Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Mậu Thân 1968 - Một ngày đặc biệt ở Huế với Catherine Leroy (AP)



Bìa Tạp chí Life số ra giữa tháng 2-1968: Bộ đội Bắc Việt Nam với AK 47 sản xuất tại Trung Quốc trong một căn cứ kiên cố ở Huế

Bức ảnh các chiến sĩ Quân giải phóng Việt Nam xuất hiện trên bìa Tạp chí Life, ngày 16-2-1968 là một sự kiện chấn động phương Tây. 
Kèm theo đó là phóng sự ảnh: “Một ngày đặc biệt ở Huế: Đối phương cho tôi chụp ảnh” của nhà báo phương Tây đầu tiên được chụp ảnh bộ độ chủ lực miền Bắc đóng bên kia chiến tuyến. Nữ nhiếp ảnh gia người Pháp Catherine Leroy (1944-2006), của Hãng thông tấn Mỹ AP, kể chuyện cô cùng nhà báo Pháp Francois Mazure của Hãng thông tấn Pháp AFP, đi vào thành phố Huế lúc đó do Quân giải phóng kiểm soát. Tại đây, họ đã có được cơ hội chụp những bức ảnh ấn tượng của cuộc chiến.
               Nữ nhiếp ảnh gia người Pháp Catherine Leroy trong vùng kiểm soát của Quân giải phóng tại Huế Mậu Thân 1968

Đi vào trận địa Quân giải phóng  ở Huế, các nhà báo Pháp thoạt đầu bị bắt giữ do ngôn ngữ bất đồng. Catherine nhận thấy bộ đội Việt Nam có vẻ rất bình tĩnh. Khi ấy, máy bay chỉ điểm và máy bay ném bom của Mỹ nhào lộn trên đầu, khiến các nhà báo Pháp phải tìm chỗ ẩn nấp, nhưng những người lính của đối phương vẫn có vẻ không hề lo lắng.


Từ trái sang: Vào vùng Quân giải phóng kiểm soát tại Huế, Catherine gặp nhiều dân thường trú ẩn trong một nhà thờ; Một người lính thông tin Bắc Việt Nam dùng bộ đàm Mỹ; Bộ đội Bắc Việt được vũ trang bằng súng trường do Liên Xô sản xuất, và súng phóng lựu của Mỹ
Rồi hai phóng viên phương Tây được đưa về sở chỉ huy của một đơn vị bộ đội Bắc Việt Nam đóng trong nhà của một người Pháp. Cuộc hội ngộ giữa những người đồng hương thật xúc động, Catherine kể tiếp trong phóng sự trên Tạp chí Life:
"Trong khi chúng tôi ngồi nói chuyện, một người lính mới xuất hiện. Anh ta tự giới thiệu là một sĩ quan Bắc Việt Nam. Anh ta khoảng 25 tuổi, mang một khẩu súng ngắn và anh ta trông kiên quyết, giống như một số sinh viên đại học Việt Nam mà ta có thể gặp ở Paris (những năm 1950-1960). Khi vợ của người Pháp kiều bảo anh ta chúng tôi là ai, anh ra lệnh cho những người lính của mình cởi trói cho chúng tôi. Sau đó, người sĩ quan Bắc Việt Nam yêu cầu chúng tôi kiểm lại hành trang, để tin tưởng chắc chắn rằng không có thứ gì bị thất lạc.
Nhờ vợ của người Pháp kiều dịch lại, viên sĩ quan trẻ của Bắc Việt Nam thông báo với chúng tôi rằng, họ đã chiếm được Cố đô, một điều rõ ràng là sự thật, họ đang thắng ở khắp nơi, họ đang giải phóng toàn miền Nam.
Khi chúng tôi hỏi, có thể chụp ảnh được không, người sĩ quan đồng ý ngay và đưa chúng tôi ra ngoài. Anh ta có vẻ vui, và trên thực tế, đã cư xử như một sĩ quan thông tấn mà chúng tôi gặp trong các đơn vị quân đội phương Tây. Còn bộ đội của anh ta cũng thấy hài lòng với ý tưởng là họ được chụp ảnh. Tại khu vườn của một ngôi nhà bên cạnh, tôi chụp một số người lính trẻ ngồi trên thành chiếc xe tăng Mỹ. Tôi nghĩ, không chắc họ đã biết cách lái chiếc xe tăng này, nhưng họ đều tươi cười với tư thế của một quân đội chiến thắng.
Chỉ có một người không muốn chúng tôi chụp ảnh anh ta. Đó là người lính được trang bị một máy điện đài của Mỹ. Khi thấy chúng tôi chụp ảnh mình, người lính thông tin này đã đòi chúng tôi đưa tấm phim vừa chụp cho mình…

Một khoảng lặng giữa hai trận đánh tại mặt trận Huế - Tết Mậu Thân 1968


Một người lính Bắc Việt Nam tại mặt trận Huế Mậu Thân 1968
Chiến sự trở nên ngày một dữ dội hơn. Tại bất cứ thời điểm nào, quân chính phủ (Việt Nam cộng hòa) hoặc quân đội Mỹ đều có thể tới, và chúng tôi có thể rơi vào giữa hai luồng đạn. Khi chúng tôi quay lại căn nhà của người Pháp kiều, Francois nhận định: “Vâng, chúng tôi cần phải quay về Paris với phóng sự của mình, cần phải đi ngay”.
Người sĩ quan Bắc Việt Nam không phản đối. Người Pháp kiều rút thuốc lá mời Francois và người sĩ quan cùng hút. Sau đó, tất cả chúng tôi bắt tay nhau vui vẻ, nói lời tạm biệt và chúc may mắn với gia đình người Pháp kiều. Và cùng với một người dẫn đường người Việt còn trẻ, chúng tôi khởi hành. Quay đầu lại, chúng tôi thấy người Pháp kiều đứng bên vợ và hai con gái nhỏ, chầm chậm vẫy tay tiễn chúng tôi. Mắt người Pháp kiều đẫm lệ….
                         Thường dân bị kẹt trong vùng chiến sự Huế Mậu Thân 1968
Catherine Leroy viết, có khoảng 2.000 quân Việt Cộng cố thủ trong thành Huế và số dân thường kẹt trong vùng có chiến sự khoảng 4.000 người, chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em. Catherine Leroy cho biết, sau khi trở về chiến tuyến của phía Mỹ, đã phải chạy tới nài nỉ một viên sĩ quan Mỹ, để xe tăng Ontos, còn gọi là Kẻ hủy diệt của lính thủy đánh bộ Mỹ không tiếp tục bắn vào ngôi nhà thờ đạo Thiên chúa và các căn nhà nơi có nhiều dân thường đang trú ẩn, chính tại địa bàn ngày hôm trước, cô và người phóng viên AFP từng gặp bộ đội Bắc Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Kiên Thành: Tôi nói những lời này từ một trái tim yêu Đảng tha thiết!

Tháng 9-2012, khi Hội nghị TƯ 6 Khóa XI chuẩn bị diễn ra, tôi đã có một cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Lê Kiên Thành về sự suy thoái của một bộ phận trong Đảng, sự lâm nguy của Đảng, sự tồn vong của Đảng - điều mà chính Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận với tư cách người đứng đầu Đảng trong văn kiện Nghị quyết TƯ 4 Khóa XI.
Bài báo của chúng tôi đã được nhiều đại biểu tham gia Hội nghị TƯ 6 quan tâm. Rất nhiều độc giả đã viết thư chia sẻ sự đồng cảm với chúng tôi về bài báo. Một Ủy viên Bộ Chính trị (BCT) đương nhiệm khi ấy đã nói với Tiến sĩ Lê Kiên Thành rằng bài báo làm ông xúc động. Nhưng rồi Hội nghị TƯ 6 kết thúc, không một ai cụ thể phải chịu thi thành kỷ luật như dự đoán ban đầu, những điều mà chúng ta kỳ vọng ít nhiều trở thành hẫng hụt.
Gần 6 năm trôi qua, ngày hôm nay, sau một năm đầy biến động về chính trị của đất nước, với rất nhiều sai phạm được bóc trần, rất nhiều quan chức "ngã ngựa", kể cả một cựu Ủy viên BCT như ông Đinh La Thăng cũng không còn là ngoại lệ..., tôi đã nói với Tiến sĩ Lê Kiên Thành rằng tôi muốn được cùng ông tiếp nối cuộc trò chuyện dang dở 6 năm trước.
Nhà báo Tô Lan Hương: Chắc hẳn ông vẫn chưa quên cuộc trò chuyện 6 năm trước - cuộc trò chuyện đầy cảm xúc mà chúng ta đã cùng thực hiện ngay trước thềm Hội nghị TƯ 6 Khóa XI. Tôi vẫn nhớ, năm đó ông đã tràn đầy niềm tin và hi vọng vào sự thẳng thắn và quyết tâm chỉnh đốn Đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng nói riêng và của Đảng ta nói chung...
Tiến sĩ Lê Kiên Thành: Chị có biết vì sao 6 năm trước tôi đã hy vọng nhiều thế?
Vì đó là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng đã can đảm thay mặt Đảng thừa nhận những tồn tại, những yếu kém trong Đảng, thừa nhận việc chúng ta có sửa chữa được những yếu kém đó hay không, sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng. Đó cũng là lần đầu tiên chúng ta dám nhìn trực diện vào sự lâm nguy mà chúng ta đang đối diện. Cũng là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy sự lâm nguy ấy do chính chúng ta tạo ra.
Mỗi dân tộc khi đứng trước một sự lâm nguy đều phải có những hành động đặc biệt.
Năm xưa, vua nhà Trần đứng trước vó ngựa xâm lược của Nguyên Mông đã tổ chức Hội nghị Diên Hồng. Cả dân tộc này đã cùng nhau đứng lên chống Mỹ mấy chục năm trước. Thế nên tôi đã rất hy vọng việc can đảm đối diện với sự lâm nguy khi ấy của Đảng và TBT sẽ là một sự khởi đầu cho hành động đặc biệt nào đó.
Trong thời gian thực hiện Nghị quyết TƯ 4, tôi đến gặp nguyên TBT Đỗ Mười. Trong giây phút xúc động không kiềm chế được, tôi nói với ông: "Thưa chú, hôm nay cháu đến xin phép chú, nếu như việc thực hiện Nghị quyết TƯ 4 này không thành công, xin chú cho phép cháu ra khỏi Đảng". Và thay vì ngăn cản tôi, chú Đỗ Mười im lặng...
- Vậy sau cuộc nói chuyện đó, ông có còn là đảng viên?
+ Đến giờ phút này tôi vẫn là đảng viên. Nhưng việc tôi vẫn là đảng viên không có nghĩa rằng Nghị quyết TƯ 4 Khóa XI năm đó thành công.
Khi ấy, bằng cách nào đó, cuộc trò chuyện của tôi và chú Đỗ Mười đã đến tai một người bạn của tôi, cũng là một người đang giữ trọng trách lớn trong chính quyền. 
Cậu ấy hỏi khi chúng tôi gặp nhau: "Lẽ nào anh sẵn lòng từ bỏ con tàu này, từ bỏ con tàu mà ba tôi và ba anh cùng nhiều người khác đã tạo nên bằng bao xương máu? Từ bỏ mà không quan tâm đến vận mệnh của con tàu, mặc kệ nó sẽ dong buồm ra khơi hay chìm đi trong gió bão?".
Tôi kể với bạn mình: “Năm xưa khi người ta đòi đưa tôi ra khỏi Đảng vì tôi đi làm kinh tế tư nhân, tôi đã đứng trước bàn thờ ba tôi mà nói rằng: nếu người ta không cho con sinh hoạt đảng ở đây thì con sẽ đến bất cứ nơi nào trên đất nước này chấp nhận con là đảng viên. Chừng nào không tìm được nơi đó, con mới chấp nhận ra khỏi Đảng... Nhưng nếu tôi nhảy ra khỏi con tàu mà làm con tàu nổi lên thì tôi sẵn sàng làm việc đó”.
Dù vậy, tôi đã suy nghĩ rất lâu về lời nói của bạn. Và tự thấy có thể sự lựa chọn đó của tôi, nếu trở thành hiện thực, có lẽ chưa hẳn là đúng đắn. Nó sẽ không đúng với sự hi sinh của cha ông. Không đúng với ba tôi, không đúng với những người đồng chí, đồng đội của ba tôi và những người lính đã vì lý tưởng này mà sẵn sàng lựa chọn sự hi sinh.
Ba tôi khi còn sống từng kể đi kể lại một câu chuyện và lần nào kể, ông cũng khóc. Khi ông còn ở trong nhà tù Côn Đảo, có một người đồng chí trước lúc chết đã đưa cho ông manh áo cuối cùng với lời trăng trối: "Tao muốn được làm gì đó cho Đảng mà không còn cơ hội. Mày hãy mặc cái áo này của tao, để tao chết trần truồng, để tao có cơ hội được đóng góp cho Đảng"... 
Nếu tôi xin ra khỏi Đảng, nếu trong lúc khó khăn mà tôi lựa chọn rời bỏ cuộc chiến đấu đó, tôi sẽ không đúng với cả chính người bạn tù mà ba tôi kể trong câu chuyện ám ảnh tôi suốt cuộc đời.
- Ý ông là sao khi nói rằng, Nghị quyết TƯ 4 Khóa XI không thành công?
+ Nếu không muốn nói là có phần thất bại!
Tôi xin được một lần, với tư cách một người đảng viên, thẳng thắn nói điều đó.
Năm 2012, đỉnh điểm của Nghị quyết TƯ 4 chính là Hội nghị TƯ 6. Văn kiện Nghị quyết TƯ 4 có viết: "Một bộ phận không nhỏ" đảng viên hư hỏng, thoái hóa, biến chất. 
Trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc.
Nghị quyết TƯ 4 Khóa XI như tôi hiểu là cuộc chiến trực diện nhất, quyết liệt nhất nhắm vào những lực lượng ghê gớm nhất trong Đảng - lực lượng thao túng mọi vấn đề về kinh tế mà bản thân việc thao túng đó đang đẩy quá trình của Đảng đến sụp đổ. 
Nếu lực lượng ấy còn tồn tại thì chắc chắn sẽ không còn Đảng Cộng sản Việt Nam. TBT Nguyễn Phú Trọng hiểu điều đó khi coi cuộc chiến này là cuộc chiến bảo vệ sự tồn vong của Đảng.
Nhưng chiều ngày 15-10-2012, khi Hội nghị TƯ 6 bế mạc, trong phát biểu cuối cùng, TBT thông báo Ban Chấp hành TƯ quyết định "không thi hành kỷ luật đối với tập thể BCT và một đồng chí trong BCT". 
TBT thừa nhận: “BCT, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết TƯ 4 đã nêu".
Nhưng không một cái tên cụ thể nào được nêu ra...
Khi tiếp xúc cử tri ở TP HCM ngày 17-10-2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một Ủy viên BCT, mà ông gọi là “đồng chí X”: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết định không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là BCT không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí X không có lỗi". 
Khi mà cả đất nước bàn luận về việc "đồng chí X" mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không nói rõ tên là ai, trong mắt tôi, hội nghị đã có phần thất bại rồi.
- Sao chúng ta lại không nhìn nhận đó như một khởi đầu - giống như một viên gạch đầu tiên cho nền móng ngôi nhà sau này, như nhát cuốc đầu tiên của người mở đường cho con đường thênh thang sau này?
+ Dù sao thì Nghị quyết TƯ 4 và Hội nghị TƯ 6 Khóa XI có lẽ là lần đầu tiên xướng danh con người cụ thể nhưng không làm gì được, thậm chí nó còn làm cho người ta e sợ sức mạnh của những cái tên đó hơn.
Nhưng sau Nghị quyết TƯ 4, những kẻ cơ hội nhất với rất nhiều quyền lực trong Đảng, những nhóm lợi ích và cách mà nó vận hành đã bị phơi bày. Cấu trúc, thành phần nhóm lợi ích ấy lộ diện ra, con đường đi của họ lộ diện ra, âm mưu của họ lộ diện ra. 
Nó là tiền đề cho những sự kiện mà chúng ta chứng kiến trong 2 năm vừa qua, kể từ sau Đại hội XII đến giờ, khi mà TBT Nguyễn Phú Trọng và những người đang giương cao ngọn cờ làm trong sạch Đảng đang đi từng bước rất vững vàng.
- Ông có bao giờ suy nghĩ về lý do vì sao mà Nghị quyết TƯ 4 Khóa XI đã không đạt được mục đích cuối cùng, dù có sự quyết tâm rất lớn từ TBT?
+ Tôi nghĩ là có nhiều lí do lắm, nhưng một trong những lí do là, nói thế thôi, cái lực lượng cấp tiến muốn làm trong sạch, vững mạnh nội bộ Đảng có thể còn mong manh lắm, trong khi những người cơ hội trong Đảng lại còn quá nhiều. 
Nên có thể có rất nhiều người dù muốn đứng về phe cấp tiến nhưng vừa e sợ nhóm cơ hội, vừa không dám tin tưởng rằng cuộc chiến ấy sẽ đi đến tới cùng. Bởi họ hiểu rằng nếu không đi được tới cùng thì số phận của họ có khi lại quay ngoắt trở lại và sự đấu tranh đó lại trở thành thảm họa cho cá nhân họ.
Tôi hình dung nhóm lợi ích kia biết khoét sâu vào nỗi sợ đó của nhiều người, làm lung lạc họ bằng nhiều cách, bằng nhiều hình thức mà có lẽ TƯ chưa công bố ra. Nhưng những đảng viên như tôi hiểu điều đó.
Cũng vì Nghị quyết TƯ 4 năm đó thất bại đã giúp ta hiểu rằng những nhóm lợi ích kia không đơn giản như mình hình dung và chúng ta phải chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến một mất một còn giữa một bên là chính nghĩa và một bên là phi nghĩa trong Đảng. Sẽ có những thành phần mà ta phải cương quyết gạt bỏ như gạt bỏ một chất phế thải mà trong quá trình phát triển, chúng ta đã vô tình sản sinh ra.
- Hội nghị TƯ 6 đã không kỷ luật một Ủy viên BCT là “đồng chí X”, một người mà tôi với ông đều không tiện gọi tên. Nhưng ở Đại hội XII này, chúng ta chứng kiến lời hứa của TBT là sẽ có một cuộc chiến không khoan nhượng với tham ô, tham nhũng, với những quan chức đã bị tha hóa. TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy".
Và lần đầu tiên trong lịch sử Đảng, một Ủy viên BCT bị cách chức, rồi sau đó bị khởi tố vì những sai phạm về kinh tế. Ông có nhìn đó như là một minh chứng, một tín hiệu đáng mừng cho sự quyết tâm của TBT nói riêng và của Đảng nói chung?
+ Tôi nghĩ là trong một xã hội văn minh, bất kể người đó là anh quét rác, là anh đảng viên thường, hay là Ủy viên TƯ, hay là Ủy viên BCT, hay là hơn nữa, nếu anh phạm sai lầm thì anh phải chịu trách nhiệm cho sai lầm đó trước xã hội, trước luật pháp như nhau.
Nếu đây là lần đầu tiên thì điều đó thể hiện rằng xã hội ta chưa đạt mức văn minh như chúng ta muốn.
Cho nên đừng mừng vì chuyện một người từng là Ủy viên BCT bị đưa ra xét xử, mà phải đáng buồn. Buồn vì trong khoảng một thời gian dài chúng ta gần như sống một cuộc đời mà cứ thấy một ông quan to là mặc định rằng đó là nhân vật không bao giờ được động tới. 
Đó không phải và cũng không bao giờ nên là một xã hội mà chúng ta hướng tới. Và tôi cũng nghĩ sẽ không nên cảm thấy mừng rỡ với việc có bao nhiêu người bị cách chức, bao nhiêu người bị bắt bớ, bao nhiêu người bị đưa ra xét xử.
So với việc đó, tôi quan tâm hơn đến việc làm sao một người như ông Đinh La Thăng, với hàng loạt những sai lầm mắc phải lại có thể trở thành Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trở thành Ủy viên BCT rồi thành Bí thư Thành ủy TP HCM... Về nguyên lý thì những con người với những sai lầm như thế không bao giờ vào được TƯ chứ đừng nói là vào BCT.
Nhưng chúng ta đã để việc đó xảy ra!
Thế thì chỉ có thể kết luận rằng hệ thống giám sát và chọn lọc con người của chúng ta có vấn đề. Chừng nào sự sai lầm về nguyên lý vẫn còn mà chúng ta không sửa chữa hay cố tình không sửa chữa thì bắt được Trịnh Xuân Thanh này tất sẽ có một Trịnh Xuân Thanh khác được sinh ra; đưa ông Đinh La Thăng đi xét xử thì sẽ có một ông Đinh La Thăng khác xuất hiện.
- Liệu có lời giải nào cho bài toán mà ông vừa nói?
+ Thực ra cái đó phải hỏi những người làm công tác tổ chức của Đảng hoặc những người chịu trách nhiệm lớn nhất về việc này thì mới có câu trả lời đầy đủ được.
Nhưng tôi thấy quy trình của chúng ta rườm rà mà không hiệu quả, như một tấm vải thưa để lọt quá nhiều cặn bã. Khi Đảng mới thành lập, nếu là đảng viên, anh có thể chấp nhận là anh phải tù đày dù chưa biết mình có được gì hay không. 
Nếu anh là Ủy viên TƯ mà bị bắt thì kiểu gì anh cũng bị xử bắn. Thời đó có một sự chọn lọc tự nhiên đơn giản như vậy đấy, không có quy trình gì cả. Người nào dám chấp nhận cái đó, vì lí tưởng của anh, vì dân tộc của anh thì sẽ trở thành đảng viên.
Tôi nghĩ sự chọn lọc tự nhiên vĩ đại nhất, hữu ích nhất của chúng ta trong hoàn cảnh này chính là xã hội. Nếu ta đẩy mạnh dân chủ cho nhân dân lên, để những người lãnh đạo đó là do nhân dân chọn lọc thì chúng ta sẽ chọn được những vì tinh tú. Tiếc là bây giờ vai trò của người dân trong việc chọn lựa người lãnh đạo hầu như không có. 
Đảng đưa ra những lựa chọn của mình và Đảng luôn nghĩ rằng chỉ có những con người mình đưa ra, những con người ở trong Đảng mới là sáng suốt nhất. Còn người dân chỉ làm thủ tục là chấp nhận những con người mà Đảng đã chọn ra, những con người mà Đảng cho là ưu tú. Nên sự lựa chọn của dân bị mang tính hình thức.
Tôi rất buồn việc một cơ quan dân cử như Quốc hội mà lại có hơn 90% là đảng viên. Nhiều người đã quên rằng 90% chiến sỹ nằm lại ở nghĩa trang Trường Sơn không phải là đảng viên, nhưng họ sẵn sàng chết cho Đảng, cho dân tộc!
Cũng như năm xưa, bà mẹ miền Bắc gửi con vào miền Nam đánh giặc, bà mẹ miền Nam đào hầm nuôi cán bộ, họ cũng đâu phải đảng viên, càng không biết thế nào là chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng họ vẫn tin Đảng, tin Bác Hồ, tin vào con đường giải phóng dân tộc. Vì họ cảm nhận đó là điều đúng đắn. Thế thì hà cớ gì ngày hôm nay chúng ta lại ngại ngần khi lựa chọn tin nhân dân mình?
Tôi vẫn tin rằng mục đích của Đảng là đúng đắn, mục đích chung cho dân tộc là đúng đắn. Nhưng cách chúng ta không tin vào người dân thì lại là không đúng đắn, vì thế mà những mục tiêu đúng đắn không thành hiện thực được.
- Trong những năm vừa qua, khi đối diện với sự tha hóa của hàng loạt cán bộ từ thấp đến cao, càng tha hóa thì càng trở nên giàu có, ông có bao giờ tự hỏi, điều gì trong hệ thống của chúng ta đã biến họ thành những con người như thế?
+ Chính tôi cũng tự hỏi điều tương tự.
Năm xưa, nếu anh là đảng viên thì đồng nghĩa với việc anh sẽ dễ bị bỏ tù. Nếu anh là Ủy viên TƯ thì giặc sẽ tìm cả gia đình anh để giết. Vào Đảng ngày ấy là gắn liền với sự hi sinh chứ không có lợi ích. Nên những người đảng viên ngày ấy là những người vì lý tưởng mà dâng hiến.
Bây giờ thì khác! Muốn có vị trí trong bộ máy, anh nhất định phải là đảng viên. Muốn là Bộ trưởng thì phải trở thành Ủy viên TƯ... Vào Đảng bây giờ đi kèm với quyền lực và lợi ích. Cho nên khi mà quy trình chọn lọc của chúng ta không minh bạch và chính xác thì Đảng bây giờ đang ngày càng chứa trong mình những thành phần cơ hội. Mà những thành phần cơ hội đó càng leo cao thì càng gây hại cho đất nước.
Bao nhiêu người có thể đứng vững ở vị trí quyền lực cao mà luôn trong sáng, không vụ lợi nếu như không chịu sự giám sát?
Xưa đến giờ Đảng vẫn lựa chọn phương thức phê và tự phê, nhưng việc phê và tự phê có lẽ chỉ phù hợp với những lớp người làm cách mạng phải vào tù ra tội như cơm bữa. Ở trong nhóm người đó sự phê và tự phê trong sáng vô ngần. 
Chứ còn trong một tổ chức mà càng lên cao càng quyền lực, quyền lợi càng lớn, những người cơ hội sẽ chui vào, chứ không phải những người làm việc cho đất nước, vậy mà chúng ta không có cơ chế để phản bác về tư cách của những con người đó và lấy ý kiến của quần chúng rất hời hợt thì việc phê và tự phê sẽ hoàn toàn chỉ là hình thức. Sâu mọt trong Đảng sinh ra từ đó.
- 5 năm trước, TBT nói rằng đang có sự sâu mọt, thoái hóa, làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng. Ngày hôm nay, khi theo dõi một cuộc chiến rất quyết liệt mà TBT là người khởi xướng và lãnh đạo để chống lại tham ô, tham nhũng và sự tha hóa trong Đảng, ông nghĩ gì về sự tồn vong của Đảng thời điểm này?
+ Thực ra trong lịch sử của mình, Đảng đã rất nhiều lần đứng trước sự tồn vong, có những lần, nguy cơ bị xóa Đảng đã hiển hiện khi hầu như toàn bộ Ủy viên TƯ bị bắt đi tù. Nhưng những lần đó là do yếu tố bên ngoài, còn đây là lần đầu tiên chúng ta đối diện với nguy cơ đe dọa sự tồn vong mà nguy cơ ấy do chính chúng ta tạo ra. Và nó nguy hiểm hơn nhiều.
Tôi cứ nghĩ đến Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mà lo sợ. Vì chính họ chứ không phải các thế lực bên ngoài đã làm cho họ bị suy yếu rồi diệt vong. Đó là bài học đau đớn nhất, bài học mà nếu ai còn yêu Đảng thì phải suy nghĩ để chúng ta không bao giờ đi theo vết xe đổ ấy.
- Dù sao thì trong thời gian vừa rồi, tôi nghĩ mọi tầng lớp trong xã hội đều hồ hởi, phấn chấn khi nhiều người có vị trí cao trong xã hội bị xử lý cả về mặt chức vụ và pháp luật. Liệu chúng ta có đang vội vàng nếu đã cảm thấy hồ hởi và hi vọng vào những tín hiệu vừa qua?
+ Tôi chỉ cảm thấy bớt lo đi chứ chưa thấy hồ hởi. Bởi vì nếu hiện tượng này không bị chặn lại thì tôi hoàn toàn không hiểu xã hội sẽ đi đến đâu, khi mà dường như mọi thứ xung quanh mà tôi chứng kiến đều đang tồi tệ hơn bao giờ hết và làm cho cả Đảng lẫn dân tộc đều suy yếu.
Bên ngoài có một thế lực ngay gần ta đang trỗi dậy với biết bao toan tính không có lợi cho nước ta, thế mà trong lòng chúng ta dường như đang phân hóa, đang xuống cấp. 
Tôi lo lắng vì cái mà chúng ta luôn dùng để thắng kẻ thù bên ngoài như Nguyễn Trãi nói: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, thì trong lòng dân tộc ta bây giờ, cả đại nghĩa và chí nhân đều bị phân hóa ra. 
Cứ nhìn cả hệ thống này, ta sẽ thấy là cái đại nghĩa của dân tộc không còn như vậy nữa, cái chí nhân của người Việt cũng không còn như vậy nữa. Nên khi những người đứng đầu nhìn thấy được sự việc và đứng lên để ngăn chặn những điều không có lợi cho dân tộc thì tôi thấy nỗi lo bớt đi.
Nhưng việc ngăn chặn đó để làm ra được cái mới tốt hơn thì lại chưa có. Nên tôi chưa dám hồ hởi.
- Nếu được góp ý cho Đảng với tư cách là đảng viên, ông sẽ...
+ Đảng muốn vững mạnh, xã hội muốn phát triển thì phải có sự dân chủ trong Đảng một cách tuyệt đối và xã hội cũng phải có sự dân chủ song song.
Khi một người dân muốn bầu ra một ông Chủ tịch nước theo như Hiến pháp thì họ được phép bầu ra ông Đại biểu Quốc hội, ông Đại biểu Quốc hội được ngồi vào Quốc hội và khi TƯ giới thiệu ông Chủ tịch nước thì ông Đại biểu Quốc hội được phép bầu ông Chủ tịch nước. Như vậy, người dân phải bỏ phiếu bầu ông Chủ tịch nước qua một nấc là ông Đại biểu Quốc hội mà thôi.
Nhưng tôi là đảng viên, tôi muốn bầu TBT thì bầu như thế nào? Thứ nhất, phải bầu đại biểu của chi bộ nơi tôi đang sinh hoạt đi họp đại hội đảng bộ cấp trên; rồi đại hội đảng bộ cấp trên bầu ra người đi họp đại hội đảng bộ thành phố. 
Đảng bộ thành phố bầu ra người tham gia Đại hội Đảng toàn quốc rồi những người này bầu ra Ban Chấp hành TƯ hơn 100 người, hơn 100 người này bầu ra TBT. Như vậy thì sự dân chủ đã bị vơi bớt đi rất nhiều!
Vì tôi không biết ông đại biểu trên tôi nghĩ gì, rồi ông đại biểu đó cũng không biết cái ông ở trên nữa nghĩ gì... 4 lần như vậy thì sự dân chủ không còn nữa. Tại sao trong Đảng không làm như Quốc hội, là cho đại biểu của địa phương chia thành từng khu vực, bầu thẳng đại biểu đi dự Đại hội Đảng, đại biểu này bầu thẳng TBT. Và khi tôi bầu ông đi Đại hội Đảng, ông ấy phải nói cho tôi biết ông ấy nghĩ rằng ai sẽ là TBT, phải phân tích và thuyết phục được tôi.
Cuối cùng tôi nghĩ, chỉ có dân chủ mới giúp chúng ta thoát khỏi những mắc mớ hiện tại.
- Khi xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta mơ đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đến bao giờ chúng ta sẽ đi được đến xã hội mà chúng ta mơ ước đó?
+ Khi mà tất cả những người lãnh đạo đảng sẽ là những người giàu cuối cùng của xã hội này, không phải là những người giàu đầu tiên thì chúng ta mới có thể hy vọng đến được cái xã hội mà chúng ta mơ ước.
Có một lần tôi ngồi nói chuyện với chú Đỗ Mười, tôi có hỏi là theo chú thì có đúng không khi mà rất nhiều người lãnh đạo cộng sản của chúng ta bây giờ giàu có? 
Chú Đỗ Mười im lặng và tôi nhìn thấy trên vẻ mặt của ông một sự đau khổ ghê gớm. Bản thân ông Đỗ Mười là tiêu biểu của lớp người cũ. Tôi đến thăm ông, thấy ông còn ngồi trên một cái phản gỗ cũ kĩ trong bao nhiêu năm nay không hề thay đổi.
Tôi đến thăm nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh thì cũng thấy ông ngồi ngay bên cạnh một góc tường sứt, người ta trám lại bằng xi măng mà không buồn quét sơn.
Đó là lớp lãnh đạo tiêu biểu mà tôi nghĩ là không có vật chất gì chạm vào họ được, và nếu như còn tiếp tục được lãnh đạo, họ sẽ là những người cuối cùng của đất nước giàu lên được. Họ xứng đáng và hãy gọi họ là những người lãnh đạo cộng sản.
Còn nếu khác đi thì không phải.
- Đến bây giờ ông có còn ý định xin ra khỏi Đảng trong tình huống nào đó? Và ông lựa chọn hành động như nào để là đảng viên tốt?
+ Như tôi đã nói với chị lúc nãy, tôi đã lựa chọn ở lại trên con tàu, với tư cách một người đảng viên yêu tha thiết Đảng này và dân tộc này, để lựa chọn sẵn sàng góp sức mình với tất cả khả năng mà tôi có thể, dù rằng tôi chỉ là một đảng viên bình thường, không có trọng trách gì trong Đảng và chính quyền.
Tôi có những lần thử thách như là 2 lần ứng cử Đại biểu Quốc hội, là những lần mà tôi vùng vẫy để chiến đấu, dù tôi đã thất bại. Ngay cả như cuộc trò chuyện của chúng ta hôm nay, một cuộc trò chuyện vào nửa đêm qua điện thoại, khi tôi và chị cách xa nhau về địa lý, sau khi tôi vừa trải qua một chuyến bay dài, thì trong thâm tâm tôi cũng nghĩ là mình đang làm điều gì đó cho Đảng.
Có những người đọc bài của tôi trên báo thì bảo nói thì lúc nào chẳng được, vấn đề là có hành động được không! Tôi thì nghĩ rằng đôi khi nói cũng là một hành động có ích, chứ không phải nói chỉ là nói.
Tôi cũng cố gắng không làm điều xấu cho Đảng, Còn ở vị trí một doanh nhân, tôi cố gắng đóng góp tạo công ăn việc làm cho xã hội. Nếu mỗi người đảng viên đều cố gắng từ một việc nhỏ thì tôi tin chúng ta sẽ làm được việc lớn.
- Ông có e ngại không nếu những phát biểu quá thẳng thắn của ông hôm nay có thể bị người ta đưa ra bàn tán vì ông đâu chỉ là đảng viên bình thường mà còn là con trai cố TBT Lê Duẩn?
+ Tôi rất mừng là chưa một lần nào phát biểu của mình bị phê bình bởi những người có trọng trách trong chính quyền. Có thể có người thích hoặc không thích, một vài người bạn quan chức còn hiểu lầm là tôi cố tình nói họ, nhưng tôi thì thấy là tôi chưa bao giờ bị ai đó gọi đến và bảo tư tưởng của tôi là không đúng, là chống phá, kể cả những thế lực bên ngoài!
Tôi tin cả những người lãnh đạo Đảng và những người làm công tác tuyên giáo đều cảm nhận được những lời nói này của tôi xuất phát từ một tấm lòng yêu Đảng và yêu dân tộc này.
Mà có lẽ, thậm chí còn yêu hơn nhiều người có chức quyền đang nằm trong hệ thống đó!
Tô Lan Hương (thực hiện)
Nguồn ANTGCT  

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Một nỗ lực kết thúc chiến tranh Việt Nam đầu năm 1967 thất bại

Ngày 2-2-1967, tổng thống Johnson tuyên bố không ‘có dấu hiệu nghiêm túc nào cho thấy đối phương chịu chấm dứt chiến tranh’ (serious indications that the other side is ready to stop the war).

Ngày 8-2-1967, Johnson gửi cho Hồ Chí Minh một lá thư, nguyên văn:

Ngày 8 tháng Hai 1967
Kính gửi chủ tịch Hồ Chí Minh – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Thưa Ngài,
Tôi viết cho Ngài với niềm hi vọng là cuộc chiến Việt Nam có thể chấm đứt. Cuộc chiến này đã gây tổn thất nặng nề – về sinh mạng, về thương tích, về tài sản và tình trạng khốn khổ của con người. Nếu chúng ta không tìm được một giải pháp hòa bình và công chánh, lịch sử sẽ nghiêm khắc phán xét chúng ta.
Vì vậy, tôi tin rằng cả hai chúng ta đều có một nghĩa vụ nặng nề là sốt sắng tìm kiếm con đường đưa đến hòa bình. Chính vì cần đáp ứng nghĩa vụ đó mà tôi trực tiếp viết cho Ngài.
Từ mây năm qua, chúng tôi đã cố gắng bằng nhiều cách và qua một số đường liên lạc chuyển đến Ngài và các cộng sự viên của Ngài điều mong muốn của chúng tôi đạt được một giải pháp hòa bình. Vì những lý do nào đó, những nỗ lực đó đã không đem lại kết quả nào.
Có thể là những ý nghĩ của phía chúng tôi và của phía Ngài, thái độ của chúng tôi và của phía Ngài, đã bị bóp méo hay ngộ nhận khi chúng đi ngang những đường liên lạc khác nhau ấy. Quả thật việc thông tin liên lạc gián tiếp luôn luôn nguy hiểm.
Có một cách vượt qua được khó khăn này để tiến tới việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Đó là việc chúng ta thu xếp những cuộc hội đàm trực tiếp giữa những đại diện được tin cậy trong một khung cảnh yên ổn và xa cách mọi nguồn quảng bá. Những cuộc hội đàm này sẽ không được dùng như một hoạt động tuyên truyền mà phải là một nỗ lực nghiêm túc để tìm kiếm một giải pháp khả thi và có thể được cả hai bên chấp thuận.
Trong hai tuần qua, tôi có ghi nhận những điều công bố bởi các đại diện chánh phủ của Ngài, gợi ý rằng phía Ngài sẵn sàng thương thuyết song phương trực tiếp với các đại diện của Chánh phủ Mỹ, với điều kiện là chúng tôi ngưng các cuộc oanh tạc ‘vô điều kiện’ và vô thời hạn trên xứ sở của Ngài và cũng ngưng mọi hoạt động quân sự. Vào ngày chót, có những giới đứng đắn và có trách nhiệm đã đoan chắc với chúng tôi một cách gián tiếp rằng đây quả thật là đề nghị của Ngài.
Tôi xin thành thật nói rằng tôi thấy có hai khó khăn lớn trong đề nghị của Ngài. Vì lập trường công khai của Ngài, một hành động như thế từ phía chúng tôi sẽ không tránh khỏi gây nên sự suy đoán khắp nơi trên thế giới rằng các cuộc thảo luận đang diễn ra, và sẽ làm phương hại đến tánh cách riêng tư và kín đáo của những cuộc thảo luận ấy. Thứ hai là se không tránh khỏi mỗì quan ngại sâu sắc về phía chúng tôi là liệu Chánh phủ của Ngài có lợi dụng hành động ấy của chúng tôi để tăng cường vị thế quân sự của phía Ngài hay không.
Mặc dù những khó khăn đó, tôi vẫn chuẩn bị tiến đến việc chấm dứt xung đột, xa hơn cả điều Chánh phủ Ngài đã đề nghị trong những lời tuyên bố công khai hay qua những đường dây ngoại giao riêng. Tôi chuẩn bị ra lệnh ngưng oanh tạc trên xứ sở của Ngài và ngưng gia tăng các lực lượng quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam ngay khi tôi được cam kết là sự thâm nhập miền Nam bằng đường bộ hay đường biển đã ngưng. Tôi tin rằng những hành động kiềm chế này của cả hai bên sẽ khiến chúng ta có thể có những cuộc thảo luận riêng tư và nghiêm chỉnh sớm dẫn đến hòa bình.
Tôi đưa đề nghị này cho Ngài bây giờ với một cảm nghĩ khẩn cấp rõ rệt vì những ngày nghỉ Tết sắp tới ở Việt Nam. Nếu Ngài có thể chấp nhận đề nghị này thì tôi không thấy có lý do gì mà nó không có hiệu lực vào cuối những ngày nghỉ Năm Mới hay Tết. Đề nghị của tôi sẽ được thêm nhiều sức mạnh nếu các nhà lãnh đạo quân sự của Ngài và các nhà đối tác bên Chánh phủ miền Nam Việt Nam có thể mau chóng thương thảo về một cuộc gia hạn đình chiến ngày Tết.
Về địa điểm cho những cuộc thảo luận song phương, tôi đề nghị có nhiều nơi. Chẳng hạn, chúng ta có thể cho các đại diện của chúng ta gặp nhau ở Moscow là nơi đã có những cuộc tiếp xúc. Họ có thể gặp nhau ở một nước khác như Miến Điện. Có thể Ngài đã nghĩ đến những cách thu xếp hay địa điểm khác, tôi sẽ cố thỏa thuận với đề nghị của Ngài.
Điều quan trọng là chấm dứt một cuộc xung đột đã chồng chất gánh nặng lên hai dân tộc chúng ta, và trên hết là đân chúng miền Nam Việt Nam. Nếu Ngài có những ý kiến gì về những điều mà tôi đề nghị, tôi rất cần nhận được những ý kiến đó sớm chừng nào hay chừng nấy.
Trân trọng kính chào,
Lyndon B. Johnson.

Từ ngày 8 đến 10-2, một nhóm các nhà tôn giáo Mỹ bắt đầu một chiến dịch cầu nguyện khắp thế giới với chủ đề ‘Fast for Peace’ (nhanh tiến đến hòa bình).

Từ ngày 8 đến 12-2, các nhà chức trách Việt Nam Cộng Hòa và đại diện Mặt trận Giải phóng của Việt Cộng cùng tuyên bố hưu chiến trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Mùi.

Ngày 15-2, Hồ Chí Minh trả lời bằng một lá thư, nguyên văn:

Kính gửi tổng thống Lyndon B. Johnson – Hợp Chủng Quôc Hoa Kỳ
Thưa Ngài,
Tôi nhận được thư của Ngài ngày 10 tháng Hai 1967. Đây là phúc đáp của tôi:
Việt Nam ở cách xa nước Mỹ hàng chục ngàn dặm. Dân Việt Nam chưa bao giờ làm điều gì hại cho nước Mỹ. Nhưng trái với những lời hứa của đại diện nước Mỹ tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, Chính phủ Mỹ đã không ngừng can thiệp vào Việt Nam; chính phủ đó đã mở một cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam và gia tăng cường độ nhằm kéo dài sự chia cắt Việt Nam và biến Nam Việt Nam thành một tân thuộc địa và một căn cứ quân sự của nước Mỹ. Đã hơn hai năm nay, Chính phủ Mỹ đã dùng các lực lượng không quân và hải quân để gây chiến với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nước độc lập có chủ quyền.
Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại hòa bình và chõng lại loài người. Ở Nam Việt Nam, một nửa triệu binh sĩ Mỹ và chư hầu đã sử dụng những vũ khí vô nhân đạo nhất và những phương pháp chiến tranh dã man nhất, như bom lửa, chất độc hóa học và hơi ngạt, để tàn sát đồng bào chúng tôi, phá hủy mùa màng và san bằng các làng mạc.
Ớ miền Bắc Việt Nam, hàng ngàn máy bay Mỹ đã trút hàng trăm ngàn tấn bom, phá hủy các thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống, đê điều, đập nước, và ngay cả nhà thờ, chùa chiền, nhà thương, trường học. Trong thông điệp của Ngài, Ngài tỏ vẻ buồn phiền về những nỗi đau khổ và tàn phá ở Việt Nam. Tôi xin hỏi Ngài: Ai đã gây ra những tội ác ghê tởm này? Đó là binh sĩ Mỹ và chư hầu. Chính phủ Mỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam.
Chiến tranh xâm lược Mỹ chống nhân dân Việt Nam là một thách thức đối với các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, một đe dọa đối với phong trào dân tộc độc lập vã một mối nguy cho hòa bình ở Á châu và thế giới.
Nhân dân Việt Nam yêu chuộng độc lập, tự do và hòa bình. Nhưng trước cuộc xâm lược của Mỹ, họ đã đứng lên, đoàn kết muôn người như một. Không sợ hi sinh và gian khổ, họ quyết tâm kháng chiến cho đến khi giành được độc lập, tự do và hòa bình thật sự. Chính nghĩa của chúng tôi được nhân dân toàn thế giới bày tỏ thiện cảm và ủng hộ mạnh mẽ, kể cả những thành phần rộng lớn của nhân dân Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã mở cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Chính phủ ấy phải chấm dứt xâm lược. Đó là cách duy nhất để khôi phục hòa bình. Chính phủ Mỹ phải ngưng vĩnh viễn và vô điều kiện những cuộc oanh tạc và tất cả mọi hành động gây chiến chống Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, rút hết quân sĩ Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, và để cho nhân dân Việt Nam giải quyết lấy các vấn đề của họ. Đó là nội dung căn bản của lập trường bốn điểm của Chính phủ VNDCCH, thể hiện những nguyên tắc- căn bản và những điều khoản dự liệu của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam. Đó là cơ sở của một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề Việt Nam.
Trong thông điệp của Ngài, Ngài đề nghị những cuộc hội đàm trực tiếp giữa VNDCCH và Hoa Kỳ. Nếu Chính phủ Mỹ thật sự muốn có những cuộc hội đàm này, trước hết chính phủ ấy phải ngưng vô điều kiện các vụ oanh tạc và mọi hành động gây chiến khác chống VNDCCH. Chỉ sau khi có sự chấm dứt vô điều kiện các vụ oanh tạc và các hành động gây chiến khác của Mỹ chống VNDCCH thì VNDCCH và nước Mỹ mới ngồi vào bàn thương thuyết và thảo luận các vấn đề liên quan tới hai bên.
Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh, họ sẽ không bao giờ chấp thuận thương thuyết dưới sự đe dọa của bom đạn.
Chính nghĩa của chúng tôi tuyệt đối đúng. Hi vọng rằng Chính phủ Mỹ sẽ hành động theo lý trí.
Hồ Chí Minh.

Ngày 15-2, sau sự thất bại của những nỗ lực ngoại giao kêu gọi đàm phán tìm hòa bình, tổng thống Johnson thông báo Mỹ sẽ sẽ tiếp tục đầy đủ quy mô của chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam.


Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Sự cao quý của người châu Âu

Trong sử sách Trung Quốc, chúng ta thường nghe rằng người xưa coi trọng việc giữ lời hứa hơn là giữ của cải hay người ta thà chết vì một người huynh đệ tốt còn hơn sống chỉ cho bản thân mình. Ngày nay những hành động như vậy thật là hiếm gặp. Thời đại đó đã biến mất từ lâu; nó cũng là một thời đại mà chúng ta không hiểu. Điều gì đã xảy ra với sự cao quý của người Trung Hoa? Tại sao điều đó không còn nữa? Đó là một vấn đề đáng bàn cãi, tuy nhiên câu chuyện mà tôi kể dưới đây là về sự cao thượng của người Tây phương, song người Trung Quốc vẫn có thể cảm thấy thích thú khi đọc bài viết này.

Người Trung Quốc đã hiều lầm về sự cao quý của người châu Âu
Ngày nay, rất nhiều bậc cha mẹ giàu có ở Trung Quốc đã gửi con cái của họ đến các trường học ưu tú tại Anh quốc với hy vọng chúng có thể trở thành những người cao quý sau khi tốt nghiệp. Họ sớm nhận thấy rằng các sinh viên gia nhập vào ngôi trường tốt nhất tại Anh quốc, trường Eton, ngủ trên giường ván, ăn các món ăn đơn giản và nhận những sự dạy dỗ hàng ngày khắt khe hơn nhiều so với những trường học thông thường. Họ không thể hiểu được sự liên hệ giữa một lối sống khổ hạnh và một tâm hồn thanh cao.
Thật ra, điều này không lạ bởi vì sự cao quý mà người phương Tây kính trọng không phải là sự cao ngạo của những kẻ gặp thời, mà là sự đề cao danh dự, tinh thần trách nhiệm, lòng can đảm và kỷ luật tự giác, đó mới là những giá trị cốt lõi. Điều đó không hề đối lập với những người bình thường và cũng không hề tương đương với một cuộc sống xa hoa.
Giàu có và cao quý không như nhau
Tại sao những trường học ưu tú danh tiếng bậc nhất thế giới lại thực hiện quy trình đào tạo khắc nghiệt và nghiêm túc đến như vậy? Đó là để tạo cho sinh viên cách nuôi dưỡng một ý thức hợp tác và kỷ luật tự giác. Sự cao quý thật sự chính là phải có đầy đủ tính tự chủ và năng lực tinh thần. Loại sức mạnh tinh thần đó phải được tạo dựng từ thuở bé.
Trường Eton đã đào tạo rất nhiều con người ưu tú, trong đó có Công tước đầu tiên của nhà Willington, Arthur Wellesley, người đã đánh bại Napoleon. Wellesley từng là sinh viên đứng đầu của trường Eton và cũng nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới. Ông để lại một câu nói bất hủ trong trận chiến quyết định với Napoleon. Khi ông đang quan sát quân địch từ phía trực diện, người phụ tá của ông đã nhắc đi nhắc lại lời khuyên rằng ông nên rời khỏi nơi đó bởi vì nó quá nguy hiểm, tuy nhiên ông đã không xê dịch chút nào. Cuối cùng thì người phụ tá của ông đã hỏi ông rằng nếu có điều gì bất trắc xảy ra với ông, thì ông có lời nào để nhắn nhủ lại không. Wellington trả lời mà không nhìn lại, “Hãy nói với họ, câu nói cuối cùng của tôi cũng giống như tôi vậy: Hãy giữ vị trí.
Đối với nhiều người Trung Quốc, sự quý phái có nghĩa là sống trong một ngôi biệt thự, lái xe Bentley, chơi gôn, làm một kẻ tiêu tiền hoang phí và xem người ta như đầy tớ. Trong thực tế, đó không phải là sự cao quý, mà là tâm thần của những kẻ mới giàu lên. Đối với những người Trung Quốc này, sự giàu có và sự quý phái có nghĩa như nhau. Thực ra thì, chúng hoàn toàn khác biệt. “Giàu có” liên quan đến sự sung túc về của cải vật chất trong khi đó “sự quý phái” liên quan đến sự sung túc về tâm hồn.
Hoàng tử nước Anh Harry là một ví dụ điển hình về sự quý phái. Sau khi tốt nghiệp Học viện quân đội Hoàng gia Anh quốc, ông được cử đến tiền tuyến Afghanistan để làm một xạ thủ súng máy. Gia đình hoàng gia biết rõ sự nguy hiểm ở nơi tiền tuyến, nhưng họ vẫn tin tưởng rằng phụng sự Tổ quốc là một trách nhiệm cao quý. Do vậy, việc làm đó là tất nhiên.
Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, một bức ảnh đã được lưu truyền rộng rãi tại nước Anh. Đó là bức ảnh chụp nhà vua George VI của nước Anh đang thăm khu nhà ổ chuột tại London. Ông đứng trước một căn nhà tồi tàn, nơi ở của một phụ nữ già nghèo xơ xác và hỏi, “Tôi có thể vào không?” Điều này phản ánh một sự tôn trọng đối với những người ở tầng lớp thấp hơn. Một người quý tộc thật sự biết cách tôn trọng người khác.
Vào ngày 21 tháng Giêng năm 1793 trong tòa lâu đài “Place de la Concorde” ở Paris, một tù nhân sắp sửa bị hành hình. Bước đến máy chém, người tù nhân vô tình dẫm lên chân của người đao phủ, ngay lập tức cô ấy nói: “Tôi xin lỗi, thưa ông.” Trong cùng ngày hôm đó, chồng của người phụ nữ ấy, vua Louis XVI đã để lại những lời nói điềm tĩnh và cao thượng khi đứng trước tên đồ tể tàn bạo: “Ta chết một cách vô tội bởi những tội danh được gán cho ta. Ta tha thứ cho kẻ đã gây ra cái chết của ta, và cầu Chúa rằng máu của ngươi sẽ không bao giờ rơi trên đất Pháp.” Một vài phút sau, vua Louis XVI và hoàng hậu của ông bị chém đầu. Hai thế kỷ sau, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, trong buổi lễ kỷ niệm 200 năm cuộc Cách mạng Pháp đã phát biểu một cách long trọng, “Vua Louis XVI là một người tuyệt vời, và cái chết của ông là một bi kịch.”
Vào ngày 28 tháng Mười năm 1910, một người đàn ông 83 tuổi quyết định hiến tặng tất cả tài sản của ông cho người nghèo để giải thoát linh hồn của họ khỏi cuộc sống đầy đau khổ. Ông bước ra khỏi ngôi biệt thự của mình, và cuối cùng ông chết như một người vô gia cư trong một sân ga nhỏ hoang vắng. Ông chính là nhà văn vĩ đại người Nga Leo Tolsoy. Nhiều năm sau, nhà văn nổi tiếng người Áo Stafan Zweig đã bình luận về Tolstoy, “Nếu ông không chịu đựng sự đau khổ thay cho chúng ta thì ông đã không có được tiếng thơm toàn nhân loại.
Tất cả những người đã được đề cập ở trên đều có những số phận khác nhau, nhưng họ đều có chung một điểm: sự cao quý.
Sự cao quý đại diện cho phẩm giá và nhân cách cao cả
Ở phương Tây, cho đến thế kỉ thứ 18, giới quý tộc vẫn là chủ đạo và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Thậm chí cho đến tận ngày nay, Vương quốc Anh vẫn phong tước và danh hiệu cho những người cao quý.
 
Khi xã hội quý tộc ở phương Tây trở thành xã hội của thường dân, tầng lớp trung lưu cũng không hề tạo ra làn sóng phủ nhận và phê phán văn hóa quý phái. Trái lại, họ còn gửi con em mình đến học ở những trường học ưu tú để học hỏi, để được tặng danh hiệu về tất cả các loại biểu chương hay trang phục, một huy hiệu và một tước vị cao quý, để qua đó họ có thể kế thừa hoàn chỉnh thể hiện của sự cao quý.
Nói về giới quý tộc Vương quốc Anh, một nhà báo người Trung Quốc là Chu An Bình đã từng nói rằng nguyên nhân giúp cho giới quý tộc Anh có thể tồn tại đến ngày nay là nhờ vào sự ủng hộ của dân chúng. Nhìn chung, người Anh luôn tin rằng tinh thần của giới quý tộc đại diện cho phẩm giá và nhân cách cao cả.
Khi vua Henry I của Anh mất năm 1135, cháu trai Stephen và cháu nội Henry II của ông đều tự nhận mình là người thừa kế ngai vàng hợp pháp. Khi đó, Stephen đang ở Vương quốc Anh nên đã được thừa kế ngai vàng. Henry II, lúc này lại đang ở lục địa châu Âu, đã rất tức giận khi nghe tin và tập hợp quân đội tấn công Stephen. Khi ấy, Henry II vẫn còn rất trẻ và chưa có kinh nghiệm nên không có kế hoạch tốt. Khi vừa mới tiến vào bờ biển Bristish Isles (quần đảo ở miền đông bắc Đại Tây Dương, ngăn cách với lục địa châu Âu bởi biển Bắc và biển Măng-sơ), đội quân của Henry II đã cạn kiệt tiền và lương thực.
Vậy Henry II đã làm gì sau đó? Ông đã làm một việc mà không có bất cứ người Trung Hoa nào có thể làm. Đó là viết thư cho Stephen để cầu cứu. Trong thư, ông nói với Stephen rằng ông đã không lên kế hoạch chu đáo và quân đội của ông giờ đây đã hết lương thực. Ông mong Stephen viện trợ để ông có thể đưa đội quân đánh thuê trở về châu Âu. Và Stephen đã rất hào phóng gửi tiền cho Henry II. Và ngay sau đó, Henry II lại phát động cuộc chiến tranh lần thứ 2 để giành lấy ngai vàng.
Người dân Trung Hoa sẽ nghĩ rằng Henry II là kẻ vô ơn bạc nghĩa. Một người vừa mới giúp bạn vượt qua khó khăn, và bây giờ bạn lại tấn công người ấy. Nhưng nhiều quý tộc châu Âu lại khoan dung với địch thủ của mình. Một vài năm sau, khi Henry II trưởng thành hơn, ông lại dẫn một đội quân khổng lồ tấn công Stephen một lần nữa. Và lần này, ông đã giành chiến thắng. Một kết quả thú vị ở đây là ông đã kí một hiệp ước với Stephen cho phép Stephen tiếp tục ngồi trên ngai vàng và Henry II sẽ chỉ lên làm vua sau khi Stephen qua đời.
Trong con mắt của người bình thường, một người cuối cùng giành chiến thắng mà lại không có được ngai vàng thì cũng chẳng có giá trị gì. Ở Trung Quốc, trong một trận chiến giành ngai vàng, một bên chắc chắn phải chết. Câu chuyện sau đây cũng để lại ấn tượng sâu sắc..
Hai người con trai của vua Edward III thuộc dòng họ Công tước xứ Lancaster của Anh và hậu duệ của Công tước xứ York đều mong muốn có được ngai vàng. Điều này đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai dòng họ. Nhưng rồi Henry VII của dòng họ Lancaster kết hôn với con gái của Công tước xứ York. Và sau khi hai người kết hôn, hai dòng họ hợp nhất thành một và lập ra Vương triều Tudor.
Những cuộc chiến tranh thời kì Trung cổ ở phương Tây cũng khá giống với những cuộc chiến trong thời kì Xuân Thu của Trung Quốc. Trên chiến trường là kẻ địch nhưng rời chiến trường thì vẫn là bạn hữu. Và cũng có rất nhiều cuộc chiến thời Trung cổ giống như những cuộc chơi của trẻ nhỏ ngày nay.
Một số chính trị gia châu Âu có truyền thống đặc biệt – một vị vua, dù đã bị lật đổ, vẫn luôn được đối xử một cách lịch sự đàng hoàng. Điều này đã phản ánh phong cách hiệp sỹ của người châu Âu. Đó cũng là lý do vì sao trong những cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Âu rất hiếm khi xảy ra việc tuyệt diệt kẻ thù – vốn thường xuyên xảy ra trong những cuộc chiến tại Trung Quốc.
Đây chính là sự thể hiện rõ nhất của tinh thần cao thượng, tinh thần ấy cho chúng ta biết được rằng đôi khi “cái chết” còn ý nghĩa hơn “cuộc sống tầm thường”.
Tranh giành địa vị một cách khoan hồng, rộng lượng
Giới quý tộc châu Âu thích để lại vấn đề để giải quyết sau đó hơn là đánh mất phong thái của mình. Vào năm 1688, khi tấn công người cha của vợ mình – James II, William III thấy rằng ngai vàng lẽ ra phải thuộc về mình. Và vì thế ông đã giành lấy ngai vàng và giam cầm James II. Ông đã giam lỏng người cha vợ của mình trong một lâu đài gần biển và đồng thời cũng để một chiếc thuyền nhỏ ở gần lâu đài đó. James II đã thấy chiếc thuyền ấy và dùng nó để chạy trốn đến châu Âu.
Sau khi phương Tây phát triển trở thành xã hội dân chủ, truyền thống quý tộc vẫn được duy trì trong những tầng lớp chính trị cao hơn. Chẳng hạn như, trong cuộc nội chiến của nước Mỹ, khi miền Nam phải đối mặt với việc bị đánh bại về lực lượng quân sự, một số quan chức đã đề xuất kế hoạch phân tán lực lượng – đưa binh lính sống cùng nhân dân và rời lên vùng đồi núi để tiến hành chiến tranh du kích. Nhưng chỉ huy trưởng, đại tướng Robert Lee không thông qua đề xuất này; ông nói rằng: “Chiến đấu là nghĩa vụ của quân lính. Nếu chúng ta làm như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta đẩy trách nhiệm ấy sang dân thường. Cho dù không phải là một chiến binh xuất sắc, tôi cũng sẽ không đồng ý làm như vậy. Tôi thà chết như một tù nhân chiến tranh để mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân”.
Kẻ thù của ông là vị tổng thống lừng danh, Abraham Lincoln. Tổng thống Lincoln cũng là người khoan hồng, rộng lượng như một nhà quý tộc. Ban đầu, theo quân pháp lẽ ra tổng thống đã nên bắt giam và xử tử tướng Robert Lee. Nhưng vì mong muốn xoa dịu lòng hận thù giữa 2 miền Bắc Nam nên tổng thống Lincoln đã nói với tướng Lee rằng: “Đã đến lúc ông về hưu rồi. Tại sao ông không về nhà đi?”. Và ngay sau đó, tướng Lee đã về hưu trong danh dự và bắt đầu viết ký sự về cuộc đời mình.
Có rất nhiều điều về tinh thần quý tộc mà chúng ta khó có thể hiểu được, ví như về đế quốc Rockefeller. Khi còn học đại học, John D. Rockefeller thường tự là ủi quần áo của mình, tự đơm khuy áo, không hút thuốc, cũng không uống rượu và hiếm khi đi xem phim. Ông ghi chép từng đồng xu đã chi tiêu. Gia đình Rockefeller sống rất tiết kiệm nhưng họ lại rất hào phóng trong việc quyên góp cho cộng đồng. Bill Gates cũng là một ví dụ tương tự. Ông đem những may mắn của ông dành tặng cho xã hội. Ban đầu, những con người này tiết kiệm rồi sau đó quay trở lại đóng góp cho xã hội và đó cũng là một điều rất đáng ngưỡng mộ về tinh thần cùa giới thượng lưu.
Từ một góc nhìn nào đó, tinh thần ấy có thể được xem như là sự hào phóng. Nhưng từ góc nhìn khác, nó lại được xem như là trách nhiệm với xã hội. Do đó, trong ý thức chủ đạo của xã hội phương Tây, ý thức trách nhiệm với xã hội rộng khắp ấy là một điều rất cảm động.
Một ví dụ khác là trong ngành công nghiệp biển phương Tây, có một quy định không thành văn là khi tàu gặp vấn đề và có thể sẽ bị đắm, thuyền trưởng sẽ là người cuối cùng rời khỏi tàu – một số thuyền trưởng thậm chí còn chọn chìm cùng con tàu của họ. Đó cũng chính là ý thức trách nhiệm xuất phát từ tinh thần cao thượng.
Trong bộ phim Titanic, khi con tàu sắp chìm, thuyền trưởng đến khoang điều khiển và quyết định sẽ chết cùng con tàu của mình. Đó chính là ý thức trách nhiệm. Khi tàu bắt đầu chìm dần, thuyền trưởng mời một ban nhạc nhỏ trên tàu chơi nhạc chỉ để giúp mọi người có thể bớt hoang mang lo sợ. Sau khi họ chơi nhạc xong, nhạc trưởng đứng nhìn những nhạc công khác bỏ đi. Và khi hành khách lại hoảng sợ, ông quay về vị trí của mình và chơi violon. Và rổi, tất cả các nhạc công khác cũng quay lại và tiếp tục chơi nhạc. Vào thời điểm trước khi con tàu chìm hẳn, họ bắt tay nhau và nói lời tạm biệt. Người nhạc trưởng nói rằng: “Niềm vinh dự trong cuộc đời tôi là được chơi nhạc với tất cả mọi người tối nay.”
Đây chính là sự thể hiện rõ nhất của tinh thần cao thượng, tinh thần ấy cho chúng ta biết được rằng đôi khi “cái chết” còn ý nghĩa hơn “cuộc sống tầm thường”.
Từ quan điểm đó, tinh thần cao quý không có liên hệ gì với sự giàu có. Những người có được một tâm hồn cao quý có thể không giàu và những người giàu sang có thể không cao quý.
Bản chất của tâm hồn cao quý
Một quý ông thực sự là người xem nhẹ tiền bạc…“. Người Anh cho rằng một quý ông phải là một người quý phái với phẩm chất chính trực, sự công minh, không e sợ trước khó khăn và còn có khả năng hy sinh bản thân mình. Anh ta không chỉ là một người có danh dự, mà còn là một người có lương tâm. Cũng giống như học giả khoa học chính trị nước Pháp Alexis de Tocqueville đã nói: “Bản chất thực sự của tinh thần cao quý nằm ở danh dự”.
Tinh thần cao quý không liên hệ gì đến những điều kiện vật chất. Nhà văn Trung Quốc Eileen Trương nói rằng ngày xưa, một nhân viên vận hành thang máy ở Thượng Hải sẽ không bước ra để điều khiển thang máy cho đến khi anh ta ăn vận thật đàng hoàng. Đó cũng là một biểu hiện của tinh thần cao quý.
Giáo sư Hứa Kỷ Lâm nói: “Một người đạp xe ba bánh đã hỗ trợ cho hơn một tá trẻ em mồ côi và đã cho tất cả những đứa trẻ đó đến trường bằng đồng lương còm cõi của mình“. Chúng ta có thể nói rằng đó là phản ánh của một tâm hồn thanh cao. Do vậy, một tinh thần cao quý có thể rất gần gũi với chúng ta và mọi người đều có thể học cách làm điều đó.
Danh từ “quý phái” trong tiếng Anh không chỉ có nghĩa là “dòng dõi quý tộc” mà nó còn mang ý nghĩa về sự huy hoàng, sự ưu tú, tài giỏi và đáng tôn kính.
Tinh thần cao quý bao gồm cả phẩm chất cao quý, tình yêu bao dung, thiện tâm, tâm hồn trong sáng, tinh thần trách nhiệm, sự ngoan cường, lòng tự tôn, lương tâm, không xu nịnh, không cầu xin, không tự thương xót bản thân và đặt danh dự và đức hạnh lên trên tất cả mọi thứ.
Tinh thần cao quý là phẩm chất bắt buộc phải có đối với các nhà quý tộc. Nếu như những người bình thường có thể rèn luyện tâm tính của họ một cách kiên định, họ cũng có thể đạt được tinh thần cao quý. Chúng ta nên nhấn mạnh tinh thần của giới quý tộc.
Dù sao đi nữa, ngày hôm nay, người ta có thể sở hữu một biệt thự cao cấp, lái một chiếc xe hơi hạng sang, được vây quanh bởi những cô gái xinh đẹp và tiêu dùng các loại hàng hóa đến từ châu Âu, nhưng đó chỉ là hình thức bên ngoài của đời sống vật chất của giới “quý tộc”. Nó không phản ánh được những phẩm chất tinh thần và thẩm mỹ của con người. Cái mà các phương tiện truyền thông truyền đạt cho chúng ta chỉ là một cuộc sống giàu có về vật chất, vốn là điều thực sự hời hợt, trẻ con và không có chút quan hệ gì với tinh thần quý tộc thật sự.
Ba yếu tố quan trọng của tinh thần cao quý
Đầu tiên là sự giáo dục văn hóa bao gồm việc chống lại những cám dỗ vật chất và sự hưởng thụ cuộc sống, và rèn luyện một tâm tính đạo đức cao quý.
Thứ hai là trách nhiệm xã hội, là một tầng lớp xã hội, họ phải đạt được sự tự kỷ luật, trân quý danh dự của một con người và biết giúp đỡ những nhóm người đang chịu thiệt thòi, phục vụ cộng đồng và đất nước.
Thứ ba là sự giải thoát tâm hồn; chỉ giữ lại một ý chí độc lập, nói không với quyền lực và tiền tài, giữ vững quyền tự trị về đạo đức và trí thức, và từ chối không trở thành nô lệ của quyền lực chính trị và ý kiến của số đông.
Ý nghĩa thật sự của sự cao quý nằm ở tâm hồn và tư cách đạo đức cao quý của một cá nhân. Điều tốt nhất về sự quý phái là một người sống một cuộc đời trung thực, khoan dung, và tự trọng. Người đó sẽ không từ bỏ phẩm giá của mình vì tiền. Từ quan điểm đó, tinh thần cao quý không có liên hệ gì với sự giàu có. Những người có được một tâm hồn cao quý có thể không giàu và những người giàu sang có thể không cao quý.
Nguồn NCLS