Hình ảnh bên là một phần của bài báo “STEPHEN HAWKING ADMITS INTELLIGENT DESIGN IS ‘HIGHLY PROBABLE’” (Stephen Hawking thừa nhận rất có thể có thiết kế thông minh) của Bob Flanagan, ngày 08/03/2015 trên trang mạng World News Daily Report:
Bài báo phản ánh một sự thay đổi đột ngột của Stephen Hawking về vũ trụ quan, từ một người vô thần trở thành một người tin vào “God Factor” (Nhân tố Chúa), tin có Thiết kế Thông minh trong sự hình thành của vũ trụ. Liệu đây có phải là tin bịa đặt không? Nếu là bịa đặt, tại sao Hawking không lên tiếng phản đối, và tại sao đến nay bài báo đó vẫn ngang nhiên tồn tại trên mạng? Nếu đây là sự thật thì nên bình luận ra sao? Sau đây là nhận xét của PVHg’s Home.
1/ Về bài báo của Bob Flanagan ngày 08/03/2015 trên trang World News Daily Report
Tôi đã đọc bài đó và giật mình vì không ngờ Hawking có một sự thay đổi kỳ lạ đến như thế. Theo phản xạ tự nhiên, tôi lập tức dịch bài báo đó ra tiếng Việt, kèm theo bình luận, rồi post lên PVHg’s Home. Nhưng chỉ vài tiếng sau đó, tôi phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy bài báo tiếng Anh nói trên có thể là một thông tin bịa đặt, ngụy tạo, không đủ tin cậy. Cụ thể, có trang mạng khác tố cáo toàn bộ bài báo đó là một vụ lừa đảo (hoax), mặc dù vẫn có một số trang mạng khác giới thiệu bài báo đó bằng cách cung cấp địa chỉ nguồn.
Với sự thận trọng cần thiết, tôi đã lập tức gỡ bỏ bản dịch và bình luận của tôi trên PVHg’s Home xuống, và gửi thông báo này tới độc giả, thay cho việc tuyên bố bản dịch và bình luận của tôi đã được xóa bỏ, không còn giá trị, vì nó dựa trên một thông tin có dấu hiệu chưa đủ tin cậy.
Tuy nhiên, có một dấu hỏi lớn tôi chưa trả lời được: Nếu bài báo tiếng Anh đó là xuyên tạc sự thật, bóp méo hình ảnh của Stephen Hawking thì tại sao Hawking không hề lên tiếng bác bỏ? Thậm chí ông có thể kiện tác giả bài báo nói trên, ít nhất là yêu cầu gỡ bỏ bài báo đó, nếu quả thật bài báo đó nói sai sự thật. Nhưng cho đến hôm nay, bài báo đó vẫn còn nguyên trên mạng, mặc dù nó ra mắt từ ngày 08 tháng 03 năm 2015.
Khi biết sự việc này, TS Phan Chí Thành đề nghị tôi nên công bố sự thật kèm theo bản dịch, và việc “phán xét nó là quyền của độc giả”. Tôi đồng ý với ý kiến của TS Thành, vậy xin thông báo với độc giả sự việc như trên, và sau đây là bản lược dịch bài báo đó.
2/ Bản lược dịch bài báo của Bob Flanagan ngày 08/03/2015 trên World News Daily Report
Stephen Hawking thừa nhận rất có thể có Thiết kế Thông minh
Ngày 08 Tháng 03 năm 2015, bài của Bob Flanagan
Trong bài nói chuyện tại Đại học Cambridge tuần qua, nhà vật lý lý thuyết và vũ trụ học người Anh Stephen Hawking đã làm cho cộng đồng khoa học phải ngạc nhiên khi ông thông báo rằng ông tin có “một dạng trí tuệ thông minh nào đó” thực sự đứng đằng sau sự sáng tạo ra vũ trụ.
Hiện diện trước sinh việc Đại học Cambridge, nhà khoa học nổi tiếng thế giới đã tuyên bố rằng nhiều năm nghiên cứu của ông về sự hình thành của vũ trụ đã dẫn ông tới chỗ phân lập ra được một nhân tố khoa học kỳ lạ mà ông nói rằng về nhiều phương diện nó trái ngược với các định lý phổ quát của vật lý.
Hiện tượng kỳ lạ này mà ông đặt tên là “Nhân tố Chúa” (God Factor), có thể đã hiện diện vào lúc khởi đầu của quá trình sáng tạo của vũ trụ và đã đóng vai trò lớn lao trong việc định hình vũ trụ như ngày nay.
Nhà khoa học nổi tiếng thế giới này thừa nhận một sự thật là kinh nghiệm cận kề cái chết (the near death experience) của người anh ruột của ông, bị chết lâm sàng trong 43 phút sau một cơn đau tim trong tháng mười năm ngoái, đã làm thay đổi một cách căn bản quan điểm của ông về bản chất của ý thức của con người và về vũ trụ như một tổng thể.
Hawking kể lại: “Ông anh của tôi đã luôn luôn là một hình mẫu của tôi. Tư duy hợp lý, sắc sảo và không vô nghĩa của ông đã định hình nhân cách của tôi thành con người tôi như hôm nay và dẫn dắt tôi tới việc nghiên cứu thế giới vật lý quyến rũ. Nhưng từ sau tai nạn của anh tôi trong Tháng Mười vừa qua, anh tôi đã trở về với một con người hoàn toàn khác”.
“Anh tôi kể với tôi về sự tồn tại của một thực thể có tri giác (sentient being), về một thế giới khác mà con người chúng ta không nhận thức được, anh ấy nói với tôi về Chúa”, Hawking nói với đám đông thính giả đang biểu lộ sự ngạc nhiên rõ rệt trước những lời xác nhận quả quyết của ông.
Hawking thừa nhận: “Khoa học hiện đại dựa trên nhận thức cho rằng ý thức nằm trong bộ não của con người, nhưng những gì ông anh tôi trải nghiệm trong quá trình chết lâm sàng tôi không thể giải thích được. Phải chăng ý thức nằm bên ngoài thể xác con người? Phải chăng bộ não của con người chỉ là một bộ tiếp nhận, có khả năng nhận “sóng ý thức” (consciousness wave) như những chiếc máy radio AM/FM nhận sóng radio? Những câu hỏi này khoa học hiện đại chưa trả lời được và chúng có thể hoàn toàn xác định lại quan điểm của chúng ta về vũ trụ và vật lý hiện đại”.
John Bairns, Chủ nhiệm Khoa Vật lý Thiên văn của Đại học Cambridge, nói với các nhà báo: “Tôi thực sự bị choáng váng, tôi không biết nói gì bây giờ”. Rồi ông thừa nhân một cách lễ phép: “Trong 40 năm giảng dạy với tư cách một nhà vật lý, tư tưởng về vũ trụ như “một thực thể sống” (a living entity) chưa bao giờ đi qua đầu óc tôi. Tôi thừa nhận là Tiến sĩ Hawking đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều điều để suy nghĩ cân nhắc”.
Những tuyên bố nói trên của Stephen Hawking, nhà vũ trụ học từng đoạt giải thưởng, đã gây ra một sự xôn xao lớn trong cộng đồng khoa học. Một số người đã lên tiếng công khai chống đối rằng “đã đến lúc Hawking nên về hưu” và rằng “ngay cả những nhà tư tưởng lớn cũng không thể thích nghi với xã hội đúng lúc”.
Stephen Hawking đã bác bỏ những ý kiến chống đối. Ông giải thích rằng “Thiết kế Thông minh” không hề chứng minh Chúa tồn tại, mà chỉ chứng tỏ rằng có một “lực giống như Chúa” đóng một vai trò trong việc sáng tạo ra vũ trụ vào thời điểm khoảng 13,8 tỷ năm trước đây.
3/ Ý kiến nhấn mạnh
Nếu bài báo nói trên của Bog Flanagan là một vụ “hoax” (lừa đảo), như một trang mạng khác đã tố cáo, thì Stephen Hawking có ý kiến như thế nào đối với một bài báo nói sai sự thật, vu khống bản thân ông? Tôi chưa tìm được ý kiến của Hawking về bài báo này. Nếu độc giả nào tìm được, xin cung cấp cho PVHg’s Home, tôi sẽ công bố ngay, nếu thông tin đó là xác thực.
Nếu bài báo của Bob Flanagan là “lừa đảo”, tại sao đến hôm nay nó vẫn tồn tại trên mạng, mặc dù nó ra mắt từ ngày 08/03/2015?
Nếu bài báo đó là xác thực, đúng sự thật, thì chúng ta phải bình luận như thế nào về sự kiện này?
Hiện tượng những người chết lâm sàng có những trải nghiệm kỳ lạ về thế giới khác là chuyện khá phổ biến, không có gì là hoang đường cả. Rất nhiều tài liệu đã nói về việc này. Tuy nhiên những câu hỏi đặt ra là:
– Có thật là Stephen Hawking có một người anh ruột có ảnh hưởng lớn đến ông như bài báo của Bob Flanagan mô tả hay không?
– Có thật là là người anh ruột của Hawking trải qua biến cố chết lâm sàng hay không?
– Có thật là người anh ruột của Hawking kể lại những trải nghiệm kỳ lạ như bài báo đã kể không?
– Có thật Hawking tin vào những chuyện kỳ lạ đó không?
– Có thật là Stephen Hawking có một người anh ruột có ảnh hưởng lớn đến ông như bài báo của Bob Flanagan mô tả hay không?
– Có thật là là người anh ruột của Hawking trải qua biến cố chết lâm sàng hay không?
– Có thật là người anh ruột của Hawking kể lại những trải nghiệm kỳ lạ như bài báo đã kể không?
– Có thật Hawking tin vào những chuyện kỳ lạ đó không?
Những câu hỏi đó dẫn tới những ý kiến thảo luận rất bổ ích sau đây.
4/ Thảo luận tìm hiểu sự thật về Stephen Hawking
Thanh Phan Chi 23/10/2015 lúc 08:51
Kính gửi anh Hưng
1. Bài báo được đăng ngày 8 tháng 3 năm 2015 (March 8th 2015).
2. Tôi đã đọc bản tiếng Anh theo đường link của anh thì thấy đây là một bài báo không có gì có vẻ ngụy tạo cả. Nội dung của nó nói về những suy nghĩ của S. Hawking khi trao đổi với ông anh về những trải nghiệm của người này qua một cái chết lâm sàng rồi sống trở lại. Chuyện này đày rãy ở Việt Nam và trên thế giới. Có một điểm chung cho hiện tượng này là: sau trải nghiệm, họ có những nhận thức và cuộc sống thay đổi hoàn toàn so với cuộc sống của họ trước đây. Người ta trở nên “có Đức tin” và hướng thiện và hành thiện hơn.
3. Nếu tờ báo đăng tải tin này là có uy tín, không phải là một tờ “lá cải” thì việc dịch và đăng tải không có gì phải băn khoăn cả. Phán xét nó là quyền của độc giả. Theo tôi thì anh cứ nên đăng nguyên văn bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của anh, kèm theo bình luận nếu cần, đó là quyền của độc giả mà. Tôi vẫn thấy bài báo có giá trị về khoa học và tâm linh. Tôi cũng đang muốn có cái trải nghiệm đó (!).
Thanh Phan Chi 24/10/2015 lúc 01:41
1. Chúng ta nên nêu ra ở đây một danh sách rút gọn những tác phẩm phổ biến khoa học của S. Hawking đối với công chúng:
a) Lược sử thời gian – A Brief History of Time (NXB Trẻ, 2006, Cập nhật và bổ sung nhân kỷ niệm lần in thứ 10 – Cao Chi và Phạm Văn Thiều dịch)
b) Lỗ đen và vũ trụ sơ khai – Back Holes, and Baby Universes
c) Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ – The Universe in a Nutshell (NXB Trẻ, 2004)
d) Bản thiết kế vĩ đại- The Grand Design (NXB Trẻ 2014)
e) Lược sử đời tôi – My Brief History (NXB Trẻ – Quý III năm 2015- Vũ Ngọc Tú dịch, Nguyễn Xuân Xanh và cộng sự giới thiệu)
f) Một số cuộc nói chuyện với sinh viên, đồng nghiệp và công chúng. Một số bài viết ngắn.
2. Trong cuốn a) ở các trang 260-261 (bản tiếng Việt) có các dòng: “Quyết định luận của Laplace không hoàn chỉnh ở hai điểm. Luận thuyết đó chưa nói rõ phải chọn các định luật như thế nào và không xác định được cấu hình ban đầu của Vũ trụ. Các điểm đó thuộc phần của Chúa. Chúa sẽ chọn Vũ trụ bắt đầu như thế nào, những định luật nào mà Vũ trụ phải tuân theo, nhưng Chúa không can thiệp vào Vũ trụ nữa, một khi Vũ trụ đã bắt đầu. Thực ra Chúa chỉ giới hạn vào những lĩnh vực mà khoa học thế kỷ 19 chưa hiểu được”.
Liên hệ những dòng viết này của Hawking với bài báo ngày 8 tháng 3 năm 2015 mà PVHg Home viện dẫn và cho đường link cụ thể (cho đến ngày hôm nay 24/10/2015 tôi xác nhận bài báo đó vẫn tồn tại và truy cập được) thì chúng ta không thấy có điều gì phải shock cả. Khoa học không bao giờ hiểu được cấu hình của Vũ trụ tại thời điểm ZERO của Big Bang và việc chọn các quy luật / luật lệ mà Vũ trụ buộc phải tuân theo sau đó.
3. Việc Hawking phát biểu về tính nhất quán và tính đầy đủ của Vật lý học (mà PVHg Home một lần đã đăng tải) sau khi đã “ngấm hiểu” Định lý Bất toàn của K. Godel là một sự “bừng tỉnh” hay “tỉnh ngộ” về nhận thức luận, và cũng là một “lời thú nhận đau đớn” về giới hạn nhận thức của khoa học Vật lí nói riêng, của Khoa học nói chung. Điều này trái ngược hẳn với tư tưởng bảo thủ và cố chấp của David Hilbert trong Toán học.
4. Có hai cột trụ của Vật lí học trong thế kỷ 20 đó là Thuyết tương đối và Cơ học lượng tử, thì trong cuốn e) S. Hawking công nhận Cơ học lượng tử không có cơ sở toán học chặt chẽ.
Ngày nay, điều này cũng không còn gây shock cho độc giả được nữa. Vật lý học cũng như toán học cũng chỉ là những ngành khoa học nằm trong tập hợp gồm vô số các khoa học của quá khứ, hiện tại và tương lai của loài người, mà bản thân KHOA HỌC cũng có những giới hạn nhận thức của nó, còn vô số những điều NẰM BÊN NGOÀI KHOA HỌC.
5. “Sự bừng tỉnh” về nhận thức luận trong mỗi chúng ta, tôi cho đó là điều bình thường mà S. Hawking cũng không phải là một ngoại lệ.
Thanh Phan Chi 24/10/2015 lúc 01:50
Tôi xác nhận bài báo tiếng Anh mà PVHg Home cho đường link trong bài viết trên vẫn còn tồn tại và truy cập được vào lúc 8h45 thứ Bảy ngày 24 tháng 10 năm 2015 theo giờ Việt Nam.
Thanh Phan Chi 25/10/2015 lúc 02:35
Để minh chứng cụ thể cho nhận xét số 4 của bình luận áp chót kề trên, tôi xin trích nguyên văn các dòng trong các trang 77- 78 của cuốn: Lược sử đời tôi – My Brief History- Tác giả: Stephen W. Hawking – Bản quyền năm 2013 (NXB Trẻ – Quý III năm 2015- Vũ Ngọc Tú dịch, Nguyễn Xuân Xanh và cộng sự giới thiệu):
“Trong năm năm tiếp theo, Roger Penrose, Bob Geroch và tôi đã phát triển lí thuyết về cấu trúc nhân quả trong thuyết tương đối rộng. Đó là một cảm giác thật tuyệt vời, toàn bộ lĩnh vực này gần như là của chúng tôi…Tôi đã viết những điều này trong tiểu luận giành giải thưởng Adams ở Cambridge vào năm 1966. Đây là nền tảng cho cuốn sách Cấu trúc vĩ mô của không – thời gian (The Large Scale Structure of Space-Time) do tôi viết cùng George Ellis và được nhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản năm 1973…Tôi đã cảnh báo những độc giả phổ thông không nên cố gắng tham khảo cuốn sách này. Nó mang tính chuyên môn rất cao và ra đời khi tôi đang cố gắng viết thật chặt chẽ như những nhà toán học thuần túy. Hiện nay tôi đang quan tâm đến việc viết đúng, hơn là viết chặt chẽ. Dẫu sao thì cũng không thể có sự chặt chẽ trong Cơ học lượng tử, bởi vì toàn bộ lĩnh vực này dựa trên một nền tảng toán học không vững chắc”.
Thưa các bạn, mặc dù Cơ học lượng tử đã có vô số những ứng dụng trong khoa học và công nghệ hiện đại, nhưng rõ ràng là cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được nền tảng toán học của nó. Tư duy khoa học trong Vật lí học đôi khi khác với tư duy khoa học trong Toán học. Vật lý học có Vật lí lí thuyết và Vật lí thực nghiệm, hai ngành này bổ sung cho nhau trong quá trình truy tìm chân lí trong ngành Vật lí học.
Nguyễn Bình 25/10/2015 lúc 13:44
Kính chào anh Phạm Việt Hưng.
Việc có một sự kiện là Ngài Hawking kính mến tỏ ý tin tưởng rằng có một lực lượng nào đó tạo ra thế giới theo một thiết kế thông minh, tôi cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên lắm. Sự ngạc nhiên có chăng là nó xuất hiện hơi muộn về thời gian mà thôi. Nói như vậy có vẻ như là “ăn theo” thông tin của anh. Nhưng như anh và nhiều người có thể thấy, càng hiểu sâu về các khoa học, thì người ta càng đi đến một niềm tin rằng có một “cái gì đó’ có tính sáng tạo ra vũ trụ này và đặc biệt là sự sống trên Trái Đẩt. Các khoa học, khi xét sự phát triển theo từng bước ngắn ngủi, thì dường như chứng minh được sự hiểu biết có vẻ như sắp đến TOE của loài người; nhưng xét trên toàn thể, thì càng ngày càng chứng minh sự tiệm cận đến giới hạn nhận thức của chính loài người về vũ trụ, sự sống, mặc dù trong suốt quá trình lịch sử sau này của loài người (tôi nghĩ là chỉ khoảng vài ngàn năm nữa) vẫn có rất nhiều thứ được tìm ra, nhiều bí ẩn của Đáng sáng tạo được hé lộ cho loài người. Nưhng như anh thấy, càng hiểu biết nhiều, con người chỉ càng đi dần tới diệt vong mà thôi. Điều này vừa là truyền thuyết (con thuyền Nô-ê) vừa là hiện thực như chúng ta đã và đang thấy. Như sự chiến tranh tiêu diệt lẫn nhau chẳng hạn. Thử hỏi trên Trái đất này từ ngày con người có lịch sử, có thời điểm nào mà con người lại ngừng tìm cách tiêu diệt nhau không. Và khi phát triển đến giới hạn về dân số, về môi trường, về trình độ giết người … thì không có viễn cảnh nào dễ thấy hơn là sự diệt vong của chính loài người. Điều đó, chỉ còn điều đó, có thể được coi là một thiết kế của sự sống có mặt loài người không. Xin anh ý kiến.
Phạm Việt Hưng 25/10/2015 lúc 17:19
Cám ơn anh Bình. Sigmund Freud từng cảnh báo rằng bản năng vô thức eros và thanatos của con người sẽ hủy diệt nền văn minh. André Bourguignon cũng cảnh báo rằng sự điên rồ của con người sẽ đẩy nền văn minh đến sự sụp đổ nhanh hơn. Nhiều học giả, nhà khoa học có lương tri khác cũng tỏ ra hết sức lo lắng với vận mệnh nhân loại, nếu con người không tỉnh ngộ. Ngay cả một người vô thần như Stephen Hawking cũng cảnh cáo rằng công nghệ AI có thể sẽ đưa nền văn minh đến chỗ chấm hết. Nhưng dường như đám đông nhân loại chẳng hiểu gì cả. Dường như có một dòng chảy vô hình kéo nhân loại theo hướng tự nó chống lại nó mà các cá nhân dù tài giỏi đến mấy cũng không thể đảo ngược được. Rất nhiều tiên báo trong Kinh Thánh đã đúng. Tôi nghĩ là những tiên báo tiếp theo cũng sẽ đúng. Con cháu chúng ta phải chống đỡ một thử thách lớn hơn chúng ta. Tôi luôn cầu nguyện xin Chúa tha thứ cho những sai lầm của con người và ban cho con người một tương lai bình an, hạnh phúc hơn. Vì thế, tôi mong những người vô thần như ông Stephen Hawking sẽ bớt vô thần hơn. Hy vọng rằng sự tỉnh ngộ của Stephen Hawking sau những trải nghiệm của người anh ruột của ông qua cái chết lâm sàng như bài báo trên World News Daily Report là một sự thật, thay vì một vụ “hoax”. PVHg
Kính gửi anh Hưng
1. Bài báo được đăng ngày 8 tháng 3 năm 2015 (March 8th 2015).
2. Tôi đã đọc bản tiếng Anh theo đường link của anh thì thấy đây là một bài báo không có gì có vẻ ngụy tạo cả. Nội dung của nó nói về những suy nghĩ của S. Hawking khi trao đổi với ông anh về những trải nghiệm của người này qua một cái chết lâm sàng rồi sống trở lại. Chuyện này đày rãy ở Việt Nam và trên thế giới. Có một điểm chung cho hiện tượng này là: sau trải nghiệm, họ có những nhận thức và cuộc sống thay đổi hoàn toàn so với cuộc sống của họ trước đây. Người ta trở nên “có Đức tin” và hướng thiện và hành thiện hơn.
3. Nếu tờ báo đăng tải tin này là có uy tín, không phải là một tờ “lá cải” thì việc dịch và đăng tải không có gì phải băn khoăn cả. Phán xét nó là quyền của độc giả. Theo tôi thì anh cứ nên đăng nguyên văn bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của anh, kèm theo bình luận nếu cần, đó là quyền của độc giả mà. Tôi vẫn thấy bài báo có giá trị về khoa học và tâm linh. Tôi cũng đang muốn có cái trải nghiệm đó (!).
Thanh Phan Chi 24/10/2015 lúc 01:41
1. Chúng ta nên nêu ra ở đây một danh sách rút gọn những tác phẩm phổ biến khoa học của S. Hawking đối với công chúng:
a) Lược sử thời gian – A Brief History of Time (NXB Trẻ, 2006, Cập nhật và bổ sung nhân kỷ niệm lần in thứ 10 – Cao Chi và Phạm Văn Thiều dịch)
b) Lỗ đen và vũ trụ sơ khai – Back Holes, and Baby Universes
c) Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ – The Universe in a Nutshell (NXB Trẻ, 2004)
d) Bản thiết kế vĩ đại- The Grand Design (NXB Trẻ 2014)
e) Lược sử đời tôi – My Brief History (NXB Trẻ – Quý III năm 2015- Vũ Ngọc Tú dịch, Nguyễn Xuân Xanh và cộng sự giới thiệu)
f) Một số cuộc nói chuyện với sinh viên, đồng nghiệp và công chúng. Một số bài viết ngắn.
2. Trong cuốn a) ở các trang 260-261 (bản tiếng Việt) có các dòng: “Quyết định luận của Laplace không hoàn chỉnh ở hai điểm. Luận thuyết đó chưa nói rõ phải chọn các định luật như thế nào và không xác định được cấu hình ban đầu của Vũ trụ. Các điểm đó thuộc phần của Chúa. Chúa sẽ chọn Vũ trụ bắt đầu như thế nào, những định luật nào mà Vũ trụ phải tuân theo, nhưng Chúa không can thiệp vào Vũ trụ nữa, một khi Vũ trụ đã bắt đầu. Thực ra Chúa chỉ giới hạn vào những lĩnh vực mà khoa học thế kỷ 19 chưa hiểu được”.
Liên hệ những dòng viết này của Hawking với bài báo ngày 8 tháng 3 năm 2015 mà PVHg Home viện dẫn và cho đường link cụ thể (cho đến ngày hôm nay 24/10/2015 tôi xác nhận bài báo đó vẫn tồn tại và truy cập được) thì chúng ta không thấy có điều gì phải shock cả. Khoa học không bao giờ hiểu được cấu hình của Vũ trụ tại thời điểm ZERO của Big Bang và việc chọn các quy luật / luật lệ mà Vũ trụ buộc phải tuân theo sau đó.
3. Việc Hawking phát biểu về tính nhất quán và tính đầy đủ của Vật lý học (mà PVHg Home một lần đã đăng tải) sau khi đã “ngấm hiểu” Định lý Bất toàn của K. Godel là một sự “bừng tỉnh” hay “tỉnh ngộ” về nhận thức luận, và cũng là một “lời thú nhận đau đớn” về giới hạn nhận thức của khoa học Vật lí nói riêng, của Khoa học nói chung. Điều này trái ngược hẳn với tư tưởng bảo thủ và cố chấp của David Hilbert trong Toán học.
4. Có hai cột trụ của Vật lí học trong thế kỷ 20 đó là Thuyết tương đối và Cơ học lượng tử, thì trong cuốn e) S. Hawking công nhận Cơ học lượng tử không có cơ sở toán học chặt chẽ.
Ngày nay, điều này cũng không còn gây shock cho độc giả được nữa. Vật lý học cũng như toán học cũng chỉ là những ngành khoa học nằm trong tập hợp gồm vô số các khoa học của quá khứ, hiện tại và tương lai của loài người, mà bản thân KHOA HỌC cũng có những giới hạn nhận thức của nó, còn vô số những điều NẰM BÊN NGOÀI KHOA HỌC.
5. “Sự bừng tỉnh” về nhận thức luận trong mỗi chúng ta, tôi cho đó là điều bình thường mà S. Hawking cũng không phải là một ngoại lệ.
Thanh Phan Chi 24/10/2015 lúc 01:50
Tôi xác nhận bài báo tiếng Anh mà PVHg Home cho đường link trong bài viết trên vẫn còn tồn tại và truy cập được vào lúc 8h45 thứ Bảy ngày 24 tháng 10 năm 2015 theo giờ Việt Nam.
Thanh Phan Chi 25/10/2015 lúc 02:35
Để minh chứng cụ thể cho nhận xét số 4 của bình luận áp chót kề trên, tôi xin trích nguyên văn các dòng trong các trang 77- 78 của cuốn: Lược sử đời tôi – My Brief History- Tác giả: Stephen W. Hawking – Bản quyền năm 2013 (NXB Trẻ – Quý III năm 2015- Vũ Ngọc Tú dịch, Nguyễn Xuân Xanh và cộng sự giới thiệu):
“Trong năm năm tiếp theo, Roger Penrose, Bob Geroch và tôi đã phát triển lí thuyết về cấu trúc nhân quả trong thuyết tương đối rộng. Đó là một cảm giác thật tuyệt vời, toàn bộ lĩnh vực này gần như là của chúng tôi…Tôi đã viết những điều này trong tiểu luận giành giải thưởng Adams ở Cambridge vào năm 1966. Đây là nền tảng cho cuốn sách Cấu trúc vĩ mô của không – thời gian (The Large Scale Structure of Space-Time) do tôi viết cùng George Ellis và được nhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản năm 1973…Tôi đã cảnh báo những độc giả phổ thông không nên cố gắng tham khảo cuốn sách này. Nó mang tính chuyên môn rất cao và ra đời khi tôi đang cố gắng viết thật chặt chẽ như những nhà toán học thuần túy. Hiện nay tôi đang quan tâm đến việc viết đúng, hơn là viết chặt chẽ. Dẫu sao thì cũng không thể có sự chặt chẽ trong Cơ học lượng tử, bởi vì toàn bộ lĩnh vực này dựa trên một nền tảng toán học không vững chắc”.
Thưa các bạn, mặc dù Cơ học lượng tử đã có vô số những ứng dụng trong khoa học và công nghệ hiện đại, nhưng rõ ràng là cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được nền tảng toán học của nó. Tư duy khoa học trong Vật lí học đôi khi khác với tư duy khoa học trong Toán học. Vật lý học có Vật lí lí thuyết và Vật lí thực nghiệm, hai ngành này bổ sung cho nhau trong quá trình truy tìm chân lí trong ngành Vật lí học.
Nguyễn Bình 25/10/2015 lúc 13:44
Kính chào anh Phạm Việt Hưng.
Việc có một sự kiện là Ngài Hawking kính mến tỏ ý tin tưởng rằng có một lực lượng nào đó tạo ra thế giới theo một thiết kế thông minh, tôi cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên lắm. Sự ngạc nhiên có chăng là nó xuất hiện hơi muộn về thời gian mà thôi. Nói như vậy có vẻ như là “ăn theo” thông tin của anh. Nhưng như anh và nhiều người có thể thấy, càng hiểu sâu về các khoa học, thì người ta càng đi đến một niềm tin rằng có một “cái gì đó’ có tính sáng tạo ra vũ trụ này và đặc biệt là sự sống trên Trái Đẩt. Các khoa học, khi xét sự phát triển theo từng bước ngắn ngủi, thì dường như chứng minh được sự hiểu biết có vẻ như sắp đến TOE của loài người; nhưng xét trên toàn thể, thì càng ngày càng chứng minh sự tiệm cận đến giới hạn nhận thức của chính loài người về vũ trụ, sự sống, mặc dù trong suốt quá trình lịch sử sau này của loài người (tôi nghĩ là chỉ khoảng vài ngàn năm nữa) vẫn có rất nhiều thứ được tìm ra, nhiều bí ẩn của Đáng sáng tạo được hé lộ cho loài người. Nưhng như anh thấy, càng hiểu biết nhiều, con người chỉ càng đi dần tới diệt vong mà thôi. Điều này vừa là truyền thuyết (con thuyền Nô-ê) vừa là hiện thực như chúng ta đã và đang thấy. Như sự chiến tranh tiêu diệt lẫn nhau chẳng hạn. Thử hỏi trên Trái đất này từ ngày con người có lịch sử, có thời điểm nào mà con người lại ngừng tìm cách tiêu diệt nhau không. Và khi phát triển đến giới hạn về dân số, về môi trường, về trình độ giết người … thì không có viễn cảnh nào dễ thấy hơn là sự diệt vong của chính loài người. Điều đó, chỉ còn điều đó, có thể được coi là một thiết kế của sự sống có mặt loài người không. Xin anh ý kiến.
Phạm Việt Hưng 25/10/2015 lúc 17:19
Cám ơn anh Bình. Sigmund Freud từng cảnh báo rằng bản năng vô thức eros và thanatos của con người sẽ hủy diệt nền văn minh. André Bourguignon cũng cảnh báo rằng sự điên rồ của con người sẽ đẩy nền văn minh đến sự sụp đổ nhanh hơn. Nhiều học giả, nhà khoa học có lương tri khác cũng tỏ ra hết sức lo lắng với vận mệnh nhân loại, nếu con người không tỉnh ngộ. Ngay cả một người vô thần như Stephen Hawking cũng cảnh cáo rằng công nghệ AI có thể sẽ đưa nền văn minh đến chỗ chấm hết. Nhưng dường như đám đông nhân loại chẳng hiểu gì cả. Dường như có một dòng chảy vô hình kéo nhân loại theo hướng tự nó chống lại nó mà các cá nhân dù tài giỏi đến mấy cũng không thể đảo ngược được. Rất nhiều tiên báo trong Kinh Thánh đã đúng. Tôi nghĩ là những tiên báo tiếp theo cũng sẽ đúng. Con cháu chúng ta phải chống đỡ một thử thách lớn hơn chúng ta. Tôi luôn cầu nguyện xin Chúa tha thứ cho những sai lầm của con người và ban cho con người một tương lai bình an, hạnh phúc hơn. Vì thế, tôi mong những người vô thần như ông Stephen Hawking sẽ bớt vô thần hơn. Hy vọng rằng sự tỉnh ngộ của Stephen Hawking sau những trải nghiệm của người anh ruột của ông qua cái chết lâm sàng như bài báo trên World News Daily Report là một sự thật, thay vì một vụ “hoax”. PVHg
Những ý kiến thảo luận nói trên đã khuyến khích tôi trình bầy lại những nhận định ban đầu, ngày sau khi đọc bài báo của Bob Flanagan ngày 08/03/2015 trên World News Daily Report, với những sửa chữa và bổ sung cần thiết.
5/ Vũ trụ quan của Stephen Hawking
Từ lâu tôi đã yêu mến Stephen Hawing, bất chấp việc ông có những quan điểm về thế giới mà tôi không tán thành. Chẳng hạn năm 2013, khi xuất bản cuốn “Grand Design”, ông đã tuyên bố “Với những định luật như luật hấp dẫn, vũ trụ có thể tự tạo ra nó từ hư không”, và do đó không cần đến Chúa. Tôi đã từng viết bài phê phán quan điểm này, rằng ý kiến của ông không phù hợp với định luật bảo toàn vật chất. Thậm chí tôi phỏng đoán có thể một lúc nào đó ông đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng sắc sắc không không trong Phật giáo. Nhưng không thể lẫn lộn khoa học với tôn giáo, cho dù đôi khi có những quan điểm tương đồng. Khoa học muốn thế nào cũng phải tuân thủ các định luật của khoa học. Tóm lại, tôi không tán thành với ông.
Phát biểu năm 2013 của Hawking cho thấy một bước thụt lùi rất đáng tiếc trong nhận thức của ông về thế giới, bởi vì trước đây, ông giống như Albert Einstein, tin vào Chúa như Đấng Sáng tạo ra vũ trụ. Thật vậy, trong cuốn “Lược sử Thời gian” (A Brief History of Time) xuất bản năm 1988, ông viết: “Nếu chúng ta tìm được câu trả lời (cho một Lý thuyết Thống nhất vật lý) thì đó là sự thắng lợi cuối cùng của trí tuệ con người – chúng ta sẽ biết được ý Chúa”. Ý kiến này làm cho chúng ta nhớ đến một phát biểu nổi tiếng của Einstein: “Tôi muốn hiểu được ý Chúa”. Đôi khi tôi nghĩ rằng một bộ óc siêu việt và thâm thúy như Einstein mà tin chắc vào sự tồn tại của Đấng Sáng tạo thì không hiểu tại sao còn có những người không tin.
Có thể liệt kê một danh sách dài những nhà bác học lỗi lạc nhất của mọi thời đại tin vào sự sáng tạo của Chúa. Đó là Blaise Pascal, Gottfried Leibniz, Isaac Newton, Louis Pasteur, Gregor Mendel, Albert Einstein, Kurt Godel,…
Riêng trường hợp Stephen Hawking thì khá phức tạp. Nhưng dù ông có lúc thay đổi niềm tin vào Đấng Sáng tạo, đối với tôi, ông rất đáng kính bởi tính cách thẳng thắn và trung thực. Ông không bao giờ cần che đậy hoặc do dự khi trình bày quan điểm. Ông sẵn sàng công khai thừa nhận sai lầm của mình, một khi ông đã nhận ra sai lầm. Chẳng hạn như ông đã chịu thua Leonard Susskind trong cuộc tranh luận liệu thông tin có bị mất đi khi vật chất bị nuốt vào hố đen hay không. Một trường hợp khác cũng cho ta thấy rõ nhân cách của Hawking: đó là sự thay đổi quan điểm của ông trong nhận định về tương lai của Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything).
Trước đây, Hawking cũng giống phần lớn các nhà vật lý cùng thời, tin rằng trước sau vật lý sẽ đi tới lý thuyết cuối cùng, cho phép giải thích được “mọi thứ” (mọi hiện tượng vật lý). Quan điểm này đã thể hiện rõ trong cuốn “Lược sử Thời gian” của ông. Nhưng gần đây, sau khi thấm nhuần Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Godel, ông đã thay đổi quan điểm. Ông cho rằng khó có thể đạt được Lý thuyết về mọi thứ. Ông chứng minh điều này dựa trên Định lý Godel. Ông kết luận rằng thay vì đi tới lý thuyết cuối cùng và duy nhất, vật lý phải chấp nhận có nhiều lý thuyết khác nhau cùng mô tả vũ trụ. Các lý thuyết này thậm chí có thể có những điểm không tương thích. Ông cho rằng các lý thuyết vật lý hiện nay vừa không đầy đủ vừa không nhất quán, nhưng chúng ta phải chấp nhận điều đó, tương tự như các nhà toán học phải chấp nhận tính không đầy đủ và giới hạn của toán học.
Để có những thay đổi như Hawking không dễ dàng chút nào. Tính bảo thủ, cố chấp và ngoan cố là một căn bệnh phổ biến trong khoa học. Định lý Godel, mặc dù ra đời từ năm 1931 nhưng David Hilbert, lãnh tụ số 1 của chủ nghĩa hình thức trong toán học, đến trước khi mất (1943) vẫn không chịu thừa nhận định lý của Godel, đơn giản vì nó phủ nhận chủ nghĩa hình thức. Chủ nghĩa hình thức trong toán học và thuyết tiến hóa của Darwin là hai đại diện tiêu biểu của đầu óc bảo thủ, ngoan cố chống lại sự thật. Chủ nghĩa toán học hình thức đã chết, còn học thuyết Darwin thì đang ốm. DNA là điềm cáo chung của học thuyết Darwin.
Trở lại với Hawking, xin nhắc lại là năm 2013, ông tuyên bố vũ trụ không cần có Chúa để sáng tạo. Nhưng chỉ 2 năm sau, một sự kiện lạ lùng đã làm ông thay đổi – như bài báo của Bob Flanagan trên World News Daily Report ngày 08/03/2015 đã cho chúng ta biết. Một số báo chí đã tố cáo bài báo này là một “hoax” (lừa đảo), nhưng một số báo khác vẫn đưa tin theo cách dẫn nguồn từ bài báo của Bob Flanagan.
Điều khó hiểu nhất là đền thời điểm hiện tại, không thấy Stephen Hawking lên tiếng bác bỏ bài báo của Bob Flanagan. Độc giả nào có thông tin liên quan đến vụ việc này, xin cung cấp cho PVHg’s Home. Nếu thông tin đó là xác thực, lập tức sẽ được công bố ở cuối bài viết này.
Vì thế, đến thời điểm hiện tại, vẫn có thể giả định rằng bài báo của Bob Flanagan là đúng sự thật. Trong trường hợp này, tôi xin phát triển nhận định thêm như sau.
1/ Trường hợp chết lâm sàng và trải nghiệm về một thế giới mới lạ như trường hợp của người anh ruột của Stephen Hawking không phải là duy nhất. Nhiều trường hợp chết lâm sàng khác cũng có những trải nghiệm tương tự. Thông tin về những trải nghiệm này đã được công bố trên nhiều tài liệu nghiêm túc khác nhau. Nhưng vì những hiện tượng này vượt ra khỏi thế giới vật chất thông thường nên những ai chưa từng có những trải nghiệm tương tự sẽ rất khó để tin hoặc không thể tin. Khoa học hiện nay là khoa học vật chất thuần túy nên không có khả năng tiếp cận với thế giới vượt ra ngoài thế giới vật chất. Nói cách khác, khoa học hiện nay không có khả năng tiến hành những thí nghiệm để kiểm chứng và xác nhận những hiện tượng kỳ lạ mà một số trường hợp chết lâm sàng đã báo cáo. Đó là lý do để Hawking bị những người duy vật tầm thường chống đối. Những trường hợp khác người đời ít để ý, nhưng trong trường hợp này, trải nghiệm kỳ lạ của cái chết lâm sàng được một nhà khoa học lỗi lạc như Stephen Hawking tin tưởng đến mức thay đổi thế giới quan buộc cộng đồng khoa học phải nghiêm túc suy nghĩ và xem xét. Đó là điều RẤT ĐÁNG MỪNG. Vì có như thế, khoa học mới có dịp nhìn lại mình để mở to mắt nhìn thế giới.
2/ Bản thân Hawking là một người duy vật, tại sao ông lại tin vào những hiện tượng “phi duy vật” (non-materialist), hoặc “siêu-hình” (metaphysic)? Đơn giản vì ông là một người trung thực trước sự thật diễn ra quanh ông. Sự thật đó là người anh ruột của ông và những gì người anh ruột này kể lại. Nói cách khác, Hawking là một người duy vật nhạy cảm và trung thực, khác với đám duy vật thô thiển, duy vật tầm thường, duy vật vô cảm chống đối ông.
3/ Quan điểm triết học của Kurt Godel, nhà toán học vĩ đại nhất thế kỷ 20, nhà logic vĩ đại nhất kể từ sau Aristotle, ủng hộ quan điểm mới của Hawking, bác bỏ quan điểm của những người chống Hawking. Cụ thể:
● “Chủ nghĩa duy vật là sai lầm” (Materialism is false).
● “Thế giới mà chúng ta đang sống trong đó không phải là thế giới duy nhất mà chúng ta đã sống hoặc sẽ sống”. Thế giới mà ông anh ruột của Hawking trải nghiệm chính là một thế giới khác mà Godel đã tiên đoán.
● “Bộ não là một chiếc máy tính kết nối với một linh hồn”. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩ của Hawking cho rằng bộ não giống như một radio tiếp nhận sóng radio.
● “Ý thức được kết nối với một sự thống nhất toàn thể”. Nhận định này phù hợp với ý nghĩ của Hawking rằng ý thức của con người có thể nằm ngoài bộ não. Bộ não chỉ là một công cụ tiếp nhận, chuyên chở ý thức, tương tự như thông tin tồn tại độc lập với công cụ chứa đựng nó hoặc chuyên chở nó.
● “Giải thích mọi điều là bất khả”. Khoa học vật chất không thể giải thích thế giới sau cái chết, mà những người chết lâm sàng đã có trải nghiệm ít nhiều. Để giải thích thế giới ấy, phải xác định lại khoa học là gì, vật lý là gì, như Hawking đã gợi ý. Nói cách khác, phải mở rộng khái niệm khoa học và vật lý sang những thế giới phi vật lý. Có thể đây là giới hạn của khoa học. Nhưng cũng có thể đây là điểm chuyển tiếp của khoa học sang một dạng nhận thức mới mà tôi tạm gọi là “siêu-khoa-học” (meta-science).
● “Có những thế giới khác và những thực thể có lý trí ở cấp độ khác và cao hơn”. Tiên đoán này của Godel hoàn toàn phù hợp với những gì người anh ruột của Hawking đã kể lại, rằng có một thực thể có tri giác, môt thế giới kỳ lạ mà con người chưa từng biết đến.
Kết luận
Tuyên bố của Stephen Hawking về “Nhân tố Chúa”, “Một lực giống như Chúa” và về “Thiết kế thông minh”… đã vô tình trực tiếp và khách quan ủng hộ Lý thuyết Thiết kế Thông minh (Theory of intelligent design) và Thuyết Sáng tạo (Creationism).
Những người tin vào Chúa có thể nghĩ rằng Chúa đã làm phép lạ để cải hóa một đầu óc vô thần như Stephen Hawking, người từng ngạo mạn tuyên bố năm 2013 rằng vũ trụ có thể tự tạo ra nó mà không cần có Chúa. Không ai có thể làm cho tư tưởng vô thần trong một người tài giỏi và tự tin cao độ như Hawking sụp đổ, nhưng Chúa có thể làm. Kinh Thánh có câu: “Với người, việc này là bất khả, nhưng với Chúa mọi điều đều có thể”. Chúa chọn Hawking mà không chọn người khác, vì Hawking là một trong những người vô thần tiêu biểu đáng kính trọng vì sự trung thực. Sự kiện của ông là bài học cho nhân loại.
Về việc Hawking bác bỏ ý kiến chống đối bằng cách giải thích rằng sự tồn tại của thiết kế thông minh đằng sau sự sáng tạo ra vũ trụ không nhất thiết chứng minh sự tồn tại của Chúa, thì theo tôi, đây là chỗ yếu của ông. Ông không muốn tự bác bỏ tư tưởng của chính mình trong cuốn Grand Design năm 2013. Về điểm này, Hawking thua xa một nhân vật tiền bối, đó là Gottlob Frege.
Gottlob Frege nguyên là một trong những nhà toán học tiên phong của chủ nghĩa hình thức trong toán học đầu thế kỷ 20. Ông là người sáng tác ra những khái niệm trừu tượng về số, mà sau này các môn đệ của chủ nghĩa hình thức cứ thế tôn thờ, bất chấp chủ nghĩa hình thức bị khai tử về mặt triết học từ năm 1931 khi Định lý Bất toàn của Kurt Godel ra đời.
Frege đã viết một bộ sách khổng lồ mang tên Cơ sở Số học (Grundlagen der Arithmetik), được ca ngợi như cuốn Kinh Koran của Số học! Nhưng Nghịch lý Russell đã hủy hoại toàn bộ công trình của Frege đúng vào đêm trước khi xuất bản. Frege vô cùng đau đớn, nhưng thay vì bảo thủ, cố chấp, ngoan cố như những môn đệ của chủ nghĩa hình thức sau này, ông đã NHẬN RA SAI LẦM CỦA TƯ TƯỞNG HÌNH THỨC, và dũng cảm phê phán chính mình, bác bỏ tư tưởng của chính mình, bác bỏ lý tưởng của chủ nghĩa mà ông đã dâng hiến cả cuộc đời – chủ nghĩa hình thức. Ông tuyên bố:
“Nghịch lý của lý thuyết tập hợp đã hủy hoại lý thuyết tập hợp. Tôi càng nghĩ về điều đó tôi càng bị thuyết phục rằng số học và hình học nẩy sinh từ cùng một nền tảng, thực ra là nền tảng hình học; vì thế toàn bộ toán học thực ra là hình học”.
“Nghịch lý của lý thuyết tập hợp đã hủy hoại lý thuyết tập hợp. Tôi càng nghĩ về điều đó tôi càng bị thuyết phục rằng số học và hình học nẩy sinh từ cùng một nền tảng, thực ra là nền tảng hình học; vì thế toàn bộ toán học thực ra là hình học”.
Xin giải thích:
-Lý thuyết tập hợp là cơ sở của chủ nghĩa hình thức. Nếu lý thuyết tập hợp sụp đổ vì nghịch lý tập hợp (nghịch lý Russell) thì chủ nghĩa hình thức cũng sụp đổ vì nghịch lý đó. Có nghĩa là Frege thừa nhận rõ ràng và dứt khoát rằng lý tưởng của chủ nghĩa hình thức là sai lầm.
-Nền tảng hình học mà Frege nói là nền tảng thực tiễn. Hình học của Frege là hình học “thật” (khoa học nghiên cứu các hình), thay vì hình học “giả” (hình học thuần túy logic không có hình) của Hilbert. Đề cao hình học là nền tảng của toàn bộ toán học tức là đề cao tư tưởng thực tiễn, bác bỏ tư tưởng của chủ nghĩa hình thức.
Với những tuyên bố như thế, Gottlob Frege là tấm gương dũng cảm và trung thực, đáng kính, đáng để những người làm khoa học suy ngẫm, tự xoi xét mình, và noi gương ông.
Với những tuyên bố như thế, Gottlob Frege là tấm gương dũng cảm và trung thực, đáng kính, đáng để những người làm khoa học suy ngẫm, tự xoi xét mình, và noi gương ông.
Tuy nhiên, sự thay đổi quan điểm của Stephen Hawking, như Bob Flanagan đã phản ánh trong bài báo ngày 08/03/2015 trên World News Daily Report, vẫn rất đáng để cho chúng ta kính trọng ông vì lòng trung thực, mặc dù so với Frege, ông chưa bằng.
Nếu bài báo của Bob Flanagan ngày 08/03/2015 không phải là “hoax” như có người tố cáo, nếu Stephen Hawking không lên tiếng bác bỏ bài báo đó, thì có nghĩa Hawking đã bênh vực lý thuyết thiết kế thông minh, gián tiếp bác bỏ mọi quan điểm chống lại lý thuyết thiết kế thông minh, bao gồm quan điểm của thuyết tiến hóa của Darwin.
Bài viết này sẽ được bổ sung thêm những thông tin mới, nếu có, kể cả thông tin ủng hộ lẫn phản đối bài báo của Bob Flanagan, với điều kiện thông tin đó phải xác thực, đủ tin cậy.
Những ai muốn tìm biết thêm về nhận định của các nhà Vật Lý học lỗi lạc nhất trong các thời đại về sự hiện hữu của Thượng Đế thì mời đọc:
Trả lờiXóaThe Greatest Physicists Always Eventually Acknowledge God
(Tạm dịch: Luôn luôn những vật lý gia lỗi lạc nhất cuối cùng cũng tin vào Chúa)
https://endtimesand2019.wordpress.com/2016/07/28/the-greatest-physicists-always-eventually-acknowledge-god/