 có bài tổng hợp ý kiến của bạn đọc nói về báo Đại Đoàn Kết. Có rất nhiều ý kiến của bạn đọc, song không có bạn đọc nào được đăng hình ảnh kèm theo ý kiến của mình (trong khi các bạn đọc này phần lớn là lãnh đạo các MTTQ ở địa phương) nhưng lại thấy đăng hình ảnh của ông Lập đang chủ trì và  phát biểu tại một cuộc họp vận động bán báo ở Quảng Nam ngày 11/7/2011 (đây là tấm hình thứ 2 của ông Lập xuất hiện trong số báo này).

Trong trang 6 số báo này có 2 bài, thì cả hai bài này đều có đăng kèm hình ảnh có ông Lập trong đó. Đặc biệt là hình ảnh minh họa cho bài: “Bạn đọc và hệ thống cán bộ Mặt trận – Động lực để Đại Đoàn Kết phát triển”, lại minh hoạt chính tấm hình ông Lập đang chủ trì và phát biểu tại một hội nghị bán báo ở Quảng Nam ngày 11/7/2011 đã đăng ở trang 4 cũng trong số báo này. Chuyên đăng lại một bức ảnh có ông Lập ngay trong cùng một số báo cho thấy hoặc nghiệp vụ làm báo hết sức kém cỏi của ông Lập với tư cách tổng biên tập, chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung của tờ báo (tất nhiên trong đó có cả những bức ảnh); hoặc tòa soạn báo Đại Đoàn Kết không có kho lưu trữ ảnh, công tác lưu trữ ảnh quá nghèo nàn nên không có khả năng lựa chọn được hình ảnh cho đúng mực để minh họa trên báo mà buộc phải đăng đi đăng lại tấm hình của ông Lập. Ngay trên một trang báo có tới 2 hình của tổng biên tập tờ báo nhà là điều khó có thể tượng tượng đối với những người làm báo chuyên nghiệp và tự trọng.

Như vậy, tổng kết lại số báo này, ông Lập có tới 4 hình xuất hiện liên tiếp. Điều này thật hết sức thô thiển, nó thể hiện quá lộ liễu ý đồ khẳng định cái tôi cá nhân chủ nghĩa của người đứng đầu báo Đại Đoàn Kết, bất chấp tôn chỉ mục tiêu, nội dung của tờ báo và nhất là quá coi thường bạn đọc trong đó có không ít người là lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và đa số cũng là cán bộ công tác Mặt trận ở địa phương, cơ sở... Cũng cần noi thêm là suốt 70 năm lịch sử vẻ vang của báo Cứu Quốc Đại Đoàn kết có biết bao thế hệ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên của báo đã cống hiến không chỉ tâm huyết, sức lực mà còn có cả xương máu của mình vì sự nghiệp chung của báo cũng như của cách mang Việt Nam. Thế nhưng trong số báo kỷ niệm đặc biệt này ngoài 4 tấm hình của ông Lập không hề thấy tấm hình nào khác ghi lại chân dung các nhà lãnh đạo báo nhiều thời kỳ, những nhà báo tên tuổi từng vào sinh ra tử đã góp phần làm nên lịch sử vẻ vang của tờ báo này.

Để tạo dấu ấn cá nhân trong ngày sinh nhật của mình mà phải lạm dụng một tờ báo có truyền thống vẻ vang, phải lợi dụng sự kiện kỷ niệm 70 năm báo Cứu Quốc – Đại Đoàn Kết làm những điều vi phạm quy chuẩn ngiệp vụ, đạo đức làm báo và coi thường mục tiêu tôn chỉ của tờ báo như ông Đinh Đức Lập đã làm trong số báo Đại Đoàn Kết đặc biệt ra ngày 9/1/2012 (đúng ngày sinh nhật ông Lập, nhưng không đúng ngày kỷ niệm 70 năm báo Cứu Quốc ra số đầu tiên 25/1/1942-25/1/2012) thì thật là chuyện xưa nay cực kỳ hiếm trong làng báo cách mạng Việt Nam, nếu không muốn nói là chuyện chưa từng có.

3) Số 12 (12/1):



Một số báo có tới 2 hình ảnh của tổng biên tập Đinh Đức Lập. Trên 2 trang 8+9 của số báo này có hai bài thì cả hai bài đều có 2 hình ảnh của ông Lập xuất hiện. Trong đó có một bài là toàn văn Diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 70 năm báo Đại đoàn Kết của Tổng biên tập Đinh Đức Lập chiếm hết một trang báo, vừa chữ vừa hình ảnh.

4) Số 92 (1/4):




Thêm một số báo nữa lại có tới 2 hình ảnh của tổng biên tập Đinh Đức Lập. Trên số báo này có bài phát biểu tham luận của ông Lập tại một hội nghị ở Hạ Long được đăng toàn văn hoành tráng vào trang 5 (trang thời sự). Ngay từ trang 1 đã xuất hiện hình ảnh của ông Lập, nhưng trong trang 5 vẫn tiếp tục xuất hiện thêm hình của ông Lập. Đây là tham luận của ông Lập tại Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc Học tập Nghị quyết Trung ương 4, tổ chức ở Hạ Long. Hội nghị này chắc chắn có nhiều phát biểu quan trọng của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác báo chí cũng như chắc chắc có nhiều tham luận có giá trị của những người làm báo tâm huyết và giàu kinh nghiệm khác. Song hầu như không thấy báo Đại Đoàn Kết giới thiệu phát biểu của ai khác ngoài toàn văn tham luận của tổng biên tập Đinh Đức Lập cùng hình ảnh của ông kèm theo. Trong cùng một bài báo (thực ra là bài phát biểu tham luận của ông Lập tại một hội nghị ở Hạ Long được đăng toàn văn tương tự như các diễn văn quan trọng của các nhà lãnh đạo đất nước, hoặc chí ít cũng là của các chuyên gia hàng đầu) lại xuất hiện tới hai hình ảnh của người viết đồng thời là tổng biên tập của tờ báo nhà là chuyện rất khó coi.

5) Số 120 (29/4):



Trang 16 xuất hiện một bài viết “Người biến Tuần Châu thành Ngọc Châu”, ca ngợi ông Đào Hồng Tuyển hết lời. Bài do tác giả Cẩm Anh viết (tức Cẩm Thúy viết) cho thấy mối quan hệ rất gắn kết giữa Cẩm Thúy và ông Lập trong các chuyến đi công tác, tác nghiệp có liên quan tới lợi ích nhóm đúng như những gì mà dư luận tại báo Đại Đoàn Kết lâu nay vẫn râm ran. Trong bài này, dù viết về Đào Hồng Tuyển song báo Đại Đoàn Kết vẫn cố tình đưa kèm hình ảnh của ông Lập như một “nhân vật quan trọng” vào bên cạnh ông Tuyển với chú thích rành mạch: “ông Đào Hồng Tuyển và TBT Đinh Đức Lập tại công trình xây dựng cầu cảng Ngọc Châu”.

6) Số 138 (17/5):



Trang 7 có bài “Đưa báo về khu dân cư là hỗ trợ thiết thực cho cán bộ MT”. bài này tường thuật một hội nghị phát hành tại địa phương, nhằm thúc đầy việc bán báo Đại Đoàn Kết ở Hà Tĩnh. Đây là dạng bài nội bộ, hoạt động bình thường của báo ĐĐK không mang tính chất thời sự, tiêu biểu cho tình hình thợi sự chính trị xã hội nhưng lại chiếm gần hết một trang báo và đương nhiên phải có cả hình ảnh của ông Lập.

7) Số 152 (31/5):



Trên trang 2 (trang thời sự tiêu điểm, quan trọng của đất nước), góc trái phía trên (nơi mà các tờ báo nghiêm túc thường dành riêng để đưa những thông tin quan trọng về thời sự tiêu điểm của đất nước, trong đó có các hoạt động của những vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quốc hội... lại xuất hiện một bài khá dài (1/4 trang báo) đăng kèm với hình ảnh của ông Lập đang có mặt trong một đợt vận động bán báo tại tỉnh Trà Vinh.

Những người làm báo chuyên nghiệp đều biết trang 2 thường là để dành cho nhựng thông tin thời sự quan trọng của đất nước. Đặc biệt là góc trái bên phía trên (như tin và ảnh mà ông Lập xuất hiện trong số báo này), cũng ở nơi vị trí này báo Đại Đoàn Kết vẫn thường đưa thông tin về hoạt động của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch MTTQVN... Hôm nay, tại số báo này tin tức và hình ảnh của ông Đinh Đức Lập lại xuất hiện đúng vị trí chỉ dành cho những hoạt động, sự kiện mang tầm vóc quốc gia của các vị lãnh đạo hàng đầu của đất nước càng cho thấy sự vô nguyên tắc, bất chấp các quy định nghiệp vụ của ông Lập trong việc cho đăng bài để “tự sướng” một cách thô thiển, tùy tiện trên báo Đại Đoàn Kết.

8) Số 153 (1/6):




Trong trang 2 của số báo này (sau một ngày tổng biên tập Đinh Đức Lập xuất hiện trong bài và hình ảnh chiếm ¼ trang tại góc trái phía trên trang 2) hôm nay cũng đúng vị trí này có đưa tin hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhưng tin lại ngắn hơn một nửa và không hề có hình ảnh của Chủ tịch nước không được hoành tráng như bài và hình ảnh của ông Lập từng có trên số báo hôm qua cũng đúng ở vị trí này.

Ví dụ này để thấy rõ hơn về sự hợm hĩnh, tụ phụ và ngạo mạn trong điều hành nghiệp vụ tại báo Đại Đoàn Kết của ông Đinh Đức Lập. Cũng để chứng minh thêm cho nhận xét rằng ông Lập luôn ngộ nhận và  mắc bệnh tự sùng bái bản thân, hoang tưởng về bản thân vì luôn tự cho mình có  đủ tư cách, tài năng và phẩm chất để có thể sách vai các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và Quốc hội...  ít nhất là trên tờ báo mà ông Lập có toàn quyền quyết định.

Lưu ý, trong trang 7 số báo này có hai thông tin:

Một là, thông tin về hoạt động của Chủ tịch Huỳnh Đảm thăm và tặng quà cho trẻ em khuyết tật nhân ngày Quốc tế thiếu nhi. Số báo này ra đúng ngày 1/6, nhưng thông tin về Chủ tịch Huỳnh Đảm có liên quan tới công tác chăm sóc thiếu nhi lại chỉ được đưa rất vắn tắt, tuy có hình ảnh nhưng lại để nằm vào tận trang 7, là trang chuyên mục Mặt trận, không phải là trang tiêu điểm thời sự của đất nước tương xứng với thời điểm 1/6  cũng như vị trí vai trò tầm vóc của người đứng đầu tổ chức Mặt trận là Chủ tịch Huỳnh Đảm liên quan tới nội dung kỷ niệm ngày Quốc tế Thiếu nhi tại Việt Nam, để cho thấy sự quan tâm của nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam đối với vấn đề trẻ em.
 
Hai là, ngược lại, ngay bên cạnh tin Chủ tịch Huỳnh Đảm xuất hiện một bài chiếm hơn ¼ trang (dài hơn tin về Chủ tịch Huỳnh Đảm) thông tin về chuyến làm việc của tổng biên tập Đinh Đức Lập tại Sóc Trăng và Cà Mau, có hình ảnh của ông Lập. Thực ra, chuyến làm việc này của ông Lập cũng chỉ là hoạt động thuần túy mang tính xã giao, nhằm vận động bán báo ở các địa phương thế nhưng lại được đăng trang trọng to hơn, dài hơn tin tức rất thời sự liên quan tới hoạt động của lãnh đạo cao nhất MTTQVN cũng như đúng thời điểm mang tính thời sự tiêu biểu là ngày Quốc tế Thiếu nhi.

9) Số 156 (4/6):




Trang 2, có một tin nhỏ về việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Quân Khu 2 (cũng nằm đúng vị trí phía trên bên trái trang mà ông Lập từng xuất hiện bài và hình ảnh của mình). Hoạt động này của Chủ tịch nước nằm trong chuỗi sự kiện khẳng định lập trường và chuẩn bị sẵn sàng bảo vệ biên giới, lãnh thổ, hải đảo của quân và dân ta trong tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Quân khu 2 là một địa bàn chiến lược gồm 9 tỉnh nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp với biên giới của Lào và Trung Quốc. Việc Chủ tịch nước thăm QK 2 là địa bàn quan trọng trong việc phòng thủ bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ mang ý nghĩa to lớn và là thông điệp quan trọng mà toàn dân đón chờ và cũng là những thông tin quan trọng mà người dân cần biết. Thế nhưng báo ĐĐK chỉ đưa tin vắn tắt không có cả hình ảnh của Chủ tịch nước thăm hỏi CBCS QK 2 (nếu so sánh với bài và ảnh có ông Lập tại số báo 152 (31/5) thì có vè như báo Đại Đoàn Kết coi ông Lập quan trọng hơn Chủ tịch nước).

Trong khi đó, tại trang 6 cũng trên số báo này, có đăng bài chiếm gần ½ trang có cả hình ảnh cận cảnh, mô tả rõ nét chân dung của tổng biên tập  Đinh Đức Lập có mặt tại Cà Mau. Thực chất đây chỉ là các hoạt động của ông Đinh Đức Lập và ông Xuân Huy – Trưởng Ban quảng cáo Phát hành báo ĐĐK (nay đã bị cách chức và nghỉ việc vì vi phạm pháp luật) tại các tỉnh miền Tây Nam bộ vận động bán báo tại các địa phương này. Không phải là sự kiện báo chí quan trọng đến mức phải đăng bài dài, có hình ảnh và kéo tiếp liên tục qua nhiều số báo như là mọt trong những sự kiện mang tầm vóc quốc gia, thu hút sự quan tâm của người dân như vậy.

10) Số 179 (27/6):




Trong số báo này có một bài xuất hiện từ trang nhất tiếp vào trang 6 với nội dung rất hoành tráng và đương nhiên phải có hình ảnh của tổng biên tập Đinh Đức Lập đang trao quyết định (do chính ông Lập ký) cho phóng viên Đinh Tấn Thành - Trưởng Văn phòng phóng viên thường trú của báo ĐĐK tại Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Cái tên văn phòng này cũng là một cách “chơi chữ” lập lờ tùy tiện của ông Đinh Đức Lập. Theo quy định hiện hành về quản lý các văn phòng đại diện báo chí ở địa phương của ngành Thông tin Truyền thông không hề có cái gọi là Văn phòng phóng viên thường trú.

Cái gọi là Văn phòng phóng viên thường trú của báo ĐĐK ở Quảng Nam và Quảng Ngãi tuy không theo quy định nào nhưng vẫn được ông Lập ký quyết định  thành lập và tổ chức khai trương hoành tráng, tổ chức lễ trao quyết định cho phóng viên trưởng văn phòng.  Đã vậy ông Lập còn chỉ đạo viết bài, chỉ đạo cho tòa soạn đăng bài từ trang nhất tiếp vào trang trong, có hình ảnh của ông Lập hết sức long trọng cứ như là một sự kiện trọng đại của quốc gia (ra trang nhất) tiếp vào trang trong với dung lượng hơn ¼ trang kèm hình ảnh có ông Lập, trong tư thế trao quyết định thành lập văn phòng cho phóng viên) rất hoành tráng.

Đặc biệt trong bài này có ít nhất đến 4 lần nhắc tới danh dưng và tên họ đầy đủ của tổng biên tập Đinh Đức Lập (kể cả chú thích ảnh trong bài) cùng với các nhận định, phát biểu chỉ đạo (làm người đọc hiểu phải rất là quan trọng), cần phải phổ biến cho toàn thể bạn đọc của báo Đại Đoàn Kết, cho toàn thể hệ thống cán bộ MTTQVN.

11) Số 209 (27/7):




Đây là số báo ra đúng ngày tưởng niệm Thương binh Liệt sỹ 27/7/2012, có rất nhiều hoạt động của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội,, MTTQVN... xung quanh chủ đề đền ơn đáp nghĩa theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta cũng như thể hiện cụ thể chính sách “đền ơn đáp nghĩa” của Đảng và Nhà nước ta. Thế nhưng báo Đại Đoàn kết trong số này không thấy đăng tải các bài viết, hình ảnh tương xứng, chỉ thấy đăng tải rất qua loa chiếu lệ. Trong khi báo Đại Đoàn kết số kỷ niệm ngày Thương binh Liệt Sỹ lại phải dành vị trí quan trọng và chiếm nhiều diện tích nhất cho “chương trình Côn Đảo vang mãi bản hùng ca” bởi vì có sự tham gia của tổng biên tập Đinh Đức Lập theo lời mời của một công ty tổ chức sự kiện chuyên làm kinh tế báo chí. Bài viết này cũng do Cẩm Anh (tức Cẩm Thúy) thực hiện, trong chuyến đi cùng với ông Lập ra Côn Đảo để tổ chức chương trình sự kiện này.
                                                                                                       
Bài báo này xuất hiện từ trang nhất trở thành bài chính chiếm 1/3 trang nhất, sau đó tiếp vào trang 9, chiếm thêm khoảng 2/3 trang báo nữa. Tổng  cộng bài báo này chiếm hết một trang báo, trong đó tất nhiên phải có hình ảnh của ông Lập (ảnh chân dung) đang đọc phát biểu rất long trọng tại buổi giao lưu ca nhạc này. Ngay trong lúc toàn quân, tòan dân, toàn Đảng đang tập trung chăm lo, quan tâm cụ thể, thiết thực thực hành chính sách “đền ơn đáp nghĩa” hết sức quan trọng và mang ý nghĩa to lớn của Đảng và Nhà nước, tờ báo Đại Đoàn Kết của ông Đinh Đức Lập đã tỏ ra khá dững dưng với những thông tin liên quan tới hoạt động này của nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận cũng như tại các địa phương...

Ông Lập chỉ chú ý đưa đậm nét thông tin, hình ảnh của ông, phát biểu của ông liên quan tới một chương trình ca nhạc mà bản ông có tham gia, phối hợp tổ chức cùng với một công ty tổ chức sự kiện chuyên làm kinh tế báo chí “ăn theo” ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sỹ thì quả thật là một sự “tự sướng” thô thiển (lạm dụng cả hoạt động kỷ niệm Thương bình Liệt sỹ, ngày “đền ơn đáp nghĩa” để thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân và phục vụ cho một công ty media tổ chức sự kiện làm kinh tế báo chí) không đúng lúc, không hợp thời điểm chút nào.

(Còn tiếp)

7 nhận xét:

  1. ĐÚNG LÀ HY HỮU THẬT. CHƯA TỪNG THẤY AI NHƯ CÁI THẰNG LẬP NÀY. THÔ THIỂN QUÁ

    Trả lờiXóa
  2. Các cụ ta có câu: " THÙNG RỖNG LÀ THÙNG KÊU TO" !
    " Vì lòng tự trọng, Lập tôi mới phải phơi cái mặt ra cho mọi người Nghía" ! xin có ném cà chua thì còn sài lại được. Ném trứng thối hay phân vào mặt thì... thì cái " mặt đại đoàn kết " khó ngửi lắm !

    Trả lờiXóa
  3. Kinh khủng, bồ C.Thúy luôn sát cảnh cùng tướng Lập, nó cho ăn đủ, đúng là cái mặt được tạo từ "cái mo" có khác. Không hiểu sao mà nó vẫn trơ trơ như vậy! Lúc nào cũng chống tham nhũng nhưng đục khoét của Nhà nước, ăn bẩn của cán bộ báo không còn gì mà nói nữa

    Trả lờiXóa
  4. Số 4 là số Tử. Lấy ngày sinh nhật để làm ngày tử sao

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là quá tầm bậy, lấy ngày sinh nhật của mình làm ngày kỷ niệm báo là không thể chấp nhận được. Đây phải gọi là báo Lập thì đúng hơn.

    Trả lờiXóa
  6. Sao các ông làm báo bao nhiêu năm rồi mà chẳng có tí sắc sảo nào, cứ nhè tổng Lập mà đánh làm gì? Ai cũng biết Lập xài bằng giả, bán trụ sở miền Trung, không ai lạ chuyện Lập luôn giở trò đối với những người không cùng phe cánh khiến hàng loạt công thần như Đào Tuấn, Hồng Sâm, Minh Ngọc, Ngọc Ước...phải ngậm ngùi ra đi...
    Tuy nhiên cần phải đặt câu hỏi vì sao cho tới tận bây giờ Lập vẫn nhơn nhơn như thế?

    Trả lờiXóa
  7. Vi dong tien boi tron cho Lanh dao cap tren ban a, dang sau L la tay Dao Hong Tuyen rat mafia, day la doi ban noi kho tu thuo han vi tai dat Quang Ninh. T dua vao L de thuc hien nhug du an mafia cua minh va nguoc lai, L loi dung T de kiem nhung dong tien bat chinh, do la ly do chinh chong lung cho L den gio fut nay van ngang nhien ngao man, xem thuong phap luat, boi the luc ngam va moi quan he cua T rat kho co the dua moi chuyen ra cong ly, tru khi d/c Tan Chu tich Mttq biet vuot qua chinh minh, vi dan, vi nuoc, xu ly thang tay vu Tong Lap, lam yen long dan, voi nhung sai pham lien tiep, co he thong nhu thoi gian qua, L xung dang fai ngoi nha da tu rat lau roi.

    Trả lờiXóa