Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Ông Đinh Đức Lập không đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm lại theo quy định của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam

Việc xem xét để bổ nhiệm lại ông Đinh Đức Lập tiếp tục làm tổng biên tập báo Đại đoàn kết đang diễn ra tại MTTQVN cho thấy có sự phớt lờ các quy định trong Hướng dẫn 35. Ở trang 8, phần nói về bổ nhiệm lại cán bộ, Hướng dẫn 35 nêu rõ: “Những cán bộ được xem xét bổ nhiệm lại chức vụ ở đơn vị cũ phải là người hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao. Trong quá trình giữ chức vụ không bị vi phạm kỷ luật”.

Dù chỉ bị xử lý kỷ luật rất nhẹ so với mức độ sai phạm nghiêm trọng đã gây ra thì trong thời gian giữ chức vụ tổng biên tập báo Đại Đoàn kết ông Lập cũng đã vi phạm kỷ luật và bị xử lý, bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm 2012 và 2013. Như vậy, ông Đinh Đức Lập không đủ điều kiện để xem xét bổ nhiệm lại theo quy định trong Hướng dẫn 35 do chính Đảng đoàn MTTQVN ban hành.

Các kỷ lục tai tiếng nhất làng báo Việt Nam mà ông Đinh Đức Lập đang "chiếm giữ" chẳng lẽ các vị lãnh đạo MTTQVN thấy vẫn còn chưa đủ nên thêm một lần nữa tạo môi trường, điều kiện ưu ái hơn cho ông Lập tiếp tục trượt dài như xe lao dốc không phanh?


Tổng biên tậo báo Đại đoàn kết  Đinh Đức Lập đang hớn hở nhận xằng Giải B Giải báo chí quốc gia lần thứ VIII-2013 tại lễ trao thưởng đêm 21/6/2014.

Một cán bộ, đảng viên sa sút về phẩm chất đạo đức và liên tiếp vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước gây ra nhiều tai tiếng như ông Đinh Đức Lập (tổng biên tập báo Đại đoàn kết, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) cho tới giờ này vẫn chưa bị cách chức (Xin xem ở đây).

Có vẻ như ông Lập được lãnh đạo MTTQ VN ưu ái, cho qua hầu hết các sai phạm nghiêm trọng, chỉ xử lý kỷ luật nhè nhẹ như phủi bụi trong khi “bật đèn xanh” cho ông Lập ngang ngược chà đạp pháp luật trả thù hèn hạ những người tố cáo ông.  Thực ra, sự “ưu ái” của lãnh đạo MTTQVN được biết cũng chỉ là bất đắc dĩ làm theo sự điều khiển của ông Vũ Trọng Kim - ủy viên trung ương Đảng, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký UBTƯ MTTQVN, là quan thầy, che chắn và cùng nhóm lợi ích với ông Lập. Vì sao cả một tập thể hùng mạnh đại diện cho các thành phần dân cư và các tổ chức chính trị xã hội tầm cỡ quốc gia lại phải nghe theo, làm theo một cá nhân lộng quyền?

Chỉ với những kết luận của Đảng đoàn MTTQVN về các sai phạm của ông Lập thôi ở các cơ quan khác cũng đủ để chí ít là cảnh cáo về mặt Đảng và cách chức về mặt chính quyền rồi. Thế nhưng, trong trường hợp ông Đinh Đức Lập, lãnh đạo MTTQVN chỉ xử lý kỷ luật ở hình thức khiển trách. Xếp loại thi đua cho ông Lập trong 2 năm 2012, 2013 ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ.

Ông Lập vẫn ôm cứng cái ghế tổng biên tập cho dù phải hứng chịu nhiều tai tiếng nhất trong làng báo Việt Nam từ xưa tới nay. Với những người có lòng tự trọng và còn biết xấu hổ về những sai phạm và hậu quả do mình gây ra , trong trường hợp như ông Lập người ta đã phải từ chức để cứu vãn một chút danh dự.

Ông Đinh Đức Lập chẳng những không từ chức mà còn ra sức đánh bóng thêm tên tuổi, hình ảnh của một “nhà báo tớn, tổng biên tập vĩ đại nhất của báo Đại đoàn kết” (ông Lập từng chê bai, phê phán các tỗng biên tập tiền nhiệm trong lúc trả lời Đài BBC khi mới chân ướt chân ráo về báo). Gian lận để nhận xằng nhận bậy giải thưởng báo chí quốc gia lần thứ 8-2013 mới đây là một trong những ví dụ điển hình nhất cho việc ông Lập ra sức tự đánh bóng tên tuổi, hình ảnh của mình một cách thô thiển và bất chấp tất cả.

Giải báo chí Quốc gia là một trong những giải thưởng lớn, được cho là có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực báo chí của nước ta trong những năm qua. Thế nhưng, chỉ bằng một hành vi hết sức vụ lợi cá nhân làm mờ lý trí của tổng biên tập báo Đại đoàn kết Đinh Đức Lập thôi ngay lập tức giải thưởng lớn này bị dư luận đặt nghi vấn về chất lượng và sự liêm chính của nó.

Ở những cơ quan chủ quản khác, tổng biên tập các tờ báo trực thuộc không phải chỉ hoàn toàn là những người có phẩm chất và năng lực hoàn hảo. bãn thân một số trong đó cũng có những “tiềm năng” của cái xấu, cái ác và lòng tham lam không khác gì ông Lập. Song họ không có điếu kiện mà môi trường để mặcsức vi phạm đạo đức nnghề nghiệp, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước như ông Lập. Vì cơ quan chủ quản của những tổng biên tập như thế có khả năng xử lý cán bộ vi phạm một cách minh bạch, đúng pháp luật và đúng người đúng tội.

Có thể nói rằng, việc ông Đinh Đức Lập trở thành một tổng biên tập tai tiếng nhất làng báo Việt Nam, lập nên nhiều kỷ lục về các sai phạm hàng loạt và nghiêm trọng có trách nhiệm không thể chối cãi của lãnh đạo MTTQVN. Sự bao che, bưng bít thông tin, xử lý các sai phạm của ông Lập không tới nơi tới chốn, dung túng cho các sai phạm của ông Lập ngày càng nghiêm trọng hơn của lãnh đạo MTTQVN là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho tình hình ở báo Đại đoàn kết ngày cáng xấu hơn, uy tín của lãnh đạo MTTQVN cũng ngày càng bị ảnh hưởng không tốt.

Hiện tượng Đinh Đức Lập tại MTTQVN có thể xem như là sự thách thức dư luận, thách thức công tác tổ chức cán bộ tại cơ quan này. Ngay từ năm 2001, Đảng đoàn MTTQVN đã có Hướng dẫn số 35 quy định khá chi tiết, cụ thể việc phân cấp quản lý, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ tại MTTQVN. Nếu như từ đó cho tới nay không có văn bản đủ thẩm quyền nào khác phủ nhận các quy định tại Hướng dẫn 35 cho phép những cán bộ sai phạm hàng loạt và nghiêm trọng như ông Lập mặc sức làm càn mà không bị xử lý thì đây rõ ràng là sự thách thức các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Cụ thể như việc xem xét để bổ nhiệm lại ông Đinh Đức Lập tiếp tục làm tổng biên tập báo Đại đoàn kết đang diễn ra tại MTTQVN cho thấy có sự phớt lờ các quy định trong Hướng dẫn 35. Ở trang 8, phần nói về bổ nhiệm lại cán bộ, Hướng dẫn 35 nêu rõ: “Những cán bộ được xem xét bổ nhiệm lại chức vụ ở đơn vị cũ phải là người hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao. Trong quá trình giữ chức vụ không bị vi phạm kỷ luật”.

Dù bị xử lý kỷ luật rất nhẹ so với mức độ sai phạm nghiêm trọng đã gây ra thì trong thời gian giữ chức vụ tổng biên tập báo Đại Đoàn kết ông Lập cũng đã vi phạm kỷ luật và bị xử lý, bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm 2012 và 2013. Như vậy, ông Đinh Đức Lập không đủ điều kiện để xem xét bổ nhiệm lại theo quy định trong Hướng dẫn 35 do chính Đảng đoàn MTTQVN ban hành.

Hiện tại, tổng biên tập Đinh Đức Lập của báo Đại đoàn kết còn đang phải đối mặt với 3 vụ kiện đã được tòa án thụ lý của 3 nguyên đơn từng là các nhà báo, cán bộ lãnh đạo Ban của báo này. Mới đây, ông Lập tiếp tục bị tố cáo về hành vi gian lận giải thưởng báo chí Quốc gia. Vụ việc cũng đã được báo Người Cao Tuổi chính thức lên tiếng phê phán và gọi ông Lập là người “quen tự đánh bóng mình và không có dây thần kinh xấu hổ”.

Hội đồng giải báo chí quốc gia và các cơ quan chức năng đang xem xét vụ gian lận giải thưởng này của ông Đinh Đức Lập trong bối cảnh dư luận đang hết sức quan tâm và chờ đợi sự phán xét nghiêm minh, khách quan và đúng pháp luật của các cơ quan này, đảm bảo cho sự tin cậy của công luận vào giải thưởng báo chí quốc gia được cho là rất có uy tín này.

Giả thiết rằng Đảng đoàn MTTQVN vẫn tiếp tục bổ nhiệm lại ông Đinh Đức Lập vào vị trí cũ bất chấp các quy định của chính mình, bất chấp các quy định về công tác tổ chức cán bộ của Đảng. Các vị lãnh đạo MTTQVN đã có dự trù đến trường hợp các sai phạm nghiêm trọng của ông Lập tiếp tục ngày càng nghiêm trọng hơn, giúp ông Lập phá hết "kỷ lục tai tiếng" này tới "kỷ lục tai tiếng" khác, các phán quyết của tòa án bất lợi cho ông Lập và Hội đồng giải báo chí quốc gia sẽ phải mạnh tay với ông Lập để bảo vệ uy tín của giải thưởng lớn này không? 

Các kỷ lục tai tiếng nhất làng báo Việt Nam mà ông Đinh Đức Lập đang có chẳng lẽ các vị lãnh đạo MTTQVN thấy vẫn còn chưa đủ và tiếp tục tạo môi trường, điều kiện ưu ái hơn cho ông Lập tiếp tục trượt dài như xe lao dốc không phanh?

Nếu chĩ vì một cá nhân nào đó có khả năng gây sức ép lên tập thể để rồi mang lại hậu quả khó lường mà ai cũng có thể nhận ra (trong thực tế đã và đang xảy ra vi phạm hàng loạt và nghiêm trọng) thì quả thật là điều khó có thể chấp nhận được tại ban lãnh đạo của một tổ chức đang được mọi tầng lớp nhân dân cả nước kỳ vọng.

Toàn văn Hướng dẫn số 35:















Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tổng biên tập báo Đại đoàn kết Đinh Đức Lập tiếp tục đối diện với đơn tố cáo gian lận giải báo chí quốc gia

Báo Người Cao Tuổi ngày 25/6/2014 có bài “Ông Đinh Đức Lập gian dối nhận giải báo chí quốc gia”  gây chấn động dư luận. 
(xin xem: http://nguoicaotuoi.org.vn/ban-doc/ong-dinh-duc-lap-gian-doi-nhan-giai-bao-chi-quoc-gia.html ) 

Trong suốt lịch sử giải báo chí toàn quốc và nay là Giải báo chí Quốc gia, qua nhiều thế hệ hội đồng xét duyệt đã luôn cố gắng gìn giữ uy tín, gây dựng một giải thưởng lớn, có giá trị cho lĩnh vực báo chí. Nhưng chỉ trong một chốc đã bị ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, bôi tro trát trấu, gây ra nhiều tai tiếng đáng tiếc cho giải thưởng được cho là có tầm vóc quốc gia này. 

Ông Lập không chỉ gây tai tiếng cho Giải báo chí Quốc gia lần thứ 8 - 2013, mà  hầu như làm việc tại cơ quan tổ chức nào ông Lập cũng gây ra nhiều tai tiếng. 

Ở Trung ương Đoàn với sự cố mua bằng để lên lương; ở báo Đại đoàn kết thì liên tục bị tố cáo hàng loạt các sai phạm và phải nhận kỷ luật; tổ chức trao Cúp tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân thì vi phạm quy định của Chính phủ; liên danh liên kết xây dựng kinh doanh bất động sản thì buông lỏng quản lý để xảy ra hàng loạt tiêu cực...

Mới đây là hành vi nhận xằng, nhận bậy Giải thưởng báo chí Quốc gia trong khi ông Lập không hề là tác giả của bất kỳ bài viết nào trong loạt bài đoạt giải B của báo Đại đoàn kết.

Nhà báo Đặng Thị Kim Ngân và nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng đã chính thức có đơn tố cáo hành vi gian lận Giải báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập (Tổng biên tập báo Đại đoàn kết). Trong đó, các nhà báo này đề nghị Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, Hội Nhà báo Việt Nam xóa tên “Đức Anh” khỏi Giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII trong loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng ba” vì ông Lập gian lận, không phải là tác giả của bất kỳ bài viết nào trong loạt bài được giải; Có hình thức xử lý kỷ luật các cá nhân trong Chi hội báo Đại Đoàn Kết có liên quan;  Xem xét và có hình thức kỷ luật bãi nhiệm chức danh Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam của Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập.

Dưới đây là nội dung đơn của nhà báo Đặng Thị Kim Ngân:


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO 
(Hành vi gian lận giải báo chí quốc gia
của ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết)

         Kính gửi:  - Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia  

Tôi là: Đặng Thị Kim Ngân - Nhà báo - Nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo báo Đại Đoàn Kết. Nơi cư trú: *** ĐT: ***

Kính thưa quý vị lãnh đạo!

Tôi xin tố cáo hành vi gian lận Giải B Giải Báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết như sau:

Dù không phải là tác giả của bài báo nào trong loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng ba” được Giải B Giải Báo chí quốc gia, nhưng Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập (Đức Anh) với sự đồng lõa của Chi hội báo Đại Đoàn Kết vẫn cố tình gian dối để nhận giải.

Tôi xin gửi kèm theo trang 12 Báo Người cao tuổi số 101 ra ngày 25/6/2014 có bài “Ông Đinh Đức Lập gian dối nhận giải báo chí quốc gia” đã chỉ rõ hành vi gian lận này.

Thực tế đã cho thấy: Là một Đảng viên và một lãnh đạo (khi là Trưởng Ban, Giám đốc Trung tâm đào tạo cán bộ, Tổng biên tập) nhưng ở nơi công tác nào (Trung ương Đoàn, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, báo Đại Đoàn Kết) ông Đinh Đức Lập cũng gây ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, làm mất uy tín không chỉ của cơ quan, tổ chức mà còn của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam. Hành vi giả bằng cấp ở Trung ương Đoàn, giả giấy tờ ở báo Đại Đoàn Kết, phát ngôn bừa bãi vu khống cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gian lận giải báo chí quốc gia… chỉ là một phần những sai phạm về quy định của Đảng, pháp luật của Nhà Nước có hệ thống của ông Lập.

Uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam, Giải Báo chí quốc gia (kế thừa từ Giải Báo chí Toàn quốc) suốt mấy chục năm qua bỗng chốc bị tai tiếng. Hành vi gian lận này có thể đã không xảy ra, uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam có thể sẽ được gìn giữ nếu như trước đó, hàng loạt sai phạm nghiêm trọng có hệ thống làm ảnh hưởng tới Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo Đảng, Nhà nước của ông Lập được Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam xử lý kỷ luật đúng với tính chất và mức độ sai phạm.

Kính thưa quý vị lãnh đạo!

Liệu hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập chỉ đơn thuần là háo danh?. Hay còn nằm trong toan tính để đánh bóng hình ảnh, khỏa lấp đi tai tiếng của các sai phạm để tìm cách được tái bổ nhiệm chức danh Tổng biên tập, nhằm tiếp tục trục lợi từ các dự án vi phạm pháp luật?.

Việc ông Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQVN - Thủ trưởng cơ quan vì dung túng bao che, không giải quyết tố cáo đúng luật, cùng với ông Lập vi phạm pháp luật trong quản lý tài sản nhà nước nên đã mắc nhiều sai phạm và đã được Ủy Ban Kiểm tra trung ương kết luận ngày 3/12/2013. Hơn nữa, ông Kim không những không bảo vệ người tố cáo, mà còn đồng lõa với ông Lập trả thù người tố cáo nên càng làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, báo Đại Đoàn Kết.

Kính thưa quý vị lãnh đạo!

Bởi vậy, hành vi gian lận Giải B Giải Báo chí Quốc gia của Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập nếu tiếp tục được dung túng, không xử lý nghiêm thì sẽ càng làm tăng thêm hậu quả tai hại gây mất uy tín tới Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội đồng Giải báo chí quốc gia và nhiều quý vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đã tới dự lễ trao giải.

Cho nên, chúng tôi kính đề nghị Đảng ủy cơ quan Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam xem xét và có hình thức kỷ luật thích đáng với Đảng viên Đinh Đức Lập và với Tổng biên tập Đinh Đức Lập.

Chúng tôi kính đề nghị quý vị lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia xem xét và xử lý nghiêm vụ việc như sau:

1.        Ra Quyết định xóa tên “Đức Anh” khỏi Giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII trong loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng ba” vì ông Lập gian lận, không phải là tác giả của bài viết nào được giải.
2.        Có hình thức xử lý kỷ luật các cá nhân trong Chi hội báo Đại Đoàn Kết có liên quan.
3.        Xem xét và có hình thức kỷ luật bãi nhiệm chức danh Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam của Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập.

Nơi nhận:                                                                        Hà Nội ngày 27 tháng 6 năm 2014
-Thủ tướng chính phủ                                                                       Người làm đơn
-Ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị                                 
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương                                
- Ông Nguyễn Thiện Nhân -Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ tịch UBTWMTTQVN
-Ban Tuyên giáo Trung ương
-Vụ Báo chí xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương
-Ủy Ban Trung ương MTTQVN
-Đảng ủy Ủy Ban TƯMTTQVN                                                    Đặng Thị Kim Ngân
-Ông Lê Bá Trình – PCT UBTWMTTQVN
-Ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng
Bộ Thông tin Truyền thông
-Bộ Thông tin truyền thông
-Nhà báo Thuận Hữu – Chủ tịch                                                       
Hội Nhà báo Việt Nam
-Hội Nhà báo Việt Nam
-Hội đồng giải báo chí quốc gia
-Ông Hoàng Hữu Lượng
Cục Trưởng Cục Báo chí
-Cục Báo chí
-Báo chí

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐINH ĐỨC LẬP GIAN DỐI NHẬN GIẢI BÁO CHÍ QUỐC GIA

Nếu tờ báo nào cũng hành xử như ông Đinh Đức Lập: phóng viên, nhóm phóng viên báo mình có giải thưởng thì tổng biên tập cũng xía vào dây phần kiếm chút tên tuổi (với lý do vì mình là ... tổng biên tập nên có công to trong việc cho đăng bài, hoặc kể lễ dài dòng ra hàng tá lý do khác mà theo quy định bắt buộc bất kỳ người nào làm TBT cũng phải có trách nhiệm) thì có mà loạn thật rồi. 

May mà hiện tượng Đinh Đức Lập cũng chỉ là chuyện hiếm hoi, gần như là duy nhất trong làng báo Việt Nam.


Ông Đinh Đức Lập gian dối nhận giải báo chí quốc gia

Huy Dũng
Tối 21/6/2014, VTV1, VTV6 và Đài Tiếng nói Việt Nam truyền hình và truyền thanh trực tiếp Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Báo Đại Đoàn Kết đã giành một giải B cho loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của nhóm 4 tác giả. Khi người dẫn chương trình giới thiệu nhóm tác giả lên nhận giải, khán giả thấy có ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết đạo mạo bước lên sân khấu nhận Giấy chứng nhận rồi nhận Kỉ niệm chương của Ban Tổ chức. Báo Đại Đoàn Kết ra ngày 23/6/2014 cho biết Đức Anh là bút danh của ông Đinh Đức Lập, một trong những tác giả của loạt bài được giải B. Nhưng đó là một sự gian lận trắng trợn. Bởi ông Đinh Đức Lập (Đức Anh), không có bài tham dự…
Tôi đã đọc 4 bài báo trong loạt bài được giải B của Báo Đại Đoàn Kết “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của các tác giả: Luật gia Trần Công Trục, Mai Thắng, Khánh Ly và Hoàng Thu Phố (Thanh Bình) đăng trên Báo Đại Đoàn Kết từ ngày 11/3 đến 14/3/2013.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trao Giải B cho loạt bài "25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của Báo Đại Đoàn kết.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trao Giải B cho loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của Báo Đại Đoàn kết.
Khi xem truyền hình trực tiếp, tôi thấy xướng danh tên tác giả Đức Anh trong loạt bài đoạt giải B. Không biết tác giả Đức Anh là ai, nhưng tôi thấy ông Đinh Đức Lập lên sân khấu nhận giải và còn đại diện cho cả nhóm nhận Kỉ niệm chương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trao. Ngày 23/6/2014, Báo Đại Đoàn Kết có bài “Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII: Báo chí tiếp tục khẳng định chính nghĩa Việt Nam sáng ngời” cho biết thông tin “nhà báo Đức Anh” chính là ông Đinh Đức Lập.
Không tin vào trí nhớ của mình, tôi xem lại 4 bài báo trong loạt bài của Báo Đại Đoàn Kết đăng tháng 3/2013 vẫn không thấy tên tác giả Đức Anh? Băn khoăn chi bằng đến luôn Hội Nhà báo Việt Nam tìm hiểu. Tiến sĩ Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ, Thường trực của Hội đồng giải bận nhiều việc nên giao ông Nguyễn Chí Tiến, Ủy viên Hội đồng trực tiếp giúp tôi tìm hồ sơ lưu trữ.
Báo Đại Đoàn kết ra từ 11 đến 14/3/2013 trong loạt bài dự thi không có tác giả nào tên là Đức Anh.
Báo Đại Đoàn kết ra từ 11 đến 14/3/2013 trong loạt bài dự thi không có tác giả nào tên là Đức Anh.
Sau hơn hai tiếng đồng hồ tìm đi tìm lại rất kĩ các tập hồ sơ, ông Nguyễn Chí Tiến đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu liên quan đến loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” dự thi của Báo Đại Đoàn Kết. Chúng tôi chụp lại toàn bộ loạt bài này. Tại phòng làm việc của Hội Nhà báo Việt Nam, không chỉ một lần, tôi xem đi xem lại 4 bài báo trong loạt bài với mong muốn biết đâu sẽ chợt “lộ” ra cái tên Đức Anh. Nhưng vô vọng. Bài kì 4 ngày 14/3/2013 là của Hoàng Thu Phố ghi là “Bài cuối”.
Khi tôi nhìn vào bản “Thống kê danh sách tác giả kèm theo tác phẩm dự giải báo chí quốc gia lần thứ VIII năm 2013” của Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết ngày 30/3/2014, Phó Thư kí Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết Nguyễn Thị Cẩm Thúy ghi rõ thông tin về loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” dự thi ở phần số thứ gồm 4 kì đăng tải từ ngày 11/3 đến 14/3/2013 mà không có bài nào của Đức Anh.
Ngày 10/6/2014, Chủ tịch BCH Hội Nhà báo Việt Nam,  Nhà báo Thuận Hữu kí Quyết định số 74/QĐ-HĐGBCQG  tặng giải thưởng Giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII – năm 2013 tại trang 3, mục II “Giải xã luận, bình luận, chuyên luận (Báo in)” ghi rõ 3 giải B. Loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của Báo Đại Đoàn Kết ở vị trí thứ 3 với tên nhóm tác giả: Đức Anh, Trần Công Trục, Mai Thắng, Khánh Ly, Hoàng Thu Phố.
Tại sao Đức Anh (Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập) không phải là tác giả của bất kì bài nào trong 4 bài báo dự thi lại có tên trong quyết định tặng giải thưởng giải báo chí quốc gia? Tiến sĩ Trần Bá Dung và nhà báo Nguyễn Chí Tiến cho biết: Với số lượng bài gửi dự thi rất lớn, công việc nhiều, thời gian lại gấp rút, nên Ban Thư kí Tổng hợp Giải báo chí Quốc gia không thể tự thống kê được các tác giả, cũng không thể biết được chắc chắn tên tác giả và bút danh của các bài dự thi. Vì vậy, việc thống kê tên tác giả cụ thể trong các loạt bài do Chi hội, Liên chi hội Nhà báo có tác phẩm dự thi cung cấp. Nếu Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết không cung cấp thì chúng tôi không thể tự nghĩ ra và ghi thêm cái tên Đức Anh vào được…
Như vậy đã rõ, Phó Thư kí Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết Nguyễn Thị Cẩm Thúy đã đồng lõa với ông Đinh Đức Lập, gian dối một cách trắng trợn, cố ý đưa tên   Đức Anh (Đinh Đức Lập) vào để nhận giải báo chí quốc gia lần thứ VIII.
Tại sao biết mình không có bài dự thi mà Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập vẫn lên sân khấu nhận giải, vẫn ghi tên mình vào nhóm tác giả đoạt giải còn đứng ra đại diện cho nhóm tác giả để nhận Kỉ niệm chương? Thì ra con người này quen tự đánh bóng mình và không có dây thần kinh xấu hổ.
Huy Dũng

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Vụ Đinh Đức Lập: Tổng biên tập háo danh nhận xằng giải thưởng quốc gia lập thêm kỷ lục tai tiếng nhất làng báo Việt Nam

Có một tổng biên tập không chỉ phá kỷ lục quốc gia của làng báo Việt Nam về chuyện bị nhiều cán bộ, phóng viên của chính báo mình tố cáo, kiện ra tòa án  nhiều nhất, dai dẳng nhất
Mà mới đây còn tiếp tục phá thêm một kỷ lục mới nữa là “tổng biên tập nhận xằng giải thưởng quốc gia nhiều nhất” (và có lẽ là duy nhất) trong làng báo Việt Nam.

Chẳng những thế, mới đây trước ống kính truyển hình trực tiếp của VTV và hàng loạt ống kính của các nhà báo trong và ngoài nước khác, ông tổng biên tập này còn tạo dáng đạo mạo khi lên nhận giảimà không chỉ đứng giữa hàng của những tác giả nhận giải, ông ta còn đại diện cho nhóm tác giả nhận kỷ niệm chương của Ban Tổ chức do ông Nguyễn Bắc Son – Bộ Trưởng Bộ Thông tin truyền thông trao nữa chứ.

Trong tất cả các giải thưởng quốc gia mà báo Đại đoàn kết có được trong nhiệm kỳ của ông tổng biên tập này hầu như đều không có bài viết nào của ông ta, thế nhưng khi có giải thưởng thì đương nhiên phải có mặt ông tổng biên tập lên nhận giải, nhận kỷ niệm chương hoành tránh, rùm beng. Thế mới gọi là kỷ lục chuyện lạ quốc gia làng báo Việt Nam.

Có lẽ các bạn cũng đã đoán ra một phần nào con người không có tác phẩm báo chí dự thi trong loạt bài của các  phóng viên, cộng tác viên khác nhưng lại “hiên ngang” đưa tên mình vào để lấy giải B báo chí quốc gia 2014 là ai?. 

Vâng. Đó chính là ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết - Người đang ghi những kỷ lục tai tiếng nhất của làng báo Việt Nam.



Ông Đinh Đức Lập (đeo cà vạt màu vàng) đang hớn hở nhận Giải B Giải báo chí quốc gia lần thứ 8 do Hội Nhà báo Việt Nam trao cho loạt 4 bài "25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng 3" của bào Đại đoàn kết, trong loạt bài này không hề có bài nào đứng tên tác giả Đức Anh (Đinh Đức Lập) - Ảnh báo ĐĐK.

Trong số giải B của Giải báo chí 2014, thì báo Đại Đoàn Kết có một giải cho loạt bài: “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng ba”. Loạt bài viết này có những tác giả sau (kể cả những tác giả viết bài, ghi ý kiến, viết tin): Luật sư Trần Công Trục, Mai Thắng, Khánh Ly, Hoàng Thu Phố (Thanh Bình).

Xin xem đường link 4 bài viết:

Bốn bài viết đạt giải không hề có lấy một bài của tác giả Đức Anh (bút danh của ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết). Trong khi đó, Hoàng Long – phóng viên ảnh của báo Đại Đoàn Kết có ảnh chụp ở Trường Sa từ năm 2009 - 2011 đăng ảnh minh họa vào loạt bài lại không được đưa tên vào nhóm tác giả.

Vậy vì lý do gì Ban Tổ chức giải đã thống kê tên tác giả Đức Anh vào giải?. Ban Tổ chức nhầm chăng?. Ban tổ chức nhầm thì có thể hiểu được, nhưng báo Đại Đoàn Kết thì không thể nói là nhầm. Bởi vì, bà Cẩm Thúy – Trưởng ban Chuyên đề của báo Đại Đoàn Kết đã thống kê tên các tác giả đoạt giải B (tên tác giả Đức Anh được đưa lên hàng đầu) của báo khi viết bài ca ngợi loạt bài này và bài của mình đoạt giải. Xin xem:


Hành vi gian lận giải báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập nhằm đánh bóng hình ảnh bản thân xem ra khá quen thuộc, không chỉ nằm trong hệ thống hành vi quen dùng tờ báo của MTTQ Việt Nam phục vụ lợi ích cá nhân, đánh bóng hình ảnh bản thân mình mà gần đây còn có thể nằm trong mưu đồ “chạy án” có chủ ý của ông Lập trước làn sóng công kích mạnh mẽ của dư luận và báo chí dành cho ông.

Mặc dù báo Đại Đoàn Kết dưới thời ông Lập đã bị biến thành “khủng long” tuyệt chủng ở các sạp báo nhưng ông Lập biết “quan hệ” nên TV điểm tin, bài của Đại Đoàn Kết khá thường xuyên. Thậm chí, trên VTV khi giới thiệu về chương trình trao giải báo chí còn đưa ý kiến phát biểu trả lời phỏng vấn của ông Lập. Sau đó, VTV online trong bài viết ngày 20/6/2014: “Giải báo chí Quốc gia 2014: Chủ đề biển đảo giành nhiều giải thưởng quan trọng”, có dẫn lời chia sẻ của ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết“Điều tôi tâm đắc nhất ở loạt bài này là không chỉ nhắc lại một sự kiện lịch sử với lòng tri ân các Anh hùng liệt sĩ, mà còn có những góc nhìn, những phân tích chuẩn xác của các chuyên gia. Từ đó chúng ta có cái nhìn cũng như những sự chuẩn bị hợp lý cho việc gìn giữ chủ quyền biển đảo quốc gia ở hiện tại và cả trong tương lai”. Xin xem:

Trước đây, Giải thưởng quốc gia của MTTQ Việt Nam “Báo chí vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ 9 năm 2011 đã trao Giải A duy nhất thể loại báo viết cho loạt bài “Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền VIệt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” của báo Đại đoàn kết. Trong loạt bài này, ông Đinh Đức Lập cũng chẳng có bài viết nào. Thế nhưng khi lập danh sách và lên sân khấu nhận giải thưởng vinh dự này từ tay đồng chí Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – cũng lại xuất hiện gương mặt lập kỷ lục quen thuộc là tổng biên tập Đinh Đức Lập.



Ông Đinh Đức Lập nhận Giải A Giải báo chí Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2011 dù không có bài viết nào  trong loạt  bài đoạt giải này.

Trích dẫn vài ghi nhận về loạt bài này sau đây: "29 bài viết được đăng tải đã gây được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc, tạo lên một cơn dư chấn không hề nhẹ trong giới trí thức cũng như những học giả quốc tế. Lần đầu tiên, người ta thấy một loạt bài đầy đặn, lớp lang như thế trên tờ báo của Mặt trận. Những con chữ không hời hợt mà sục sôi mang theo tiếng sóng từ Biển Đông. Nhưng không vì thế mà cực đoan hay tỏ ra mất kiềm chế. Trái lại, đọc những bài viết: Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong các bản đồ lịch sử, Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền… người ta thấy sự cẩn trọng trong công tác tư liệu. 

Đặc biệt, bài viết "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” đã được dư luận đặc biệt quan tâm. Đại Đoàn Kết là một trong số ít những tờ báo có bài viết về "Công hàm 1958” mà trước đó trên các trang mạng có nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng có lẽ, Đại Đoàn Kết là tờ báo duy nhất có một bài viết kỹ càng, phân tích thấu tình đạt lý, với những lớp lang để độc giả trong và ngoài nước hiểu cội nguồn sâu xa, hiểu rõ bối cảnh thế giới lúc đó, và chỉ rõ: "Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc... 

Những bài viết ấy đã được giải A - Giải Báo chí vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2011.

Nguồn: http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=82406


Điều đáng nói là, hai trong số các tác giả thực hiện loạt bài báo gây xôn xao dư luận và hiệu ứng xã hội rất tích cực của báo Đại đoàn kết này là nhà báo Hữu Nguyên và nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng (tác giả của 26/29 bài) ngay sau đó đã bị tổng biên tập Đinh Đức Lập trù dập thô bạo, trái pháp luật với quyết định buộc thôi việc vì dám cả gan tố cáo, phanh phui hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của ông tổng biên tập không chỉ làm sai pháp luật, quy định của Đảng mà còn hết sức háo danh này.

Nếu tờ báo nào cũng hành xử như ông Lập, phóng viên, nhóm phóng viên báo mình có giải thưởng thì tổng biên tập cũng xía vào dây phần kiếm chút tên tuổi thì có mà loạn thật rồi. May mà hiện tượng Đinh Đức Lập cũng chỉ là chuyện hiếm hoi, gần như là duy nhất trong làng báo Việt Nam.

Vậy là, ông Đinh Đức Lập – một người chưa từng làm báo ngày nào đã trở thành nhà báo, rồi Tổng biên tập một tờ báo của MTTQVN đã thực hiện được thỏa nguyện: Tổng biên tập có nhiều kỷ lục tai tiếng nhất làng báo Việt Nam. 

Xin xem: http://huunguyenddk.blogspot.com/2014/06/vu-inh-uc-lap-tong-bien-tap-lap-nhieu.html

Phải chăng vì các nguyên nhân sau đây mà ông Lập dám trơ tráo liên tiếp nhận xằng các giải báo chí Quốc gia: 

Vì Trung ương Đoàn TNCSHCM đã không kỷ luật vụ ông Lập chạy bằng giả; Vì được ông Vũ Trọng Kim bao che không bị xử lý kỷ luật ở MTTQ VN đúng tính chất và mức độ sai phạm?; Vì đã từng quen nhận xằng Giải A Giải Báo chí Vì sự nghiệp Đại Đoàn Kết dân tộc của MTTQVN mà không phải tác giả trong loạt 29 bài “Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa – Trường Sa” của nhóm Phóng viên Biển Đông của báo Đại Đoàn kết mà không bị phản ứng gì; và cũng vì thói háo danh, quen sử dụng tờ báo của MTTQVN để đánh bóng hình ảnh, tên tuổi phục vụ mục tiêu lợi ích cá nhân chủ nghĩa của ông Lập kéo dài nhiều năm, có hệ thống bị tố cáo và được kết luận có cơ sở nhưng không bị xử lý thích đáng nên tạo ra hiệu ứng "nhờn thuốc".

Nhờ sự liên tục dung túng, xử lý sơ xài mang tính bao che, lợi ích cục bộ của cấp trên trực tiếp,  ông Lập chẳng còn sợ ai, chẳng còn kiêng dè các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, chẳng còn coi trọng pháp luật Nhà nước  và kỷ luật Đảng nữa?

Trong thực tế, làng báo Việt Nam về mặt khả năng cũng có một số  tổng biên tập có phẩm chất tiềm năng tương tự như ông Lập. Nhưng những tổng biên tập khác không có điều kiện để lập lỷ lục  quốc gia hàng loạt như ông Lập vì cơ quan chủ quản của họ đã rất nghiêm túc và xử lý thích đáng kịp thời các vi phạm của họ. Nên đã không để cho các tổng biên  tập này có khả năng tự tung tự tác, mặc sức lập kỷ lục tai tiếng như ông Lập.

Suy cho cùng các sai phạm nghiêm trọng và hàng loạt của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại đoàn kết nhất thiết phải có nguyên nhân quan trọng từ sự buông lỏng quản lý cán bộ và sự thiếu nghiêm túc trong xử lý cán bộ vi phạm của MTTQ Việt Nam. Nếu không muốn nói là có sự bao che hết sức trắng trợn và bất chấp pháp luật Nhà nước, bất chấp các quy định của Đảng trong việc xử lý các sai phạm của ông Đinh Đức Lập tại Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam.

Vì vậy mà chẳng những cơ quan chủ quản không ngăn chặn kịp thời các sai phạm nhỏ của ông Lập mà còn vô hình chung tạo điều kiện cho ông Lập lập hết "kỷ lục quốc gia này tới kỷ lục quốc gia khác về sự tai tiếng nhất trong làng báo Việt Nam" làm ảnh hưởng hết sức xấu tới uy tín của báo Đại đoàn kết, của MTTQ Việt Nam một cách hiên ngang chẳng hề sợ ai hết!


Mai Lan


Bài do tác giả gởi tới blog HN

Cập nhật 24/6/2014: 

Có nhiều bạn đọc đề nghị chủ blog chữa lại đoạn cuối của bài này cho đúng bản chất của ông Đinh Đức Lập như sau (xin phép tác giả cho chủ blog biên tập theo ý kiến bạn đọc):

"Vì vậy mà chẳng những cơ quan chủ quản không ngăn chặn kịp thời các sai phạm nhỏ của ông Lập mà còn vô hình chung tạo điều kiện cho ông Lập lập hết "kỷ lục quốc gia này tới kỷ lục quốc gia khác về sự tai tiếng nhất trong làng báo Việt Nam" làm ảnh hưởng hết sức xấu tới uy tín của báo Đại đoàn kết, của MTTQ Việt Nam một cách trâng tráo, trơ trẽn chẳng hề biết xấu hỗ chi hết!".

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục bị ông Lập “phản ứng”!


Kể từ tháng 9/2013,  khi ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ - về nhậm chức Chủ tịch Ủy Ban Trung ương MTTQVN thì ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết tỏ vẻ không bằng lòng. Không ít lần, trước mặt các tay chân, ông Lập tỏ ra bức xúc với Chủ tịch Nhân, xin xem:

Và cũng nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày báo chí CMVN, ông Lập lại tiếp tục tranh thủ “phản ứng” Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân một phát khi cho đăng một bài báo với cái tít hoành tráng, theo lẽ thường chắc phải cỡ một cuốn sách dày mới phản ánh hết: Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân với báo Đại Đoàn Kết”.

Ô hô, thế nhưng, nội dung trong bài lại hết sức vớ vẩn, lèo tèo… Đúng là sự “cưỡng hiếp ngôn từ” theo kiểu Đinh Đức Lập quen dùng ở báo Đại đoàn kết nhiều năm qua.

Thực chất cái gọi là bài báo “khảo luận”  về  các hoạt động, lãnh đạo, chỉ đạo của “Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân với báo Đại đoàn kết” này đơn thuần chỉ là một cái tin cũ rích từ ngày 4/6/2014 khi ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch MTTQVN đến thăm báo Đại Đoàn Kết xin xem:

Tin này, đã được báo Đại Đoàn Kết đưa ngày 5/6/2014, xin xem:
Tại bài “Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân với báo Đại Đoàn Kết”, nhắc lại lời huấn thị của Chủ tịch Nhân: Báo Mặt trận khi đưa tin về hoạt động của Mặt trận phải "đầy đủ nhất, sâu nhất và nhanh nhất”.

Điều đáng nói là trong dịp này, Chủ tịch Nhân đến tận báo Đại Đoàn Kết để làm việc vậy mà không hiểu sao Ban Biên tập và phóng viên tác nghiệp thế nào vẫn không thoát ra khỏi cái căn bệnh kinh niên của báo này là đưa thông tin chậm và không đầy đủ. CHỉ cần so sánh với phóng viên Từ Lương của báo Điện tử Chính phủ cũng thấy rõ.

Báo điện tử Chính phủ đã nhanh chóng  đưa tin sự kiện Chủ tịch Nhân thăm báo Đại đoàn kết ngay buổi trưa cùng ngày, còn báo Đại Đoàn Kết phải chờ tới hôm sau (5/6) mới đưa tin. Xin xem:

Như vậy, ông Lập chủ trương “làm mới” lại thông tin đã cũ rích và không đầy đủ (nếu không muốn nói là còn bị bóp méo) của chính báo Đại đoàn kết xảy ra từ mấy tuần trước đây là nhằm mục đích gì?

Chiêu “rung cây nhát khỉ”, mượn hình ảnh, thông tin có liên quan chút xíu tới các nhà lãnh đạo để đánh bóng hình ảnh mình một cách gượng gạo, sống sượng của “cụ Lập” chẳng ai còn lạ gì (xem bài http://huunguyenddk.blogspot.com/2014/04/vu-inh-uc-lap-cu-lap-co-lam-dung-hinh.html ).


Có lẽ ông Lập đã khá thành công khi lòe được một số cán bộ, phóng viên dưới quyền tin là Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đang hứa hẹn sẽ tái bổ nhiệm ông ta và sẽ cho tái khởi động lại dự án liên doanh xây dựng tòa nhà 66 Bà Triệu, Hà Nội. Nay ông Lập tiếp tục “xài” hình ảnh, thông tin trong một sự kiện đã cũ về Chủ tịch Nhân để “củng cố” thêm niềm tin của dư luận vào sự “tồn tại hay không tồn tại” của ông Lập tại báo Đại đoàn kết chỉ trong thời gian ngắn tới đây. 

Thực tế, phóng viên Từ Lương của Báo điện tử Chính phủ đã phản ánh khá trung thực lời phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân về những sai phạm của ông Đinh Đức Lập và Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết. Cụ thể là lời phát biểu của Chủ tịch Nhân trong đoạn cuối bài viết kể trên, xin trích: “Chủ tịch NguyễnThiện Nhân lưu ý, trong bất cứ hoàn cảnh nào báo Đại Đoàn Kết cũng không được để xảy ra sai phạm trong các hợp đồng hợp tác tuyên truyền, liên doanh, liên kết với các đơn vị khác dẫn tới ảnh hưởng uy tín chung của Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam”.




Thông tin này trong phát biểu của Chủ tịch Nhân đã bị ông Lập gạt bỏ không thương tiếc và chỉ cho báo Đại đoàn kết đưa tin một cách phiến diện nhằm phục vụ cho lợi ích của bản thân ông Lập mà thôi. Còn các chỉ đạo xác đáng, thiết thực của Chủ tịch Nhân thì bị chính ông Lập cắt phéng đi. Ngay Chủ tịch Nhân mà còn bị ông Lập “bịt miệng”, đưa thông tin không đầy đủ nữa là huống chi…

Càng cho thấy cách làm báo thiếu trung thực, bóp méo, xuyên tạc sự thật của ông Lập là không chừa bất cứ ai, bất kỳ lĩnh vực nào miễn sao sự bóp méo và xuyên tạc đó có lợi cho chính bản thân ông Lập là OK rồi!

Ngọc Minh

Bài do tác giả gởi tới blog HN

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Vụ Đinh Đức Lập: Tổng biên tập lập nhiều kỷ lục tai tiếng nhất làng báo Việt Nam

Đã là người lập kỷ lục “Tổng biên tập bị nhiều cán bộ dưới quyền tố cáo nhất”, nhưng có lẽ ông Đinh Đức Lập vẫn chưa hài lòng. Ông không ngừng chà đạp lên pháp luật, trả thù thô bạo những nhà báo tố cáo đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của ông. 

Một lần nữa, bất đắc dĩ, ba nhà báo – ba lãnh đạo ban của báo Đại Đoàn Kết, buộc phải khởi kiện ông Lập ra Tòa. Tính đến thời điểm hiện tại, nhân kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Tổng biên tập Đinh Đức Lập trở thành người  lập kỷ lục mới trong làng báo Việt Nam là “tổng biên tập, người chịu trách nhiệm trước pháp luật của báo Đại đoàn kết phải đối diện cùng một lúc với 3 vụ án đã được Tòa thụ lý”.



Tổng biên tập lập nhiều kỷ lục tai tiếng nhất làng báo Việt Nam

Làm lãnh đạo để cho cán bộ, nhân viên dưới quyền tâm phục khẩu phục là điều không phải ai cũng làm được. Từ sự không vừa lòng với sếp mà dẫn tới mâu thuẫn tranh cãi thường cũng không phải là nhiều vì Ít ai dám cãi lại sếp. Càng hiếm hơn khi cán bộ, nhân viên dưới quyền lại dám tố cáo sếp - người đang nắm trong tay nhiều quyền và lợi ích của chính mình.

Tuy pháp luật nhà nước mở rộng quyền công dân trong vấn đề khiếu nại, tố cáo, nhưng cũng phải thật bí bách lắm, cán bộ, nhân viên dưới quyền mới buộc phải tố cáo sếp. Thực tế trong cuộc sống, với sự hậu thuẫn thêm của báo chí, nhiều cán bộ, nhân viên đã dũng cảm tố cáo sếp hơn.

Nhà báo bảo vệ công dân, cán bộ, nhân viên dưới quyền ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tố cáo sếp. Nhưng trớ trêu thay, khi chính họ lựa chọn hành động tố cáo sếp của mình thì ai sẽ lên tiếng để bảo vệ họ? Trong thực tế, rất hiếm nhà báo khác, tờ báo khác lên tiếng bảo vệ chính đồng nghiệp của họ khi bị trù dập bởi chính sếp của các tờ báo.

Có một luật bất thành văn trong làng báo từ xưa tới nay ai ai cũng ngầm hiểu: Tối kỵ báo nọ đánh báo kia, Tổng biên tập nọ đánh Tổng biên tập báo kia. Chính các tờ báo tự lập ra vùng cấm cho mình mà mặc nhiên ung dung với sự bất công và nghịch lý đó.

Các nhà báo mạnh tay và được tiếng dũng cảm chống tiêu cực, tham nhũng nhưng xét cho cùng chỉ trong những lĩnh vực khác. Còn các tiêu cực và tham nhũng xảy ra ngay chính trong nhà mình, của sếp mình thì hầu hết đều ngậm miệng…

Dù hết sức kìm chế và không ít lần đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn, nhưng trước sự ngang ngược, bất công, bè phái, tiêu cực, cố ý làm trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước của ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết ba nhà báo – đồng thời là ba lãnh đạo ban của báo này đã phải lựa chọn cách thức đứng lên làm đơn tố cáo chính tổng biên tập của họ.

KHông cần nói nhiều, chắc chắn ai cũng hiểu cuộc đấu tranh của ba nhà báo đầy gian nan khi người bị tố cáo hàng loạt các sai phạm lại chính là tổng biên tập, sếp trực tiếp của họ. Ông Lập đã không chừa thủ đoạn nào, lạm dụng quyền lực ra sức trả thù thô bạo. Trong số những sai phạm của ông Lập tại báo Đại đoàn kết một phần có nguồn gốc từ sự dung túng và “bật đèn xanh” của cấp trên trực tiếp ông Lập là ông Vũ Trọng Kim – Phó chủ tịch, kiêm tổng thư ký MTTQ Việt Nam, là người theo quy định của pháp luật có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết các nội dung tố cáo ông Lập, ra sức bao che. Cho nên việc giải quyết đơn tố cáo của các nhà báo Đại đoàn kết cho tới nay vẫn chưa thật sự kết thúc và nghiêm túc tuân htủ theo pháp luật.

Người bị tố cáo là tổng biên tập Đinh Đức Lập dù bị ghi nhận có nhiều sai phạm song chỉ bị kỷ luật nhẹ nhẹ như phủi bụi, còn ba nhà báo có đơn tố cáo chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của ông Lập thì bị trù dập, trả thù bằng hình thức buộc thôi việc một cách trái pháp luật. Nhờ có sự bao che, lấp liếm của cấp trên, ông Lập đã đi từ ai phạm này chồng lên sai phạm khác

Cũng cần ghi nhận rằng, ngoài những trang mạng, blog cá nhân của các nhà báo, của những trí thức “giữa đàng thấy chuyện bất bình chẳng tha” lên tiếng vạch trần bản chất của vụ việc, chỉ ra các bất cập trong việc giải quyết, xử lý các sai phạm của ông Lập, thì nhiều tờ báo chính thống như: báo Người cao tuổi, báo Tuổi trẻ, tạp chí Người làm báo, báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh, trang tin điện tử của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh… cũng đã vượt qua được "điều luật bất thành văn" trong làng báo vào cuộc ủng hộ ba nhà báo chống tiêu cực. Điều này cho thấy sự sai phạm và mức độ tai tiếng của ông Lập đã vượt quá mức bình thường đến nỗi các đồng nghiệp trong làng cũng đã phải  "xé rào" lên tiếng phê phán không còn ngần ngại.

Đặc biệt là báo Người cao tuổi đã phanh phui hàng loạt tiêu cực của Tổng biên tập Đinh Đức Lập. Nhiều bài điều tra của báo nêu ra về vấn đề này đã được cơ quan CSĐT kết luận là đúng; nhiều nội dung điều tra của báo đã được Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết luận có cơ sở…

Lẽ thường, theo quy định của pháp luật thì khi  những nội dung tố cáo được kết luận là có cơ sở thì người bị tố cáo phải bị kỷ luật; phải bị kỷ luật đúng tính chất và mức độ vi phạm; người tố cáo phải được bảo vệ, phải được phục hồi lại toàn bộ quyền và lợi ích bị xâm phạm khi bị trả thù do tố cáo kẻ có quyền… Thế nhưng, ở báo Đại đoàn kết thì tình hình ngược lại. Kẻ có nhiều sai phạm thì chỉ bị khiển trách còn người tố cáo các sai phạm thì bị sa thải. Còn cơ quan và những người có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, giải quyết tố cáo một cách nghiêm minh, theo quy định của pháp luật thì bỏ mặc cho những người tố cáo biị trù dập, trả thù thô bạo.

Đã là người lập kỷ lục “Tổng biên tập bị nhiều cán bộ dưới quyền tố cáo nhất”, nhưng có lẽ ông Lập vẫn chưa hài lòng. Ông không ngừng chà đạp lên pháp luật, trả thù thô bạo những nhà báo tố cáo chỉ ra hàng loạt sai phạm của ông. Chỉ trong một thời gian ngắn, khi mà việc giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền chưa hề kết thúc, ông Lập đã ngang ngược chà đạp luật pháp, chà đạo đạo lý nghề nghiệp tìm mọi cách sa thải 3 nhà báo đấu tranh ngay trong thàng 6/2013 là tháng kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Một lần nữa, bất đắc dĩ, ba nhà báo – ba lãnh đạo ban của báo Đại Đoàn Kết, buộc phải khởi kiện ông Lập ra Tòa và tính đến thời điểm hiện tại, nhân kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Tổng biên tập Đinh Đức Lập trở thành người  lập kỷ lục mới trong làng báo Việt Nam là “tổng biên tập, người chịu trách nhiệm trước pháp luật của báo Đại đoàn kết phải đối diện cùng một lúc với 3 vụ án đã được Tòa thụ lý”.

Dù làm việc ở Tòa án thì quá quen thuộc với các vụ kiện, nhưng không ít cán bộ của Tòa án đã nhận đơn kiện ông Lập của ba nhà báo ở tờ Đại đoàn kết đã phải hết sức kinh ngạc và không ngừng thắc mắc: “Cái ông Đinh Đức Lập là cái ông nào, làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết ăn ở ra làm sao mà lại bị những nhà báo dưới quyền mình phải đâm đơn khởi kiện hàng loạt như thế?”.


Những tưởng làm sếp mà hết bị hàng loạt cấp dưới tố cáo, lại bị khởi kiện tới 3 vụ án liên tiếp thì khuôn mặt phải tự thấy là nhơ nhuốc lắm rồi. Thế nhưng, ông Lập vẫn chưa nhận ra điều đó, cụ thể là ông vẫn chưa chịu dừng lại.

Ông Lập có lẽ đang muốn tiếp tục phá kỷ lục của chính mình lập ra để có thêm “thành tích bất hảo” mới nữa thì phải. Được biết, ông Lập đã và đang tiếp tục gây ra thêm nhiều sai phạm, tiêu cực khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền, lợi ích và uy tín danh dự của cán bộ dưới quyền. Vì vậy, đang tiếp tục có thêm những đơn tố cáo, đơn khởi kiện mới đối với ông Lập. Như vậy, kỷ lục vì bị tố cáo nhiều nhất, bị kiện ra tòa nhiều nhất của tổng Lập hiện vẫn chưa dừng lại.

Không có lẽ Ủy Ban Trung ương MTTQVN - cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết và những cơ quan quản lý báo chí như: Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin Truyền thông… lại cứ nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho ông Lập tự do hoành hành,  lập thành tích bất hảo trong làng báo Việt Nam với nhiều tai tiếng như thế này không có giới hạn nào nữa hay sao?

Nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam lần này, báo Người cao tuổi một lần nữa đã phải thốt lên kinh ngạc: “Vì sao Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập chưa bị cách chức”  (xin xem: http://nguoicaotuoi.org.vn/phap-luat/vi-sao-tong-bien-tap-bao-dai-doan-ket-dinh-duc-lap-chua-bi-cach-chuc.html)

Ngọc Minh


Bài do tác giải gởi tới blog HN 

Mời tham khảo thêm:

Vụ Đinh Đức Lập: Hé lộ những sự thật không thể chối cãi từ cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm ban biên tập báo Đại đoàn kết