Trong
quá trình phát triển, báo Đại Đoàn Kết từ lâu đã có nhiều văn phòng thường trú
tại các địa phương. Một trong những văn phòng thường trú khá lâu đời của báo là
Văn phòng thường trú Trung Trung bộ có trụ sở tại Đà Nẵng.
Một
trong những sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực của chính quyền Đà Nẵng là chuyển giao
quyền sử dụng đất và hóa giá căn nhà số 82 Trần Quốc Toản cho báo Đại Đoàn Kết
với mục đích làm Văn phòng thường trú khu vực Trung Trung bộ của báo. Ngày
19/7/2004 UBND TP. Đà Nẵng đã ra Quyết định số 5755/QĐ-UB chuyển quyền sử dụng
đất tại số nhà 82 Trần Quốc Toản có diện tích đất 100,70m2, diện tích xây dựng
và diện tích sử dụng 95,30m2 cho báo Đại Đoàn Kết – làm Văn phòng đại diện khu
vực trung trung bộ với giá tiền 674.483.400 đồng.
Thế
nhưng, theo Cơ quan CSĐT Công an TP. Đà Nẵng, không hiểu sao số tiền 674.483.400
đồng nộp cho Sở Tài chính vật giá TP. Đà Nẵng lại không đứng tên báo Đại Đoàn
Kết nộp mà người nộp tiền lại là ông Phan Văn Anh Vũ – Giám đốc Công ty CP xây
dựng 79 (biên lai số 007724 ngày 27/7/2004).
Các
sai phạm dây chuyền từ ông Trưởng văn phòng thường trú của báo Đại Đoàn kết ở
Đà Nẵng lúc đó (ông Trương Duy Nhất), cho tới các động thái hợp thức hóa liều
mạng của các tổng biên tập sau này trong đó có Đinh Đức Lập khiến người ta có
thể hiều rằng một số cá nhân lãnh đạo của báo Đại Đoàn Kết đang cố tình lợi dụng danh
nghĩa cơ quan báo chí của Mặt trận để chơi ván bài “kinh doanh bất động sản”
siêu lợi nhuận cho bản thân mình bằng cách biến tài sản nhà nước thành của tư nhân với giá rẻ như
bèo.
Tuy
vậy, cho đến ngày 20/2/2011 Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết vẫn khẳng định quyền
sử dụng đất và sở hữu căn nhà 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng là của báo tại công
văn số 12/CV/ĐĐK.BBT do Phó tổng biên tập Nguyễn Minh Ngọc thay mặt Ban Biên
tập ký gởi cho Công ty xây dựng 79, là một công ty tư nhân có thỏa thuận hợp
tác khai thác, sử dụng tòa nhà này với Văn phòng thường trú Trung Trung bộ.
Thế
nhưng, ngày 24/4/2011, ông Đinh Đức Lập – tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết đột
nhiên đã ký một văn bản chuyển giao toàn bộ nhà và đất nói trên cho một công ty
tư nhân để nhận “bồi thường” cho báo Đại Đoàn Kết 1.000.000.000 đồng (một tỷ
đồng). Kể từ đó, báo Đại Đoàn Kết mất quyền sử dụng công sản số 82 Trần
Quốc Toản, Đà Nẵng để làm văn phòng thường trú mà phải đi thuê một trụ sở khác.
Biên
bản ngày 20/4/2011 cho thấy, ông Đinh Đức Lập thừa nhận cơ sở thỏa thuận cũng
như nội dung hợp tác giữa báo Đại Đoàn Kết với Công ty 79 “theo các quy
định của pháp luật thì nhiều nội dung thỏa thuận, một số văn bản giấy tờ chưa
hợp lý, tuy nhiên do tính chất lịch sử và yêu cầu khách quan nên phải chấp
nhận”. Đồng thời ông Lập cũng “cam kết không còn khiếu kiện gì liên quan
đến quyền sử dụng sở hữu nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng”. Nếu
trong đất nước này ai ai cũng viện dẫn “tính chất lịch sử và yêu cầu khách
quan” như ông Lập để làm trái pháp luật (trong trường hợp này là để bán rẻ công
sản Nhà nước cho tư nhân) thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Đáng
nói là khi ông Đinh Đức Lập phát hiện những sai phạm trong việc thanh lý tài
sản Nhà nước, đã không “Bảo vệ, giữ gìn tài sản nhà nước” theo Điều 6 Nghị định
số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ; không báo cáo cấp có thẩm quyền
như luật định (Điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước quy
định về Quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước) mà tự ý ký kết Biên bản thỏa thuận với Cty
CP xây dựng 79.
Khi
ký Biên bản (Xung quanh quyền sử dụng, sở hữu ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản TP Đà
Nẵng) ngày 20/4/2011, Ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết đã vi
phạm Điều 3 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành
chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Khoản 2 điều 33 Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà
nước. Số tiền 1 tỷ thu được từ Cty CP
Xây dựng 79 lẽ ra phải được hạch toán riêng, sau khi trừ đi chi phí hợp lý liên
quan, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước, báo Đại
Đoàn Kết mới được sử dụng để phát triển hoạt động sự nghiệp. Thế nhưng, số tiền
1 tỷ đồng này sau khi chuyển vào tài khoản chung của cơ quan báo Đại Đoàn kết
nay không biết đã được sử dụng như thế nào?
Có lẽ cũng cần nói thêm là, công tác quản lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trong một thời gian khá dài sau đổi mới là một trong những lĩnh vực phát sinh rất nhiều tiêu cực và là một điểm nóng của công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Vì lĩnh vực này có liên quan tới nhiều nguồn tài sản có giá trị rất lớn trong khi cơ chế pháp lý để kiểm soát còn nhiều khe hở để các phần tử xấu dễ dàng lách luật hoặc công khai làm trái rồi chạy tội bằng vật chính vật chất thu được từ các hành vi bất chính này. Rất nhiều vụ án, nhiều vụ tiêu cực có liên quan tới yếu tố cơ quan Nhà nước, cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội tranh thủ sự bất cập, lỏng lẽo của cơ chế pháp lý, đã lạm dụng công sản, sử dụng lãng phí, tùy tiện, chuyển nhượng, hoặc bán nhà đất sở hữu Nhà nước cho tư nhân núp bóng dưới rất nhiều hình thức nhằm qua mặt cơ quan quản lý Nhà nước.
Có lẽ cũng cần nói thêm là, công tác quản lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trong một thời gian khá dài sau đổi mới là một trong những lĩnh vực phát sinh rất nhiều tiêu cực và là một điểm nóng của công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Vì lĩnh vực này có liên quan tới nhiều nguồn tài sản có giá trị rất lớn trong khi cơ chế pháp lý để kiểm soát còn nhiều khe hở để các phần tử xấu dễ dàng lách luật hoặc công khai làm trái rồi chạy tội bằng vật chính vật chất thu được từ các hành vi bất chính này. Rất nhiều vụ án, nhiều vụ tiêu cực có liên quan tới yếu tố cơ quan Nhà nước, cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội tranh thủ sự bất cập, lỏng lẽo của cơ chế pháp lý, đã lạm dụng công sản, sử dụng lãng phí, tùy tiện, chuyển nhượng, hoặc bán nhà đất sở hữu Nhà nước cho tư nhân núp bóng dưới rất nhiều hình thức nhằm qua mặt cơ quan quản lý Nhà nước.
Sau
đây là đơn của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng tiếp tục tố cáo và phân tích các sai
phạm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Đinh Đức Lập liên quan tới việc
bán tòa nhà của báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN TỐ CÁO
(Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập thiếu
trách nhiệm
trong việc quản lý sử dụng tài sản của nhà nước)
Kính gửi: - Ban
Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Tôi là: Nguyễn Mạnh
Thắng – Nhà báo - Nguyên Phó Trưởng Ban
Văn hóa – Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết
Nơi cư trú: xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
ĐT: 098xxxx567
Kính thưa quý vị
lãnh đạo!
Tôi xin được tố cáo ông
Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết với sai phạm: Thiếu trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng
tài sản của nhà nước theo Điều 6
Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ; Điều 3 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành
chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000
của Bộ trưởng Bộ Tài chính); Điều 5, Điều
6 và Khoản 2 điều 33 Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, dựa
trên các căn cứ dưới đây:
Căn cứ vào Thông báo
số 203/PC46 ngày 23/9/2013 của Cơ quan CSĐT Công an TP. Đà Nẵng về kết quả
điều tra, xác minh đơn tố giác ngày 10/4/2013 của tôi, đối với Tổng biên tập
báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập trong việc “Vi phạm các quy định về quản lý đất
đai” tại trụ sở Văn phòng báo Đại Đoàn Kết trung trung bộ số 82 Trần Quốc Toản,
TP. Đà Nẵng.
Căn cứ Công văn số 12/CV.ĐĐK.BBT của Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết gửi Ban
giám đốc Công ty CP xây dựng 79 ngày 20/2/2011.
Căn cứ Biên bản (Xung quanh quyền sử dụng, sở hữu ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản
TP Đà Nẵng) ngày 20/4/2011 giữa
đại diện báo Đại Đoàn Kết (Tổng biên
tập Đinh Đức Lập) và đại diện Công ty CP Xây dựng 79 (giám đốc Phan
Văn Anh Vũ).
Căn cứ Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998.
Căn cứ Quy chế Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự
nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số
20 /1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Căn cứ Quy chế Quản lý
việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết
định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Căn cứ Luật
Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Cụ thể:
Những sai phạm của
báo Đại Đoàn Kết khi thanh lý tài sản nhà đất trụ sở làm việc cho Công ty CP
Xây dựng 79.
Tại trang 2 và trang 3 Thông
báo số 203/PC46 ngày 23/9/2013 của Cơ quan CSĐT Công an TP. Đà Nẵng đã xác minh
quá trình mua bán nhà 82 Trần Quốc Toản – TP. Đà Nẵng như sau: Ngày 19/7/2004, UBND TP. Đà Nẵng có Quyết định
số 5775/QĐ-UB cho phép bán và chuyển
quyền sử dụng đất thuộc sở hữu Nhà nước tại 82 Trần Quốc Toản, P. Hải Châu
I, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng có diện tích đất 100,70m2, diện tích xây dựng và
diện tích sử dụng 95,30m2 cho báo Đại
Đoàn Kết – Văn phòng đại diện khu vực trung trung bộ với giá tiền 674.483.400 đồng.
Thế nhưng, không hiểu sao số
tiền 674.483.400 đồng nộp cho Sở Tài
chính vật giá TP. Đà Nẵng lại không phải do báo Đại Đoàn Kết nộp mà người nộp tiền lại là ông Phan Văn Anh
Vũ – Giám đốc Công ty CP xây dựng 79 (biên lai số 007724 ngày 27/7/2004).
Điểm C Khoản 1 Điều
4 Quy chế Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20
/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định: “Nguồn kinh phí để chi trả tiền mua hoặc thuê nhà được bố trí trong dự toán Ngân sách
hàng năm của cơ quan HCSN được cấp
thẩm quyền phê duyệt”.
Điều 6 Quy chế Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan
hành chính sự nghiệp (Ban
hành kèm theo Quyết định số 20 /1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính ) quy định: “Trụ
sở làm việc của các cơ quan HCSN phải được sử dụng đúng mục đích, công năng và
tiêu chuẩn, định mức do Thủ tướng Chính phủ quy định. Các cơ quan HCSN được Nhà nước giao quản lý, sử dụng trụ sở làm việc nếu
không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điểm a và d
Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 14/1998/ NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ, tuyệt đối không được: - Sang nhượng hoặc
góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sản xuất
kinh doanh, dịch vụ; - Cho thuê, dùng vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phân
cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích khác”.
Như vậy, ông Vũ nộp
tiền với tư cách pháp nhân nào?.
Nộp tiền thay Đại Đoàn Kết từ 27/7/2004 nhưng phải đến 20/8/2004 (gần một tháng sau), ông Phan
Văn Anh Vũ mới ký với ông Trương Duy Nhất Hợp đồng nguyên tắc số 64/TTB và sau đó là Phụ lục Hợp đồng ngày 27/9/2004 với nội dung: “Cty xây dựng 79 bỏ số tiền 674.483.400 đồng nộp vào ngân sách theo quy
định, bỏ tiền đầu tư xây dựng ngôi nhà để được sở hữu sử dụng ngôi nhà 82 Trần
Quốc Toản – Đà nẵng và cho phép Báo Đại Đoàn Kết – Văn phòng trung trung bộ được
sử dụng toàn bộ phần diện tích tầng 2 để làm trụ sở trong thời gian 30 năm”.
Như vậy, rõ ràng việc để ông Vũ nộp tiền
mua nhà công sản 82 Trần Quốc Toản, TP Đà Nẵng là có dụng ý từ trước nhằm gây
“thất thoát tài sản nhà nước” vào tay công ty tư nhân của báo Đại Đoàn Kết.
Ông Trương Duy Nhất
đã sai phạm khi cố ý làm trái quy định của pháp luật về xử lý tài sản không thuộc
thẩm quyền của mình (ông Nhất chỉ là Trưởng đại diện một văn phòng chứ
không đại diện cho báo Đại Đoàn Kết). Ông
Nhất lại sai thêm khi tự ý ký Hợp
đồng nguyên tắc số 64/TTB và sau đó là Phụ
lục Hợp đồng ngày 27/9/2004 trước
rồi mới làm Báo cáo gửi lãnh đạo Ban
Biên tập báo Đại Đoàn Kết ngày 4/10/2004.
Ông Lê Quang
Trang (Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết thời
điểm năm 2004) đã ký Quyết định số 112/ĐĐK
ngày 12/11/2004 về việc thực hiện Hợp đồng
nguyên tắc số 64/TTB, có nội dung:
“Điều I: Chấp nhận
Hợp đồng nguyên tắc số 64/TTB ngày 20/8/2004 đã được ký kết giữa văn phòng đại
diện báo Đại Đoàn Kết khu vực Trung trung bộ đã ký với Công ty 79.
Ông Trương Duy Nhất
– Trưởng văn phòng đại diện có trách nhiệm thực hiện Hợp đồng đã ký kết, trong
đó có việc làm các thủ tục hợp pháp để chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu
ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng cho Cty xây dựng 79.
Điều II: Ủy quyền
cho ông Trương Duy Nhất chịu trách nhiệm liên hệ với các cơ quan, ban ngành có
liên quan của thành phố Đà Nẵng để hoàn tất công việc theo quy định tại điều
I”.
Với Quyết định số
112/ĐĐK ngày 12/11/2004 , Ông Lê Quang Trang đã vi phạm nghiêm trọng Điều 4 và
Điều 13 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính
sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính). Theo đó, thẩm quyền đệ trình việc thanh lý tài sản nhà đất, trụ sở làm
việc của báo Đại Đoàn Kết thuộc Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam và sai phạm các trình tự, thủ tục điều chuyển
tài sản nhà nước.
Tại trang 3 Thông
báo số 203/PC46 ngày 23/9/2013 của Cơ quan CSĐT Công an TP. Đà Nẵng cho biết: “Ngoài
việc mua bán thể hiện như trên, qua xác minh tại báo Đại Đoàn Kết còn thể hiện:
ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản – Đà Nẵng không có trong danh mục tài sản của báo Đại
Đoàn Kết”.
Như vậy, việc cố
tình gây “thất thoát tài sản nhà nước” vào tay công ty tư nhân của ông Lê Quang
Trang (đại diện báo Đại Đoàn Kết), đã vi phạm nghiêm trọng khoản 2 điều 16
Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp
(Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính). Theo đó, sau khi tiếp nhận
tài sản từ UBND TP Đà Nẵng, báo Đại Đoàn Kết phải thực hiện việc ghi tăng tài sản
và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Những sai phạm của
ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết
Tại trang 4 Thông
báo số 203/PC46 ngày 23/9/2013 của Cơ quan CSĐT Công an TP. Đà Nẵng: “Khoảng đầu tháng 1/2011, Trương Duy Nhất
xin nghỉ làm việc tại báo Đại Đoàn Kết, biển hiệu đề tên Văn phòng đại diện báo
Đại Đoàn Kết khu vực Trung trung bộ tại 82 Trần Quốc Toản – Đà Nẵng đã bị tháo
gỡ. Ông Lập và sau đó là ông Tuyền có
vào Đà Nẵng để tìm hiểu tình hình, làm việc với Phan Văn Anh Vũ – Giám đốc công
ty xây dựng 79, ông Vũ yêu cầu thanh lý Hợp đồng nguyên tắc số 64/TTB ngày
20/8/2004 và bồi thường thời gian sử dụng mặt bằng còn lại cho báo Đại Đoàn Kết”.
Về việc này, ông Nguyễn Minh Ngọc (Phó Tổng biên tập,
thay mặt Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết
thời điểm 2011) đã có Công văn số
12/CV.ĐĐK.BBT ngày 20/2/2011 gửi Ban
giám đốc Công ty CP xây dựng 79. Nội dung khẳng định: “Căn cứ vào tất cả giấy tờ hiện có, báo Đại Đoàn Kết có quyền sở hữu
nhà 82 Trần Quốc Toản – Thành phố Đà Nẵng (nhà công sản được Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng chuyển quyền sử dụng đất cho báo Đại Đoàn Kết làm Văn phòng
theo Quyết định 5775/QĐ-UB ngày 19.7.2004 ). Việc công ty vô cớ gỡ biển và đóng
cửa Văn phòng của báo, một tờ báo có truyền thống 70 năm từ ngày 15.1.2011 đến
nay là một việc làm không hợp pháp và có thể gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Trước
mắt, đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của văn phòng và của tờ báo Đại Đoàn Kết,
gây bất bình và búc xúc trong cơ quan báo và dư luận không chỉ ở Thành phố Đà Nẵng”.
Tại trang 1 Biên bản (Xung quanh quyền sử dụng, sở hữu ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản
TP Đà Nẵng), ông Đinh Đức Lập (đại
diện báo Đại Đoàn Kết) khi nói về các bản Hợp
đồng nguyên tắc số 64/TTB của Văn
phòng báo Đại Đoàn Kết tại Trung trung bộ ngày 20/4/2004 và Quyết định số
112/ĐĐK ngày 12/11/2004 của Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết cũng thừa nhận: “Theo
các quy định pháp luật thì nhiều nội dung thỏa thuận, một số văn bản giấy tờ
chưa hợp lý, tuy nhiên do tính lịch sử và yêu cầu khách quan nên phải chấp nhận”.
Viện cớ “do tính lịch sử và yêu cầu khách quan nên phải
chấp nhận”, Tổng biên tập báo Đại
Đoàn Kết Đinh Đức Lập đã ký Biên bản đồng
ý nhận 1 tỷ đồng của Cty CP xây dựng 79 và cam kết không còn khiếu kiện gì liên quan đến quyền sở hữu nhà đất tại
82 Trần Quốc Toản Đà Nẵng.
Theo
quy định tại điều 13 và điều 4 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản
Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính) thì cấp có thẩm quyền đề nghị việc thanh lý trụ sở văn phòng của
báo Đại Đoàn Kết thuộc Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Thế nhưng, ông Đinh Đức Lập khi phát hiện
những sai phạm trong việc thanh lý tài sản Nhà nước, đã không “Bảo vệ, giữ gìn tài sản
nhà nước”
theo Điều 6 Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày
6/3/1998 của Chính phủ; không báo cáo cấp có thẩm quyền như luật định
(Điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước quy định về Quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước) mà tự ý ký kết
Biên bản thỏa thuận với Cty CP xây dựng 79.
Khi ký Biên bản (Xung
quanh quyền sử dụng, sở hữu ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản TP Đà Nẵng) ngày
20/4/2011, Ông Đinh Đức Lập – Tổng
biên tập báo Đại Đoàn Kết đã vi phạm Điều
3 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự
nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính) và Khoản 2 điều 33 Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Số tiền 1 tỷ thu được từ Cty CP Xây dựng 79 lẽ ra phải được hạch toán riêng, sau khi trừ đi chi phí hợp lý liên
quan, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước, báo Đại
Đoàn Kết mới được sử dụng để phát triển hoạt động sự nghiệp. Thế nhưng, số tiền 1 tỷ này sau khi chuyển vào
tài khoản chung của cơ quan không biết
được sử dụng như thế nào?.
Kính thưa quý vị
lãnh đạo!
Nhân đây, tôi cũng xin trao đổi đôi điều về bản Thông báo số 203/PC46 ngày 23/9/2013 của
Cơ quan CSĐT Công an TP. Đà Nẵng. Trang 4, Bản
Thông báo số 203/PC46 cho rằng: “UBND
TP. Đà Nẵng có Quyết định 5775/QĐ-UB ngày 19/7/2004 cho phép bán và chuyển quyền
sử dụng đất thuộc sở hữu Nhà nước tại 82 Trần Quốc Toản – P. Hải châu I, Q. Hải
Châu – TP Đà Nẵng cho Báo Đại Đoàn Kết – Văn phòng đại diện khu vực Trung trung
bộ. Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Chương 1 Nghị định của Chính phủ số 14 /1998/NĐ-CP ngày
6/3/1998 về quản lý tài sản nhà nước, thì: Nhà 82 Trần Quốc Toản không còn là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước”.
Khi viết: “Nhà 82 Trần Quốc Toản không còn là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước”
Cơ quan CSĐT Công an Đà Nẵng đã cố tình “suy
diễn” nhằm “gỡ tội” cho Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết. Sự thực, Khoản 2 Điều 1 Chương 1 Nghị định của Chính
phủ số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 viết: “Tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước đã chuyển giao quyền sở
hữu cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là tài sản thuộc sở hữu của
tổ chức đó”. Ở đây phải xác định rõ hai vấn đề. Một: Báo Đại Đoàn Kết có phải là Tổ chức chính trị - xã hội, hay là đơn vị
Hành chính sự nghiệp?. Hai: Kể cả khi nhận mình là tổ chức chính trị - xã hội
thì Báo Đại Đoàn Kết có quyền muốn bán
trụ sở cho ai cũng được không cần chấp hành quy định của Nhà nước?.
Sự thực là Cơ quan CSĐT Công an
TP. Đà Nẵng đã “lờ” đi không hề nhắc
đến Điều 13 của chính Nghị định của
Chính phủ số 14 /1998/NĐ-CP ngày
6/3/1998 quy định về thẩm quyền thanh lý
tài sản trụ sở nhà đất của báo Đại Đoàn Kết (ông
Lê Quang Trang không có thẩm quyền). Cơ quan CSĐT Công an TP. Đà Nẵng đã
“lờ” đi không hề nhắc đến Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành
chính sự nghiệp ban hành kèm theo. Điều 2 Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC quy định:
“Quy chế này áp dụng cho việc xử lý thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà
nước giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, Tổ chức chính
trị, Tổ chức chính trị- xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội- nghề nghiệp,
các cơ quan ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
(gọi chung là cơ quan HCSN) quản lý, sử dụng”.
Như vậy, dù ở tư cách pháp nhân nào, việc
mua, quản lý, sử dụng và thanh lý tài sản là trụ sở của báo Đại Đoàn Kết vẫn phải
tuân thủ quy định của pháp luật Nhà nước (Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày
6/3/1998; Quy chế Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự
nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định
số 20 /1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính); Quy
chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số
55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính); Luật Quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước…). Do đó, việc Tổng
biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập phát hiện ra cái sai của những người tiền
nhiệm mà cố tình không báo cáo để cấp có thẩm quyền đứng ra giải quyết là vi phạm
nghiêm trọng điều 5 và điều 6 Luật
Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Kính thưa quý vị
lãnh đạo!
Qua đơn tố cáo này, tôi đề nghị quý vị lãnh
đạo, cơ quan có thẩm quyền xử lý:
1. Ban Thường trực Ủy
Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đảng ủy cơ quan Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam xem xét và sớm có
hình thức kỷ luật thích đáng với ông
Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết trong sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản kể trên theo Điều 6 Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính
phủ; Điều 3 Quy chế Quản lý việc xử lý
tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết
định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính); Điều 5, Điều 6 và Khoản 2 điều 33 Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
2. Đề nghị các cơ
quan có thẩm quyền thu hồi lại:
-
Số tiền 1 tỷ đồng mà báo Đại Đoàn Kết thu từ việc sử dụng
sai mục đích tài sản được giao làm trụ sở làm việc theo Điều 3 Quy chế Quản lý
việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000
của Bộ trưởng Bộ Tài chính);
-
Thu hồi lại tài sản nhà đất Nhà nước giao cho báo Đại Đoàn
Kết bị sử dụng sai mục đích theo Điều 14 Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày
6/3/1998 của Chính phủ; Điều 2, Điều 4
và Điều 9 Quy chế Quản lý việc xử lý
tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính).
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 14 tháng 10 năm 2013
Người làm đơn
Nguyễn Mạnh Thắng
Mời tham khảo thêm các sai phạm có liên quan của ông Đinh Đức Lập TẠI ĐÂY
Đúng là ông Nhất "một cái nhìn khác"
Trả lờiXóaPhân tích rất cụ thể và sắc bén. Cơ quan CSĐT Đà nẵng dù có bênh che cho ông Lập gì đi chăng nữa thì những bằng chứng xác đáng thu thập và phơi bày này cũng đủ để kết tội của ông Lập rồi. Nếu truy cứu đúng tính chất và mức độ thì ông Lập, ông Lê Quang Trang và Trương Duy Nhất phải bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự
Trả lờiXóatham nhũng thật dễ thật vui-thời khủng hoảng - nên thêm chỉ số tham nhũng vào như một chỉ số đánh giá kinh tế đất nước- để Dân biết trên đồng tiền thuế bị tham nhũng cướp mất bao nhiêu
Trả lờiXóa