Việc
chúng tôi tố cáo ông Đinh Đức Lập là thực hiện quyền công dân theo đúng quy
định của luật pháp. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi còn nghĩ tới trách nhiệm của
người làm báo trong bối cảnh từ trung ương, tới địa phương các cấp Đảng, Nhà
nước và MTTQ đang ra sức động viên, kêu gọi mọi người tham gia, chung tay đấu
tranh phòng và chống tham nhũng.
Chúng
ta đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong xã hội nói chung nhưng thông
thường ít người trực diện đấu tranh với cái xấu tại chính nơi mình đang làm
việc. Đặc biệt là đấu tranh với chính những người đang là cấp trên trực tiếp,
có quyền sinh quyền sát với bản thân mình. Chính vì hiểu rõ sự khó khăn của
những người đấu tranh trong thế yếu mà các nhà làm luật về tố cáo, về phòng
chống tham nhũng đã rất cẩn thận đề ra nhiều quy định cụ thể, rõ ràng nhằm bảo
vệ người đấu tranh, tố cáo.
Về
mặt pháp luật thì việc tố cáo các sai trái, tiêu cực trong hành xử công vụ của
cán bộ công chức đang giữ chức vụ quản lý là hợp pháp, là quyền của mọi công
dân được luật pháp bảo vệ. Tố cáo các hành vi sai phạm của người đứng đầu một
cơ quan không hề bị pháp luật cấm đoán và bị quy kết thành “tội” tiết lộ bí mật
công tác hay “tuyên truyền chuyện nội bộ” của cơ quan làm mất uy tín của cơ
quan tổ chức đó. Pháp luật cũng quy định rất rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm
tiếp nhận, giải quyết và xử lý các nội dung tố cáo, cũng như quy trình giải
quyết tố cáo.
Theo
các quy định của Luật Tố cáo thì cho tới thời điểm này (dù đã gần 2 năm trôi
qua) thì việc xử lý, giải quyết các nội dung tố cáo của chúng tôi đối với ông
Đinh Đức Lập là chưa kết thúc, chưa có kết luận của cơ quan đủ thẩm quyền theo
quy định của pháp luật là Ban Thường trực UBTWMTTQVN.
Do
vậy, việc ông Đinh Đức Lập cố tình đem tôi và các đồng nghiệp khác ra xem xét
xử lý kỷ luật và ra quyết định với hình thức buộc thôi việc những người tố cáo rõ
ràng là hành vi trù dập, trả thù người
tố cáo tại nơi công tác, làm việc dưới nhiều hình thức bị pháp luật nghiêm cấm.
Việc
xử lý, giải quyết các nội dung tố cáo ông Đinh Đức Lập của cơ quan chủ quản
(cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật) vừa chậm chạp, chùng chình vừa
không rõ ràng minh bạch đã vô tình (hay cố ý) tiếp tay cho các ngón đòn trả thù
ngày càng thô bạo hơn dành cho những người tố cáo của ông Đinh Đức Lập (người
bị tố cáo).
Tại
báo Đại Đoàn Kết: Cần phải khôi phục lại công việc và chế độ cho các nhà báo
chống tiêu cực
Quy
định của Đảng và pháp luật của nhà nước đã quy định rõ quyền khiếu nại, tố cáo
và cách giải quyết của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Hình thức kỉ luật cho
người vi phạm “những hành vi bị nghiêm cấm” rất nghiêm khắc. Thế nhưng, bất
chấp Kết luận số 43 KL/MTTW – ĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng đoànMTTQ Việt Nam, ông Đinh Đức Lập, Tổng biên tập và hội đồng kỉ luật báo Đại Đoàn
Kết vẫn tiến hành kỉ luật những người tố cáo. Điều đáng nói ở đây là đa số
những nội dung tố cáo đều có cơ sở, (người giải quyết đã giảm đi rất nhiều mức
độ và tính chất sai phạm).
Việc
trả thù ba nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng, Đặng Thị Kim Ngân và Bùi Hữu Phước (Hữu
Nguyên) của ông Lập đã được báo Tuổi trẻ (ra ngày 4/8/2013) và Tạp chí NgườiLàm Báo (số tháng 8) phản ánh. Ở đây, chúng tôi bổ sung thêm căn cứ để khẳng
định việc trả thù người tố cáo của ông Lập và Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết là
có cơ sở.
Thứ
nhất, Kết luận số 43 KL/MTTW – ĐĐ nêu rõ nội dung tố cáo: Điều chuyển ông
Nguyễn Mạnh Thắng từ Phó Trưởng Ban Văn hóa – Nghệ thuật sang làm Phó Trưởng
ban Kỹ thuật Quản trị mạng là có cơ sở. Thế nhưng, thay vì sửa sai, khôi phục
vị trí công tác, trả lương và các chế độ cho ông Thắng nhưng ông Lập lại cố
tình thành lập Hội đồng kỉ luật và “trắng trợn” ghi “căn cứ vào Kết luận số 43
KL/MTTW – ĐĐ của Đảng đoàn” để quy kết ông Thắng “không chịu sự phân công
công tác của Ban Biên tập” để ra quyết định Buộc thôi việc với ông Thắng.
Thứ
hai, đến nay, nội dung đơn tố cáo ông Lập và Ban Hỗ trợ dự án báo Đại Đoàn Kết
thụt két chiếm dụng vốn trong dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên
của nhà báo Đặng Thị Kim Ngân (từ tháng 1/2013) vẫn chưa được giải quyết. Ngày
22/10/2013, Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy MTTQ Việt Nam vẫn còn mời bà Ngân lên làm
việc xung quanh sai phạm này của ông Lập và Ban Hỗ trợ dự án. Thế nhưng, từ
tháng 7/2013, bà Ngân đã bị ông Lập ra quyết định kỉ luật vì “tố cáo nhiều
lần, nhiều nơi, không đúng và không có cơ sở”.
Thứ
ba, việc kỉ luật nhà báo Hữu Nguyên – Phó Trưởng Ban Đại diện báo Đại Đoàn Kết
tại TP. Hồ Chí Minh trong khi đa phần những nội dung do ông Hữu Nguyên tố cáo
(tại Kết luận số 43 KL/MTTW – ĐĐ) đều khẳng định là có cơ sở. Tại sao thay vì
khen thưởng người tố cáo như quy định, ông Lập lại cố tình trả thù kỉ luật
người tố cáo với hình thức Buộc thôi việc?. Hơn nữa, Biên bản họp Ban Đại diện
báo Đại Đoàn Kết tại TP. Hồ Chí Minh đều phủ nhận những cáo buộc của Thông báo
kỉ luật ông Hữu Nguyên. Trong Hội đồng kỉ luật ông Hữu Nguyên không có thành
phần của BCH Công đoàn MTTQ ở phía Nam (nơi ông Hữu Nguyên sinh hoạt)
như quy định.
Còn
nhiều căn cứ khác để khẳng định việc ông Lập ra quyết định Buộc thôi việc những
người tố cáo là có cơ sở. Điều này sẽ được làm rõ tại Tòa án nhân dân Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
Đến
nay, đã quá 4 tháng kể từ thông báo Thụ lí, nhưng Tòa án nhân dân quận Hoàn
kiếm vẫn chưa đưa vụ án tranh chấp Hợp đồng lao động của ông Thắng khởi kiện
báo Đại Đoàn Kết ra xét xử. Ông Thắng đã làm Đơn khiếu nại việc này. Ngày
14/10/2013, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã có công văn số 213/2013/CV-TA chuyển
đơn và đề nghị Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm giải quyết vụ án.
Thiết
nghĩ, để bảo vệ uy tín của mình, thực hiện thẩm quyền của người giải quyết và
bảo vệ người tố cáo theo luật định, lãnh đạo MTTQ Việt Nam nên chỉ đạo Ban Biên
tập báo Đại Đoàn Kết hủy bỏ quyết định buộc thôi việc những người tố cáo. Đồng
thời khôi phục vị trí công tác, lương cùng cách chế độ khác.
Duy
Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét