Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Ba Vàng hay Ba Miếng Da Lừa?


Chuyện ở chùa Ba Vàng làm nhớ lại Tấn Trò Đời của Banzac, đặc biệt là Miếng Da Lừa.
Bối cảnh của Miếng Da Lừa những năm 1830, khi nền Quân chủ tháng Bảy ở Pháp được thiết lập (1830 - 1848), thực chất là "triều đại của bọn chủ nhà băng" với khẩu hiệu nổi tiếng "hãy làm giàu".
Lý tưởng duy nhất ngự trị xã hội đương thời là chạy theo đồng tiền, nó chà đạp mọi thứ từ danh dự, đạo đức, tư tưởng, tình cảm và đời sống con người. Miếng Da Lừa đã mô tả rất rõ xã hội thời đó, bắt đầu với khát khao "bữa tiệc đế vương" của chàng trai quý tộc tài hoa mà bất hạnh vì thất thế và nghèo khổ vừa ký giao kèo với quỷ dữ.
Thế giới nhân vật mà Banzac mô tả trong Miếng Da Lừa là thế giới của con người bán linh hồn cho quỷ để thỏa mãn dục vọng thấp hèn, và kẻ nào ký giao kèo với quỷ sứ thì sớm muộn gì cũng bị đánh mất linh hồn cao quý.
Nếu như đồng tiền có sức mạnh lớn đến mức có thể làm biến chất một con người thì lòng tham của con người mới là thứ đáng sợ khi là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt tấn bi kịch của cuộc đời mình.
Raphael đã chạy theo những phù phiếm, muốn trở thành người thượng lưu, anh đã đánh đổi quá nhiều thứ, để cuối cùng vẫn nhận lấy cái chết bi thảm. Đồng tiền đã có lúc làm anh sung sướng và mãn nguyện nhưng nó như con dao hai lưỡi, cũng cấu xé và rút ngắn vòng đời anh lại.
Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là trong mọi tình huống, tất cả quỷ sứ đều mang gương mặt con người và luôn rao giảng, dụ dỗ sẽ giúp con người đạt được bất kỳ tham vọng nào của họ...
Tất nhiên, luôn có một cái giá được đưa ra!

***
Cốt lõi của đạo Phật là tánh không, triết lý của đạo Phật là vô thường, thực hành của đạo Phật là buông bỏ.
Cuối cùng là đưa tâm về nhà, trở về tự tánh, hội nhập với cái thấy cái biết của Phật mà giác ngộ.
Xã hội ngày nay, nhiều kẻ tham sân si, giành giật, cướp bóc của tha nhân được một đống tài sản, tội ác đầy trời... chợt ngày nọ thấy còn thiếu một chỗ ở niết bàn bèn bỏ ra đống bạc giấy để hòng mua chiếc vé màu vàng.
Tu vậy là tu ăn gian, tu ăn cướp... tu hú!
Đạo pháp mà mua bán được thì chỉ có tà đạo. Bán và mua đạo pháp chỉ có quỷ dữ và ma vương.
Những người anh chị em thiện lành nên tránh xa chúng!

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

Nước mắm cũng tràn đầy... chữ nghĩa, dấu đỏ của nghị định, sắc lệnh

Lê Văn Nghĩa

TTO - Cả cuộc đời, chắc trong máu của tôi ít nhất cũng có một số lượng nước mắm nhất định nào đó nhưng bây giờ mới biết từ hồi nẳm cho đến nay, nước mắm cũng tràn đầy... chữ nghĩa, dấu đỏ của nghị định, sắc lệnh.

Lò sản xuất nước mắm tĩn ngày xưa - Ảnh tư liệu

Mỗi khi đi nước ngoài, anh bạn tôi đều mang theo một chai nước mắm nhỏ, đựng trong chai nhựa trong suốt. Những chai nước mắm con con này cứu nguy được những cái lưỡi đã quen với nước mắm từ khi bắt đầu biết ăn cơm. Nhất là con nhà nghèo.
Chỉ cần một chén nước mắm nhỏ coi như là mấy chén cơm sẽ bị tiêu diệt nhanh, ngay và gọn gàng để cái bụng no mà còn đi học hay đi làm giúp cha mẹ.
Anh bạn tôi cũng như nhiều bà nội trợ vào siêu thị phải khốn khổ vì phải cố gắng phân biệt đâu là nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp. Không khéo sẽ mua phải một chai nước chấm đội lốt nước mắm.
Nghị định về nước mắm miền Nam và miền Bắc
Hồi tụi tôi còn nhỏ, xách chén, chai ra tiệm mua vài đồng nước mắm là yên tâm có nước mắm thật được bà chủ múc ra từ cái tĩn đất. Hay thi thoảng, có những người phụ gánh những tĩn nước mắm đi vào xóm bán tận nơi cho người mua.
Lúc ấy, các phụ nữ tập trung lại, nếm từng loại nước mắm khác nhau để kiểm tra mùi vị và độ mặn bằng cái lưỡi chép chép và lỗ mũi thâm niên ngửi nước mắm của mình.
Họ thử như thế để biết loại nước mắm nào có độ đạm cao chứ không phải để tìm ra nước mắm giả, mặc dù thời đó các "chú Ba" Chợ Lớn cũng lai rai đột xuất "tung chiêu". Làm nước mắm theo kiểu các chú gian thương có lời quá mà.
Đi ngược lại lịch sử một chút, báo Tuần San Thương Mại Sài Gòn (tháng 12-1927) cho biết chính quyền cũng bắt đầu để ý "vấn đề" thuộc loại có mùi nước mắm vào năm 1914 khi các nhà hàm hộ (*) bị Hoa kiều dùng hóa phẩm để chế biến nước mắm.
Các chủ hàm hộ bản xứ thưa kiện lên chính quyền và sau một thời gian nghiên cứu của bác sĩ Rosé, ngày 21-12-1916 một nghị định được ban hành để trừng trị bọn mạo hóa.
Có lẽ, nghị định này lần đầu tiên đã quy định và gần như một định nghĩa thay cho tự điển: Nước mắm phải làm bằng cá biển tươi và muối biển. Thế là các "chú Ba" chết ngắc vì một số chủ hãng bị truy tố, đóng cửa và phạt vạ.
Tuy vậy, con bạch tuộc gian thương ngành nước mắm pha chế cũng trồi dậy và lập lờ đánh lận con đen. Với mục đích ngăn chặn nước mắm giả xấu, kém đạm chất, pha trộn tràn ngập thị trường, Viện Pasteur đã thành lập một phòng thí nghiệm tại Phan Thiết để kiểm nghiệm 800 mẫu nước mắm của các vùng sản xuất từ Bắc đến Nam trong khoảng tháng 9 đến tháng 12-1929.
Từ kết quả của phòng thí nghiệm, ngày 30-4-1930 chính phủ ban hành một nghị định bắt buộc nước mắm miền Nam phải có ít nhất 15 gam đạm chất và miền Bắc (từ Quảng Trị trở ra) 5 gam đạm/lít và nói rõ là nước mắm miền Bắc, không được lưu thông trong miền Nam, trên nhãn dán phải có in chữ là "nước mắm miền Bắc" hoặc "nước mắm miền Nam" để tiện bề phân định nước mắm vùng miền.
Nghị định bảo vệ nước mắm thứ thiệt
Không riêng gì các "chú Ba", một vài công ty nước ngoài thấy nguồn lợi từ nước mắm quá lớn nên đã nhảy vào rút ngắn thời gian sản xuất nước mắm bằng cách cấy vi khuẩn vào bụng cá, dùng bột cá pha trộn thêm cho giàu đạm hoặc dùng chất tạo mùi nước mắm.
Để bảo vệ nghề làm nước mắm cổ truyền trước sự tấn công của các loại nước chấm giả nước mắm, ngày 17-11-1943 chính quyền ra nghị định bảo vệ nghề làm nước mắm cổ truyền chiếu theo khoản 1 "Cấm chế tạo, trình bày, bán dưới danh nghĩa từ nước mắm những sản phẩm nào không phải làm ra theo tục lệ thông thường và chân thật của kỹ thuật cổ truyền người Việt Nam".
Cũng theo nghị định này, bắt buộc nước mắm nhứt phải có 18 độ đạm và nước ngang phải đủ 15 độ đạm/lít trong khắp lãnh thổ Đông Dương. Theo báo chí đánh giá, đây là một nghị định căn bản cho ngành sản xuất nước mắm. Có như thế nước mắm mới là sản phẩm thuần túy của người VN với một hương vị đặc biệt.
Rồi từ đó cho đến các chính quyền miền Nam sau này cũng có thêm vài nghị định và sắc lệnh quy định thành phần độ đạm cho nước mắm nhứt và nước mắm ngang nhưng chưa có nghị định nào "dám" hủy bỏ nghị định năm 1943 - một nghị định bảo vệ nước mắm thứ thiệt trước sự tấn công của các loại nước mắm hóa chất và pha chế.
Nhớ lại năm 1985, trong chuyến đi Hòn Sơn Rái (Phú Quốc) cùng với nhà văn Sơn Nam, nhà báo Trần Nhật Vy và nhà nhiếp ảnh Thu An, tôi mới thấy được từng công đoạn làm nước mắm của các "nhà thùng" thứ thiệt. Từng thúng cá cơm, từng bao muối biển ướp và chườm rồi xếp vào thùng cao hơn 3m.
Ở những nhà thùng này, người dân sống bằng nghề làm nước mắm bao đời nay chẳng biết gì về những nghị định trên vì đối với họ nước mắm chỉ làm từ cá biển và muối. Chấm hết.
Mỗi sáng, chúng tôi được chủ nhà thùng cho hứng một vài giọt nước mắm nhỉ soi màu hổ phách dưới ánh sáng, nhấm và chép chép cái miệng để biết cái dịu dàng của vị và hương thơm của nước mắm nhỉ thứ thiệt.
Khi ấy tôi nhớ lại cái miệng má tôi chép chép khi thử nước mắm của chị bán dạo quá thể! Nhưng may là thời đó chưa có cái gọi là nước mắm công nghiệp, nếu không thì liệu rằng thử nước mắm bằng lưỡi kiểu đó có chính xác hay không?
Cũng như nhà thùng. Từ để chỉ những cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống.
Trên báo Tuần san Phòng Thương Mãi Sài Gòn (tháng 12-1957), Nguyễn An Sơn viết: “Một sản phẩm được các bác sĩ chuyên tâm và dày công nghiên cứu để cho một định nghĩa hợp pháp trải qua các nghị định thì không một lý do gì nếu một sản phẩm tương tự do nhà sản xuất áp dụng một phương pháp mới lại được mang tên là nước mắm.
Về phần đạm chất của loại nước mắm thiên nhiên tối thiểu phải được 11 chất đạm trong một lít nước mắm và tỉ lượng của những phẩm chất căn bản phải được hợp lệ hầu tránh được nước mắm khỏi trở mùi hôi thúi. Có như thế ngành sản xuất nước mắm theo kỹ thuật cổ truyền khỏi phải bị tiêu diệt một cách đớn đau”.

Khám phá quan trọng nhất thời đại: Khống chế năng lượng ‘miễn phí’ từ thinh không

Trong khi các năng lượng tái tạo hy vọng sẽ thay thế cho nhiên liệu hóa thạch sắp cạn kiệt, thì từ lâu giới vật lý đã bàn tới một thứ gọi là năng lượng “miễn phí”.
năng lượng “miễn phí”
Hình xuyến torus, hình dạng hay được dùng minh họa cho năng lượng “miễn phí” (ảnh minh họa: dreamstime)
Thế giới hiện nay đang hoàn toàn bị che giấu, rằng có nhiều phương pháp tiên tiến tiến hơn để tạo ra năng lượng sạch. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi lớn mang tính cách mạng trong thế giới của chúng ta. Đó là năng lượng đến từ không gian vũ trụ hay còn được gọi là năng lượng đến từ Chân Không lượng tử hoặc năng lượng điểm không.
Người ta còn gọi chúng là năng lượng “miễn phí” do không phải tốn năng lượng đầu vào để sản xuất, đồng thời cũng không mất chi phí xử lý các hậu quả về môi trường.

Chân Không lượng tử là gì?

Nguyên lý bất định Heisenberg phát biểu rằng chúng ta càng biết nhiều về một số thứ gì đó trong thế giới lượng tử, thì chúng ta càng biết ít về những thứ khác. Thí dụ, bạn không thể suy luận ra vị trí và năng lượng chính xác của một hạt một cách đồng thời.
Một mối liên hệ tương tự như vậy tồn tại giữa năng lượng và thời gian. Nếu không gian thật sự là trống rỗng, thì nó sẽ có năng lượng đúng bằng không tại một thời điểm được xác định chính xác trong thời gian – cái mà nguyên lý bất định cấm không cho chúng ta biết được.
Như vậy, chẳng có cái gì là chân không cả. Theo lý thuyết trường lượng tử, không gian trống rỗng thật ra đang tràn ngập những vật chất có thời gian sống ngắn, chúng xuất hiện trong khoảnh khắc rồi biến mất trở lại, nói chung là ngăn không cho vũ trụ vi phạm nguyên lý bất định.
Chân Không lượng tử được định nghĩa như trạng thái cơ bản tận cùng của vạn vật, nó vô hướng, trung hòa, mang năng lượng cực tiểu hay còn gọi là năng lượng điểm không. Năng lượng điểm không là năng lượng dao động mà các vi hạt còn giữ được ngay cả ở độ 0 tuyệt đối tương ứng với nhiệt độ 0°K hay -273,15°C .
Một trong những minh chứng cho năng lượng điểm không là hiệu ứng Casimir. Hiệu ứng Casimir mô tả: nếu bạn đặt hai tấm kim loại không tích điện mặt đối mặt trong một chân không, thì chúng sẽ tiến về phía nhau bởi một lực tác động tương đương 0,1 gram.

Khả năng khai thác năng lượng từ Chân Không lượng tử

Một trong những người đầu tiên nói về việc khai thác năng lượng từ Chân Không là nhà phát minh vĩ đại Nicolas Tesla.
Nhiều người tin rằng Đức Quốc xã đã khai thác thành công năng lượng điểm không để chế tạo 3 thế hệ đĩa bay sử dụng động cơ phản trọng lực gắn vũ khí tấn công, có tốc độ bay lên đến 40.000km/h có tên là Haunebu.
năng lượng “miễn phí”
Một số bức ảnh được cho là chụp cảnh vận hành vật thể bay Haunebu thế hệ II của Đức quốc xã (ảnh: discaircraft.greyfalcon.us)
năng lượng “miễn phí”
Một tài liệu được cho là của Đức quốc xã thiết kế vật thể bay Haunebu thế hệ I (ảnh: discaircraft.greyfalcon.us)
Trong quá khứ, đã có rất nhiều các phát minh tạo ra năng lượng “miễn phí” từ Chân Không lượng tử được công bố, nhưng các phát minh ấy đều bị giấu diếm, bị rơi vào quên lãng, thậm chí những nhà khoa học phát minh ra chúng còn biến mất một cách bí ẩn.
Cũng cần lưu ý rằng kể từ khi “Đạo luật Bảo vệ Sáng chế” của Mỹ có hiệu lực vào năm 1951, hơn 5.000 sáng chế đã được liệt vào danh sách bí mật cho đến cuối năm 2014.
Theo báo cáo của Steven Aftergood từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ:
“Danh sách các bằng sáng chế năm 1971 chỉ ra rằng bằng sáng chế cho máy phát điện mặt trời đã được xem xét và có thể bị hạn chế nếu hiệu suất quang điện đạt hơn 20%. Các hệ thống chuyển đổi năng lượng cũng phải được xem xét và có thể bị hạn chế nếu chúng đạt hiệu suất chuyển đổi ‘vượt quá 70-80%‘” (nguồn)

Không còn là điều cấm kỵ?

Trong vài năm gần đây, vấn đề khai thác năng lượng miễn phí từ Chân Không dường như đã được giới khoa học dòng chính và các nhà đầu tư quan tâm một cách “nhiệt tình” hơn.
Giáo sư Hassim Haramein là người đang dẫn đầu một nhóm các nhà vật lý, kỹ sư điện, toán học và các khoa học khác để tìm ra các nguyên tắc thống nhất và ý nghĩa của chúng. Trong một cuộc nói chuyện của TEDx tại Đại học California, San Diego, Hoa Kỳ, ông đã tuyên bố:
“Không gian thực sự không trống rỗng, nó đầy năng lượng … Năng lượng trong không gian không phải là vô ích, nó vô tận và chúng ta có thể tính toán được năng lượng có trong không gian và biến nó thành sự thật. Mọi thứ chúng ta thấy thực sự đang nảy sinh từ không gian.” (trích bài nói chuyện TEDx của Nassim).

Một nghiên cứu có tiêu đề “Trích xuất năng lượng và nhiệt từ Chân Không” trên tạp chí Physical Review của Tiến sĩ, Phó giáo sư thuộc Bộ môn Cơ khí tại Đại học Boston – Daniel C. Cole và nhà vật lí Harold E. Puthoff cho thấy:
“Các đề xuất gần đây đã xuất hiện trên truyền thông về việc trích xuất năng lượng và nhiệt từ bức xạ điện từ điểm không qua hiệu ứng Casimir. Nhiệt động lực cơ bản liên quan đến các đề xuất này đã được làm rõ ở đây, với kết luận rằng về nguyên tắc, các đề xuất này là đúng”
Điều này đưa chúng ta tới điểm tiếp theo, rằng các khái niệm này không chỉ đúng về nguyên tắc, mà chúng cũng không còn là lý thuyết nữa.

Đã có ví dụ nào về các thiết bị tạo năng lượng “miễn phí”?

Cho đến nay, những thiết bị sản xuất ra năng lượng “miễn phí” đã không còn là điều không tưởng hoặc nằm trên giấy.
Giáo sư Paramahamsa Tewari tại Ấn độ đã thành công trong việc nghiên cứu và chế tạo ra máy phát điện có năng lượng đầu ra lớn hơn đầu vào. Ông gọi nó là “Máy phát điện không có phản lực” (Reactionless Generator). Ông đã có phát minh để triệt tiêu lực Lenz – vốn luôn tồn tại để chống lại mô-men quay của các máy phát điện.
Bạn có thể tham khảo video được trích ra từ bộ phim “Đến từ hư không – Out of The Void”, được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Vien, ghi lại cảnh chiếc máy đang hoạt động trong thực tế tại nhà máy Kirloskar, Ấn Độ. Tại nhà máy này, kết quả kiểm tra hợp nhất đã được xác nhận.
Nhà phát minh người Thổ Nhĩ Kỳ, Muammer Yildiz cũng đã phát minh thành công máy phát điện từ các nam châm vĩnh cửu. Phát minh của ông đã được trình bày tại trường Đại học kỹ thuật Hà Lan và nhận được sự công nhận và tán thưởng bởi các nhà khoa học tại đây. Muammer Yildiz cũng đã trình diễn sản phẩm này tại triển lãm sáng tạo Thổ Nhĩ Kỳ tháng 1/2013, triển lãm Các nhà Sáng tạo Geneva, Thụy Sĩ tháng 4/2013. Hiện nay, ông đã thành lập công ty HMSB để thương mại hóa sản phẩm này.
Video trình diễn sản phẩm của Muammer Yildiz tại Đại học kỹ thuật Hà Lan:


Hình ảnh chiếc máy phát điện 1350-1500kW được thương mại hóa bởi công ty HMSB (ảnh: hmsbturk.com)

Bên cạnh đó, Công ty GDS Technology Canada cũng có sản phẩm máy phát điện xách tay công suất 5kW, chạy bằng nước.

Hình ảnh máy phát điện xách tay công suất 5kW của GDS Technology Canada chạy bằng nước (ảnh: gdstechnologies.ca)

Mặc dù có thể sản xuất ra điện mà không tốn nhiên liệu, các máy phát năng lượng “miễn phí” này hiện vẫn đang có giá thành khá cao do chi phí nghiên cứu phát triển còn lớn. Nhưng giá thành các sản phẩm này sẽ ngày càng giảm hơn trong tương lai không xa.
Thiện Tâm tổng hợp