Trong dịp tưởng nhớ các chiến
sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa bảo vệ chủ quyền biển đảo
Việt Nam ,
ngày 14/3/2014, báo Đại Đoàn Kết đã có bài “Một nén tâm nhang”. Tác giả
bài viết là Đức Anh – bút danh của Tổng biên tập Đinh Đức Lập.
Ở mục 2 của bài viết, tác giả
đã đưa ra câu hỏi: “Sao lại để các anh (64 chiến sĩ) chiến đấu đơn độc
giữa biển khơi, trước bầy sói dữ?”. Và tác giả đã lý giải đó là thực hiện
mệnh lệnh của cấp trên: “Hết sức bình tĩnh, kiềm chế, tự vệ là chính,
không nổ súng trước, nhưng kiên quyết, táo bạo, với phương châm có người có
đảo, còn người còn đảo”. Tác giả bình luận: “Tôi nghĩ, đứng trước một
âm mưu, một tham vọng chiếm trọn Biển Đông chúng ta đã khôn khéo không sập bẫy
khiêu khích của kẻ địch, khi mà lực của chúng ta còn chưa đảm bảo chắc thắng
cho việc bảo vệ chủ quyền an toàn cho các đảo trên quần đảo Trường Sa thiêng
liêng của Tổ quốc”.
Vậy là có “chủ trương chỉ đạo
của cấp trên” thà thí gần trăm sinh mạng
binh lính còn hơn là để bầy sói dữ nổi khùng chiếm trọn biển Đông.
Mà mệnh lệnh cấp trên ở
đây là ai nhỉ? Bài báo không nói đến.
Cũng với “ný nuận” là chúng
ta không đảm bảo chắc thắng nên không tổ chức chiến đấu bảo vệ Gạc Ma thì lập
luận này quá ươn hèn. Tổ tiên ta có bao giờ đợi lớn mạnh hơn kẻ địch mới đứng lên
kháng chiến đâu?. Ai mà cũng “ný nuận” kiểu này thì mất nước sớm không chừng.
Đức Dũng
Dưới đây là bài trên báo Đại
Đoàn Kết
Bài của tác giả gởi tới blog Hữu Nguyên
Quá bậy. tư tưởng của người viết bài này có vấn đề chính trị rồi
Trả lờiXóaChính trị là gì ? thực tế sự kiện đảo GAC MA năm 1988 đã là dỉnh cao của chính trị rồi ,không nhất thiết phải là cuộc cách mạng lớn mới là chính trj.Biểu hiện trong chiếm đất ,chiếm đảo bằng quân sự là chính trị ,mơ hồ nội dung này là mất nước đáy
XóaCần nhận thức cho đúng nội hàm của khái niệm chính trị
Xóakhông thể để cho tập đoàn dau khí trung quốc vao lãnh thổ việt nam thăm do dầu khí phai cho chúng biết sức mạnh viẹt nam trên 4000 năm lcịh sử chống ngoại xâm phương bắc
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn phản đối về lý giải của tác giả. Theo tôi, ta là nước nhỏ hơn thì không chủ trương khiêu khích trước. Nhưng khi kẻ thù đã nổ súng bắn giết đồng đội, xâm lược biển đảo, thì ta phải có hành động tương tự để giáng trả. Tình thế ở năm 1988 có khác bây giờ, nhưng quả thật nếu có lệnh của cấp trên, thì đó là một mệnh lệnh sai lầm bây giờ chúng ta phải góp ý, chứ không thể phân tích như vậy được. Cần phải xem xét lại bài viết này.
Trả lờiXóakhông giám nhân,hoặc bao che dung túng sai lâm cũng là tội ác với Quốc gia-Dân tộc
Trả lờiXóaXương máu con em của Quốc gia-Dân tộc VN ai được giao trọng trách quản lí thì sao nhĩ ? Đương nhiên có chiến đấu có hy sinh. Nhưng không thể để hi sinh như ở GẠC MA. Những chiến sĩ hy sinh tên tuổi của họ trường tồn cùng dân tộc.Vấn đề ở chỗ ai đã lệnh cho họ ra di mà không có các phương án bảo đảm tiếp theo ? Cứ cách đó, binh pháp như vậy người đâu cho đủ
Trả lờiXóaThật xót xa. Xin được thắp nén tâm nhang cho những anh hùng trên đảo Gac Ma. Chúng ác như gã hoàng đế họ Tần. Anh em gì, bạn bè gì với kẻ "lá mặt, lá trái". Rồi cũng có ngày trời không dung dung ,đất không tha chúng
Trả lờiXóa