Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Ông Đinh Đức Lập có nhiều sai phạm trong vụ hợp tác làm ăn khai thác tòa nhà 66 Bà Triệu, Hà Nội (trụ sở chính của báo Đại Đoàn Kết) như thế nào?

Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết [12]

Bài 12:

Ông Đinh Đức Lập có nhiều sai phạm trong vụ hợp tác làm ăn khai thác tòa nhà 66 Bà Triệu, Hà Nội (trụ sở chính của báo Đại Đoàn Kết) như thế nào?

Tòa biệt thự được xây cất từ thời Thực dân Pháp hiện đang là trụ sở chính của báo Đại Đoàn Kết tọa lạc tại số 66 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Toàn bộ khu đất này có diện tích 588 m2, chiếm giữ hai mặt tiền Bà Triệu và Ngô Văn Sở thuộc vào khu trung tâm thương mại sầm uất hàng đầu của thủ đô Hà Nội.

Báo Đại Đoàn Kết có “sổ đỏ” chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà đất tọa lạc tại số 66 Bà Triệu nói trên thuộc diện nhà đất sở hữu Nhà nước, được chính quyền sở tại xác lập văn bản giao quyền quản lý, sử dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập, thuộc tổ chức chính trị - xã hội vào ngày 24/8/2004. Giá trị của quyền sử dụng dụng khu đất này được xác lập bao gồm cả lợi thế về quyền khai thác khu đất, phát triển dự án, lợi thế về vị trí và khai thác thương mại.

Hào hứng và nhanh chóng khai thác các dự án bất động sản

Ngay từ khi về nắm giữ vị trí tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, ông Đinh Đức Lập đã nhiều lần tìm cách “giải phóng mặt bằng”, chấm dứt hợp đồng cho thuê một phần mặt tiền để dành toàn bộ khu đất 66 Bà Triệu cho dự án hợp tác đầu tư xây dựng tòa nhà Đại Đoàn Kết đưa vào khai thác, kinh doanh thương mại và bất động sản. Thông báo trong một số cuộc họp lãnh đạo ban và tổng kết cuối năm 2009 đầu năm 2010, ông Đinh Đức Lập đã vẽ ra một tương lai tươi sáng cho toàn thể cán bộ nhân viên báo Đại Đoàn Kết về hiệu quả của việc hợp tác với công ty Đông Dương đầu tư xây dựng và khai thác tòa nhà Đại Đoàn Kết. Mọi người hầu như ai ai cũng tin vào một tương lai tươi sáng, một trang lịch sử mới của báo Đại Đoàn Kết thoát nghèo và vươn tới hạ tầng làm báo hiện đại, thu nhập và đời sống sẽ tăng cao hơn nhiều lần.

Ngày 27/9/2010, báo Đại Đoàn Kết đã ký kết Hợp đồng Liên danh hợp tác đầu tư xây dựng và khai thác tòa nhà báo Đại Đoàn Kết tại số 66 Bà Triệu, Hà Nội với Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng địa ốc Đông Dương. Thế nhưng từ đó tới nay, công ty Đông Dương vốn được một quyết định của Ban thường trực  UBTƯMTTQVN chỉ định là đơn vị đầu tư và quản lý sau đầu tư dự án xây dựng khai thác tòa nhà báo Đại Đoàn Kết, hầu như chưa hề triển khai được bất kỳ điều gì mà họ đã long trọng cam kết, đã thỏa thuận trong hợp đồng này. Điều đó đã làm cho nhiều người ở báo Đại Đoàn Kết bắt đầu ngờ vực về khả năng, năng lực, tài chính và mục tiêu thật sự của đối tác làm ăn này, đối tác với tư cách là một nhà đầu tư duy nhất được chỉ định hợp tác với báo Đại Đoàn Kết.

Chưa cần phải nhận diện một cách đầy đủ về tư cách, năng lực, phẩm chất , đạo đức nghề báo của ông Đinh Đức Lập khi về đứng đầu một tờ báo có bề dày lịch sử như Đại Đoàn Kết như thế nào. Chỉ thấy việc ông Lập rất sốt sắng, hào hứng khi mới “chân ướt chân ráo” về ngồi ghế lãnh đạo báo trong các vụ làm ăn, hợp tác khai thác tiềm năng bất động sản của tờ báo với cung cách bất cập, coi thường các quy định của pháp luật cũng đủ thấy mục tiêu hàng đầu của ông Lập trong thời gian tại vị ở báo Đại Đoàn Kết. Cùng với nhóm lợi ích ông Lập vẽ vời ra các dự án bất động sản với mục tiêu rất hào nhoáng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tập thể báo để mau chóng ký kết các hợp tác rất bất cập và thua thiệt. Lợi ích từ các dự án bất dộng sản cho tập thể báo Đại Đoàn Kết cho tới  nay vẫn còn là “bánh vẽ”. Trong khi thiệt hại và cung cách làm ăn coi thường pháp luật của ông Lập gây ra bao nhiêu tai tiếng, bê bối cho tờ báo thì lại là một sự thật không dễ gì chối cãi được.

Không tổ chức lựa chọn nhà đầu tư công khai theo quy định của pháp luật

Cần tham chiếu và làm rõ việc thực hiện dự án liên doanh liên kết khai thác lô đất vàng 66 Bà Triệu của báo Đại Đoàn Kết theo các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư và đấu thầu. Về trường hợp này ngoài các quy định khung trong các luật về đầu tư, đấu thầu, xây dựng đã có Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày 16/4/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất – có sử dụng quỹ đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của cơ quan nhà nước...  Theo đó, đầu tư dự án có sử dụng đất, quỹ đất thuộc quyền quản lý sử dụng của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp nhà nước nếu không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thì có thể tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Thông tư này.

Trong trường hợp quỹ đất 66 Bà Triệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của báo Đại Đoàn Kết (cơ quan của MTTQVN) khi đưa vào liên kết liên doanh đầu tư khai thác dự án có sử dụng đất nếu không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thì luật quy định phải áp dụng theo Thông tư 03.

Theo đó, đầu tiên phải có dự án được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền (ở đây là Ban Thường trực UBTƯMTTQVN – vì báo ĐĐK là cơ quan thuộc tổ chức, cơ quan trung ương). Sau khi có quyết định phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm công bố trên báo Đấu Thầu 03 kỳ liên tiếp danh mục dự án này.  Ngoài ra cũng có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo điều kiện cho các nhà thầu có quan tâm dễ dàng tiếp cận thông tin. Thời gian dành cho các nhà thầu quan tâm đăng ký tham dự phải đảm bảo tối thiểu 30 ngày kể từ ngày đăng tải đầu tiên. Bên mời thầu không được quyền từ chối bất kỳ nhà thầu nào cũng như không được sử dụng bất cứ điều kiện nào trái với quy định để hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Hết thời hạn đăng ký tham dự, bên mời thầu phải đăng tải danh mục các nhà thầu đăng ký tham dự trên báo Đấu Thầu và tiến hành mời thầu theo quy định của Thông tư 03.

Lưu ý, bên mời thầu chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: 1) Có quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt; 2) Dự án thuộc danh mục đã được công bố như đã nói phần trên; 3) Có phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với khu đất, quỹ đất sẽ lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư dự án; 4) Có kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt; 5) Có hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu được phê duyệt. Các nhà thầu muốn tham gia đấu thầu cũng phải đảm bảo các điều kiện của Thông tư 03.

Chỉ định một đơn vị tư nhân làm nhà đầu tư không dựa trên cơ sở nào

Có thể thấy, Quyết định số 322/QĐ-MTTW-BTT ngày 13/5/2010 của Ban Thường trực UBTWMTTQVN do Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim ký về việc chỉ định Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đông Dương là đơn vị đầu tư và quản lý sau đầu tư dự án xây dựng Tòa nhà báo Đại Đoàn Kết đã được ban hành trong khi chưa tổ chức thực hiện đầy đủ các quy trình lựa chọn nhà đầu tư như Thông tư 03 quy định. Điều này có thể do tham mưu sai trái của ông Đinh Đức Lập đã dẫn dắt các văn bản của Ban Thường trực UBTƯMTTQVN cũng không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về việc lựa chọn nhà đầu tư (bằng cả hai hình thức đấu thầu hay chỉ định).

Theo Thông tư 03, việc chỉ định thầu chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: 1) Trong thời hạn công bố danh mục dự án mời thầu chỉ duy nhất có một nhà thầu tham gia; 2) Dự án cấp bách do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, Thông tư 03 cũng quy định rất rõ về điều kiện đảm bảo dự thầu áp dụng cho cả hai hình thức đấu thầu và chỉ định thầu.  Bảo đảm dự thầu là việc nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của mình trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Thông tư 03 cũng có quy dịnh về bảo đảm thực hiện dự án đầu tư dự án áp dụng đối với cả hai hình thức đấu thầu và chỉ định thầu và nhà đầu tư phải thực hiện trước khi hợp đồng có hiệu lực. Những quy định nói trên cùng với các quy định về tiêu chuẩn, năng lực, tư cách pháp nhân của nhà đầu tư của Thông tư 03 là nhằm đảm bảo cho việc lựa chọn ra được (hoặc trong trường hợp chỉ định) một nhà đầu tư có năng lực thật sự, có khả năng tài chính và bị ràng buộc bởi các cam kết về tài chính để đảm bảo ý chí tham gia thực hiện dự án của nhà đầu tư là có thật và có tính khả thi trong thực tế.

Coi thường quy trình đàm phán hợp đồng

Thế nhưng ông Đinh Đức Lập đại diện cho nguồn vốn góp là khu đất vàng thuộc quyền sử dụng của báo Đại Đoàn Kết vào liên doanh đầu tư khai thác dự án Tòa nhà 66 Bà Triệu đã không hề có sự chuẩn bị và tiến hành tuần tự các bước thủ tục bắt buộc theo quy định của luật pháp Nhà nước để đảm bảo rằng nhà đầu tư (ở đây là công ty Đông Dương được chỉ định là đơn vị đầu tư và quản lý sau đầu tư dự án xây dựng tòa nhà báo Đại Đoàn Kết bởi Quyết định số 322 do  ông Vũ Trọng Kim ký ngày 13/5/2010) có đầy đủ năng lực và ý chí tham gia thực hiện dự án trong thực tế.

Sau khi đã lựa chọn (hoặc được chỉ định) nhà đầu tư, Thông tư 03 cũng quy định rất rõ các nguyên tắc đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng đầu tư dự án. Quy trình đàm phán hợp đồng được chia làm 4 bước: 1. Chuẩn bị đàm phán; 2. Tổ chức đàm phán; 3. Trình duyệt và phê duyệt kết quả đàm phán.; 4. Ký kết hợp đồng thực hiện đầu tư dự án. Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng theo quy định bên mời thầu (ở đây là báo Đại Đoàn Kết) phải thành lập Tổ chuyên gia bao gồm những thành viên có đầy đủ năng lực chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề để đảm bảo các nội dung  xem xét lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán ký kết hợp đồng chính xác về chuyên môn, phù hợp quy định của pháp luật, khách quan, trung thực và đảm bảo hài hòa các lợi ích của các bên tham gia. Sau khi đàm phán thành công với nhà đầu tư, Tổ chuyên gia đấu thầu trình kết quả để Bên mời thầu phê duyệt hoặc trình phê duyệt theo quy định. Căn cứ kết quả đàm phán người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao trách nhiệm ký kết hợp đồng mời nhà đầu tư đến để hoàn thiện hợp đồng. Sau khi thống nhất, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng theo quy định.

“Quy trình ngược” đẻ ra "dự án ma"?

Hợp đồng số 270910/HĐ.HTLD ngày 27/9/2010 giữa báo Đại Đoàn Kết và Công ty Đông Dương cho thấy có nhiều điều sai trái và nhiều điều khoản bất lợi cho báo Đại Đoàn Kết. Hợp đồng có nội dung giao cho bên B (Công ty Đông Dương) là nhà đầu tư có trách nhiệm chạy lo toàn bộ các thủ tục để có dự án được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt càng cho thấy cách làm theo “quy trình ngược” của báo Đại Đoàn Kết vi phạm Thông tư 03. Kết quả là cho tới nay, sau 3 năm "chạy" thủ tục dự án vẫn chưa thấy đâu, tất cả chỉ là những lời phát biểu "chém gió", dự án trên giấy hay nói như dân gian thường gọi là "dự án ma".

Thông tư 03 quy định rất rõ điều kiện để có thể tổ chức lựa chọn nhà đầu tư (dù bằng bất cứ hình thức nào đấu thầu rộng rãi, đầu thầu hạn chế hay chỉ định thầu). Trước khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án, Bên mời thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Có quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt;  2. Dự án thuộc danh mục đã được công bố theo quy định tại Mục IV Phần thứ nhất của Thông tư này; 3. Có phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với khu đất, quỹ đất sẽ lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư dự án; 4. Có kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt; 5. Có hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu được phê duyệt.

Nhà đầu tư không đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng

Chính vì chưa có đầy đủ các điều kiện nói trên theo quy định của cơ quan chức năng quản ý Nhà nước về lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án có sử dụng đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước như đã nói trên, ông Đinh Đức Lập đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Nhà nước khi tự ý đàm phán, ký kết hợp đồng liên doanh liên kết với Công ty Đông Dương đầu tư xây dựng tòa nhà 66 Bà Triệu. Sự bất chấp pháp luật của ông Đinh Đức Lập đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư lọt lưới pháp luật, vượt qua các quy định rất chặt chẽ, rõ ràng của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này nhằm ràng buộc, đảm bảo nhà đầu tư phải có năng lực thật sự, có ý chí và điều kiện để thực hiện, tham gia dự án trong thực tế. Sai phạm của ông Lập trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán ký kết hợp đồng đầu tư xây dựng dự án tòa nhà 66 Bà Triệu đã đưa báo Đại Đoàn Kết rơi vào thế thua thiệt và ngày càng thiệt hại nghiêm trọng do nhà đầu tư không có khả năng thực hiện dự án như cam kết ban đầu, kéo dài thời gian triển khai dự án hơn 3 năm qua.

"Một triệu đô la"  oan uổng?

Thời hạn mà báo Đại Đoàn Kết giao cho bên Đông Dương khai thác tòa nhà là 50 năm tính từ thời điểm dự án được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền cho thấy: Thứ nhất, càng khẳng định thêm tính chất “quy trình ngược” (chưa có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà đã chỉ định nhà đầu tư, liệu dự án có vi phạm vào các điều cấm như sai quy hoạch, di tích lịch sử văn hóa, khu vc cần phải bảo tồn...?);  Thứ hai, thời gian khai thác quá dài, trong khi quyền lợi của báo Đại Đoàn Kết chỉ được sử dụng 2/11 tầng của tòa nhà theo giới chuyên môn là quá thấp, rất thiệt thòi cho lợi ích của báo. Trong thời gian 50 năm phát triển đó, nếu báo Đại Đoàn Kết lớn mạnh, cần thêm diện tích sử dụng thì lại phải thuê ngược lại từ Công ty Đông Dương?  Điều kiện này mang tính chất tư duy nhiệm kỳ, đổ cái khó cho các TBT đời sau.
Hơn nữa, nhiều điều khoản được thỏa thuận ghi trong hợp đồng với công ty Đông Dương cho thấy sự khuất tất đến kỳ lạ của ông Đinh Đức Lập khi chấp nhận các điều kiện thất thế, không phù hợp với lợi ích của tập thể báo Đại Đoàn Kết trong quá trình phát triển lâu dài liên quan tới sự hợp tác này. Đơn cử một điều khoản đáng lưu ý là quy định về mức bồi thường khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng này. Trường hợp bên A (báo ĐĐK) đơn phương chấm dứt hợp đồng: Bên A phải thanh toán cho Bên B các chi phí Dự án mà Bên B đã đóng góp từ khi ký kết hợp đồng này và Bên A bồi thường cho Bên B số tiền Việt Nam đồng tương đương 1.000.000 USD (một triệu đô-la Mỹ). Trong khi, Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng thì chỉ không được thanh toán bất kỳ khoản chi phí Dự án, hay chi phí cho bất kỳ đóng góp dưới mọi hình thức nào của Bên B (Bên B không phải chịu khoản bồi thường như Bên A phải chịu là 1 triệu USD). Từ khi ký hợp đồng này tới nay đã ba năm trôi qua, dự án liên doanh đầu tư khai thác tòa nhà 66 Bà Triệu hiện vẫn dậm chân tại chỗ. Tập thể báo Đại Đoàn Kết cho tới nay trên thực tế vẫn chưa được hưởng lợi một đồng nào từ chủ trương liên doanh liên kết này của ông Đinh Đức Lập. Tuy nhiên, báo Đại Đoàn Kết về lâu dài lại đang đối mặt với nguy cơ phá sản khi phải đền bù 1 triệu USD (trên 20 tỷ đồng) cho công ty Đông Dương nếu muốn lấy lại mặt bằng và đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Điều khoản đền bù 1 triệu USD trên thực tế đã đưa báo Đại Đoàn Kết vào một tình thế hết sức bất lợi trong quan hệ đối tác với công ty Đông Dương. Trong khi cho tới giờ này tập thể báo Đại Đoàn Kết vẫn chưa được hưởng bất cứ lợi ích gì từ việc liên doanh liên kết với công ty này. Trên thực tế, cho tới nay dự án đầu tư xây dựng tòa nhà 66 Bà Triệu vẫn chưa có thật, chưa có cơ quan chức năng đủ thẩm quyền nào cho phép. Thế nhưng, nếu muốn hủy hợp đồng để chấm dứt sự ràng buộc, lệ thuộc quá phi lý này thì ngay lập tức báo Đại Đoàn Kết có khả năng phải đối mặt với nguy cơ mất trên 20 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 1 triệu USD). Trong khi đối tác là Công ty Đông Dương không làm gì cả suốt 3 năm qua mà báo Đại Đoàn Kết vẫn không hề có chế tài gì để điều chỉnh sự “chây lì” này của họ. Có thể nói, báo Đại Đoàn Kết đã nằm trong thế yếu khi ký kết các thỏa thuận hợp tác, không có điều kiện để ràng buộc trách nhiệm, thời hạn và chế tài buộc công ty Đông Dương phải thực hiện các cam kết đúng tiến độ và đảm bảo lợi ích cho tập thể báo Đại Đoàn Kết trong trường hợp công ty này chọn thái độ “chây lì” không làm bất cứ điều gì để thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng “bí mật”?

Trong Phụ lục kèm theo hợp đồng này có điều khoản cam kết của hai bên “Bảo đảm bảo mật thông tin của dự án trong suốt quá trình thực hiện”. Điều khoản này rất kỳ lạ, vì theo Thông tư 03 nói riêng và luật pháp hiện hành nói chung, việc công khai danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, công khai lựa chọn nhà đầu tư và sau khi đã có kết quả lựa chọn rồi thì việc công bố danh tính, danh mục dự án đầu tư là quy trình bắt buộc, không thể thiếu. Điều khoản “bảo mật thông tin” này càng khiến cho dư luận thêm thắc mắc về tính hợp pháp, tính công khai của sự việc liên doanh liên kết này giữa báo Đại Đoàn kết (mà trách nhiệm thuộc về người đứng đầu là TBT Đinh Đức Lập) với công ty Đông Đương. Thỏa thuận làm ăn tuân theo pháp luật thì có việc gì phải giữ bí mật nội dung hợp đồng hợp tác nhỉ?

Một buổi lễ rình rang khánh thành “bức tranh vẽ mô hình tòa nhà” hết sức bất thường?


Báo Đại Đoàn Kết đưa ra trang nhất số báo đặc biệt ngày 9/1/2012 đăng công khai thông tin giới thiệu ... "dự án ma"?



Phó chủ tịch kiêm TTK UBTWMTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim, Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập cắt băng tại lễ công bố mô hình tòa nhà Đại Đoàn Kết 66 Bà Triệu, Hà Nội, sáng ngày 8/1/2012 (ảnh: Hoàng Long)

Trong lúc dự án chưa hề được triển khai trên thực tế, chưa có giấy phép xây dựng hay sự phê duyệt nào của cơ quan chức năng về kiến trúc và xây dựng thì TBT Đinh Đức Lập lại lợi dụng sự có mặt của các lãnh đạo UBTƯMTTQVN (cụ thể là ông Vũ Trọng Kim) trong buổi tham dự lễ tổng kết báo Đại Đoàn Kết năm 2011 (vào đầu năm 2012) để tổ chức một buổi lễ cắt băng công bố “bức tranh vẽ mô hình tòa nhà báo Đại Đoàn Kết”. Không rõ, mô hình tòa nhà báo Đại Đoàn Kết đưa ra công bố trong buỗi lễ này đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức, đã thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý đúng theo quy định của pháp luật và có giấy phép xây dựng chưa, nhưng ông Lập vẫn không ngần ngại tổ chức lễ công bố để chụp ảnh đăng báo công khai? Việc làm này của ông Đinh Đức Lập hết sức không bình thường, đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của các vị lãnh đạo UBTƯMTTQVN. Bởi vì, sau buổi lễ “khánh thành bức tranh vẽ tòa nhà” chưa có giấy phép, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, công bố thông tin báo chí công khai rầm rộ đó cho đến nay vẫn không hề có việc khởi động xây dựng tòa nhà Đại Đoàn Kết trên thực tế.

Cơ quan phòng chống tham nhũng trung ương cần vào cuộc

Trong tình hình khuyến khích đầu tư, khai thác tiềm năng, các cơ quan Nhà nước có thể sử dụng các nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước như nhà cửa, đất đai do mình đang quản lý, sử dụng để hợp tác làm ăn với nhiều thành phần kinh tế trong xã hội, đầu tư, khai thác các tiềm năng sẵn có để cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế nói chung là bình thường. Nhưng để tránh tình trạng lợi dụng quyền hạn, chức vụ để xảy ra sự lạm dụng tài sản Nhà nước, sử dụng tùy tiện không có hiệu quả, gây lãng phí và tham nhũng, luật pháp đã có những quy định rất cụ thể để điều chỉnh các hoạt động, hành vi trong lĩnh vực này khá đầy đủ và nghiêm ngặt.

Đáng tiếc là trong quá trình hợp tác liên danh đầu tư dự án xây dựng tòa nhà báo Đại Đoàn Kết ông Đinh Đức Lập đã để xảy ra quá nhiều sai phạm, vi phạm hàng loạt các quy định của pháp luật Nhà nước. Đây là những vi phạm nghiêm trọng, chứng tỏ sự coi thường pháp luật nếu không phải là khả năng nhận thức, làm việc theo pháp luật của ông Lập có vấn đề. Điều đó đã gây thiệt hại lớn cho tập thể báo Đại Đoàn Kết, ảnh hưởng tới uy tín của MTTQ Việt Nam và một hệ lụy lâu dài cho mai sau khó mà lường được. Trước vụ việc sai phạm lớn và nghiêm trọng như vậy, các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật và phòng chống tham nhũng cần quan tâm xem xét để làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan và xử lý thích đáng.

(Còn tiếp)



Loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”:

Bài 10: Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật

Hacker Trung Quốc đánh cắp dữ liệu Việt Nam


Đại tá Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), vừa trở thành đối tượng tấn công có chủ ý của hacker Trung Quốc.

Đây là thông tin được chính đại tá Trần Văn Hòa công bố tại Hội thảo về an toàn thông tin Security World 2013 được tổ chức hôm qua (26.3) tại Hà Nội.

Nguồn gốc tấn công vào email của lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được xác định đến từ Trung Quốc - Nguồn: Đại tá Trần Văn Hòa

Giải mã một email lạ

Cụ thể vào ngày 5.3, ông Hòa có nhận được một thư điện tử gửi đích danh “TS Trần Văn Hòa, C15, BCA” từ địa chỉ email mang tên của một cán bộ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ. Email có chữ ký với đầy đủ thông tin, số điện thoại di động của người gửi, kèm theo một tập văn bản đính kèm là công văn mang tên “CV xin xác nhận LLKH-CN.doc”.
Rất nhiều cán bộ, công chức giữ vị trí chủ chốt ở các bộ, ngành của VN đã bị hacker tấn công đánh cắp dữ liệu. Chúng ta đã mất cắp rất nhiều dữ liệu mà không biết
Đại tá Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an)
Nhận thấy email này có một số điểm nghi vấn, đại tá Hòa liên lạc lại với người gửi thì được biết email này thực ra đã bị đánh cắp password từ lâu và hiện chủ sở hữu đã mất quyền sử dụng. Người gửi email cũng không hề quen biết đại tá Hòa.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chuyên môn đã xác định được email này được đưa lên máy chủ của Yahoo từ một máy tính nối mạng có địa chỉ IP 118.145.2.250 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), thông qua một công ty cung cấp dịch vụ internet có tên Beijing Hua Si Wei Tai Ke Technology Co.Limited.
Lấy file văn bản đính kèm đi giải mã, cơ quan cảnh sát phát hiện đây là một vi rút backdoor có chức năng gửi truy vấn tới máy chủ ctymailinh.vicp.cc có địa chỉ IP là 182.242.233.53 (thuộc Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, thông qua nhà cung cấp dịch vụ Chinanet Yunnan Province Network) và tải các phần mềm từ máy chủ này về. Nếu như không bị phát hiện và ngăn chặn, vi rút này sẽ bắt đầu quá trình âm thầm đánh cắp dữ liệu mà nạn nhân không hề biết.
Hình thức phát tán vi rút của hacker vào máy của nạn nhân rất tinh vi và được ngụy trang rất tỉ mỉ để làm cho nạn nhân sập bẫy. Sau khi cài đặt thành công “cửa hậu” (backdoor), vi rút này không hề phá hoại máy tính của người sử dụng mà chỉ nằm im đó để đưa dữ liệu đến những địa chỉ đã định trước, đại tá Hòa cho biết.
Đối tượng là những người có chức vụ
Cũng theo đại tá Hòa, một vụ việc tương tự với mục đích tấn công vào những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước với mục tiêu lấy trộm dữ liệu từ toàn bộ hệ thống cũng đã được Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện.
Điểm khác biệt của vụ việc này là sau khi lừa người nhận “cài đặt” vi rút qua email, vi rút này sẽ tiếp tục cài đặt bốn spyware với các chức năng khác nhau trong đó có một keylogger (ghi lại các thao tác trên bàn phím của nạn nhân), lấy thông tin gửi cho www.expressvn.org đăng ký tại Trung Quốc. Spyware thứ hai sẽ lấy thông tin gửi về www.fushing.org, đăng ký tại Đài Loan và www.dinhk.net đăng ký tại Trung Quốc. Vi rút thứ ba sẽ đảm nhận nhiệm vụ đánh cắp mật khẩu của email lưu vào ổ C.
Vi rút cuối cùng sẽ làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu gửi  lên HOST www.zdungk.com và www.phung123.com. Hai địa chỉ này đều được đăng ký tại Trung Quốc dưới tên một người là Yang Fei, email là chienld78@yahoo.com, có địa chỉ tại Bắc Kinh. Đây là các địa chỉ được cơ quan chức năng xác định là thường xuyên gửi đi các email với mục đích đánh cắp thông tin của nhiều cán bộ, lãnh đạo thuộc các cơ quan nhà nước của VN.
Mỹ tuyên án công dân Trung Quốc đánh cắp bí mật quân sự
Hôm qua, tòa án bang New York, Mỹ tuyên án 70 tháng tù giam đối với một công dân Trung Quốc vì tội tuồn bí mật quân sự của Mỹ về nước. Theo Reuters, bị cáo họ Lưu, 49 tuổi, bị khép vào 9 tội danh, trong đó có vi phạm luật Kiểm soát xuất khẩu vũ khí và khai man. Trước khi bị bắt, Lưu làm việc tại Công ty L-3 Communications (Mỹ) từ tháng 3.2009 - 11.2010. Các công tố viên cho biết bị cáo đã đánh cắp hàng ngàn tập tin máy tính chứa chi tiết về các hệ thống dẫn đường của tên lửa, rốc két và máy bay không người lái, đồng thời giới thiệu chúng tại 2 cuộc hội thảo ở Trung Quốc.
Trùng Quang
Đại tá Hòa cũng cho biết cơ quan công an từng phát hiện rất nhiều dữ liệu quan trọng và nhạy cảm của các bộ, ban, ngành của VN đã từng được nhóm tin tặc nổi tiếng Anonymous đưa công khai lên mạng internet. Điều đáng nói là các dữ liệu này không phải do Anonymous khai thác từ VN mà do nhóm này lấy từ một máy chủ đặt tại Bắc Kinh. Theo ông Hòa, rất nhiều cán bộ, công chức giữ vị trí chủ chốt ở các bộ, ngành của VN đã bị hacker tấn công đánh cắp dữ liệu. “Chúng ta đã mất cắp rất nhiều dữ liệu mà không biết”, đại tá Hòa nói.
Cẩn trọng mã độc
Theo ông Ngô Việt Khôi, Giám đốc Hãng bảo mật TrendMicro tại thị trường VN và Campuchia, hình thức tấn công có chủ đích đến những đối tượng cụ thể với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ liệu ngày càng gia tăng. Và thông thường đứng sau các vụ tấn công này là một quốc gia hoặc một chính phủ nào đó. Trước quá trình tấn công, hacker nghiên cứu rất rõ hệ thống máy tính của nạn nhân và sẽ thiết kế những vi rút theo kiểu may đo cho từng đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó, hacker cũng sẽ lợi dụng những điểm yếu mang tính “con người” của nạn nhân. Ví dụ để đánh cắp dữ liệu từ máy tính của một lãnh đạo bộ, ngành nào đó mà vị này không “online”, hacker có thể tấn công gián tiếp vào máy của thư ký hay trợ lý bằng cách gửi các đường link có chứa mã độc qua các mạng xã hội, các diễn đàn mà thư ký của lãnh đạo này tham gia. Các vi rút này sau đó sẽ tự động dùng gửi email từ địa chỉ của thư ký đến lãnh đạo và qua đó cài đặt malware lên máy của nạn nhân. Nhiều malware như vậy sẽ giúp hacker “vẽ” ra được hệ thống máy tính của cơ quan nạn nhân và đẩy các thông tin cần thu thập ra ngoài. Điều nguy hiểm là hầu hết các mã độc được cài đặt theo cách tấn công này đều qua mặt các phần mềm diệt vi rút, bảo mật hiện đang có trên thị trường. Cũng theo ông Khôi, thống kê cho thấy trong số các mã độc được gửi qua email thì 70% được ẩn trong các file văn bản hoặc bảng tính khiến nạn nhân không nghi ngờ.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận An ninh mạng Bkav, các kịch bản thường thấy mà các phần mềm gián điệp tấn công vào các đối tượng xác định gồm: chèn spyware vào các website tải phần mềm, đánh cắp tài khoản email để gửi “file tài liệu” và giả mạo email. Các phần mềm gián điệp này sẽ ghi lại hoạt động của bàn phím, chụp lén màn hình hoặc quay video, ghi âm trộm thông qua webcam và thu thập, đánh cắp bất kỳ file nào.
Ông Đức cho rằng, hiện tại có bao nhiêu máy tính/máy chủ bị cài đặt mã độc, bao nhiêu dữ liệu bị đánh cắp, thay đổi là điều chưa thể xác định được. Và nguy hiểm hơn thông qua các mã độc này vào thời điểm nào đó rất có khả năng sẽ được kích hoạt lệnh phá hủy ổ cứng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.
Nguy cơ mất an toàn thông tin rất cao
Theo thống kê của Công ty an ninh mạng Bkav, trong năm 2012 có tới 2.203 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại VN bị tấn công, chủ yếu thông qua các lỗ hổng trên hệ thống mạng. So với 2011 con số này hầu như không giảm. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin VN (VNISA) năm 2012, VN tuy nằm trong nhóm 5 nước đứng đầu thế giới về người dùng internet nhưng xếp thứ 15 về lượng phát tán mã độc, thứ 10 về tin rác, thứ 15 về zombie (máy tính bị mất kiểm soát). Trong số 100 website thuộc chính phủ có đến 78% có thể bị tấn công toàn diện. Năm 2012 cũng đã xuất hiện nhiều biến thể vi rút ăn cắp tài khoản ngân hàng trực tuyến, các kết nối ngầm và các mã độc chuyên dùng để đánh cắp thông tin có chủ đích.
Trường Sơn


Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Trung Quốc tấn công tàu Quảng Ngãi: sai trái và vô nhân đạo

TT - Ngày 25-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã xác nhận thông tin tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn vào ngày 20-3 tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời cho biết phía Việt Nam coi đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng.



 Ngư dân trên tàu QNg 96382 TS với nóc cabin tan hoang, kể với đồn biên phòng đảo Lý Sơn việc bị tàu Trung Quốc bắn - Ảnh: CTV
Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam” - ông Nghị nói. Cùng ngày, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc. Người phát ngôn Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, hành động tấn công ngư dân Việt Nam từ phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Sau gần một tháng bám biển Hoàng Sa, chiều  22-3 tàu cá QNg 96382 TS do ngư dân Bùi Văn Phải (thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, trên tàu có chín lao động đã chạy về đảo Lý Sơn trong tình trạng tan hoang vì bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn.
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải nhớ lại: “Do trúng đạn cabin nóc tàu bốc cháy. Bốn bình gas trên cabin có nguy cơ cháy nổ nên tôi và một lao động khác liều mình lao ra dập lửa. Thấy tàu cá cháy, tàu Trung Quốc vội vã quay đầu bỏ đi. Rất may là kịp thời dập tắt lửa, chứ bốn bình gas đồng loạt phát nổ thì không biết chuyện gì xảy ra”. Sau khi tàu cá QNg 96382 TS cập đảo Lý Sơn, thuyền trưởng Bùi Văn Phải đã trình báo với lực lượng chức năng của huyện Lý Sơn.
VĂN MỊNH

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Ông Đinh Đức Lập vùi dập người lái xe thâm niên của báo Đại Đoàn Kết để thỏa mãn nhu cầu và lợi ích cá nhân


Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết [11]

Bài 11:

Ông Đinh Đức Lập vùi dập người lái xe thâm niên của báo Đại Đoàn Kết để thỏa mãn nhu cầu và lợi ích cá nhân

Khi về báo Đại Đoàn Kết tháng 11/2008, ông Đinh Đức Lập đã có một chiếc ôtô con đời mới nhãn hiệu MercedesC200 trị giá hơn tỷ đồng. Ông vẫn thường sử dụng chiếc xe này tới báo làm việc.

Khoảng giữa năm 2010, sau khi ông Lập ký kết hợp đồng liên doanh hợp tác đầu tư xây dựng và khai thác Tòa nhà 66 Bà Triệu (hiện đang là trụ sở chính của báo Đại Đoàn Kết) với Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đông Dương (một công ty tư nhân) người ta lại thấy trong sân của cơ quan báo xuất hiện thêm một chiếc ôtô mới cứng, nhãn hiệu Mini Cooper giá thị trường lúc đó cũng khoảng hơn 1,5 tỷ đồng tiền Việt Nam. Mọi người thì thầm: “Ôtô mới của thủ trưởng Lập”.

Thấy chiếc ôtô sang trọng, đắt tiền nằm khệnh khạng giữa cái sân rêu phong, khiêm tốn của báo, mọi người đều tỏ ra hy vọng một trang lịch sử mới khang trang và hoành tráng hơn sẽ tới với tập thể báo Đại Đoàn Kết như hàng loạt hứa hẹn của ông Lập trong quá trình ký kết hợp tác đầu tư khai thác tòa nhà 66 Bà Triệu với công ty Đông Dương. Ngay từ đầu năm 2010, ông Lập đã tuyên bố hứa hẹn trong nhiều cuộc họp cơ quan rằng báo Đại Đoàn Kết sắp đập trụ sở cũ để xây dựng mới tòa nhà 66 Bà Triệu; công ty Đông Dương sẽ chuyển ngay nhiều tỷ đồng cho báo ngay sau khi khởi công xây dựng; nào là báo sẽ được sử dụng một phần của tòa nhà đề làm văn phòng; sẽ mua ngay 2 chiếc ôtô đời mới cứng phục vụ nhu cầu công tác của báo; nào là đời sống của cán bộ phóng viên nhân viên báo sẽ được cải thiện nâng cao gấp nhiều lần...  Đó chính là hiệu quả (được ông Lập vẽ ra) của kế hoạch hợp tác liên doanh với công ty Đông Dương đầu tư, khai thác, sử dụng tòa nhà Đại Đoàn Kết trên khu đất vàng 66 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội thuộc sở hữu Nhà nước giao cho báo Đại Đoàn Kết sử dụng làm trụ sở chính thức (sau này ông Lập cũng tổ chức khánh thành hoành tráng ... bức tranh vẽ tòa nhà Đại Đoàn Kết). Thực tế sau đó đời sống cán bộ nhân viên báo Đại Đoàn Kết ngày càng đi xuống, nhuận bút cũng ngày càng giảm giá... hoàn toàn ngược với những hứa hẹn "chém gió" của ông Lập.

Việc ông Lập mang khu đất vàng 66 Bà Triệu đi hợp tác liên doanh với một công ty tư nhân ngay từ đầu đã xảy ra nhiều khuất tất về trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đối với trường hợp sử dụng nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước đi liên kết liên doanh làm ăn. Trong quá trình triển khai việc hợp tác liên doanh này đã xảy ra không ít chuyện “bi hài”. Cho tới giờ này báo Đại Đoàn Kết sau khi chấp nhận nhiều điều khoản thua thiệt vẫn chưa gặt hái được lợi ích nào (tập thể báo Đại Đoàn kết chưa hề nhận được một đồng nào cho tới nay) từ vụ làm ăn này. Về vấn đề này chúng tôi sẽ có bài tường thuật và phân tích chi tiết riêng về những sai phạm, khuất tất trong quá trình ký kết, hợp tác dẫn tới nhiều thiệt hại cũng như uy tín của báo Đại Đoàn Kết mà trách nhiệm thuộc về tổng biên tập Đinh Đức Lập.

Do không tìm được bãi đỗ cho cả hai con xe của mình, ông Lập phải “gửi” tạm chiếc xe mới cứng Mini Cooper trong sân của cơ quan báo Đại Đoàn Kết. Từ đó, ông Lập thường xuyên sử dụng cả ba chiếc ôtô cho việc đi lại của mình, khi thì chiếc Mercedes C200, lúc thì Mini Cooper (hai chiếc này thuộc sở hữu riêng của ông Lập), thỉnh thoảng là chiếc Mazda 323 là xe công vụ của cơ quan báo.

Cơ quan báo Đại Đoàn Kết ở Hà Nội có một chiếc ôtô duy nhất dành cho Ban biên tập và thi thoảng là các trưởng phó ban đi công tác. Đó là một chiếc Mazda 323 đời 2000, giá thị trường lúc mua vào khoảng 300.000.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Hải là lái xe của báo Đại Đoàn Kết từ năm 1987.

Là một người lái xe giỏi nghề và tận tâm, làm việc hết trách nhiệm bất kể thời gian khuya sớm hay là ngày nghỉ, ông Hải đã phục vụ chu đáo cho 7 đời tổng biên tập của báo Đại Đoàn Kết trong hơn 23 năm. Chừng ấy năm xuôi ngược trên những tuyến đường khắp mọi miền đất nước, trên hệ thống giao thông có nhiều khiếm khuyết và mất an toàn tầm cỡ hàng đầu thế giới, ông Hải không để xảy ra bất cứ tai nạn dù rất nhỏ nào để các sếp phải phiền lòng. Ngoài việc lái xe ra, ông Hải còn cho biết ông không từ chối bất cứ việc gì mà cơ quan cần mà ông có thể làm được với tất cả sự nhiệt tình đóng góp cho cơ quan.

Tuy nhiên, cũng vào thời điểm cách nay khoảng 3 năm (giữa năm 2010 khi ông Lập có thêm chiếc Mini Cooper), lái xe Nguyễn Văn Hải được ông Lập gọi lên làm việc. Ông Lập đưa ra cho lái xe Nguyễn Văn Hải hai lựa chọn, tùy ý ông Hải (ông Lập tỏ ra rất dân chủ, cho nhân viên có quyền lựa chọn): một là, ông Hải chấp nhận chuyển sang làm bảo vệ vì lý do sức khỏe, tuổi tác; hai là, ông Hải phải nghỉ việc.

Trong khi tường trình với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Hải bày tỏ rằng bản thân ông  rất mong muốn được làm đúng nghề. Khi nghe ông Lập đưa ra hai giải pháp và buộc phải lựa chọn như trên ông thấy rất buồn. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, có ba con phải chăm sóc, nuôi dưỡng  nên ông Hải buộc lòng phải chấp nhận từ bỏ việc lái xe và phải lựa chọn chuyển công tác sang làm bảo vệ để không phải bị cho nghỉ việc như ông Lập đe dọa.

Ông Nguyễn Văn Hải tỏ ra bức xúc khi biết có người giải thích việc không để cho ông tiếp tục làm lái xe của cơ quan báo Đại Đoàn Kết vì lý do tuổi tác, sức khỏe kém và ông Hải không biết lái xe có hộp số tự động. Tường trình với cơ quan chức năng, ông Hải khẳng định, ông còn có khả năng lái cả xe tăng. Ông cũng cho rằng ở cơ quan báo Đại Đoàn Kết không có xe nào sử dụng hộp số tự động cả. Bản thân ông Hải cũng chưa từng nói với ai rằng ông không có khả năng lái xe hộp số tự động. Những người lái xe chuyên nghiệp đã từng lái xe hộp số tay việc chuyển sang lái xe hộp số tự động càng quá dễ dàng với họ, chuyện đó không có gì là khó khăn không thể làm được.

Lưu ý là hai chiếc xe đắt tiền sở hữu riêng của ông Lập đều sử dụng hộp số tự động. Có lẽ trong trường hợp này ông Lập "chê" ông Hải không biết lái xe hộp số tự động vì  ông Lập đang nghĩ tới việc phải tuyển một lái xe phục vụ riêng cho mình, lái những chiếc xe riêng của mình, phục vụ nhu cầu và lợi ích của riêng ông Lập (tư duy công tư lẫn lộn, nhập nhằng)  mặc dù lái xe được tuyển dưới tư cách là nhân viên của báo Đại Đoàn Kết, do báo trả lương cũng như tất cả các chế độ chính sách khác theo quy định hiện hành.

Bình luận về phát biểu của ông Lập cho rằng sức khỏe của ông Hải không bảo đảm để lái xe càng cho thấy sự chủ quan, tùy tiện của người đưa ra nhận định này. Theo quy định của pháp luật, định kỳ những người lái xe phải đến cơ quan chức năng để đổi giấy phép lái xe. Việc đánh giá sức khỏe, năng lực hành vi lái xe đã có cơ quan chuyên môn thẩm định trước khi cho đổi giấy phép mới. Ông Lập đã hết sức tùy tiện và chủ quan khi cố tình đưa ra các đánh giá hoàn toàn không có cơ sở  đối với khả năng chuyên môn và tay nghề của ông Hải. Sự cố tình đưa ra các lý do tùy tiện, vô căn cứ này của ông Lập là để phục vụ cho ý đồ muốn  thay đổi một lái xe khác nhân danh cơ quan và sử dụng nguồn lực của cơ quan song lại nhằm phục vụ cho các nhu cầu và lợi ích cá nhân của ông Lập là chính.

Trong khi tường trình vụ việc với cơ quan chức năng, ông Hải trước sau vẫn khẳng định ông bị buộc phải bỏ nghề lái xe là bất đắc dĩ, vì không còn lối thoát nào khác, nếu không chuyển sang làm bảo vệ thì theo lời ông Lập đe dọa ông Hải sẽ phải mất việc làm, đang là nguồn sống của cả gia đình ông. Ông Hải cho biết đến bây giờ ông vẫn mong muốn được trở lại làm việc đúng nghề nghiệp mà ông yêu quý, đã làm tốt trong hơn 23 năm tại báo Đại Đoàn Kết. Ông Hải cũng cho biết việc tường trình với cơ quan chức năng các nội dung nói trên cùng tâm tư tình cảm của ông  chính là một cơ hội mà ông đã mong đợi từ lâu, không biết chia sẻ với ai, chia sẻ như thế nào. Bởi vì việc chuyển công tác đột ngột của ông Hải không có sự giải thích công khai nào của ông Lập trước cơ quan đã khiến cho ông Hải từng bị hiểu lầm là bị kỷ luật hay bị làm sao đó thì mới bị ông Lập buộc chuyển sang làm bảo vệ.

Có chứng kiến cảnh ông Hải  hồi đầu năm 2012, ra tận sân bay Nội Bài đón các vị cựu lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết ra Hà Nội dự lễ kỷ niệm 70 năm báo Cứu Quốc - Đại Đoàn Kết mới thấy rõ được lòng yêu nghề, sự tận tụy và tình cảm thắm thiết, quý trọng  mà các vị lãnh đạo và ông Hải dành cho nhau. Dịp này có lẽ là hy hữu sau một thời gian khá dài không còn được lái xe cho báo Đại Đoàn Kết nữa, việc đưa đón các cựu lãnh đạo được ông Lập "tận dụng" phân công cho một "cựu lái xe" từ lâu đã bị chuyển sang làm bảo vệ "ngồi bó gối" trước cổng cơ quan. Vẫn trong chiếc Mazda 323 cổ lỗ, vẫn những người xưa của thuở nào một lần  duy nhất được hội ngộ sau nhiều năm xa vắng. Chúng tôi nhìn thấy có gì đó ngân ngấn trong đôi mắt của ông Hải khi vừa bước ra từ phòng chờ lấy hành lý của sân bay, bất chợt  nhìn thấy ông Hải đang đứng chờ đón từ lâu đoàn của cựu lãnh đạo báo từ miền Nam bay ra sau chuyến của chúng tôi. Ánh mắt đó của ông Hải tôi thật sự không thể nào quên được. Trên chuyến xe buýt vào trung tâm Hà Nội, tôi cứ nghĩ mãi về ánh mắt đó để rồi mấy ngày sau tôi có dịp nói chuyện với ông Hải và nhận ra một sự thật phũ phàng đang dội xuống cuộc đời làm nghề của ông đã từ mấy năm qua. Thật là buồn, tôi nhận ra ông đang cố chịu đựng nỗi buồn của riêng mình chỉ vì muốn đảm bảo sự bình yên cho gia đình, vợ và các con của ông.

Chuyện ông Lập quyết tâm thay đổi lái xe (loại bỏ ông Hải là người làm việc lâu năm tại báo Đại Đoàn Kết) cố tình tuyển một lái xe mới để đáp ứng các nhu cầu riêng cho bản thân và kể cả sinh hoạt đi lại của gia đình càng cho thấy xu hướng lợi dụng công vụ từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ để phục vụ cho các mục tiêu cá nhân của ông Lập. Sau khi loại bỏ lái xe kỳ cựu Nguyễn Văn Hải, ông Lập tuyển vào báo Đại Đoàn Kết một lái xe mới và người lái xe này chủ yếu lái những chiếc xe riêng của ông Lập như Mercedes C200 và Mini Cooper để phục vụ hầu như mọi nhu cầu đi lại theo kiểu công tư lẫn lộn của bản thân ông Lập và gia đình ông nữa.

Câu chuyện “cán bộ đường lối” phải tin cẩn, biết gìn giữ những “bí mật” của sếp và không chỉ phục vụ sếp trong các chuyến đi công vụ mà còn cả “tư vụ”, “phi vụ”... chắc không lạ gì với nhiều người. Người lái xe mới không chỉ phục vụ toàn diện các nhu cầu công tư lẫn lộn của ông Lập mà còn có khuynh hướng bị điều khiển trở thành một lái xe gia đình, một lái xe tư nhân. Song điều đáng nói là người  lái xe này vẫn thuộc danh sách nhân viên của báo Đại Đoàn Kết, hưởng lương,  phụ cấp các loại kể cả phụ cấp làm việc ngoài giờ phục vụ cho gia đình sếp về quê ăn giỗ, làm chuyện riêng chẳng có liên quan gì tới hoạt động công vụ của báo Đại Đoàn Kết.

Chỉ một chuyện bé tẻo teo như là chuyện lái xe thôi mà ông Đinh Đức Lập đã thể hiện rõ động cơ, khuynh hướng “ông chủ”, hành xử công vụ như chuyện nhà riêng của mình,  thích làm gì thì làm miễn sao báo trả tiền và thiệt hại (nếu có) thì báo chịu. Chỉ cần điều đó có thể thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích cá nhân của ông Lập là ông quyết chí làm bất cần phân biệt công tư, bất chấp các quy định của pháp luật và nguyên tắc của Đảng vế phẩm chất người cán bộ, đảng viên nắm giữ trách nhiệm quản lý là luôn phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.

Ông  Lập cũng  đã bất chấp các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, chà đạp lên cuộc sống, nghề nghiệp và danh dự của người lao động khi đặt điều kiện cũng như đưa ra các lý do tùy tiện, cảm tính, vô căn cứ nhằm triệt buộc một cách vô lối đối với lái xe Nguyễn Văn Hải. Việc thay đổi tài xế trong một đơn vị có thể là chuyện bình thường không có gì phải bàn nếu như người lãnh đạo hành xử  công tâm, thấu tình đạt lý. Nhưng ở đây, ông Lập lại thẳng tay thô bạo loại bỏ vị trí công tác của một người lái xe yêu nghề, có kinh nghiệm lâu năm và có tinh thần trách nhiệm cao như ông Nguyễn Văn Hải nhằm mục đích tìm người mới thích hợp với những cái khoát  tay hiệu lệnh phục dịch thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt  công  tư lẫn lộn  trên những chiếc xe hơi bóng loáng xa hoa của ông tổng biên tập Đinh Đức Lập. Một chuyện nhỏ như thế cũng đủ thấy sự xuống cấp về đạo đức lối sống của đảng viên, công chức Đinh Đức Lập đã nằm ở nấc báo động  nhức nhối trong bộ phận không nhỏ  mà Đảng đang kêu gọi nhân dân phải đấu tranh để  kiên quyết loại trừ.


(Còn tiếp)


Loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”:

Bài 10: Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật


Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật

Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết [10]

Bài 10:

Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật

Trước tình hình hết sức nhức nhối và đáng quan ngại tại báo Đại Đoàn Kết, cũng như tâm lý của những người đang làm việc tại báo Đại Đoàn Kết và trong giới báo chí, với trách nhiệm của một người làm báo, hơn thế nữa trách nhiệm của một công dân khi phác giác ra những hành vi tiêu cực nghiêm trọng, vi phạm pháp luật của người có chức có quyền, ngày 17/6/2012 tôi đã gởi bức thư trình bày các nội dung sai phạm mang tính hệ thống của ông Đinh Đức Lập (lúc đó đang là bí thư chi bộ) tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, tới các vị lãnh đạo cao nhất của cơ quan chủ quản báo Đại Đoàn Kết là MTTQ VN.

Ngay sau khi bức thư gởi Chủ tịch MTTQVN Huỳnh Đảm nói về một số sai phạm nghiêm trọng của tổng biên tập Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết được gởi đi nhân kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tháng 6/2012 tôi đã nhận được nhiều lời đe dọa từ ông Lập.  Đầu tiên là những phát biểu của ông Lập tại các cuộc họp giao ban chuyên môn hàng ngày với các lãnh đạo ban. Ông Lập dùng nhiều thủ đoạn nhằm công kích cá nhân tôi và phủ nhận 100% những điều tôi nói trong thư gởi Chủ tịch Huỳnh Đảm đều sai sự thật. Căn cứ vào những tuyên bố “hùng hồn” ồn ào bất chấp sự thật và cơ sở pháp lý nhưng mang đầy chất cảm tính như vậy, ông Lập đòi sẽ “xử lý” tôi.

Tưởng ông Lập chỉ bức xúc phát biểu thiếu kiềm chế, thế nhưng ngày 24/6/2012 ông Lập đã chỉ đạo phát công văn triệu tập tôi ra Hà Nội để “trao đổi và làm rõ những nội dung” trong lá thư của tôi gởi Chủ tịch Huỳnh Đảm và các Phó chủ tịch UBTW MTTQVN.

Cách hành xử này đã phản ánh đúng bản chất làm việc cảm tính, tùy tiện, vô nguyên tắc và chụp mũ, áp đặt của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết mà tôi đã đề cập trong lá thư đề ngày 17/6/2012 gởi lên Chủ tịch Huỳnh Đảm cùng các vị lãnh đạo khác của MTTQVN. Nội dung trong thư là phản ánh những sai phạm nghiêm trọng của tổng biên tập Đinh Đức Lập trong hành xử công vụ tại báo Đại Đoàn Kết gây hậu quả xấu cho sự phát triển của báo và ảnh hưởng không tốt tới uy tín chính trị của MTTQVN (cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết). Vì vậy, việc ông Lập triệu tập tôi ra Hà Nội để làm rõ các vấn đề trong thư nói trên là vượt quá thẩm quyền của ông và không giải quyết được vấn đề. Hành động đó của ông Lập thực chất là biểu hiện cụ thể hóa của những lời đe dọa sẽ “xử lý” tôi trước đó của ông.

Tiếp đó, ông Lập liền chỉ đạo ban hành Thông báo số 14-TB/BBT.ĐĐK ngày 17/7/2012 Kết luận của Ban Biên tập sau khi làm việc với Trưởng ban Đại diện TP.HCM có ghi rõ nội dung thứ 5 như sau: “Ban Biên tập sẽ chủ động thành lập tổ công tác độc lập để xem xét các nôi dung trong thư của ông Hữu Nguyên gửi Chủ tịch Huỳnh Đảm và một số Phó chủ tịch MTTQVN đề ngày 17/6/2012 và sẽ thông báo công khai kết quả xem xét”. Nội dung này càng cho thấy sự lạm quyền, ý thức về tổ chức kỷ luật cũng như nhận thức và năng lực vận dụng luật pháp của ông Đinh Đức Lập có vấn đề. Thư gởi cho Chủ tịch và các Phó chủ tịch MTTQVN là các vị lãnh đạo cơ quan cấp trên của ông Lập, để tố cáo các hành vi sai phạm của ông Lập Vậy mà ông Lập đòi lập tổ công tác độc lập để giải quyết các nội dung tố cáo chính ông. Chẳng hiểu ông căn cứ trên cơ sở pháp luật nào để ban hành văn bản hành chính công khai có nội dung tùy tiện như vậy?

Hành xử và thái độ kỳ lạ đó của ông Lập không chỉ xâm phạm trực tiếp đến cá nhân tôi trong việc thực hiện quyền bày tỏ chính kiến, quyền giám sát, thực thi dân chủ cơ sở của người lao động.  Hơn thế nữa,  nếu như có sự phớt lờ, bao biện về các sai phạm, cũng như nếu xảy ra sự thiếu trách nhiệm trong nhìn nhận, xử lý nghiêm túc những tồn tại do tổng biên tập Đinh Đức Lập gây ra đối với báo Đại Đoàn Kết, thì hệ quả tiêu cực đối với tờ báo có 70 năm truyền thống vẻ vang tiếp tục hết sức nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của MTTQVN. 

Hàng loạt vụ việc tiêu cực nghiêm trọng có hệ thống gắn liền với gắn liền với cung cách quản lý lạ lùng,  hành xử tùy tiện của ông Lập không dựa trên nền tảng đạo đức công vụ, đạo đức con người và các nguyên tắc theo quy định của pháp luật khiến tôi thấy cần thiết phải thực hiện quyền tố cáo của công dân theo quy định của Luật Tố Cáo được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khoá XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11/11/2011 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012; đồng thời căn cứ vào chỉ đạo của UBTƯMTTQVN triển khai thực hiện nghiêm túc tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Khóa 11: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Trong đó khẳng định phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh”.

Vì các lý do đó, ngày 10/7/2012 tôi đã làm đơn chính thức tố cáo lên các vị lãnh đạo UBTƯMTTQVN một số hành vi sai phạm của ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, đã và đang trở thành vấn nạn, là lực cản nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của báo Đại Đoàn Kết và làm ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín chính trị của MTTQVN.

Không chỉ phân biệt đối xử Bắc – Nam trong chính sách chế độ gây thiệt thòi bất công cho tất cả cán bộ lãnh đạo, phóng viên, nhân viên của báo Đại Đoàn kết công tác ở phía Nam. Riêng bản thân tôi sau khi thẳng thắn thực hiện quyền công dân trước hàng loạt sai phạm của ông Lập, từ đó tôi liên tục phải hứng chịu nhiều đòn trả thù tệ hại và bẩn thỉu của chính ông Đinh Đức Lập đang nắm quyền thủ trưởng cơ quan báo Đại Đoàn Kết. Ngoài việc ông Lập luôn tìm cách bôi xấu cá nhân tôi trong các cuộc họp giao ban lãnh đạo ban hàng ngày mà không có mặt tôi cho tới việc ông chính thức cản trở việc tôi thực thi các công tác nghiệp vụ của mình. Ông Lập còn ra sức gây khó khăn về kinh tế tài chính cho tôi bằng cách lần lượt tìm đủ mọi lý do để cắt giảm hầu hết các khoản thu nhập hợp pháp của tôi tại báo Đại Đoàn Kết. Cụ thể vào ngày 19/8/2012, ông Đinh Đức Lập đã chỉ đạo cho Trưởng ban Đại diện TP. HCM truyền đạt cho tôi mệnh lệnh của ông tước mất quyền tham gia các cuộc họp giao ban chuyên môn hàng ngày của lãnh đạo cơ quan mà nhiều năm qua tôi vẫn thực hiện bình thường theo quy chế của báo.

Sau nhiều tháng – cho tới nay tôi vẫn chưa nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền là MTTQVN kết luận tố cáo của tôi đối với ông Đinh Đức Lập theo luật định thì nghiêm trọng hơn, trưa ngày 18/3/2013 Trưởng ban Đại diện TP.HCM đã trao tận tay  quyết định của tổng biên tập Đinh Đức Lập tạm đình chỉ công tác của tôi trong thời gian 01 tháng (kể từ ngày 15/3/2013 đến hết ngày 14/4/2013) để làm bản giải trình vì lý do: tuyên truyền những vấn đề nội bộ của Báo, đã tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của báo Đại Đoàn Kết. Quyết định mang số 12-QĐ/TBT.ĐĐK được ông Đinh Đức Lập ký ngày 14/3/2013, được ghi rõ trong phần chú thích là “QĐ KỶ LUẬT”. Ngay sau khi ban hành quyết định trái pháp luật này, ông Lập đã chỉ đạo cho bộ phận kế toán tài chính báo Đại Đoàn Kết cắt 50% tiền lương cơ bản mà tôi lẽ ra phải được hưởng đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành.




Không cần phải am hiểu pháp luật một cách sâu sắc cũng thấy rõ ràng rằng đây là một quyết định hoàn toàn trái pháp luật của ông Đinh Đức Lập. Mà mục tiêu của ông Lập là tiếp tục gia tăng cường độ trù úm, trả thù một cách bạo ngược những người tố cáo, phanh phui các bê bối của ông tại báo Đại Đoàn Kết. Đối với ông Đinh Đức Lập những người dám tố cáo công khai, minh bạch các sai trái nghiêm trọng, sự bê tha xuống cấp về đạo đức trong hành xử công vụ của ông là những người có tội với báo Đại Đoàn Kết. Ông đã hoàn toàn nhầm lẫn, ngộ nhận và đánh đồng bản thân cá nhân ông, các sai phạm trong hành xử công vụ của ông với tờ báo Đại Đoàn Kết có bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang lâu đời. Trong khi ông chỉ mới về “ngồi nhầm chỗ” (vì không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước) tại vị trí đứng đầu tờ báo danh tiếng này chỉ mới có vài năm mà đã làm tổ chức nhân sự tờ báo biến động liên tục, mất đoàn kết nghiêm trọng, mất cơ hội phát triển và đang có nguy cơ đứng bên bờ vực thẩm.

Trước hành động ban hành một quyết định hành chính trái pháp luật của ông Đinh Đức Lập nhằm mục đích gia tăng mức độ trù dập, trả đũa và khủng bố người tố cáo, cụ thể là nhắm vào các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. Căn cứ vào các quy định của luật pháp hiện hành, tôi thấy cần thiết phải khẳng định các vấn đề như sau:

Thứ nhất, đây là một quyết định hoàn toàn trái pháp luật vì đã căn cứ vào một lý do không có cơ sở pháp lý để ban hành. Ông Đinh Đức Lập đã chụp cho tôi cái mũ “tuyên truyền những vấn đề nội bộ của báo” để làm căn cứ, lý do ra quyết định tạm đình chỉ công tác của người tố cáo các bê bối của cá nhân ông trong hành xử công vụ tại báo Đại Đoàn Kết.

Những việc làm của tôi liên quan tới việc tố cáo các sai phạm của chính cá nhân ông Đinh Đức Lập với tư cách là tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết là hoàn toàn phù hợp với tinh thần thượng tôn pháp luật, phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước động viên, kêu gọi toàn dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên có chức có quyền, góp phần hiệu quả vào công cuộc phòng chống tham nhũng. Cái gọi là “tuyên truyền những vấn đề nội bộ của báo” trong quyết định sai trái của ông Lập hòng “chụp mũ” tôi nếu gọi đúng tên của nó thì đó chính là những việc làm hoàn toàn tuân theo pháp luật nhằm tố cáo các hành vi vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng; vi phạm pháp luật Nhà nước, quy chế của Chính phủ; vi phạm đạo đức công vụ của người đảng viên, công chức đang ở vị trí lãnh đạo và vi phạm đạo đức nghề báo của đảng viên, tổng biên tập Đinh Đức Lập.

Những hành vi bê bối đó thuộc trách nhiệm cá nhân của ông tổng biên tập Đinh Đức Lập mà bất cứ công dân, cán bộ, công nhân viên chức nào phát hiện ra cũng có quyền và nghĩa vụ chống tiêu cực, chống tham nhũng, tố cáo tới các cơ quan chức năng và công khai minh bạch trước công luận để có sự giám sát của xã hội. Các bê bối, sai phạm của ông Đinh Đức Lập không phải là chuyện nội bộ của báo Đại Đoàn Kết mà chính là sai phạm, bê bối của cá nhân đảng viên, công chức đang nắm giữ vị trí lãnh đạo được điều chỉnh bởi nguyên tắc Đảng và luật pháp Nhà nước, trong đó có Luật Công chức, Luật Phòng chống tham nhũng... Nếu phân tích đầy đủ các sai phạm, bê bối trong thi hành công vụ của ông Đinh Đức Lập thì ngoài việc vi phạm các nguyên tắc Đảng (vì ông là đảng viên) ông Lập còn có nhiều hành vi vi phạm các quy định trong Luật Công chức, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Lao động, Luật Tố cáo... cũng như hàng loạt các quy định của Chính phủ, nghị quyết của UBTW MTTQ VN....

Quá trình giải quyết đơn thư tố cáo của tôi cùng với nhiều nhà báo khác tại báo Đại Đoàn Kết cùng tố cáo hàng loạt sai phạm, bê bối khác của ông Đinh Đức Lập với tư cách vừa là đảng viên, bí thư chi bộ (nhiệm kỳ trước), tổng biên tập... đã bị kéo dài quá thời gian quy định của luật pháp hiện hành. Cho tới đầu tháng 1/2013 chúng tôi mới được Ủy ban kiểm tra Đảng ủy MTTQVN mời tới  46 Tràng Thi, Hà Nội để nghe thông báo kết luận vắn tắt kết quả giải quyết đơn thư tố cáo. Căn cứ vào quy định của Luật Tố cáo chúng tôi có yêu cầu đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo cung cấp kết luận bằng văn bản, nhưng không được đáp ứng. Cho tới nay, những người tố cáo ông Đinh Đức Lập vẫn chưa hề nhận được bất cứ văn bản kết luận nào của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, mặc dù được biết rằng bản tóm tắt kết luận mà đại diện MTTQ VN đọc cho chúng tôi nghe đã bị biên tập lại, bị cắt xén theo hướng làm nhẹ vấn đề chưa phản ánh đúng tính chất và mức độ sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập, song vẫn phải thừa nhận gần 80% nội dung tố cáo là đúng, là có cơ sở. Đó chính là cơ sở để quần chúng nhận thấy ông Đinh Đức Lập không còn đủ tư cách là cán bộ công chức, là đảng viên theo quy định của pháp luật Nhà nước và quy định của Đảng.

Nhận thấy việc giải quyết đơn thư tố cáo có dấu hiệu có sự can thiệp, bao che khiến cho việc kết luận chính thức cũng như xử lý người sai phạm là ông Đinh Đức Lập có khả năng bị làm biến dạng theo chiều hướng có lợi cho người có sai phạm. Trong lúc đó, ông Lập ra sức huênh hoang rằng ông đã có kết luận giải quyết tố cáo, rằng ông không hề có sai phạm gì cùng với việc ra sức đe dọa, trả thù người tố cáo ngày càng dã man hơn, tinh vi hơn, sắp tới đây sẽ kỷ luật với hình thức cao nhất những người dám tố cáo ông. Đồng thời, các yêu cầu về việc bảo vệ người tố cáo đang bị ông Lập ra sức trù dập dã man bị phốt lờ; yêu cầu về cung cấp công khai bản kết luận bằng văn bản không được MTTQ VN  giải quyết....

Việc công khai các thông tin tố cáo ông Đinh Đức Lập lên các phương tiện truyền thông, mạng thông tin điện tử cũng là một trong các kênh thông tin góp phần vào việc giám sát hành vi công vụ của cán bộ, công chức được ghi trong khoản 1 điều 65 của Luật Phòng chống tham nhũng. Việc nhân dân giám sát hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và đưa những thông tin này lên các trang mạng thông tin điện tử để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức đã từng được cơ quan chức năng ghi nhận như là bằng chứng ban đầu để điều tra vụ án và đi tới xét xử tại tòa án. Hơn nữa, nhiều nội dung tố cáo của chúng tôi có liên quan tới ông Đinh Đức Lập đã từng được báo chí chính thống của Việt Nam đăng tải công khai, như báo Người Cao Tuổi chẳng hạn [xem ở đây].

Ví vụ mới đây nhất, ngày 20/12/2012, tòa án Nhân dân huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tuyên phạt các đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi săt bắt và giết hại các cá thể voọc chà vá quý hiếm với mức hình phạt cụ thể như sau:  Đối tượng Hà Văn Tú: 24 tháng tù giam. Đối tượng Hà Văn Quế: 28 tháng tù giam. Đối tượng Bùi Văn Hùng: 12 tháng tù giam. Trước đó, chính các trang mạng thông tin điện tử đã tỏ ra bức xúc trước hành vi giết hại dã man hai cá thể vọoc của một nhóm thanh niên. Ngay sau đó, cơ quan điều tra đã vào cuộc và kết quả là đã làm rõ sự việc nhóm thanh niên trong đó có quân nhân tham gia vụ giết 2 cá thể  Voọc chà vá chân xám rồi tung hình ảnh lên mạng. Trong đó có binh nhất Nguyễn Văn Quang (Trung đoàn 7, thuộc Quân đoàn 3) cùng 2 chiến sĩ khác đã mua 2 cá thể Voọc từ nguồn bên ngoài, sau đó nhờ người khác làm thịt. Kết thúc quá trình điều tra, hình thức kỷ luật đã được đưa ra đối với các quân nhân này. Cụ thể, quyết định tước danh hiệu chiến sĩ binh nhất Nguyễn Văn Quang và trả về địa phương. Cùng đó, hai chiến sĩ còn lại cũng bị kỷ luật cảnh cáo [tham khảo http://dantri.com.vn/xa-hoi/cac-doi-tuong-giet-hai-vooc-quy-linh-12-28-thang-tu-686865.htm].



Các văn kiện nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như phát biểu của nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc phòng chống tham nhũng (được xem là một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ) luôn khẳng định và nhấn mạnh tính chất công khai minh bạch, dám nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật. Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Tố cáo và nhiều văn bản pháp luật khác của Nhà nước ta hiện nay hết sức coi trọng việc bảo vệ người tố cáo, tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho người tố cáo để họ có thể dám nói lên sự thật mà không bị trù úm, bức hại bởi những kẻ đang có chức có quyền trong tay. Việc chúng tôi công khai minh bạch các nội dung và bằng chứng tố cáo các sai phạm, bê bối trong thi hành công vụ của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết là hoàn toàn tuân theo pháp luật, phù hợp với pháp luật cũng như thực hiện đúng tinh thần chủ trương của Đảng động viên nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên có chức có quyền để phòng chống tham  nhũng, trong trường hợp này là thực hiện quyền và nghĩa vụ tố giác sai phạm của cá nhân ông Đinh Đức Lập với tư cách là tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.  Những nội dung đó không phải là “tuyên truyền những vấn đề nội bộ của báo” như ông Đinh Đức Lập “chụp mũ” tôi trong quyết định 12 ngày 14/3/2013 để ra lệnh đình chỉ công tác tôi. Quyết định số 12 của ông Đinh Đức Lập là một quyết định trái pháp luật, lại thêm một hành vi nữa ngày càng nghiêm trọng hơn trong bộ hồ sơ trù dập dã man người tố cáo của ông Đinh Đức Lập.

Thứ hai, trong quyết định số 12 ông Đinh Đức Lập tiếp tục quy chụp tôi “đã tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của Báo Đại Đoàn Kết”. Rõ ràng đây là một hành vi “gắp lửa bỏ tay người” của ông Đinh Đức Lập. Nếu không có các hành vi liên tục sai phạm, bê tha một cách có hệ thống vi phạm nguyên tắc Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước, vi phạm đạo đức  công vụ, đạo đức nghề nghiệp, trù dập dã man người tố cáo, liên kết bè phái bao che, gây khó khăn cho người tố cáo, cho công tác giải quyết tố cáo, của ông Lập và nhóm lợi ích thì làm sao có các nội dung tố cáo mà chúng tôi buộc lòng phải viết ra, gởi tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền và công khai minh bạch trước công luận để giám sát theo pháp luật? Điều mà tôi cũng như bất kỳ người tố cáo nào cũng phải chịu trách nhiệm là chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung mà chúng tôi tố cáo. Để kết luận chúng tôi tố cáo đúng hay sai, có chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không, hoàn toàn không thuộc về thẩm quyền của ông Đinh Đức Lập. Do vậy, ông Lập không đủ tư cách và thẩm quyền để có thể đưa ra kết luận rằng chúng tôi “đã tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của báo Đại Đoàn Kết”. Trong khi chính cơ quan chủ quản của ông Lập đã kết luận phần lớn các tố cáo của chúng tôi về các sai phạm của ông Lập tại báo Đại Đoàn Kết là đúng và có cơ sở. Nếu nói có ai đó đã tạo ra dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của báo Đại Đoàn Kết thì không ai khác hơn chính là ông tổng biên tập Đinh Đức Lập với nhiều sai phạm nghiêm trọng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.

Thứ ba, Điều 54 Luật Viên chức của Nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ. 2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ”.

Trước khi ban hành Quyết định 12 Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết không có cơ sở pháp lý nào để kỷ luật tôi về “tội” thực hiện quyền tố cáo các sai phạm của ông Đinh Đức Lập. Ông Lập với tư cách là tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết cũng không thể có cơ sở và chưa hề có văn bản hay tiến hành bất cứ trình tự, thủ tục nào để xem xét kỷ luật tôi theo luật định. Điều đó có nghĩa là cho tới nay tôi vẫn là một viên chức đang công tác bình thường không hề bị rơi vào trường hợp “đang trong thời hạn xử lý kỷ luật” như quy định của pháp luật. Do vậy, ngay cả lý do nêu trong Quyết định 12 là đúng, ông Đinh Đức Lập cũng không có quyền ra quyết định đình chỉ công tác của tôi. Huống chi, các lý do nêu ra trong quyết định 12 đều không có cơ sở pháp lý như tôi đã phân tích ở trên.

Căn cứ vào các lý do trên, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở pháp lý của quá trình tố cáo các sai phạm, bê bối của tổng biên tập Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết tôi hoàn toàn không chấp nhận Quyết định số 12 ngày 14/3/2013 do ông Đinh Đức Lập ban hành vì đây là một quyết định hành chính không có cơ sở pháp lý, một hành vi làm trái pháp luật của ông Đinh Đức Lập nhằm trù úm dã man người tố cáo các việc làm sai trái, bê bối trong hành xử công vụ của ông.

Luật Tố cáo của Nước CHXHCN Việt Nam cũng đã dự trù các hành vi trù dập người tố cáo của chính những người bị tố cáo thường là đang nắm giữ chức vụ quyền hạn trong tay nên dành cả một chương nói về các quy định bảo vệ người tố cáo. Trong đó Điều 37 (Bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc) khoản 4 quy định: “Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo; c) Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ vào quy định này của Luật Tố cáo, tôi khẩn thiết đề nghị quý vị lãnh đạo MTTQ VN xem xét hủy bỏ toàn bộ quyết định số 12 của ông Đinh Đức Lập. Vì đây là một quyết định trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo được pháp luật bảo vệ.

Nhân đây tôi cũng xin phép nói thêm về trường hợp xử lý kỷ luật liên quan tới các sai phạm, bê bối của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết. Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy UBTW MTTQ VN mà chính tôi được nghe đọc tại số 46 Tràng Thi thì hầu hết các tố cáo của tôi về các sai phạm của ông lập đều  đúng và có cơ sở. Tại cuộc họp chi bộ mới đây của báo Đại Đoàn Kết để xử lý kỷ luật đảng viên, tổng biên tập Đinh Đức Lập đại diện của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy MTTQVN cũng đã khẳng định hầu hết các tố cáo sai phạm của ông Lập đều có cơ sở và đảng ủy đã thống nhất xem xét hình thức kỷ luật đối với ông Lập. Điều đó có nghĩa là ông Đinh Đức Lập đang trong thời gian được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật. Điều 81 Luật Cán bộ, Công chức ghi rõ: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ”.

Ông Đinh Đức Lập đang giữ vị trí người đứng đầu cơ quan báo Đại Đoàn kết, đang nắm quyền lực trong tay, đang có điều kiện để điều khiển một nhóm lợi ích xu nịnh, a dua có khả năng gây khó khăn cho việc cơ quan có trách nhiệm xem xét kỷ luật bản thân ông một cách khách quan; có nhiều khả năng ông Lập dùng quyền lực hiện có của mình để o ép, khống chế, mua chuộc một số cán bộ, đảng viên dưới quyền bỏ phiếu theo chỉ đạo của ông, trái với nguyện vọng ý chí thật sự của người bỏ phiếu; hoặc có thể ông Lập làm sai lệch hồ sơ, bao che cho những người cùng sai phạm bỏ trốn tránh các cuộc điều tra, đổ cho người khác gánh tội thay....  Trong trường hợp này chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có nhiều sai phạm nghiêm trọng (đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền) phù hợp với quy định của pháp luật để có thể bị đình chỉ công tác bởi một quyết định của cơ quan chủ quản là UBTW MTTQ VN  phục vụ cho quá trình xem xét kỷ luật ông một cách khách quan, minh bạch và công bằng nhất.

(Còn tiếp)

 Loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”: