Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Chuyện khó tin nhưng có thật về sự lạm dụng báo Đại Đoàn Kết để thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân của ông Đinh Đức Lập (2011)

Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết [4]

Bài 04:

Vài dẫn chứng về sự lạm dụng báo Đại Đoàn Kết để thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân của ông Đinh Đức Lập (2011)

Năm 2011:

A. Một số dẫn chứng tiêu biểu các số báo có xuất hiện hình ảnh, phát biểu, bài viết của ông Lập:

1) Số 18 (21/1):



Trang 2 (Trang thời sự tiêu điểm của tình hình đất nước trong quan hệ đối nội và đối ngoại): Có bài “Báo Đại đoàn kết đồng hành cùng cán bộ mặt trận”, có hình của ông Lập đang đứng chủ trì hội nghị cộng tác viên (mà chủ yếu là đại diện của các đơn vị phát hành, bán báo tại Hà Nội). Hình ảnh mô tả ông Lập đang vung tay phát biểu rất hoành tráng. Lưu ý, đây là tấm hình duy nhất trong trang 2 (trang thời sự tiêu điểm của đất nước) với hình ảnh ông Lập là trung tâm, tiêu điểm của cả trang này. Bài và ảnh của nội dung liên quan tới ông Lập chiếm hơn ¼ trang báo.



Trong khi cũng tại số báo này, trong trang 6, có bài “Trung ương MTTQVN chăm lo Tết cho hộ nghèo” thì được đăng tải rất khiêm tốn.  Bài báo có hình ông Lập chỉ là một sự kiện nội bộ của báo Đại Đoàn Kết, nhân cuối năm báo họp mặt các cộng tác viên phát hành, các nhà in... thế nhưng lại được đăng bài quan trọng trên trang 2 (vị trí thời sự quan trọng) dành cho các vấn đề thời sự lớn của đất nước, nhấn mạnh bằng tấm hình tiêu điểm duy nhất của trang có hình ảnh ông Lập đang chủ trì, vung tay phát biểu. Trong khi đó, một sự kiện của Trung ương MTTQVN chăm lo cho người nghèo nhân dịp Tết cổ truyền, mang ý nghĩa lớn trong thời điểm quan trọng của đất nước thì ông Lập chỉ đạo chỉ đưa bài nhỏ, không hề có hình ảnh của lãnh đạo Mặt Trận đi thăm hỏi chúc Tết các gia đình nghèo, lại đăng ở trang 6 là trang không có vị trí trang trọng, tiêu điểm như trang 2.

(Về chuyện ông Lập đăng thoải mái hình ảnh, phát biểu, bài viết của cá nhân mình nhưng lại rất khắc khe và hạn chế thông tin nhiều hoạt động của lãnh đạo MTTQ Việt Nam một cách không tương xứng và khó hiểu, chúng tôi sẽ có một bài đưa ra các dẫn chứng riêng).

2) Số 42 (18/2):


Trang 8 của số báo này có bài “Báo Đại đoàn kết với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng việt Nam”: Truyền thông đúng hướng, tích cực và hiệu quả” chiếm gấn ½ trang. Tất nhiên cũng có hình ảnh ông Lập đang phát biểu (là hình cận cảnh, mô tả chân dung). Nội dung của bài báo này cũng thể hiện sự tăng cường ảnh hưởng cá nhân ông Lập bằng cách đăng trích khá nhiều các lời phát biểu của ông Lập. Đây là bài báo tường thuật cuộc tọa đàm có chủ đề: “Làm thế nào để người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, một trong các hoạt động nhằm giới thiệu chương trình trao Cúp “Tự hào Thương hiệu Việt” gây nhiều tai tiếng cho báo Đại Đoàn Kết do ông Lập chủ trì, vi phạm các quy định của Chính phủ. Cuộc tọa đảm tất nhiên có nhiều ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng và các nhà báo khác, thế nhưng chỉ có hình ảnh và phát biễu của ông Lập là được ưu tiên tô đậm nhất, trở thành tiêu điển của chuyên trang (gồm cả 2 trang đúp 8+9, là 2 trang màu ở chính giữa của tờ báo).

3) Số 51 (1/3):



Trang 7 của số báo này có bài “Bế mạc Hội nghị lần thứ 3 UBTƯ MTTQ Việt Nam (Khóa VII): Thông qua chương trình phối hợp thống nhất hành động 2011”. Đây là hoạt động của UB Trung ương MTTQVN, có nhiều hình ảnh quan trọng mang ý nghĩa biểu trưng như tình thần đại đoàn kết dân tộc, hình ảnh của các thành viên MTTQ Việt Nam đại diện cho nhiều tầng lớp nhân dân, thành phần trong xã hội...  cần được chuyển tải thì không được đăng. Thế nhưng báo Đại Đoàn Kết dưới sự chỉ đạo sát sao của tổng biên tập, buộc phải đăng hình kèm theo cũng phải có hình ảnh của ông Lập đang giơ tay biểu quyết tại hội nghị. Hình ảnh của ông Lập đương nhiên trở thành tiêu điểm trong bài báo này, trong trang báo này và tất nhiên cũng trở thành tiêu điểm trong hoạt động của MTTQ Việt Nam trong sự kiện này .

4) Số 66 (18/3):



Trang 7 của số báo này có bài “Đưa thông tin về cơ sở: Cần lắm báo Đại đoàn kết về khu dân cư”. Bài viết này chiếm gần hết trang báo và đương nhiên cũng phải có hình ảnh của ông Lập đang phát biểu về việc vận động phát hành, bán báo ở tỉnh Vĩnh Phúc. Việc tổ chức những họp để vận động mua báo Đại Đoàn kết về khu dân cư như thế này không phải là sự kiện báo chí khiến cho đa số bạn đọc cùng các tầng lớp nhân dân phải quan tâm. Đó chủ yếu chỉ là hoạt động nội bộ của báo Đại Đoàn Kết, thế nhưng vì do ông Lập chủ trì nên phải được xử lý, sử dụng như là những hoạt động quan trọng, mang tầm vóc ý nghĩa xã gội phổ quát, lớn lao, chủ yếu là để đăng hình ảnh và phát biểu của ông Lập nhằm thỏa mãn bệnh sính thành tích, thích “tự sướng” của ông Lập. Các hoạt động kiểu này tiêu khá nhiều tiền của cơ quan báo, do ông Lập và ông Xuân Huy (lúc đó đang là Trưởng ban Tuyên truyền, quảng cáo, phát hành nay đã bị kỷ luật, đang trong quá trình xử lý chưa xong thì đã được ông Lập cho chuyển công tác êm thắm, không ai hay biết) tổ chức ở rất nhiều địa phương, đăng báo rất hoành tráng, tốn kém nhiều chi phí nhưng hầu như không giúp số lượng báo tăng lên.

5) Số 122 (15/5):



Trang 2: có bài “Thành lập Ban biên soạn và triển khai viết cuốn Lịch sử xây dựng và phát triển báo Đại Đoàn Kết”, có hình ảnh ông Lập đang chủ trì buổi họp này. Đây cũng chỉ là một hoạt động nội bộ của báo ĐĐK, không phải là sự kiện báo chí quan trọng đến mức thu hút sự quan tâm của bạn đọc  tới mức phải viết thành một bài chiếm diện tích khá lớn của trang báo, tất nhiên lại phải có hình ảnh ông Lập đang trong tư thế chủ trì cuộc họp với nhiều giáo sư, tiến sỹ khả kính. Lưu ý, đây cũng là hình ảnh duy nhất của cả trang 2 (trang thời sự tiêu điểm của tình hình đất nước), có hình ảnh ông Lập cũng nằm trong vị trí tiêu điểm.

6) Số 136 (8/6):



Trang 4 có bài “Thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có đăng tham luận của ông Lập tại hội nghị chiếm gần ¼ trang báo và hình ảnh ông Lập đang phát biểu tại hội nghị. Cần lưu ý, đây là một bài viết tường thuật một Hội nghị của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có sự tham dự của nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt Trận... cũng như có nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp hàng đầu của đất nước.  Thế nhưng, tại trang báo này, báo Đại Đoàn kết chỉ lựa chọn đăng lại gần hết bài phát biểu tham luận của ông Lập và chỉ đăng tải hình ảnh của ông Lập.

7) Số 148 (22/6):



Trang 6 có bài “Phát động giải báo chí Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc lần thứ 9”.  Đây là giải báo chí thường niên của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức. Bài này chiếm gần ½ trang báo, có hình ảnh của hội nghị và đương nhiên trong đó cũng phải có ông Lập xuất hiện.

8) Số 150 (24/6):



Trang 3 có bài “Cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN”: Tự hào Thương hiệu Việt 2011”, chiếm 2/3 trang báo. Trong bài có 2 hình: một hình có mặt Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Huỳnh Đảm đang trao cúp Tự hào thương hiệu Việt 2010. Một hình là chân dung ông Lập đang phát biểu tại cuộc họp về chủ đề “Tự hào thương hiệu Việt”, ghi chú trong hình ảnh này là “TBT báo Đại Đoàn Kết – Trưởng ban tổ chức – phát biểu tại buổi tọa đàm “Tự hào thương hiệu Việt năm 2010”. Trong cuộc tọa đàm này có nhiều phát biểu của các chuyên gia, thế nhưng hầu như không có ai được đưa ảnh trang trọng và trích gần hết bài phát biểu như ông Lập. Đúng là báo nhà mình nên ông Lập muốn làm gì thì làm coi thường bạn đọc. Lưu ý là trong bài này có nói tới việc ban tổ chức sẽ tổ chức cho bạn đọc báo Đại Đoàn Kết bình chọn các sản phẩm, doanh nghiệp được trao cúp. Trong khi trên thực tế không hề có chuyện tổ chức cho bạn đọc bình chọn. Những nội dung mà ông Lập phát biểu, đăng báo liên quan tới việc có sự tổ chức cho bạn đọc bình chọn các sản phẩm, thương hiệu là hoàn toàn dối trá, không có thật.

9) Số 165 (12/7):




Từ trang 1 tiếp vào trang 7 có bài “Để Đại đoàn kết đến nhiều khu dân cư”. Đây cũng là loại bài vận động bán báo do ông Lập và ông Xuân Huy (Trưởng Ban Truyên truyền Quảng cáo Phát hành của báo Đại Đoàn Kết đã có nhiều sai phạm, đang trong quá trình xử lý kỷ luật, chưa xử lý xong nhưng được ông Lập bao che cho chuyển công tác một cách êm thắm không hề công bố công khai cho cơ quan báo hay biết) đi tổ chức rầm rộ ở nhiều địa phương, lần này là ở Quảng Nam. Đây chỉ là một hoạt động nội bộ của báo Đại Đoàn Kết, không mang ý nghĩa xã hội rộng lớn thu hút sự quan tâm của bạn đọc nhưng lại được đăng bài và ảnh chiếm cả trang báo. Trong đó có ảnh của ông Lập đang chủ trì cuộc họp về vấn đề bán báo với tư thế đang phát biểu. Đặc biệt là bài này được đưa ra giới thiệu trang trọng ở trang 1, nằm ở vị trí mà các bài Thời luận, các bài quan trọng về chính trị, xã hội, kinh tế của đất nước thường chiếm chỗ.

10) Số 166 (13/7):




Từ trang 1 tiếp vào trang 7 có bài “Báo Đại đoàn kết khai trương Văn phòng thường trú Trung Trung bộ” chiếm gần ½ trang báo và tất nhiên cũng có hình ảnh của ông Lập. Lưu ý là trước đó ông Lập đã đột nhiên “từ bỏ” quyền sử dụng công sản của báo Đại Đoàn Kết tại số 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng. Theo các quy định của pháp luật, tòa nhà 82 Trần Quốc Toản được UBND TP. Đà Nẵng chuyển quyền sử dụng công sản cho báo Đại Đoàn Kết để làm văn phòng thường trú chứ không phải để ông Lập bán đứt cho tư nhân. Đáng lưu ý bài báo này đăng hình ảnh cá nhân ông Lập và cố tình lập lờ gọi là khai trương văn phòng là không chính xác. Sự thật chỉ là thay đổi địa chỉ của văn phòng này. Vì từ lâu báo Đại Đoàn Kết đã có văn phòng ở Đà Nẵng. Nay ông Lập đã bán đứt tòa nhà văn phòng Đà Nẵng của báo Đại Đoàn Kết cho một công ty tư nhân và chuyển sang thuê một địa điểm khác để tiếp tục hoạt động văn phòng thường trú tại đây. Hội nghị bán báo này còn được đưa ra trang nhất giới thiệu rất đặc biệt như là một câu chuyện thời sự quan trọng của đất nước.  Hình ảnh ông Lập đương nhiên như mọi khi lại xuất hiện như một chính khách quan trọng trong một sự kiện quan trọng có thể coi là mang tầm vóc quốc gia (bài được giới thiệu từ trang 1 vào trang 7 chiếm tới gần ½ trang báo, có hình ảnh ông Lập là tiêu điểm của trang, buộc người đọc phải hiểu như vậy).

11) Số 173 (21/7):



Từ trang 1 tiếp vào trang 7 có bài “Bắc Ninh: Quyết tâm đưa báo Đại đoàn kết về tất cả các khu dân cư”.  Bài và các ý kiến với chủ đề liên quan đăng trọn cả 1 trang báo. Đương nhiên, trong bài chính chiến hơn ½ trang báo lại phải có hình của ông Lập đang đứng chứng kiến ông Xuân Huy ký kết văn bản cam kết mua báo với đại diện của MT địa phương (Bắc Ninh). Chỉ là một cuộc họp về  vận động bán báo và mua báo ở địa phương nhưng ông Lập cũng tự đánh bóng mình một cách hoành tráng bằng tấm  hình đứng chứng kiến cấp dưới ký kết văn bản giống như các lãnh đạo cao cấp của quốc gia. Bài này tuy chỉ là một hoạt động nhằm thúc đầy việc bán báo ở một địa phương nhưng cũng được đưa ra giới thiệu trang trọng ở trang nhất như là một sự kiện thời sự trọng đại, đáng chú ý tương đương với tầm vóc của các vị lãnh đạo đất nước.

12) Số 180 (29/7):




Từ trang Nhất (nằm ở mục thời luận quan trọng hàng đầu của tờ báo) tiếp vào trang 4 có bài “Trách nhiệm của báo Đại đoàn kết với cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN”, lại phải có hình ảnh của ông Lập. Trong bài báo này Ban tổ chức do ông Lập tự làm Trưởng ban đã tự đưa ra thông tin: “Báo tổ chức cuộc bình chọn Tự hào Thương hiệu Việt cho bạn đọc  của báo với những tiêu chí rõ ràng. Kết quả từ hàng chục ngàn phiếu bình chọn gởi trực tiếp tới tòa soạn và thư điện tử cho hơn 100 sản phẩm và thương hiệu Việt”. Trên thực tế không hề có chuyện hàng chục ngàn bạn đọc gởi phiếu tới để tham gia bình chọn. Đây chính là sự lừa dối trắng trợn của Ban tổ chức Cúp Tự hào thương hiệu Việt, nhưng báo Đại Đoàn Kết lại bị lèo lái chức năng truyền thông thiếu đứng đắn khi phải đăng tải bài, hình ảnh đánh bóng hình ảnh ông Đinh Đức Lập một cách quá đáng và nhất là đưa ra những thông tin thiếu chính xác, không đúng sự thật.

Sự thật là Ban tổ chức chưa hề tổ chức được một cuộc bình chọn nào với sự tham gia của hàng chục ngàn phiếu bình chọn của bạn đọc như báo cáo trong buổi họp báo mà bài viết trên báo ĐĐK đăng lại. Thực tế chỉ có vài ba phiếu bình chọn gởi về tòa soạn và rơi vào quên lãng. Việc đưa ra thông tin có hàng chục ngàn phiếu bình chọn của bạn đọc gởi về  là sai sự thật,  mang tính chất giả mạo hồ sơ xét chọn giải thưởng (trên thực tế Chính phủ không cho phép chương trình này trao giải thưởng với hình thức là Cúp Tự hào Thương hiệu Việt) có tính chất qua mặt các nhà doanh nghiệp, bạn đọc và nhất là lừa dối dư luận.

13) Số 181 (30/7):



Cùng trong một số báo này xuất hiện tới hai lần với hai hình ảnh khác nhau của ông Lập, đi từ tranh nhất vào tiếp trong trong. Ngay trang Nhất có bài “Để người Việt gần hơn với hàng Việt”, có ảnh của ông Lập bên cạnh lãnh đạo MTTQ Việt Nam và các chuyên gia kinh tế hàng đầu của đất nước. Bài này tiếp vào bên trong chiếm toàn bộ 2 trang 4+5 và tiếp tục có ảnh của ông Lập lần thứ hai ở trang 4. Chỉ trong một bài mà xuất hiện hình ảnh của ông Lập (tổng biên tập chính tờ báo này)  tới 2 lần là chuyện rất thô thiển trong nghề làm báo -  đi ngược với đạo đức và tập quán làm báo, gây tâm lý phản cảm đối với bạn đọc. Chẳng lẽ cái đất nước này hết người, hết đề tài, hết vấn đề tới mức phải đưa hình ảnh ông Lập lên tới những 2 lần trong một số báo, nhất là khi ông lập lại đang là người có quyền quyết định đăng tải các thông tin hình ảnh tên chính tờ báo này. Sự thô thiển không chỉ dừng lại ở mức yếu kém nghiệp vụ mả thật sự có vấn đề về đạo đức và quan điểm làm báo của ông Lập.

14) Số 182 (1/8):



Trang 9 đăng tải toàn văn bài phát biểu được cho là rất quan trọng của tổng biên tập Đinh Đức Lập tại Lễ tôn vinh và trao cúp Tự hào thương hiệu Việt lần thứ II- 2011. Đương nhiên lại phải có hình ảnh của ông Lập đang đứng trước micro phát biểu trên sân khấu nhà hát  lớn của TP. Hà Nội. Trong bài phát biểu này, ông Lập nhấn mạnh: “Một trong những hoạt động cơ bản của Tự hào Thương hiệu Việt là tổ chức cho bạn đọc của báo Đại đoàn kết bình chọn những đơn vị, sản phẩm có uy tín, có nhiều đóng góp cho cuộc vận động trong năm, làm cơ sở cho Hội đồng thẩm định các cấp xem xét...”.  Sự thật là việc tổ chức cho bạn đọc báo Đại đoàn kết bình chọn hoàn toàn là một động tác hoàn toàn mang tính hình thức. Chỉ đăng phiếu bình chọn trên báo vài lần rồi ngưng. Chỉ có vài phiếu của bạn đọc gởi tới. Không thể trở thành một cuộc bình chọn quy mô lớn hàng chục ngàn người tham gia như ban tổ chức Cúp 2011 phát biểu. Qua phát biểu này, ông Lập công khai lừa dối lãnh đạo, quan khách, doanh nghiệp và bạn đọc.



Đặc biệt trang 6 số báo này có bài “Trách nhiệm” được ông Lập chỉ đạo viết để chỉ trích, phê phán và xúc phạm các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQVN vì không tới tham dự buổi lễ trao Cúp Tự hào thương hiệu Việt lần II-2011. Bài viết này ký tên Cán Bộ Mặt Trận, có nội dung có nội dung rất khiên cưỡng, gán ghép để nhằm làm cho bạn đọc hiểu rằng chính “Cán Bộ Mặt Trận” đã chỉ trích “thành viên cơ quan phát động và người đứng đầu cơ quan thường trực cuộc vận động” là MTTQVN không có mặt tại buỗi lễ (đầy tai tiếng) này là “thiếu vắng lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc”, còn thua cả một cậu sinh viên mới 18 tuổi là một nhân vật “phiếm chỉ” trong câu chuyện nói trên.


15) Số 238 (5/10):



Trang 2 (thời sự) có bài “Đoàn cán bộ MTTQVN nghiên cứu, học tập tại Đức” chiếm ¼ trang báo, trong đó đượng nhiên là phải có hình ảnh của ông Lập.

16) Số 273 (15/11):



Trang 7 có bài “MTTQ tỉnh Bắc Giang: Nỗ lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm 2011” chiếm gần ½ trang báo và lại có đăng hình của ông Lập chẳng liên quan gì tới nội dung của bài này. CHú thích của bức ảnh này như sau: “Ông Nông Quốc Tuấn (thứ 4 từ trái sang), ông Đinh Đức Lập – TBT Báo Đại Đoàn Kết (ngoài cùng bên phải) cùng các vị lãnh đạo tỉnh Bắc Giang chúc mừng ông Ngô Sách Thục – tân Chủ tịch MTTQ tỉnh Bắc Giang”. Nội dung chính của bài báo này nói về Hội nghị ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang nhằm kiện toàn Ban Thường trực; tìm giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu năm 2011 của MTTQ tỉnh này. Trong đó có việc hiệp thương đề cử ông Ngô Sách Thục  giữ chức Chủ tịch MTTQ tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ  2009-2014, thay ông Đỗ Đức Hà được điều đi nhận công tác khác. Nhân vật chính là ông Ngô Sách Thục thì không được giới thiệu đứng thứ mấy trong tấm hình, trong khi chỉ nhấn mạnh vị trí của ông Tuấn và ông Lập (để làm gì vậy nhỉ?). Vấn đề là nội dung tấm hình này có ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư tỉnh Bắc Giang, con trai nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

17) Số 243 (11/10):





Lại thêm trong cùng một số báo có tới 3 tấm hình của ông Lập xuất hiện. Ngay từ trang nhất đã xuất hiện bài viết của ông Lập cùng hình ảnh có ông Lập tiếp vào trang 8.
Trang 3 có bài “Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc” lần thứ 9”, lại có hình của ông Lập ngồi trong ban giám khảo.
Trang 8+9, có bài của ông Lập viết về chuyến đi công tác ở Đức. Mặc dù đã có hình ở ngoài trang nhất rồi, bài tiếp vào trang trong vẫn tiếp tục xuất hiện hình ảnh ông lập thêm lần thứ 3 ngay trong cùng một số báo. Bài chiếm hết một trang báo.

18) Số 247 (15/10):



Trang 2 số báo này có đưa tin hoạt động của hai nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Sri Lanka. Điều đáng nói là hai thông tin về hai nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước được đưa rất ngắn, không có hình ảnh. Cả hai thông tin về hoạt động của hai vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta chỉ chiếm chưa đầy 1/3 trang báo. Trong khi 2/3 trang báo còn lại của trang 2 (các vấn đề thời sự tiêu điểm của quốc gia) này lại có một bài báo rất lớn về “Đưa báo Đại đoàn kết về khu dân cư ở Khánh Hòa”. Vẫn là loại bài viết về những cuộc họp cộng tác viên, vận động bán báo ở các địa phương, một hoạt động bình thường, phần lớn là mang tính nội bộ của báo Đại Đoàn Kết, người đọc và cộng đồng chẳng mấy quan tâm. càng không phải là vấn đề, sự kiện tiêu điểm mang tính quốc gia, đại sự. Thế nhưng bài báo loại này lại chiếm diện tích nhiều hơn các hoạt động của nguyên thủ quốc gia, đăng ngay trong cùng một trang với các hoạt động của nguyên thủ quốc gia.  Đặc biệt, bài báo này đương nhiên cũng có cả hình ảnh của Tổng biên tập Đinh Đức Lập và trích đăng khá hoành tráng bài phát biểu của ông Lập tại cuộc họp này ở tỉnh Khánh Hòa.

19) Số 275 (17/11):



Từ trang 1 tiếp vào trang 9 có  bài “Đại đoàn kết bài ca đẹp nhất” viết về chương trình “Vang mãi bài ca đại đoàn kết 2011” chiếm hết một trang báo và lại cũng có hình ảnh của ông Lập đang đứng trên sân khấu cùng Chủ tịch Huỳnh Đảm và doanh nhân Phạm Nhật Vũ. Cũng trong trang này, có đăng toàn văn bài phát biểu khai mạc chương trình của ông Đinh Đức Lập.

20) Số 276 (18/11):



Lại thêm một số báo nữa có tới 2 lần xuất hiện hình ảnh của ông Đinh Đức Lập. Trang nhất có bức hình chính đi theo bài “Vẻ vang 81 năm MTDTTN Việt Nam”, trong hình có ông Lập đang nhận giải A Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc” lần thứ 9, với một vài người của Nhóm PV Biển Đông, có một số người trong ảnh không tham gia viết loạt bài được giải này cũng lên nhận thưởng theo sự chỉ đạo của ông Lập. Vào trang 7, có bài phát biểu của ông Lập nói về giải thưởng và đương nhiên lại xuất hiện thêm một tấm hình nữa (cận cảnh) của ông Lập đang phát biểu trên sân khấu.

21) Số 312 (30/12):



Lại thêm một số báo nữa cùng lúc xuất hiện 2 tấm hình của ông Lập.  Trang nhất trong hình chính của bài chính có ảnh của ông Lập đang chủ trì một cuộc họp báo về Lễ kỷ niệm 70 năm ra đời báo Cứu Quốc – Đại Đoàn Kết.  Trang 3, tiếp theo bài từ trang nhất, lại tiếp tục xuất hiện thêm hình của ông Lập cũng đang trong tư thế chủ trì họp báo. Cùng trong một số báo, cùng một bài báo từ trang nhất tiếp vào trang 3, tổng biên tập Đinh Đức Lập cho phép mình xuất hiện 2 lần hình ảnh cá nhân là điều hết sức thô thiển trong văn hóa làm báo. Bệnh tự sùng bái cá nhân mình của ông Lập đã nặng nề tới mức khiến ông không còn nhận ra sự thô thiển này, cũng như không tự thấy rằng ông đang vi phạm vào những quy chuẩn đạo đức nghề báo, coi thường bạn đọc bằng cách tự cho hình ảnh của ông xuất hiện liên tục, cứ như bản thân ông là “ngôi sao”, là “danh nhân” hoặc là chính khách lớn tới mức luôn có sức hấp dẫn, thu hút bạn đọc, cần phải xuất hiện thường xuyên để thỏa mãn nhu cầu công chúng đang rất khao khát được chiêm ngưỡng hình ảnh, lời nói, phát biểu quan trọng của ông  vậy?

(Còn tiếp)


2 nhận xét:

  1. Cái này gọi là báo Đinh Đức Lập mới đúng

    Trả lờiXóa
  2. Đọc xong thấy kinh tởm ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo này!!!

    Trả lờiXóa