Vụ án đồng Nọc Nạn, tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, giữa một bên là các gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ cường hào, quan chức thực dân Pháp cùng tham quan Nam triều.
Vụ án thiệt mạng 5 người (trong đó có 01 người Pháp), là một ví dụ điển hình của chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công tại Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp.
Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928. Trước khi buộc tội, công tố viên Moreau đề nghị tòa thận trọng, nhắc lại vụ án Ninh Thạnh Lợi năm 1927. Ông cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng. Ông nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với bọn cường hào. Ông đề nghị tòa tha bổng Biện Toại và những người nhà liên quan.
Tòa Đại hình Cần Thơ đã tuyên Biện Toại và những người liên quan được tha bổng.
Dư luận từ mọi giới, kể cả giới thực dân, đều thuận lợi cho gia đình Biện Toại. Họ chịu bất công quá lộ liễu. Họ là những tiểu điền chủ siêng năng nhưng bọn cường hào cấu kết với quan lại tham nhũng đã đẩy họ đến đường cùng.
Vụ việc ba người bị bắn chết và 16 người bị thương tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông mới đây làm người ta liên tưởng tới những gì đã xảy ra ở Nọc Nạn cách đây gần 100 năm.
Đáng nói là vụ cướp đất ở Đắk Nông còn trắng trợn hơn vụ Nọc Nạn, khi đất còn đang tranh chấp thì phía doanh nghiệp đã cho người vào cướp của dân, chính quyền địa phương cũng không hay biết?
Dự báo bạo lực và chết người sẽ chưa chấm dứt nếu chính sách và luật pháp về đất đai hiện vẫn chưa coi trọng quyền của người dân, người trực tiếp khai phá và sử dụng lâu dài. Lợi ích nhóm và lòng tham không đáy của nhiều quan chức ăn cánh với bọn doanh nghiệp bẩn thỉu đã sẵn sàng đầy nhiều nông dân hiền lành, vô tội thành người chống đối bằng bạo lực.
Nông dân phải vùng lên và phản kháng bạo lực bằng bạo lực cũng chỉ là bất khả kháng, vì họ đang phải trong tình trạng quá sức chịu đựng kéo dài với những kẻ cai trị, có quyền lực không giới hạn và lại không có trái tim người.
người pháp họ văn mình có nhân tình còn bọn cường hào ác bá của cộng sản thì không vì chúng không có tính người !!!!
Trả lờiXóa