Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Phan Thị Bích Hằng có lừa bịp hay không?

Mình vốn tin có thế giới tâm linh và con người có nhiều khả năng kỳ diệu trong đó có ngoại cảm. Tuy nhiên, sự lợi dụng niềm tin và ngộ nhận về năng lực ngoại cảm có lẽ chưa bao giớ bùng nổ dữ dội như ở Việt Nam thời gian qua... Hiện tượng này cho thấy một phần nào thực trạng của bức tranh xã hội đang bị đảo lộn các giá trị vì hội chứng dối trá đang trở thành căn bệnh phổ biến, tất yếu, thời thượng và nhất là mang lại quá nhiều lợi ích cho những kẻ bất lương.

Bài viết dưới đây phản ánh một cái nhìn thực tế về một trong rất nhiều sự kiện liên quan tới hoạt động ngoại cảm "bùng nổ" thời gian qua với những tên tuổi tưởng chừng như sắp thành huyền thoại. Đáng lưu ý là tác giả có khá nhiều dẫn chứng, chi tiết cụ thể khiến người đọc phải bần thần, cân nhắc trước khi đặt niềm tin mù quáng.

Phan Thị Bích Hằng có lừa bịp hay không?

Viết Hiền


Lời dẫn của NQL (chủ blog Quê Choa): Cũng như Văn Công Hùng, mình có 0% để tin các nhà ngoại cảm. Nếu có một thế giới tâm linh thì thế giới ấy có một hệ qui chiếu khác, một dạng vật chất khác và đặc biệt một ngôn ngữ khác. Tất cả những gì về thế giới người âm mà chúng ta biết được đều là sản phẩm tưởng tưởng của người dương, tức là chính chúng ta đây. Bởi vậy khi nghe các nhà ngoại cảm nói họ có thể nói chuyện với linh hồn bằng chính ngôn ngữ của người đang sống ( lại còn nói chuyện được bằng điện thoại, hi hi) thì mình tin rằng đó là hoặc sự bốc phét, lừa bịp hoặc là những ngộ nhận hoang tưởng của người mắc chứng tâm thần phân liệt mà thôi.



Viết Hiền là một nhà báo đang sống ở Quy Nhơn, anh là người đã chứng kiến một vụ lên đồng nhập hồn vào vua Quang Trung và anh em của ngài, và có bài viết phản biện sau đây với chị Phan Thị Bích Hằng, mình coi đây là 1 kênh tham khảo... 
Bạn hãy đọc kĩ bài viết và các tài liệu dưới đây trước khi lên tiếng phản đối hay ủng hộ.
Mấy hôm nay, một vấn đề đã và đang được dư luận và cộng đồng FB đặc biệt quan tâm là Chương trình "Trở về từ ký ức" do nhà báo Thu Uyên và nhóm PV Đài truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện. Qua phóng sự, một vấn đề gây “sốc” nhất là việc nhà ngoại cảm (NNC) Phan Thị Bích Hằng tìm hài cốt của nhà cách mạng Phùng Chí Kiên. Tuy nhiên, qua giám định của Viện pháp y quân đội thì đó chỉ là mảnh sành vụn, nắm đất và một chiếc răng lợn. Sau chương trình, đã có khá nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có cả ý kiến của “những người trong cuộc”… 
 
Tôi có xem Chương trình "Trở về từ ký ức" và theo dõi khá nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề này, trong đó có ý kiến của các ông, bà: Vũ Thế Khanh (Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng UIA); Nguyễn Phúc Giác Hải (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người); Phạm Minh Hạc (Đại tá, nhà báo Hàn Vũ Thụy (Phó chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lí thuộc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người - Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam); Quan Thị Lê Lan (Phó chủ nhiệm thường trực Bộ môn Cận tâm lý, chỗ ông Thụy); GS Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người); Luật sư Trần Đình Triển; Đại tá - TS Đỗ Kiên Cường; Thạc sĩ Thôi miên Y khoa Nguyễn Mạnh Quân; NNC Phan Thị Bích Hằng; nhà báo Thu Uyên…
Theo đó, cô Bích Hằng nói: “Họ (VTV) mới nhìn vào một góc của sự thật, giống như con voi, họ mới nhìn thấy cái vòi mà đã đưa ra những phán đoán không đúng. Tất cả sự thật sau này sẽ được chứng minh còn đến giờ phút này tôi chỉ cảm thấy hơi đáng tiếc cho sự vội vàng, hồ đồ của họ”. Trong khi đó, các ông, bà: Thế Khanh, Giác Hải, Vũ Thụy, Lê Lan… lại “phản pháo” kịch liệt với những ngôn từ to tát, như: “Nói Phan Thị Bích Hằng như vậy là vô trách nhiệm” (ông Thế Khanh); “Nói NNC Phan Thị Bích Hằng lừa bịp là một sự xúc phạm” (ông Giác Hài); “Việc dựa vào 1-2 vụ việc không chính xác rồi “đánh” vào NNC Bích Hằng là thiếu khách quan, khoa học; … là sự phỉ báng cực kỳ vô luân” (ông Vũ Thụy)… Thế nhưng, ngược lại Ths Nguyễn Mạnh Quân thì tuyên bố: “Nếu NNC nào tìm mộ liệt sĩ đúng 3%, sẽ dâng cho họ toàn bộ tài sản, danh dự, cả Viện nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên. Còn nếu họ tìm không đúng 3%, thì sẽ … cắt lưỡi NNC!”. Còn Đại tá - Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường thì khẳng định: “Cần cấm giới ngoại cảm hành nghề. Bất cứ ai tuyên bố có khả năng tiên tri, thấu thị hoặc áp vong, họ chính là kẻ lừa đảo, cho dù là lừa đảo chủ ý… Ngay cả ông tiến sỹ giám đốc UIA hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì, cho dù ông rất hăng hai nghiên cứu và tung hô giới ngoại cảm”… 
 
Trước hết, tôi lấy làm lạ trước những phát biểu “đao to, búa lớn” của các ông, bà: Thế Khanh, Giác Hải, Lê Lan, Vũ Thụy,,, và cả cô Bích Hằng. Bởi lẽ, Chương trình "Trở về từ ký ức" không hề có câu nào quy chụp cho Bich Hằng là lừa bịp, mà chỉ nêu lên cụ thể việc Bích Hằng tìm hài cốt của đ/c Phùng Chí Kiên, nhưng qua giám định của Viện pháp y quân đội thì đó là mảnh sành vụn, nắm đất và một chiếc răng lợn. Nếu cô Bích Hằng và các ông bà Thế Khanh, Giác Hải, Vũ Thụy, Lê Lan… muốn thanh minh thì tốt nhất là họ nên chứng minh cụ thể hài cốt của đ.c Phùng Chí Kiên mà cô Bích Hằng “tìm thấy” là có thật, chứ không phải mảnh sành, nắm đất hay răng lợn. Đồng thời, cũng xin thưa, để thanh minh cho việc làm của mình, cô Bích Hằng và các ông, bà nói trên “lập luận” về cái gọi là xác xuất của NNC nhiều khi chỉ chính xác 60-70% và đúng được 30-40% là tốt rồi. Nhưng, xin lưu ý một điều, trước khi “tìm” được hài cốt của đ.c Phùng Chí Kiên, cô Bích Hằng cho biết, bằng năng lực của mình đã “gặp” và “nói chuyện” với đ.c Kiên, đồng thời được đ.c Kiên “chỉ dẫn” nên mới tìm được cái “đầu lâu” (không răng) và sau đó là 01 chiếc răng. Vậy, việc Viện Pháp y Quân đội xác định: Hài cốt được cho là của đ.c Kiên mà cô Bích Hằng “tìm thấy” là mảnh sành, nắm đất và chiếc răng lợn là sao? 

Cũng xin lưu ý, trước đó, trong cuộc tìm kiếm mộ của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, cô Bích Hằng cũng cho biết là “gặp”và “nói chuyện” với Lý Thường Kiệt, song kết quả ngôi mộ đó không phải mộ Lý Thường Kiệt, mà là mộ người khác (?).

Nhân đây, cũng xin đề cập đến một số cuộc “nói chuyện với người cõi âm” mà cô Bích Hằng thực hiện tại tỉnh Bình Định, trong đó có 2 cuộc “gặp” và “nói chuyện” với thân sinh của Vua Quang Trung và 3 anh em Tây Sơn Tam Kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Một cuộc “nói chuyện với người cõi âm” của cô Bích Hằng diễn ra tại Bình Định cuối tháng 7.2011 và một cuộc diễn ra gần cuối tháng 11.2011.

Trước hết, xin được nói ngay rằng, cũng giống như các cuộc “nói chuyện với người cõi âm” để tìm mộ, trước khi về Bình Định, cô Bích Hằng đã tìm hiểu, đọc một số sách và tài liệu sử liên quan đến Nhà Tây Sơn và 3 ngài Tây Sơn Tam Kiệt. Trên cơ sở đó, cô Hằng đã chọn lọc những chi tiết “độc” để “phán” và làm cho những người xung quanh phải tin. Tuy nhiên, đối với những người tỉnh táo và có kiến thức về lịch sử thì dễ dàng nhận thấy ngay là kiến thực lịch sử của cô Bích Hằng khá “lơ mơ”, hầu như chỉ “nói dựa” và “độ chế lịch sử” theo kiểu “đầu Ngô, mình Sở” rất tùy tiện. Tôi xin phân tích một số trường hợp mà cô Bích Hằng thực hiện “nói chuyện với người cõi âm” như sau:

A- CUỘC “NÓI CHUYỆN” CỦA CÔ BÍCH HẰNG VỚI 2 VỊ THÂN SINH CỦA 3 ANH EM TÂY SƠN VÀ VUA QUANG TRUNG:

1- Trong cuộc “nói chuyện” với 2 vị thân sinh của Vua Quang Trung, cô Bích Hằng cho biết: “Hai cụ nói người đời thường nhắc đến Tam kiệt Tây Sơn, nhưng thực ra các cụ có 4 người con trai, mà cậu con cả là Nguyễn Hoa, chỉ ở nhà với bố mẹ, khi mất lúc 19 tuổi không làm nên công trạng gì, có để lại một cậu con trai tên là Quang Hiển, được ông bà nuôi, các con nhớ ghi tên để khấn và kêu cho người con cả này…”. 
Quả thật, khi nghe cô Bích Hằng “phán” điều này, hầu hết những người xung quanh, nhất là các đ/c lãnh đạo tỉnh Bình Định đều “rụng rời chân tay” và “khiếp vía”. Bởi lẽ, lâu nay dân Bình Định hầu như chỉ biết đến 3 anh em Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (trong đó Nguyễn Nhạc là anh Hai, Nguyễn Huệ thứ Ba và Nguyễn Lữ thứ Tư).

Thực ra, việc Nhà Tây Sơn có mấy anh em đã từng có những ý kiến khác nhau. Giống như người dân Bình Định, nhiều tài liệu đều cho rằng Nhà Tây Sơn có 3 anh em. Tuy nhiên, một số nguồn tư liệu lại cho rằng gia đình Vua Quang Trung không chỉ có 3 anh em, mà có khá đông anh em và thứ tự cũng khác nhau (Nhạc thứ 2, Lữ thứ 3, Huệ thứ 4). Một tài liệu của các nhà truyền giáo phương Tây thì ghi tên Nguyễn Lữ là “Đức Ông Bay” (thứ Bảy), còn Nguyễn Huệ là “Đức Ông Tam” (thứ Tám). Đáng lưu ý, tại Hội thảo “Tây Sơn – Thuận Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung” (tổ chức tại TP Huế vào đầu tháng 6.2008), từ nguồn tư liệu của triều Thanh, một nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thiết cho là nhà Tây Sơn có ít nhất 4 anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa. Chi tiết này dựa vào bản “kê khai lý lịch” của Nguyễn Quang Hiển gửi quan chức triều Thanh khi đi sứ vào năm 1790. Thế rồi, dựa vào thông tin này (thông qua báo chí và mạng), cô Bích Hằng đã “nhét vào miệng” của vị thân sinh Vua Quang Trung để “phán”. Bởi lẽ, thực ra, thông tin trên chỉ là 1 trong những giả thuyết về gia đình 3 anh em Tây Sơn và cũng chỉ là 1 tài liệu tham khảo. Hơn nữa, cũng xin lưu ý, bản “kê khai lý lịch” của Quang Hiển cũng có thể là “đồ giả” đánh lừa nhà Thanh. Vì ngay đến vua mà Quang Trung cũng “dám” cho Phạm Công Trị đóng giả để thay mình đi sứ kia mà.

2- Cô Bích Hằng cho biết, Vua Quang Trung nói: “Âu cũng là số mệnh rồi, việc này cũng đã được ghi trong áo bào vua Càn Long ban tặng: Xa tâm chiết trục đa điền thử (có nghĩa là Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng, nhưng khi ghép chữ lại thì có nghĩa là Nguyễn Huệ sẽ mất năm Nhâm Tý). Cho nên cũng không cần phải oán than nữa”.

Về cái chết của Vua Quang Trung có nhiều giả thuyết và “câu chuyện chiếc áo bào” cũng là 1 giả thuyết, (thậm chí đậm chất giai thoại). Theo đó, nhiều tài liệu sử đều ghi là vua Quang Trung chết vì “bạo bệnh” (không cụ thể là bệnh gì); còn tác giả Hoa Bằng thì cho rằng ngài chết vì bệnh “huyết vựng”. Gần đây, các nhà nghiên cứu Y học đã phân tích và cho rằng: Nguyên nhân cái chết của Quang Trung là do xuất huyết não dưới màng nhện, dẫn đến viêm phổi sặc.

Thế nhưng, cô Bích Hằng lại “nhét” câu chuyện chiếc áo bào “vào miệng” Quang Trung. Bởi lẽ, nếu đúng như vậy thì hóa ra Quang Trung đã “biết” việc Càn Long “ban tặng” áo bào? Và, nếu vậy thì Quang Trung phải oán thù Càn Long chứ sao lại bảo “Cho nên cũng không cần phải oán than nữa” (?).

3- Cô Bích Hằng cho biết, Vua Quang Trung nói: “Nhân dịp này ta cũng muốn mời nhạc phụ của ta là vua Lê Hiển Tông và Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đến dự đàn lễ này. Lúc sinh thời, chưa kịp mời nhạc phụ ta vào Quy Nhơn chơi…”. Sau đó Vua Quang Trung nói: “ Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả anh vợ ta vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống mà chỉ được ghi là Lê Duy Kỳ với tư cách là anh vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu đấy” (?)

Ô hay, sao Lê Chiêu Thống (tức Lê Duy Kỳ) mà lại là anh vợ Vua Quang Trung, thưa cô Bích Hằng? Xin thưa, Lê Duy Kỳ là cháu nội Vua Lê Hiển Tông và gọi công chúa Ngọc Hân bằng cô ruột. Vì vậy, Vua Quang Trung phải gọi Lê Chiêu Thống (Lê Duy Kỳ) là cháu vợ, chứ sao lại là anh vợ? Tội quá cô Bích Hằng ơi!

4- Theo cô Bích Hằng, Vua Quang Trung nói tiếp: “ Nhân có nhạc phụ ta vào chơi, ta muốn khởi đàn lễ bằng một hồi trống trận và một màn múa võ Bình Định. Ngày xưa ta thích nghe Ngọc Hân hát Quan họ lắm, nếu thu xếp được một màn hát Quan họ cho song thân và quân sỹ của ta nghe thì ta thật toại nguyện…”

Lạ nhỉ? Cô Bích Hằng lại “nói dựa” rồi. Bởi lẽ, cái gọi là “trống trận Quang Trung” hay “trống trận Tây sơn” cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguồn gốc, xuất xứ ra đời. Thậm chí, có ý kiến cho rằng “trống trận Quang Trung” hay “trống trận Tây sơn” là do người đời sau này “sáng tác” (mang tính biểu diễn) để ca ngợi công đức của Quang Trung và nhà Tây Sơn. Điều đáng nói, cô Bích Hằng “cho” Quang Trung nói “Muốn khởi đàn bằng màn múa võ Bình Định” ư? Ô hay, cô Hằng có biết 2 chữ “Bình Định” xuất hiện khi nào không? Địa danh này là do nhà Nguyễn đặt sau khi đã “bình định” được Nhà Tây Sơn và đất Tây Sơn. Tội nghiệp quá cô Bích Hằng ơi!

B- CUỘC NÓI CHUYỆN CỦA CÔ BÍCH HẰNG VỚI 3 NGÀI “TÂY SƠN TAM KIỆT”:

Có khá nhiều điều vô lý, thậm chí nhiều đoạn muốn … cười chảy nước mắt, cười … vỡ bụng. Tuy nhiên, do “cuộc nói chuyện với người cõi âm” của cô Bích Hằng lần này khá nhiều và khá dài nên chỉ xin đề cập đến vài vấn đề. (Xin quý vị cô, bác, anh chị và các bạn đọc nội dung cuộc nói chuyện này ở phần dưới).

1- Trước hết, xin thưa, việc cô Bích Hằng “mời” được 3 đ/c Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ “lên nói chuyện” tại đất Tây Sơn - Bình Định là điều thật lạ! Bởi ngay nhiều đệ tử nhà phật cũng từng “băn khoăn,thắc mắc” rằng: Thấy cô Bích Hằng hình như cũng là Phật tử nhưng hình như cô không hiểu về giáo lý nhà Phật. Bởi lẽ, cô Bích Hằng “gặp” và “nói chuyện” được với thân sinh của Vua Quang Trung và cả 3 ngài Tây Sơn Tam kiệt, vậy có nghĩa là họ những oan hồn còn vất vưởng vì chưa siêu thoát hay sao? Mặt khác, Tây Sơn không phải là đất của Quang Trung và Quang Trung sau khi băng hà được chôn tại đất Phú Xuân chứ đâu có phải ở Tây Sơn (đất của Nguyễn Nhạc) mà cô Hằng “gặp” được Quang Trung? Hơn nữa, cô Bích Hằng không biết rằng, sinh thời, 3 đ/c Nhạc, Huệ, Lữ mặc dù “cùng chi bộ” nhưng mất đoàn kết nghiêm trọng, thậm chí từng “Huynh đệ tương tàn”, vậy làm sao cùng một lúc có thể “cùng nhau lên nói chuyện” với cô được? Đáng lưu ý, qua “cuộc nói chuyện”, 3 đ/c Thái Đức Nguyễn Nhạc, Hoàng đế Quang Trung và Đông Định Vương Nguyễn Lữ giống như nhìn thấy hết từng con người, từng đ/c trên “trần gian Bình Định” (cả chức vụ, công việc), từng cảnh vật, thậm chí “chỉ đạo” từng vị trí, từng câu, từng chữ câu đối liễn, để tỉnh Bình Định xây dựng Đàn tế Trời - Đất (?). 
2- Theo cô Bích Hằng, Hoàng Đế Quang Trung nói: “Về nghi lễ thì hỏi Đông Định Vương (Nguyễn Lữ) vì chú ấy là người chữ nghĩa nhất nhà và chú ấy là người thụ nho giáo… Ba anh em ta theo ba môn phái võ giờ đã mai một, đó là: - Thái Đức Hoàng Đế: Hùng Kê Quyền; - Quang Trung Hoàng Đế: Yến Phi Quyền; - Đông Định Vương: Miên Quyền (còn gọi là nhu quyền)”. Còn Thái Đức Hoàng Đế thì nói: “Chú Lữ vốn nho nhã, mềm yếu nên chú luyện nhu quyền. Đây là môn quyền học của người Miên nên gọi là Miên Quyền” (?).

Ô hay! Cũng lạ nhỉ cô Bích Hằng! Nguyễn Lữ đâu có “thụ nho giáo”? Sinh thời, ông đi tu theo đạo Hồi Bani (Islam Bani) nên mới gọi là “Thầy Tư Lữ”. Đồng thời, lâu nay dân Bình Định đều biết Hùng Kê Quyền là do Nguyễn Lữ sáng tạo ra, chứ đâu phải Nguyễn Nhạc? Ô hô! Quả là kiểu nói dựa và suy diễn, lắp ghép tùy tiện.

3- Sinh thời, Quang Trung rất coi trọng chữ Nôm và yêu cầu phải sử dụng nó như Quốc ngữ. Vậy mà cô Bích Hằng lại “cho” Quang Trung “chỉ đạo” nói và viết toàn chữ Hán, tiếng Hán, như: “Sơn Hà Xã Tắc”, “BẢO SƠN THIÊN ẤN”; “Vạn cổ anh linh chiêu Việt địa”; “Thiên thu hiển hách đối Nam sơn”… Thậm chí, Bích Hằng còn “cho” Quang Trung giải nghĩa mấy từ tiếng Hán rất… tào lao, như: “Đàn này phải bố trí theo thế, các ngươi có biết thế gì không? Đó là thế “Thiên - Địa - Nhân”. Thiên là Trời, Địa là Thần và Nhân chính là con người” (?). Hu hu!

4- Theo cô Bích Hằng, Hoàng đế Quang Trung nói: “Trước khi cho các ngươi lui, ta dạy rằng: muốn xây dựng sự nghiệp trước tiên phải có LỰC, khi đã có LỰC mới tạo được THẾ, nếu không có LỰC và THẾ thì có TÂM cũng không làm được gì nên 3 anh em ta lúc nào cũng đan xen vào nhau. Ba anh em ta cũng có lúc khích khẩu nhưng chưa bao giờ tương tàn…” (?). Cô Bích Hằng “cho” Quang Trung nói vậy là trái với lịch sử rồi. Xin thưa, lịch sử cho biết: Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho Nhà Tây Sơn sụp đổ nhanh chóng là do nội bộ lục đục và “mất đoàn kết nghiêm trọng”. Nhiều nguồn sử liệu cho biết, Nguyễn Nhạc không chỉ thông dâm với em dâu của mình (vợ Nguyễn Huệ), mà còn cản trở bước đi của em mìn. Theo đó, trước những chiến công và thắng lợi của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà, nhất là sau khi Nguyễn Huệ được Vua Lê ban thưởng đất đai và gả công chúa Ngọc Hân, Nguyễn Nhạc buộc Huệ phải quay trở vào Phú Xuân, sau đó cử 1 đội quân tinh binh ra Bắc Hà để “nắn gân” cậu em. Nguyễn Huệ cũng không vừa, viết Hịch kể tội Nguyễn Nhạc, rồi đem 6 vạn quân vào vây thành Quy Nhơn và nã pháo vào trong thành. Cho đến khi Nguyễn Nhạc lên thành than khóc mới chịu rút quân. Thậm chí, một số nguồn sử liệu còn cho biết, khi Quang Trung qua đời, một phái đoàn của Thái đức Hoàng đế ra Phú Xuân để viếng đã bị “ách” lại. Không chỉ có vậy, con cháu của Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ sau đó trở nên thâm thù đến mức giết hại lẫn nhau…

5- Theo cô Bích Hằng, Đông Định Vương (Nguyễn Lữ) nói: “Nhà Tây Sơn Tam Kiệt đúng ra là Tây Sơn Tứ Kiệt nhưng trời không cho tất cả, không thể là “tứ tử trình làng” nên còn có tam kiệt thôi… Tất cả ba anh em ta đều yểu thọ…”.

Lạ nhỉ! Thực ra trong 3 ngài Tây Sơn Tam kiệt chỉ có Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ bi coi là “yểu thọ”. Nhưng, riêng Nguyễn Nhạc thì không thể gọi là “yểu thọ”. Bởi lẽ, trong số 3 ngài, tuổi của Nguyễn Nhạc cách khá xa so với Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Theo đó, Nguyễn Nhạc là thứ Hai, còn Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ tới thứ Bảy, thứ Tám. Nên nhớ, Nguyễn Nhạc có con gái lớn gả cho Vũ Văn Nhậm. Và, nhiều tư liệu sử đều ghi nhận Nguyễn Nhạc qua đời khi đã già yếu.

6- Về việc xây dựng Đàn tế Trời – Đất (đang triển khai ở Tây Sơn – Bình Định), theo cô Bích Hằng, Hoàng đế Quang Trung nói: “Ta có 2 lộc là 2 chiếc Quyền Trượng giao cho họ Trần ( Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV) và họ Nguyễn (Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định) để lo việc này cho trọn vẹn…”.

Cũng theo cô Bích Hằng, Đông Định Vương thì nói: “Con cháu nhà Tây Sơn đều chết yểu nên nơi Đàn Tế nhà Tây Sơn ở dưới chân Đàn phải xin tuổi hạc, tuổi quy, xin thọ như hạc, trường thọ như quy. Nơi 4 góc ở 4 chân Đàn ai có đủ phúc thì người đó được đặt quy. Nay ta ban cho:

+ Đối với Trần Bắc Hà (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV): thuyền lương của nhà Tây Sơn trao hết về tay ngươi, hiện nay ngươi đang cầm thuyền lương xã tắc, thì ngươi cũng được phép đặt một con.
+ Đối với họ Nguyễn Hữu Luân (Công ty Phương Trang Đà Lạt - Lâm Đồng) : mệnh ngươi mong manh lắm nên cho ngươi đặt bên Thanh long 1 con quy.
+ Đối với quan đầu tỉnh Nguyễn Văn Thiện (hiện là Bí thư Tỉnh ủy Bình Định): lấy ấn thì đặt 1 con quy ở bên Bạch hổ.
+ Còn 1 con nữa dành cho quan Lê Hữu Lộc (hiện là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định) đặt ở cửa hậu.

Mỗi lần lên Đàn phải một bên rung chiêng, một bên thúc trống”…

Lạ quá! Nếu đúng đây là lời của Hoàng đế Quang Trung và Đông Định Vương Nguyễn Lữ thì quả là quá “siêu”! Câu hỏi đặt ra ở đây là: Vì sao Hoàng đế Quang Trung và Đông Định Vương Nguyễn Lữ đã mất cách đây trên 220 năm (Quang Trung mất năm 1792, còn Đông Định Vương mất năm 1787) thì làm sao có thể biết đươc họ, tên, chức vụ, nghề nghiệp của các ông: Trần Bắc Hà, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Hữu Luân, Lê Hữu Lộc đang sống và làm việc trên “cõi trần tục”? Trong đó, ông Nguyễn Hữu Luân ở tận Lâm Đồng mà sao Đông Định Vương cũng biết? Và, làm sao Đông Định Vương “đánh giá phẩm chất đạo đức” của những người này một cách chính xác rằng họ “có đủ phúc” để “cho phép” đặt con quy tại công trình xây dựng Đàn tế Trời - Đất ở Bình Định? Nếu ý kiến trên của Quang Trung và Đông Định Vương Nguyễn Lữ là có thật thì sao 2 ngài không “chỉ” luôn vị trí mộ (hay chỗ ở) của ông, bà song thân, cùng với mộ của 3 ngài Tây Sơn Tam kiệt, nhất là mộ của Quang Trung? Vì suốt mấy chục năm nay, các nhà khoa học, nhà sử học đã phải tốn công, tốn sức nghiên cứu, tìm kiếm, tổ chức hàng chục, hàng trăm hội thảo để tìm mộ các ngài?
 
Nhân đây, cũng xin hỏi thẳng các ông, bà Vũ Thế Khanh, Nguyễn Phúc Giác Hải, Phạm Minh Hạc, Hàn Vũ Thụy, Quan Thị Lê La… và các ông, bà ở UIA, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người; Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, rằng: Nội dung cuộc “nói chuyện với người cõi âm” của cô Bích Hằng và thân sinh của vua Quang Trung và ba ngài Tây Sơn Tam kiệt mà tôi đã nêu ở trên liệu có đúng sự thật? Nếu đúng thì “cơ chế”, cách thức, kỹ năng “nói chuyện với người cõi âm” thế nào? Nhân tiện xin hỏi riêng ông Vũ Thế Khanh, rằng: Ông từng “khoe”, bên cạnh việc “phát hiện” các NNC, ông còn có khả năng đào tạo NNC đến mức có thể áp vong? như thế nào? Ngược lại, nếu vấn đề trên là không đúng thì có thể nói Phan Thị Bích Hằng là lừa bịp?

Cũng xin lưu ý, theo các ông, bà ở UIA, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người; Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người thì cô Bích Hằng là NNC giỏi nhất,có năng lực nhất (?). Vậy qua 2 câu chuyện cô Bích Hằng “nói chuyện với người cõi âm” ở Bình Định, liệu năng lực thực sự của cô Bích Hằng ở mức nào và các NNC Việt Nam khác thì còn ở mức nào?...

Cuối cùng, xin mời quý cô, bác, anh chị và các bạn đọc thêm nội dung “cuộc nói chuyện với người cõi âm” của cô Bích Hằng và thân sinh Quang Trung, cùng ba ngài Tây Sơn Tam kiệt. 
…………………………………………………………………………………………………………………
TRÍCH LƯỢC THÔNG TIN VỀ CUỘC ĐÀM THOẠI GIỮA NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG VỚI THÂN SINH CỦA BA ANH EM TÂY SƠN VÀ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG 
(TẠI BÌNH ĐỊNH VÀO CUỐI THÁNG 7.2011)

Cuối tháng 7.2011, tại Bình Định đã diễn ra Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ và các anh hừng nghĩa sĩ nhà Tây Sơn. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết đã “gặp” và “nói chuyện”với hai cụ thân sinh ba ngài Tây Sơn Tam kiệt và cả Hoàng đế Quang Trung. 
Theo đó, trước bàn thờ Liệt tổ Liệt tông nhà Tây Sơn, cô nói:

- Hai cụ nói rất hài lòng vì đàn lễ chuẩn bị long trọng. người đời thường nhắc đến Tam kiệt Tây sơn. Nhưng thực ra các cụ có 4 người con trai, mà cậu con cả là Nguyễn Hoa, chỉ ở nhà với bố mẹ, khi mất lúc 19 tuổi không làm nên công trạng gì, có để lại một cậu con trai tên là Quang Hiển, được ông bà nuôi, các con nhớ ghi tên để khấn và kêu cho người con cả này. Hai cụ tiếc vì sự nghiệp nhà Tây sơn không được lâu dài.

Tiếp đó, cô Bích Hằng cho biết, Vua Quang Trung nói: - Âu cũng là số mệnh rồi, việc này cũng đã được ghi trong áo bào vua Càn Long ban tặng: Xa tâm chiết trục đa điền thử (có nghĩa là Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng, nhưng khi ghép chữ lại thì có nghĩa là Nguyễn Huệ sẽ mất năm Nhâm Tý). Cho nên cũng không cần phải oán than nữa. Nhân dịp này ta cũng muốn mời nhạc phụ của ta là vua Lê Hiển Tông và Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đến dự đàn lễ này. Lúc sinh thời, chưa kịp mời nhạc phụ ta vào Quy Nhơn chơi.

Sau đó Vua Quang Trung nói: - Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả anh vợ ta vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống mà chỉ được ghi là Lê Duy Kỳ với tư cách là anh vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu đấy.

Có người cứ hỏi ta về ngày mất, đúng là ngày cuối cùng của tháng 7, ngày 29 tháng 7, nhưng giỗ vào ngày 1/8 cũng được vì tháng 7 này là tháng thiếu, năm mất là năm Nhâm tý. Bà thân sinh ra Hoàng đế nói rằng:

- Đàn lễ tuy đủ nhưng vẫn thiếu một thứ. Đó là một mâm trầu, được bày theo kiểu trong này, lá trầu có têm vôi. Vì trước đây, khi Ngọc Hân công chúa về làm dâu, nhà tôi cũng chưa kịp mang trầu cau ra để làm lễ hỏi, nay muốn mang trầu ra mời thông gia. Xưa kia nhà ta cũng làm nghề buôn trầu nên trầu cau là thứ không thể thiếu được trong đàn lễ này. Ta cũng muốn có thêm một đĩa gừng cay và muối để ta dạy con cháu biết đoàn kết, bảo ban nhau..

Vua Quang Trung nói tiếp: - Nhân có nhạc phụ ta vào chơi, ta muốn khởi đàn lễ bằng một hồi trống trận và một màn múa võ Bình Định. Ngày xưa ta thích nghe Ngọc Hân hát Quan họ lắm, nếu thu xếp được một màn hát Quan họ cho song thân và quân sỹ của ta nghe thì ta thật toại nguyện… 
…………………………………………………………………………………………………………………

THÔNG TIN GHI CHÉP TỪ CUỘC ĐÀM THOẠI GIỮA NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG VỚI BA ANH EM TÂY SƠN TAM KIỆT TẠI BÀN THỜ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG
- BẢO TÀNG QUANG TRUNG HUYỆN TÂY SƠN
(17h00 NGÀY 26/11/2011, TỨC MÙNG 1/11 NĂM TÂN MÃO)

+ Nhà ngoại cảm (NNC) Phan Thị Bích Hằng:

- Xin Đức Hoàng Đế cho chúng con biết vị trí mà hiện nay tỉnh Bình Định đã cho thiết lập một bục lớn để tối nay hành lễ, trước hết vị trí đó có phải núi Ấn mà xưa kia thiên đình đã rao ấn cho nhà Tây Sơn không? Con xin Hoàng Đế cho chúng con được biết?

Đây là toàn bộ hình thái chung, đây là toàn cảnh khu vực. Chúng con biết hôm nay là ngày 1/11 năm Tân Mão còn lý do vì sao thì chúng con không biết. Con tấu lạy Đức Hoàng Đế. Hoàng Đế bảo con phải lấy nước ở 5 núi, 9 sông, chúng con nghe xong con có truyền đạt lại cho quan đầu tỉnh là Nguyễn Văn Thiện (hiện đang là Bí thư Tỉnh ủy Bình Định - VH) đã triển khai lấy đủ đất ở 5 núi: Mẫu Sơn (Lạng Sơn), núi Ba Vì (Hà Nội), núi Đại Huệ (Nghệ An), núi Bạch Mã (Huế), núi Chúa (Kiên Giang) và 9 sông: Kỳ Cùng (Lạng sơn), sông Đà (Hòa Bình), sông Hồng (Hà Nội), sông Lam (Nghệ An), sông Gianh (Quảng Bình), sông Hương (Huế), sông Côn (Bình Định) sông Cửu Long và sông Sài Gòn.
+ Hoàng Đế Quang Trung:

- Các ngươi có biết ngày hôm nay là ngày gì không? Việc này để Thái Đức huynh trưởng của ta nói cho biết. Ngày 1/11/1771 Tân Mão niên cách đây 240 năm đúng vào giờ Dậu chuyển sang giờ Hợi thì Thái Đức và thầy Chương (đúng ra là thầy Trương, tức Trương Văn Hiến. Bà Bích Hằng nói tiếng Bắc nên “biến” thành Chương) đã làm lễ tế ở trên đỉnh của Hòn Ấn. Các ngươi có biết vì sao ta tề tựu các ngươi về đây vào ngày hôm nay không? Cái chính là đúng 240 năm thì hào khí Tây Sơn được đánh thức dậy. Và hôm nay các ngươi có biết các ngươi còn thiếu gì không, ta chưa thấy các ngươi để chỗ nào để châm đuốc cả. Các ngươi có biết tục của người Thượng mỗi khi tế lễ phải đốt 3 ngọn đuốc thật lớn để tế thần lửa.

Đây là đàn trung tâm nằm ở giữa. Bên phải đi vào phía tả thanh long là nhà của Ban quản lý và phía hữu bạch hổ là nhà thờ các tướng Tây Sơn. Ta lưu ý các ngươi:

- Thứ nhất: Về nghi lễ thì hỏi Đông Định Vương vì chú ấy là người chữ nghĩa nhất nhà và chú ấy là người thụ nho giáo.

- Thứ hai: Sắp đặt như thế nào đó là việc của Thái Đức Hoàng Đế, dù sao Thái Đức Hoàng Đế cũng là huynh trưởng của ta. Dù ta là Hoàng Đế nhưng đối với Thái Đức Hoàng Đế ta chỉ là Bắc Bình Vương, ta chưa bao giờ nhận là là Hoàng Đế với Thái Đức cả.

- Thứ ba: Chọn người, dùng quân là việc của ta:

Ta khá khen các ngươi đã tìm được Hòn Ấn, tìm được đúng nơi thầy Chương và Thái Đức Hoàng Đế đã từng đến vào ngày 10/06 Tân Mão, Thầy Chương và Thái Đức Hoàng Đế đã được lệnh trên Thiên xuống và khi đến đó nhận được cái ấn. Khi có một tiếng sét đánh xuống thì thầy Chương và Thái Đức Hoàng Đế đã nhìn thấy chữ “Sơn Hà Xã Tắc”. Vậy các ngươi đã nhìn thấy chữ “Sơn Hà Xã Tắc” để ở đâu chưa? Các ngươi chỉ nói hình thái chung vậy nhưng ở bên trong các ngươi định đặt cái gì? Các ngươi đã có ý chưa? Ta cũng khá khen việc bố trí bên Bạch Hổ là nơi thờ tự các tướng lĩnh Tây Sơn như thế là đúng. Bên này để chữ “Nhân” để cho mọi người đến. Đàn này phải bố trí theo thế, các ngươi có biết thế gì không? Đó là thế “Thiên - Địa - Nhân”. Thiên là Trời, Địa là Thần và Nhân chính là con người. Bố trí thế này, Nhân phải lùi xuống, thấp hơn, Địa cao hơn một chút và Thiên là cao nhất. Ở ngoài vào thì các ngươi ghi gì đây? Đông Định Vương hỏi là các ngươi ghi gì đây? Ngọ Môn vẫn là Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ. Đông Định Vương dạy việc này để ta, các ngươi định rằng cứ để nhìn thế này hay sao? Vậy thì bút để đi đâu, giấy các ngươi để chỗ nào? Các ngươi phải có nhà, nhà phải có tên. Vậy không thể gọi đây là Đàn Tế Trời được, không đúng. Phải ghi ở trên đàn Thiên có chữ “Sơn Hà Xã Tắc”. Trên án thờ có hình cái ấn, trên ấn có chữ “Sơn Hà Xã Tắc”. Đây là ý của Đông Định Vương.

Lùi xuống chỗ dưới Ngọ Môn cổng chính có một bức hoành, ở đó ghi chữ là “BẢO SƠN THIÊN ẤN”; nghĩa là “nơi này là ngọn núi quý có ấn của Trời”. Ta có 2 lộc là 2 chiếc Quyền Trượng giao cho họ Trần ( Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV) và họ Nguyễn (Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định) để lo việc này cho trọn vẹn.

Phía trước Ngọ Môn trụ bên tả thanh long ghi hàng chữ: “Vạn cổ anh linh chiêu Việt địa”; bên hữu bạch hổ ghi hàng chữ “Thiên thu hiển hách đối Nam sơn”.

Ba cửa sau do hậu thế các ngươi tùy ý tự tác, mỗi người được quyền ghi một câu. Nên nhớ trước khi lên Đàn Tế Trời phải có ba bậc, mỗi bậc khi tế lễ phải đốt một ngọn đuốc. Các ngươi có hiểu thần Ma Ní là gì không? Nhà Tây Sơn lập nên nghiệp nhờ người Thượng, nên phải suy tôn thần của người Thượng (Ma Ní). Nhân: phải làm đồ cúng tế cỗ bàn bình thường. Địa: phải có lễ mặn. Thiên: phải có bông, trái quả đầy đủ.

Ta chỉ cho họ Nguyễn (có lẽ là Nguyễn Văn Thiện?) biết thủy bao sinh dưỡng vậy ta rất lấy làm hoan hỉ về có hồ bán nguyệt nhưng phía bên này còn thiếu thác nước. Tháp thác thiên vương phải có ở bên Thanh Long. Vận mệnh nhà Tây Sơn ứng với những năm có số 7. Dẹp loạn kết thúc vào năm 1777. Năm huynh trưởng ta nhận được ấn là 1771, vậy thì phải xây tháp 7 tầng, tầng trên có thác nước hồ lô chảy tràn nước xuống. Ta không theo đạo Phật, thờ nho giáo nên không xây 9 tầng, ta không phải là Trời nên không xây 13 tầng, chỉ xây 7 tầng, bên tháp của ngài thờ nghĩa quân tức là quân sĩ đối xứng tháp phải cao hơn đàn tế và cao hơn tầm người đứng tế.

Phải có sân để luyện quyền, tiền hoặc hậu đều được. Ta giao cho quan đầu tỉnh phải có trách nhiệm bố trí việc này. Ba anh em ta theo ba môn phái võ giờ đã mai một, đó là:

- Thái Đức Hoàng Đế: Hùng Kê Quyền. 
- Quang Trung Hoàng Đế: Yến Phi Quyền.
- Đông Định Vương: Miên Quyền (còn gọi là nhu quyền).
Kết hợp ở thế tam tam thụ thụ:
Hùng Kê Quyền là Lực.
Yến Phi Quyền là Thế.
Nhu quyền là Tâm. 
Muốn làm gì cũng phải có tâm, thế, lực.

+ Thái Đức Hoàng Đế nói:

- Chú Lữ vốn nho nhã, mềm yếu nên chú luyện nhu quyền. Đây là môn quyền học của người Miên nên gọi là Miên Quyền. Giữa cái nóng dận của ta với tính quyết liệt của chú Huệ thì phải có cái nhu của chú Lữ. Ba thế của Tây Sơn Tam Kiệt là như thế. Nhưng sẽ không làm nên cơ nghiệp nếu 3 anh em không kết hợp sẽ thành độc lư thương.

+ Đông Định Vương:

- Các người đặt Đàn Tế Trời ở đó là chí lý lắm. Đúng là Tây khởi nghĩa, Bắc thu công, đúng như thầy Chương đã dạy. Ở phía sau, hướng Bắc đặt một cái bàn gọi là bàn hạ lộc dành cho bá tánh muốn vào lễ phải đi qua cửa này. Y phục trang nghiêm, phẩm hàm mũ mão chỉnh tề thì đi cửa trước. Còn tất cả mẹ xa, con đỏ, lê dân trăm họ, cổ cày, vai bừa vừa đi làm đồng về cũng có quyền đi vào đàn thờ nhưng phải đi phía sau. Dù có quan trường phẩm hàm đến đâu khi về nhà vẫn là cha, là chồng, là con. Đây cũng có nghĩa là Bắc thu công.

Nếu do địa hình dốc không thể đặt bàn hạ lễ tế được thì phải có lư hương để cắm hương. 
Ta chưa thấy các ngươi dương kỳ ở đâu. Vậy các ngươi phải đặt cột cờ ở phía trước đàn trung tâm.

+ Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:
 
- Vừa rồi chúng con có làm lễ cầu siêu vào ngày 14/10 Âm lịch và làm lễ hoàn mãn cho đô đốc Bùi Thị Xuân tại Đền thờ Đô đốc. Chúng con xin ngài cho biết Đô đốc có hoan hỉ không ạ? Cũng tại Đền thờ Đô đốc anh Trần Bắc Hà có mang về một đôi voi bằng gỗ đang đặt ở ngoài thềm đền thờ. Vậy Đô đốc có hoan hỉ không, có phạm gì không ạ? Đôi voi để ở đó có được không?

+ Đông Định Vương:

- Nhà Tây Sơn ở đâu có voi ở đấy. Voi là hình ảnh luôn gắn liền với nhà Tây Sơn nên Đô đốc rất hoan hỉ, con gái Đô đốc sắp thành ngài rồi đấy.

Ở đây (Đền thờ Đô đốc) là nơi cho con người dương thế nhiều hơn. Họ chỉ đến đây để ngó nghiêng nên nơi đây không phải là nơi để tĩnh tâm, nặng lòng tưởng đến nhà Tây Sơn. Ơn cha có rồi, nghĩa mẹ có rồi, các ngươi đã về làm lễ ở Gò Lăng nên ta lấy làm cảm kích. Các ngươi còn nghĩ tới cả chuyện đoàn tụ cho Đô đốc và hoàn thi hài cho Đô đốc việc đó ta cảm kích lắm lắm, còn hơn cả 9 bậc phù đồ.

Nhưng ơn cha, nghĩa mẹ đã có đủ, còn thiếu công thầy và ta đau lòng mỗi khi nghĩ về thầy Chương rất dầy công dạy dỗ 3 anh em ta nhưng không có nơi nào để thắp một nén nhang tưởng niệm thầy Chương. Vậy thì hãy lập một bát hương để cho thầy Chương. Nếu nhà Tây Sơn có làm nên sự nghiệp mà quên thầy Chương thì chẳng phải là vong ân bội nghĩa lắm sao?

Thầy đi theo nhà Tây Sơn, thầy mang tiếng là bất hiếu vì cha thầy theo chúa Nguyễn. Bây giờ nhà Tây Sơn lại quên thầy thì có phải là nhà Tây Sơn bất hiếu, bất nghĩa, bất nghì luôn không? Các ngươi hãy giúp Tây Sơn Tam Kiệt trọn nghĩa với thầy. Đây cũng là trọn đạo.

Phải lập bát hương riêng của thầy, trên triều là đạo vua tôi, khi về nhà là đạo thầy trò, nên ta vẫn phải quỳ lạy thầy. Nên vẫn phải có bàn thờ riêng của thầy. Đạo luật không cho phép bàn thờ riêng của thầy được cao hơn Hoàng Đế nhưng phải có bàn thờ riêng.

+ Thái Đức Hoàng Đế:

- Vào năm chúa Nguyễn Phúc Thuần vẫn còn ở Gia Định thì ta và thầy Chương đã lên hòn núi mà xưa kia anh em ta vẫn gọi là hòn Vải để bàn sự nghiệp lớn. Lúc chúng ta lên tới nơi thì có mây đen vần vũ, mưa gió sấm sét, sau khi hết thì có ánh chớp, khi thầy trò ta lên theo nơi có ánh chớp thì thấy có ấn của Trời ở đó. Đó là ấn mang chữ “Sơn Hà Xã Tắc”. Vì vậy ta nhớ ngày đó là ngày mùng 10 tháng Mùi năm Tân Mão, ngày đó là ngày Tân Mão. Nên hôm nay khi các ngươi về đây đúng vào ngày này ta lấy làm hoan hỉ, sau 240 năm mà hào khí Tây Sơn được sống lại. Ba quân tướng sĩ cảm kích các ngươi lắm. 
+ Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:
 
- Xin cho chúng con nhắc lại câu chữ Ngài vừa dạy để thực hiện cho chính xác ạ.
 
+ Đông Định Vương:

- Nếu sai đi một nét thì nghĩa nó khác đi.

BẢO SƠN THIÊN ẤN: ở Ngọ Môn.

VẠN CỔ ANH LINH CHIÊU VIẸT ĐỊA: bên thanh long.

THIÊN THU HIỂN HÁCH ĐỔI NAM SƠN: bên bạch hổ.

TÂY KHỞI NGHĨA BẮC THU CÔNG là câu sấm truyền của thầy Chương khi sự nghiệp chinh phục ở phía Bắc thành công thì sự nghiệp mới khải hoàn, trọn vẹn, giang sơn thu về một mối.

Nhà Tây Sơn Tam Kiệt đúng ra là Tây Sơn Tứ Kiệt nhưng trời không cho tất cả, không thể là tứ tử trình làng nên còn có tam kiệt thôi. Tất cả ba anh em ta đều yểu thọ. Con cháu nhà Tây Sơn đều chết yểu nên nơi Đàn Tế nhà Tây Sơn ở dưới chân Đàn phải xin tuổi hạc, tuổi quy, xin thọ như hạc, trường thọ như quy. Nơi 4 góc ở 4 chân Đàn ai có đủ phúc thì người đó được đặt quy.

Nay ta ban cho:

+ Đối với Trần Bắc Hà: thuyền lương của nhà Tây Sơn trao hết về tay ngươi, hiện nay ngươi đang cầm thuyền lương xã tắc, thì ngươi cũng được phép đặt một con.

+ Đối với họ Nguyễn Hữu Luận: mệnh ngươi mong manh lắm nên cho ngươi đặt bên Thanh long 1 con quy.

+ Đối với quan đầu tỉnh Nguyễn Văn Thiện (hiện là Bí thư Tỉnh ủy Bình Định): lấy ấn thì đặt 1 con quy ở bên Bạch hổ.

+ Còn 1 con nữa dành cho quan Lê Hữu Lộc (hiện là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định) đặt ở cửa hậu.

Mỗi lần lên Đàn phải một bên rung chiêng, một bên thúc trống.

+ Hoàng đế Quang Trung:

- Trước khi cho các ngươi lui, ta dạy rằng: muốn xây dựng sự nghiệp trước tiên phải có LỰC, khi đã có LỰC mới tạo được THẾ, nếu không có LỰC và THẾ thì có TÂM cũng không làm được gì nên 3 anh em ta lúc nào cũng đan xen vào nhau. Ba anh em ta cũng có lúc khích khẩu nhưng chưa bao giờ tương tàn. Nhưng ta tiếc rằng đến đời con thì không giữ được đạo lý đó. Lúc nào ta cũng trân trọng huynh trưởng, dù sau này ông có thoái lui làm vương thì lúc nào trong lòng ta ông cũng là Thái Đức Hoàng Đế nên các ngươi phải nhớ điệp văn bao giờ cũng là Thái Đức Hoàng Đế đầu tiên rồi mới đến Quang Trung rồi Đông Định Vương Nguyễn Lữ. Các ngươi đừng đặt Quang Trung lên trên ta lấy làm hổ thẹn với huynh trưởng của ta./.

39 nhận xét:

  1. Rất hay và bổ ích cảm ơn bạn rất nhiều !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người ( UIA ) là một hội nghề nghiệp của mấy ông trí thức về hưu tự lập ra để kiếm ăn , nói đúng ra là lừa đảo . Thoạt đầu tôi cứ tưởng là của nhà nước lập ra , nhưng tôi đã nhầm , họ lập ra trung tâm này và đề xuất với bộ khoa học và công nghệ " CHO PHÉP NGHIÊN CỨU " . Vâng chỉ nghiên cứu thì không sao nhưng họ lại lợi dụng cái giấy phép này để họ " Cấp giấy chứng nhận " cho nhiều ông đồng , bà cốt ở các tỉnh có cớ kiếm ăn . Họ không có quyền đó , họ không phải là cơ quan quản lý nhà nước , bản thân họ cũng phải đi xin kia mà . mấy ông trí thức này đã bị xã hôi nguyền rủa từ lâu rồi , Phan thị Bích Hằng cũng vứt vào sọt rác lâu rồi .

      Xóa
  2. Đó dang la điều mà xã hội rất bức xúc và quan tam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. a ha ha, Hang khong sai, ma nguoi coi am da lua Hang, Duong the nao thi am cung vay, nguoi am da lua Hang roi... Kieu nao Hang chang cai duoc, Thu Uyen da duoi ly chua, cac nha khoa hoc da duoi ly chua, chi con ta, ta phai tin ai ,... hoi oi....

      Xóa
  3. That dung la: dau do thi bim leo. Toi la mot nha khoa hoc, nhan dinh mot cach khach quan rang trong cai duoc co cai mat. Hay nhin nhan van de mot cach khach quan hon di

    Trả lờiXóa
  4. Sự thật vụ Phan Thị Bích Hằng tìm 4.000 hài cốt ở Phú Quốc

    09:23 | 29/10/2013
    (PetroTimes) - Sau khi truyền hình đăng tải phóng sự hoài nghi về khả năng của các nhà ngoại cảm Việt Nam, trong đó có Phan Thị Bích Hằng, lại xuất hiện thêm nghi ngờ về việc Bích Hằng không phải là người tìm ra 4.000 hài cốt liệt sỹ ở Phú Quốc.

    >> Mời đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

    Một vài phương tiện truyền thông đã gần như "phủi" hết công lao của nhà ngoại cảm huyền thoại này, đánh đồng chị với hàng loạt các nhà ngoại cảm rởm khác. Thậm chí, một trong những thành tích lớn nhất của chị là tìm ra 4.000 hài cốt liệt sỹ ở Phú Quốc cũng bị đem ra nghi ngờ.

    Có tờ báo đã đặt ra mối hoài nghi về việc chị không tham gia vào cuộc tìm kiếm này và “lãnh đạo tỉnh Kiên Giang không biết chị Phan Thị Bích Hằng là ai”. Tờ báo này dẫn lời hoài nghi của Thiếu tướng – Tiến sỹ Nguyễn Chu Phác, Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.

    Để làm sáng tỏ nghi ngờ này, sáng ngày 28/10, phóng viên PetroTimes đã tìm đến nơi làm việc của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Cuộc gặp của chúng tôi bị ngắt quãng bởi nhà ngoại cảm này liên tục nhận được điện thoại hỏi han của nhiều người.



    Khi chúng tôi hỏi đến vụ tìm kiếm 4.000 hài cốt liệt sỹ ở Kiên Giang, nhà ngoại cảm Bích Hằng không giải thích gì mà chỉ đưa cho chúng tôi xem một loạt các thư cảm ơn của Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Trương Quốc Tuấn, Ban liên lạc Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày, Tổ đình Vĩnh Nghiêm TP HCM…

    Trong thư, ông Trương Quốc Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang có viết: “Bằng khả năng đặc biệt của mình, bà Phan Thị Bích Hằng cùng với địa phương nỗ lực tìm kiếm, đến nay đã tìm thấy thêm 1.200 hài cốt và đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện đảo Phú Quốc.

    Sự giúp đỡ nhiệt tình vô tư và trong sáng của bà Phan Thị Bích Hằng có ý nghĩa rất lớn, thể hiện nghĩa cử nhân đạo cao cả”. Ông Tuấn còn đề nghị thời gian tới, bà Hằng sẽ giúp tỉnh Kiên Giang tìm kiếm hết số hài cốt liệt sỹ bị địch sát hại.

    Bà Hằng sau đó còn giúp phát hiện thêm hàng trăm bộ hài cốt liệt sỹ ở 2 hố chôn.

    Ông Lê Văn Bảng – Phó ban liên lạc tù binh Phú Quốc, Giám đốc Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày cũng cho biết thêm: Vào ngày 19/10, đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sỹ đã nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đi tìm mộ giúp.

    Ông Bảng khẳng định, chính nhà ngoại cảm Bích Hằng đã tìm được 4 điểm chôn tập thể. Hố thứ nhất tìm được 502 hài cốt, hố thứ 2 tìm được 531 hài cốt…

    Sau đó, bằng khả năng đặc biệt của mình, bà Hằng còn giúp tìm ra 1.076 bộ hài cốt liệt sỹ.

    Ban liên lạc tù binh Phú Quốc thay mặt cho đồng đội và gia đình đã gửi thư thể hiện sự biết ơn với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

    Như vậy là đã rõ, Phan Thị Bích Hằng là người đóng vai trò phát hiện ra hàng nghìn bộ hài cốt liệt sỹ ở Phú Quốc, Kiên Giang. Tuy nhiên, không hiểu vì sao lại có những hoài nghi nhắm vào nhà ngoại cảm tài năng và có nhiều đóng góp này?

    Nhà ngoại cảm chỉ nói ngắn gọn: “Tâm mà không tĩnh thì không giao cảm được. Mọi người hãy để cho Hằng tĩnh tâm thì Hằng mới phát huy khả năng ngoại cảm và tiếp tục sứ mệnh tìm kiếm của mình được”.

    >> Mời đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

    Trả lờiXóa
  5. Người thân liệt sĩ Phùng Chí Kiên rơi lệ xin lỗi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

    10:42 | 01/11/2013
    (Petrotimes) - Trong buổi giao lưu trực tuyến “Sự thật về nhà ngoại cảm” tại tòa soạn Báo Năng lượng Mới - PetroTimes sáng ngày 1/11/2013, một sự kiện bất ngờ ngoài dự tính đã xảy ra. Đó là sự có mặt của ông Nguyễn Văn Quang và bà Trương Thị Đông là con cháu của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Biết thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, họ đã tìm đến mong được nói lời xin lỗi với nhà ngoại cảm Bích Hằng.

    >> Giao lưu trực tuyến "Sự thật của nhà ngoại cảm"

    >> Tự sự Phan Thị Bích Hằng

    Kéo thả ảnh vào nội dung biên tập

    Có mặt tại tòa soạn Báo Năng lượng Mới, ông Quang và bà Đông cho biết, họ vô cùng xấu hổ khi gặp lại nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Theo ông Quang, chị Bích Hằng đã từng nhiệt tình, vô tư giúp đỡ gia đình và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thông tin thời gian gần đây. Ông Quang nói trong nước mắt nghẹn ngào: “Gia đình chúng tôi xin lỗi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”.

    Liên quan đến quá trình tìm kiếm, cất bốc thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, ông Nguyễn Văn Quang cho biết: “Quá trình tìm kiếm cũng như cất bốc phần thủ cấp của người ông chúng tôi thời điểm tháng 5/2008 thì tất cả đều đảm bảo nguyên tắc và làm theo trình tự, đúng thủ tục pháp lý, tuân thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn và xã Ngân Tùng. Gia đình chúng tôi khẳng định, đây là một việc làm có tổ chức chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan và khoa học”.

    Theo ông Quang, cùng với các cơ quan, ban ngành tỉnh Bắc Kạn và con cháu họ tộc liệt sĩ Phùng Chí Kiên, ông Quang đã trực tiếp cất bốc phần thủ cấp người ông của mình từ lúc 1 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút rạng sáng ngày 8/5/2008. Ông Quang xác định đây chính là thủ cấp người ông của mình (dẫu chỉ là nắm đất màu đen). Chính bằng chứng thực tế đó, ông Quang cùng toàn bộ con cháu liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã ký vào biên bản khai quật và biên bản bàn giao tại Nhà tang lễ quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội).

    Trong nước mắt nhòe nhoẹt, bà Trương Thị Đông cho rằng, thời gian vừa qua, có một số thông tin, ý kiến đồn thổi về những tiêu cực liên quan đến việc tìm kiếm thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Bà Đông coi đó là những thông tin thiếu căn cứ và cần phải xem xét lại.

    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết, khi có những thông tin cho rằng, phần thủ cấp chị tìm thấy không phải là thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, chị đã rất buồn. Thế nhưng, chị chưa hề nhận được bất cứ thông tin nào từ phia gia đình liệt sĩ. Chính vì thế, chị không hề biết thực hư việc này.

    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết: “Khi chân tướng sự việc, tính chính xác của cuộc tìm kiếm đó còn đợi các cơ quan chức năng giám định, tôi chỉ muốn nói rằng, tôi đã cố gắng ở mức độ cao nhất, bằng thiện tâm của mình để hoàn tất công việc của tôi”.

    Được biết, trong vụ tìm hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên, nhà ngoại cảm Bích Hằng chỉ xác định vị trí, khu vực chôn cất và đánh dấu xong, sau đó phải về Hà Nội vì có người thân mất mà không thể ở lại trực tiếp tham gia việc khai quật.

    Trả lờiXóa
  6. Bài báo này là của một người không hiểu gì về khoa học tâm linh. Lấy những suy nghĩ còn nông cạn và khá thô thiển của mình để lập luận chụp mũ cho người khác và "dậu đổ bìm leo". Cách lập luận của tác giả này làm mình cảm thấy khó chịu vì sự non kém và thiển cận. Dân gian có câu: "Biết thì thưa thớt, không biết dựa cột mà nghe", ông bạn ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu Minh Diệu nói bài báo này là của một người không hiểu gì về khoa học tâm linh. Lấy những suy nghĩ còn nông cạn và khá thô thiển của mình để lập luận chụp mũ cho người khác và "dậu đổ bìm leo". Cách lập luận của tác giả này làm mình cảm thấy khó chịu vì sự non kém và thiển cận. Vậy ông lại rơi vào đánh giá chủ quan rồi. Ông muốn phán những điều như thế ông phải đưa ra được bằng chứng của những điều mình nói chứ. Trẻ chăn trâu còn nói hay hơn ông về những điều phản biện như thế.

      Xóa
    2. Chuẩn.. Ko biết mình ngu hay Diệu ngu nhưng nói như Diệu thì có vẻ Diệu ngu thật. Khoa học mà nói vo thế à?

      Xóa
    3. Mình đồng tình với ý kiến bác Phạm Minh Diệu. Cách lập luận của bài này chưa thật chặt chẽ.

      Xóa
    4. Cần phải xem lại cái bằng của TS. Phạm Minh Diệu ? TS phản bác ý kiến của người ta mà không đưa ra được những dẫn chứng thuyết phục đủ thấy năng lực tư duy logic của TS quá non rồi
      Tôi chỉ ra những điểm bịp bợm của mấy cái trung tâm nghiên cứu này cho TS xem nhé:
      Thứ nhất: con người cũng là một loài động vật, vậy tại sao con người chết tồn tại linh hồn trong khi đó con vật lại không có như vậy ?
      Thứ hai: Tôi cứ cho rằng có linh hồn đi chăng nữa thì linh hồn tồn tại ở dạng nào ? vật chất hay sóng ? nếu là vật chất thì hình dạng, khích thước là bao nhiêu (lẽ đương nhiên là hồn hay vong không thể có hình dạng, kích thước giống người bình thường trên trần thế được) và nếu là sóng thì là sóng gì, tần số hay bước sóng bằng bao nhiêu ?
      Thứ 3: Linh hồn thì đương nhiên không thế có cùng tiếng nói với người trần được ? Đơn giản thế này, các dân tộc khác nhau tiếng nói cũng khác nhau hoặc cũng một dân tộc ở các thời điểm khác nhau ngôn ngữ cũng khác nhau (ngôn ngữ thay đổi theo nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của KHKT) chứ chưa nói đến 2 thế giới khác nhau.

      Xóa
  7. Nên nghe nhiều nguồn, kể cả từ cô Bích Hằng, Cô Nguyễn Ngọc Hoài và các nhà ngoại cảm khác và nên có sự tôn trọng người khác, điều mà trẻ em các nước được học từ nhỏ.

    Trả lờiXóa
  8. Sao "chuyện bây giờ mới nói"-NHƯ TÊN PHIM TRUYỀN HÌNH ẤY NHỈ?

    Trả lờiXóa
  9. Hãy xem ảnh chụp "thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiên" là cái gì.Một vật được ngụy tạo một cái đầu lâu một cách vụng về,ấu trĩ.Ngụy tạo thủ cấp Tướng Kiên,thì cũng ngụy tạo hiện trường nơi chôn "thủ cấp".Một sự lừa đảo trắng trợn!Vậy mà vẫn đánh lừa được khối người,kể cả các Tiến sĩ.Tất cả chỉ là một trò lừa đảo.Thế mà thiên hạ vẫn còn thừa nhận có Tâm linh(thần thánh,ma quỷ,linh hồn) và Nhà Ngoại cảm Chân Chính(!).Sao mà con người ngày nay lại u mê quá thế?

    Trả lờiXóa
  10. Tôi hình dung ông Tiến sỹ Phạm Minh Diệu này cũng là dạng tiến sỹ ma học, kiểu như Chu Phác, Vũ Thế Khanh, Nguyễn Phúc Giác Hải, Quan Lê Lan...thì phải. Hoặc cũng có thể nằm trong Viện ma, hội ma...gì đó. Thật buồn cười khi việt nam ta càng ngày càng nhiều giáo sư, tiến sỹ ma học thế, âm thịnh dương suy rồi, thảo nào đất nước mãi chưa thoát được lạc hậu. Thảo nào người dân còn mù mờ, dễ bị đánh lừa thế. Tôi đề nghị các vị hãy học lại nhập môn triết học để nghiên cứu lại cặp phạm trù vật chất- ý thức đi. Tôi rất buồn cười khi nghe ông Vũ Thế Khanh ví von linh hồn con người và thể xác con người giống như người lái xe và chiếc xe vậy. ông đại tá tiến sỹ Đỗ Kiên Cường đã chửi cho mà không biết. Ông ta (VTK) cũng ví não sinh ra linh hồn (ý thức) cũng giống như gan tiết ra mật vậy, mà Ăng ghen đã mỉa mai các nhà duy tâm đó sao? Nói tóm lại, nếu vị tiến sỹ này không hùa theo một giộc các nhà ma học kia thì cũng dạng tâm thần hoang tưởng rồi, chưa đến mức phân liệt vì còn viết được một số câu. Đừng đưa mác tiến sỹ giấy ra hù thiên hạ nữa nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói rất hay, thực ra chúng ta chảng biết gì thì tạm thời tin vào khoa học, đừng tin vào tâm linh nhiều mà hãy bồi bổ tâm hồn đói khát của chúng ta.

      Xóa
  11. Thưa Tiến Sỹ Phạm Minh Diệu, ông có thể chỉ ra sự non kém và thiển cận trong sự lập luận của tác giả một cách không nông cạn và thiển cận được không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TS. Phạm Minh Diệulúc 08:52 9 tháng 9, 2014

      Mọi người với kinh nghiệm riêng có thể cảm thụ được thế giới tâm linh ở một mức độ khác nhau. Còn khi muốn bàn về thế giới tâm linh, bạn cần phải trở thành nhà khoa học tâm linh. Muốn trở thành nhà khoa học tâm linh, ngoài việc phải nắm vững triết học (và tinh thần khoa học) ra, bạn cần phải luyện tập "tâm linh thực nghiệm", trong đó có thực hành thiền học, Nhớ rằng không phải ai học thiền cũng thành công. Khi đạt tới một trình độ nào đó, bạn hãy khiêm tốn mà hỏi chuyện tướng Chu Phác hay bác Giác Hải... Còn nếu bạn chỉ đem tư duy khoa học thông thường để nói về tâm linh thì bạn đã đem ánh sáng mà chiếu vào ban đêm, và nói "không có gì cả". Chúc bạn thành công!

      Xóa
  12. Miệng lưỡi nhân gian thật khó lường.muốn nói trắng thì ra trắng muốn nói đen thì ra đen thôi. Chắc là chị BH đã động phải tổ kiến lử nào đó rồi nên bị chúng đốt.không ngoại chừ khả năng có kẻ đã đánh cháo di hài còn lai của tướng Kiên nhằm làm hại chị Hằng.việc mình làm có mình biết,trời biết nên hay vững tâm chị nhé.......chúc chị mạnh khỏe!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi ủng hộ nhà báo Thu Uyên và những người làm chương trình vạch mặt nhà NC bằng 2 tay 2 chân, trong bài báo trên thích nhất là chổ này [{ Chị Phan Thị Bích Hằng xưa nay vốn được xem là một NNC “huyền thoại”, nhưng đã nhiều lần người ta đặt câu hỏi ngược lại, trong dư luận và trên mặt báo: Có hay không ở đây, sự nhầm lẫn (cố tính hay vô tình) }],Tôi biết nhà báo và chương trình VTV có câu trả lời rồi, nhưng nhà báo Thu Uyên kiên nhẫn chờ đợi thu thập đủ bằng chứng trong 10 năm qua nên nay có chờ thêm vài tháng để dư luận trả lời thay là rất thông minh. Nhân đây kêu gọi các gia đình LS bị nhà ngoại cãm lừa nên gửi thư và cung cấp thêm bằng chứng cho chương trình VTV. Chân thành cảm ơn nhà báo Thu Uyên !

    Trả lờiXóa
  14. Trước đây tôi công tác trong ngành TBXH 27 năm, tôi vừa nghỉ hưu năm rồi. Những vấn đề nhà báo Thu Uyên nêu, trong những năm qua tôi biết, qua những gia đình LS đi tìm mộ, thông tin tôi góp nhặt đưc rời rạc, không đơn thư cụ thể. Đến nay sự việc được đưa ra trước dư luận là có bị trễ. Nhưng muộn còn hơn không, được đọc những bài báo như thế này là mừng lắm, Nhanh lên, rất mong chương trình VTV và nhà báo Thu Uyên cung cấp tất cả bằng chứng thu thập được cho XH biết, cho Công An vào cuộc. Tôi không muốn có thêm gia đình LS nào bị lừa và lợi dụng. Tôi in tưởng nhà báo Thu Uyên đủ dũng cãm, và rất có tâm. nhân dân đứng phía sau nhà báo, trông chờ nhà báo cung cấp bằng chứng để lôi những kẻ buôn thần bán thánh, trục lợi làm giàu trên hài cốt LS, chà đạp lên nỗi đau của thân nhân LS. Chịu trách nhiệm trước thân nhân LS và luật pháp

    Trả lờiXóa
  15. Có người hỏi Phan Thị Bích Hằng lừa bịp chi vậy ? để được gì ? Thực tế H tìm mộ LS không lấy tiền, cao siêu là chổ này vì không lấy tiền nên H quảng bá đang làm việc nghĩa, vì lòng yêu nước. Nhưng sau đó H nhận được lại quả hơn tiền, đó là : Mối quan hệ, cơ hội kinh doanh, quà biếu, sự nổi tiếng. Tiền cho H không lấy tuy nhiên khách có lòng thành kính đốt nén nhang để tiền trên bàn thờ nhờ H mua trái cây cúng tam bảo thì vô tư.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. H không lấy tiền chỉ nhận QUÀ trao tay thôi chú em ạ.

      Xóa
  16. Các bạn xem video clip do êkip cua Hằng dàn dựng , chúng nó nhờ gia đình Liệt sĩ Phùng Chí Kiên tổ chức buổi họp báo, gia đình Liệt sĩ ôm con H khóc và xin lỗi, có 2 chi tiết diễn rất vụng 1/ Không giải thích được tại sao kết quả giám định AND không đúng 2/ PTBH khi đăng đàn thường hay khóc, nhưng khóc không khi nào ra nước mắt. Con người PTBH và Vũ Thế Khanh giả dối lừa bịp, nên mọi bào chữa càng ngụy tạo và trơ trẽn

    Trả lờiXóa
  17. PTBH : Có lần, tôi làm mất chìa khóa két. Đến mức thủ trưởng cơ quan phải gọi công an vào lập biên bản để phá khóa két và đề nghị cho tôi thôi việc vì sự thiếu thận trọng. Nhưng ngay lúc đấy, tôi than thở với các liệt sĩ và rồi chẳng hiểu sao tôi lại tìm được chìa khóa két để trong… tủ lạnh. Có lần tôi ( người viết ) để quân chìa khóa xe, tìm mãi không có, mệt quá đi uống nước mở tủ lạnh ra có có ngay….Giải thích : khi không tập trung tôi có thể quên và mất nhiều món. Nếu lạc trong nhà tìm sẽ gặp, không tìm cũng sẽ gặp nhân dịp tình cờ. PTBH là thiên tài nói dối.

    Trả lờiXóa
  18. Mỗi đêm PTBH tiếp chuyện với 4 hoặc 5 vong hồn LS, LS chết lâu cách đây 30 > 50 năm, hài cốt đến nay còn lại gì ??? Gia đình LS nghe nói tìm được hài cốt là mừng rơi nước mắt rồi, thử AND chi nữa ? tiền đâu ? thử AND là không tin tưởng là có tội với H….Linh hồn LS tồn tại vĩnh cửu qua chừng ấy năm nên H nói chuyên tâm sự được, còn những người mới chết gần đây xương cốt còn nguyên, linh hồn vừa rời khỏi xác, nhiều cái chết oan ức, linh hồn chưa phát tán đi xa thì H không nói chuyên được. Con này là thiên tài nói dối, lừa đảo là đam mê. Trãi qua trên 20 năm rèn luyện trình độ nói dối, lừa đảo của H ngày tinh vi !

    Trả lờiXóa
  19. Đọc bài viết Phan Thị Bích Hằng có lừa bịp hay không. Cùng nhiều tin phản hồi và nhiều các trang mạng khác. TÔi thấy nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ là tâm điểm để cho các phe phái đả kích nhau
    tranh dành một cái gì đó hay sự ăn chia không sòng phẳng mượn ngòi bút đả kích nhau trên báo trí. TÔi chỉ thấy buồn, đất nước ta còn nghèo nàn lạc hậu sự phát triển của đất nước thì trông cả vào nền khoa học
    thì các nhà khoa học có học vị bằng cấp hẳn hoi không biết có cống hiến được gì cho đất nước lại lao vào cuộc chiến thị phi. Thật là uổng công ăn học cứ đối đầu mãi bao giờ cho yên. Ai cũng cho mình là phải
    không ai bảo mình là trái mà trả thấy ngượng mồm.
    Là một thảo dân tôi thấy thế này:
    Trước tiên xin nói về mấy ông quân đội. Sự việc tìm thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiên như nào( có đúng là răng lợn và mảnh sành không) sao các ông không nói ngay mà đến bây giờ mới nói.
    Thấy có hai ảnh chụp biên bản bàn giao khi khai quật có rất nhiều chữ ký của các bên chứng kiến. Đúng hay Sai ? Lúc các ông mở ra xét nghiệm ADN lại vắng mặt những vị chứng kiến sự việc này có thật không?
    Quân đội là từ nhân dân mà ra không cho phép bất cứ một ai được động đến danh dự quân đội nhân dân Việt Nam đằng sau các ông có nhân dân, có chính quyền những ai đổ oan cho các ông tố cáo sai sự thật cho họ vào tù hết. Xóa hết mấy cái viện nghiên cứu vớ vẩn đấy đi.
    Còn sự việc hiển nhiên hai bức ảnh chụp đó là sự thật lúc xét nghiệm lại không có ai thì các ông nghĩ sao các ông định đổi trắng thay đen à? Xin các ông đừng khoác áo quân đội mà làm bẩn thành danh của quân đội nhân dân Việt Nam.
    Phần thứ hai xin nói về các viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người. Chắc các viện này đều là kinh phí nhà nước bỏ ra. Các vị đã nghiên cứu được những gì ? Toàn thấy học vị bằng tiến sĩ cả. Nếu không có vụ (cậu Thủy-với ngân hàng chính sách lừa đảo) thì công lao của các vị to lắm cùng với Phan Thị Bích Hằng đã tìm ra bao nhiêu ngôi mộ liệt sĩ đã làm yên lòng hang ngàn các bà mẹ và gia đình liệt sĩ. Những điều mà không ai trên đất nước này làm được.
    Vậy các vị hãy chứng minh vụ tìm thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên để lấy lại danh dự cho Phan Thị Bích Hằng đi. Chính là danh dự của các vị đó.
    Trong cuộc chiến này không có hòa, nếu các vị đúng thì mời mấy ông giám định AND sai buộc họ phải về. Còn các ông sai thì cũng xóa các viện trung tâm nghiên cứu đi đừng để thế trận này rằng co đối đầu nhau mãi.
    Vấn đề thứ ba là vấn đề các nhà báo, các bạn đọc cũng không nên trách móc hay khen chê BTV Thu Uyên chỉ viết những việc mà họ đã biết khi có các chứng cứ cụ thể. Chứng cứ sai thì họ viết sai, chứng cứ đúng thì họ viết đúng. Chứ BTV họ có phải là các nhà nghiên cứu đâu.
    BTV như quan tòa ấy. Xử án oan sai mười năm tù là do công an điều tra chứ do quan tòa đâu. Một câu đính chính là xong có phải không các bạn?
    Chúng ta là người ngoài cuộc đọc xem các diễn biến ra sao các tiêu đề giật tít của nhà báo cũng phải giật gân một tí thì mới có người đọc người xem không thì báo bán cho ai, các độc giả đừng nên nặng lời với nhau.

    Trả lờiXóa
  20. Phần 2: Phan Thị Bích Hằng có lừa hay không.
    Theo tôi mấy trang báo này chưa đủ để kết luận. Vì nói đến tâm linh thì nó mênh mông và sâu rộng lắm. Đất nước ta có hai đạo chính: Thiên chúa giáo và Phật giáo.
    Thiên chúa giáo thì không có áp vong hay gọi hồn mà chỉ có Phật giáo.
    Vậy xin mạn phép nói về Phật giáo. Phật giáo vào nước ta có hai đường, một là miền Bắc hai là miền Nam. Miền Nam đi vào theo giáo lý tiểu thừa, miền Bắc theo giáo lý đại thừa nhưng nói chung đều thờ chung một tượng phật ( Miền Bắc theo trường phái của Trúc Lâm Tam Tổ)
    Đã nói đến đạo phật thì phải có thuyết luân hồi và nhân quả. Vậy có Phật là có Ma, có Ma là phải có Thần Thánh và Quỷ Sứ. Vậy là một thế giới siêu hình luôn luôn tồn tại song song với chúng ta. Trong thế giới tâm linh đều dạy con người ta hướng thiện có Tâm và có Đức chứ không bao giờ dạy những điều bất lương trái với đạo lý con người.
    Thế giới tâm linh siêu hình ví như một cốc nước để trước mặt chúng ta, chúng ta không sờ vào thì không biết nóng hay lạnh. Chưa đưa lên mũi thì chưa biết mùi vị như thế nào. Chưa cho vào mồm thì chưa biết mặn ngọt đắng cay ra sao. Chỉ có người đã dùng rồi mới biết chuyện tâm linh cũng thế. Cãi nhau đến chết thì thôi vẫn chưa ngã ngũ.
    Chuyện về tâm linh là một thế giới bí truyền sau thời kỳ cải cách cách mạng của Trung Quốc những sách vở nói về thế giới tâm linh ở Việt Nam ta bị đốt gần hết. Sách toàn bộ bằng chữ hán nôm có còn lại thì cũng tam sao thất bản. Để mà nghiên cứu thì thật là khó. Chính vì vậy mới nảy sinh ra lừa bịp và mua thần bán thánh. Có nhưng vụ việc ngày xưa cho là mê tín dị đoạn ngày nay lại cho vào văn hóa bản địa hay văn hóa dân tộc.
    Tôi cũng đã từng đích thân đi tìm gặp các đạo trưởng, các pháp sư, các nhà phong thủy và địa lý hầu như đa phần toàn tự phong. Thực tình nhiều người chẳng biết một tí gì cả. Đã nói về thế giới tâm linh, phong thủy hay địa lý về các bộ môn bí truyền, các độc giả không biết chữ Hán-Nôm thì miễn bàn. Dù có bằng cấp nào đi chăng nữa có nói ra thì cũng chỉ để cho sướng mồm mà thôi.
    Thế giới tâm linh ví như quyển sách 100 trang nói về một trăm hạng mục nhưng chúng đều liên kết với nhau như một mắt xích khi tuột gáy rơi ra mỗi người vớ được một trang đọc song ai cũng cho mình là nhất. Chỉ có người đọc cả 100 trang thì họ không dám nói gì.
    Tôi lấy ví dụ : Như trên chương trình VTV nói về PHONG VÀ THỦY. Thầy phong thủy nói diễn đàn mắt đảo như lạc rang. Tướng số gọi là đại gian, đại dối sao thầy phong thủy không kê đệm phong thủy nhà thầy cho mắt đỡ điên đảo đi. Lại có thầy bỏ cái địa bàn tự vẽ to bằng tờ báo, thầy quá siêu. Vậy trong cái la bàn 360 độ có 24 sơn hướng mỗi sơn hướng quản 15 độ vậy trời đất nằm trong tay thầy hết rồi. Thầy dở dịch thuật ra độn quẻ xem xác vụ CÁT TƯỜNG hiện nay nằm ở đâu. Thầy giúp gia đình nạn nhân đi. Lại có những bà PHONG THỦY đặt hướng xong lại giới thiệu bán các con vật linh khí để yểm. Nhưng trước khi yểm thầy phải
    (KHAI QUANG ĐIỂM NHÃN) thì vật mới linh. Lại động đến phù chú phép thuật rồi. Có phải là tâm linh không? Vậy nếu như BTV Thu Uyên biết thì sẽ phản ứng ra sao. Và sau khi các linh vật được khai quang điểm nhãn rồi đưa ra xét nghiệm AND thì không biết những linh vật này có AND của thần linh không? Chương trình PHONG VÀ THỦY này phát lên VTV cả thế giới biết thì mấy ông trong viện thôi miên và mấy đại tá tiến sĩ có biết không. Có giám dâng cả viện cho mấy thầy phong thủy hay cắt lưỡi mấy thầy này không. Hay sợ há mồm ra VTV họ cắt lưỡi.
    Còn theo tôi, những người có tâm như Phan Thị Bích Hằng thì PTBH không lừa chỉ có đúng nhiều hay đúng ít vì chung quanh PTBH toàn các nhà nghiên cứu. Mà đã là nhà nghiên cứu thì chỉ có nghiên cứu vì họ có biết việc gì đâu mà giúp đõ PTBH làm việc được.
    LÀM VIỆC QUAN THÌ PHẢI THEO LUẬT- LÀM VIỆC PHẬT THÌ PHẢI THEO HÀNH TRÌ

    Trả lờiXóa
  21. Theo như đạo tứ phủ, hiện tượng PTBH người ta gọi là đồng nổi ( hay nổi đồng) Đã là đồng nổi thì phải trình đồng mở phủ hay trả mã tứ phủ rồi mới làm việc thì công việc mới được đảm bảo chắc chắn và bền lâu. Trước khi làm việc phải có thầy cúng mới làm việc. PTBH phải có dấu ấn hay bằng sắc các thầy cấp cho thì mới làm việc, mới không bị ( Quỷ Tọa Đầu Sư) có ai bảo cho PTBH chuyện này không? Ở trên trần người thường còn lừa nhau được thì cõi âm quỷ sứ lừa mình là chuyện đương nhiên. Đã là nhà ngoại cảm gọi hồn thì phải biết Thuyết Luân Hồi. Những vong linh cần gọi họ đã siêu thoát rồi thì sao? Tôi chỉ tiếc PTBH nói quá nhiều về chuyện âm dương cái gì cũng biết, chỉ có cái nghiệp chướng đương thời là không biết nên mới gặp nghiệp chướng và rơi lệ như ngày hôm nay.
    Tôi xin viết đến đây thôi để cũng độc giả hiểu và đánh giá về PTBH cho đúng. Có công thì thưởng có tội thì phạt. Nhưng chúng ta đừng phủi công của PTBH. Tội thì chưa thấy, lừa thì chưa rõ. Nhưng ít nhất cũng đem niềm an ủi đến hàng ngàn các gia đình liệt sỹ. Ai là những gia đình thân nhân liệt sỹ thì mới hiểu được công việc của Phan Thị Bích Hằng.

    Trả lờiXóa
  22. thực tình tôi hay nghe bà PTBH kể chuyện,toàn là nói dối,nhìn mặt PTBH cũng ko phải là người hiền hậu mà được các vong linh kề cận,đời người gắn lắm,đừng lừa lọc ai nữa,nhất là những người đã khuất,ác giả ác báo

    Trả lờiXóa
  23. Một khi tin vào đồng bóng bói toán là bạn đã hủy hoại chính mình. Một người không có niềm tin ở chính mình thì dễ đi vào con đường cụt. Lịch sử đã từng chứng minh: Khi một đất nước mà tin vào bói toán, đồng bóng ắt sẽ bị diệt vong và người gánh hậu quả thảm hại chính là dân tộc. "Người khác chỉ có thể lừa những kẻ mê muội mà thôi"

    Trả lờiXóa
  24. phan thị bích hằng sẽ và đang viết lại hết lịch sử Việt nam vì cái gì chưa biết rõ trong lịch sử cứ hỏi PTBH bà ta đang nói chuyện được với người âm.mà chính người âm đó nói còn phải chính xác hơn cả ADN,đúng không các bạn đọc.

    Trả lờiXóa
  25. lịch sử dân tộc Việt nam ta sẽ và đang được PTBH viết lại,vì cái gì còn chưa rõ ràng trong lịch sử dân tộc ta các nhà khoa học cứ đi hỏi chị PTBH,vì chị đã từng công bố và rất nhiều video bài nói của chị,chị từng nói là vẫn trò chuyện được với người âm,mà chính các vị đó nói thì còn đúng hơn cả ADN chứ đúng không các bạn,vì ADN vẫn còn có xác suất mà.Vậy PTBH phải được cấp bằng Bác bác học nhé!than ôi thời của loài người đang vươn xa vào vũ trụ thì lại có người mê muội như này sao.PTBH còn có thể trò chuyện với người cõi âm trên sao Hỏa nữa đấy hỏi bà ta xem sự sống đã tồn tại từ bao giờ,việc gì phải tốn cả chục tỷ dolar cho nghiên cứu,PTBH mới là nhà khoa học của mọi thời đại,các bạn suy ngẫm ý kiến nhỏ bé của mình nhé!

    Trả lờiXóa
  26. Thế gian vô thường, "sinh, trụ, dị, diệt" là chân lý, kể cả hệ thái dương mà chúng ta đang sống cũng có ngày kết thúc, vậy thử hỏi đến lúc đó, những linh hồn kia sẽ tồn tại ở đâu?

    Trả lờiXóa
  27. ong pahm minh dieu nay cung o vien MA

    Trả lờiXóa
  28. Trên thế giới, có hai nước nghiên cứu bài bản về các hiện tượng siêu linh là Mỹ và Liên xô"cũ" cũng chưa dám thành lập Viện " nghiên cứu tiềm năng con người " như ở Việt nam, mà tổ chức nhóm nghiên cứu đặc biệt trực thuộc các cơ quan nghiên cứu của chính phủ, gần đây mới được bạch hóa. Việt nam ta do có "đỉnh cao trí tuệ" lãnh đạo nên lập hẳn Viện. đúng là vận nước đang suy nên ma quỷ nhảy ra

    Trả lờiXóa
  29. Nếu " nhà ngoại cảm " Bích Hằng tìm ra đuợc 2-3 hài cốt lính Mĩ trong hàng ngàn người còn mất tích ở VN thì may ra thuyết phục được nhiều người, vì Mĩ có thể phối kiểm một cách độc lặp và khoa học, Nếu chỉ tìm mộ anh hùng Lý Thương Kiệt, vua Quang Trung... thì ai và làm sao mà kiẻm chứng? Bích Hằng ơi kiếm hài cốt lính Mĩ đuợc thì nhiều tiền đấy, tha hồ mà làm từ thiện./ Văn

    Trả lờiXóa