Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Vụ Đinh Đức Lập: Tổng biên tập háo danh nhận xằng giải thưởng quốc gia lập thêm kỷ lục tai tiếng nhất làng báo Việt Nam

Có một tổng biên tập không chỉ phá kỷ lục quốc gia của làng báo Việt Nam về chuyện bị nhiều cán bộ, phóng viên của chính báo mình tố cáo, kiện ra tòa án  nhiều nhất, dai dẳng nhất
Mà mới đây còn tiếp tục phá thêm một kỷ lục mới nữa là “tổng biên tập nhận xằng giải thưởng quốc gia nhiều nhất” (và có lẽ là duy nhất) trong làng báo Việt Nam.

Chẳng những thế, mới đây trước ống kính truyển hình trực tiếp của VTV và hàng loạt ống kính của các nhà báo trong và ngoài nước khác, ông tổng biên tập này còn tạo dáng đạo mạo khi lên nhận giảimà không chỉ đứng giữa hàng của những tác giả nhận giải, ông ta còn đại diện cho nhóm tác giả nhận kỷ niệm chương của Ban Tổ chức do ông Nguyễn Bắc Son – Bộ Trưởng Bộ Thông tin truyền thông trao nữa chứ.

Trong tất cả các giải thưởng quốc gia mà báo Đại đoàn kết có được trong nhiệm kỳ của ông tổng biên tập này hầu như đều không có bài viết nào của ông ta, thế nhưng khi có giải thưởng thì đương nhiên phải có mặt ông tổng biên tập lên nhận giải, nhận kỷ niệm chương hoành tránh, rùm beng. Thế mới gọi là kỷ lục chuyện lạ quốc gia làng báo Việt Nam.

Có lẽ các bạn cũng đã đoán ra một phần nào con người không có tác phẩm báo chí dự thi trong loạt bài của các  phóng viên, cộng tác viên khác nhưng lại “hiên ngang” đưa tên mình vào để lấy giải B báo chí quốc gia 2014 là ai?. 

Vâng. Đó chính là ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết - Người đang ghi những kỷ lục tai tiếng nhất của làng báo Việt Nam.



Ông Đinh Đức Lập (đeo cà vạt màu vàng) đang hớn hở nhận Giải B Giải báo chí quốc gia lần thứ 8 do Hội Nhà báo Việt Nam trao cho loạt 4 bài "25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng 3" của bào Đại đoàn kết, trong loạt bài này không hề có bài nào đứng tên tác giả Đức Anh (Đinh Đức Lập) - Ảnh báo ĐĐK.

Trong số giải B của Giải báo chí 2014, thì báo Đại Đoàn Kết có một giải cho loạt bài: “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng ba”. Loạt bài viết này có những tác giả sau (kể cả những tác giả viết bài, ghi ý kiến, viết tin): Luật sư Trần Công Trục, Mai Thắng, Khánh Ly, Hoàng Thu Phố (Thanh Bình).

Xin xem đường link 4 bài viết:

Bốn bài viết đạt giải không hề có lấy một bài của tác giả Đức Anh (bút danh của ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết). Trong khi đó, Hoàng Long – phóng viên ảnh của báo Đại Đoàn Kết có ảnh chụp ở Trường Sa từ năm 2009 - 2011 đăng ảnh minh họa vào loạt bài lại không được đưa tên vào nhóm tác giả.

Vậy vì lý do gì Ban Tổ chức giải đã thống kê tên tác giả Đức Anh vào giải?. Ban Tổ chức nhầm chăng?. Ban tổ chức nhầm thì có thể hiểu được, nhưng báo Đại Đoàn Kết thì không thể nói là nhầm. Bởi vì, bà Cẩm Thúy – Trưởng ban Chuyên đề của báo Đại Đoàn Kết đã thống kê tên các tác giả đoạt giải B (tên tác giả Đức Anh được đưa lên hàng đầu) của báo khi viết bài ca ngợi loạt bài này và bài của mình đoạt giải. Xin xem:


Hành vi gian lận giải báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập nhằm đánh bóng hình ảnh bản thân xem ra khá quen thuộc, không chỉ nằm trong hệ thống hành vi quen dùng tờ báo của MTTQ Việt Nam phục vụ lợi ích cá nhân, đánh bóng hình ảnh bản thân mình mà gần đây còn có thể nằm trong mưu đồ “chạy án” có chủ ý của ông Lập trước làn sóng công kích mạnh mẽ của dư luận và báo chí dành cho ông.

Mặc dù báo Đại Đoàn Kết dưới thời ông Lập đã bị biến thành “khủng long” tuyệt chủng ở các sạp báo nhưng ông Lập biết “quan hệ” nên TV điểm tin, bài của Đại Đoàn Kết khá thường xuyên. Thậm chí, trên VTV khi giới thiệu về chương trình trao giải báo chí còn đưa ý kiến phát biểu trả lời phỏng vấn của ông Lập. Sau đó, VTV online trong bài viết ngày 20/6/2014: “Giải báo chí Quốc gia 2014: Chủ đề biển đảo giành nhiều giải thưởng quan trọng”, có dẫn lời chia sẻ của ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết“Điều tôi tâm đắc nhất ở loạt bài này là không chỉ nhắc lại một sự kiện lịch sử với lòng tri ân các Anh hùng liệt sĩ, mà còn có những góc nhìn, những phân tích chuẩn xác của các chuyên gia. Từ đó chúng ta có cái nhìn cũng như những sự chuẩn bị hợp lý cho việc gìn giữ chủ quyền biển đảo quốc gia ở hiện tại và cả trong tương lai”. Xin xem:

Trước đây, Giải thưởng quốc gia của MTTQ Việt Nam “Báo chí vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ 9 năm 2011 đã trao Giải A duy nhất thể loại báo viết cho loạt bài “Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền VIệt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” của báo Đại đoàn kết. Trong loạt bài này, ông Đinh Đức Lập cũng chẳng có bài viết nào. Thế nhưng khi lập danh sách và lên sân khấu nhận giải thưởng vinh dự này từ tay đồng chí Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – cũng lại xuất hiện gương mặt lập kỷ lục quen thuộc là tổng biên tập Đinh Đức Lập.



Ông Đinh Đức Lập nhận Giải A Giải báo chí Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2011 dù không có bài viết nào  trong loạt  bài đoạt giải này.

Trích dẫn vài ghi nhận về loạt bài này sau đây: "29 bài viết được đăng tải đã gây được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc, tạo lên một cơn dư chấn không hề nhẹ trong giới trí thức cũng như những học giả quốc tế. Lần đầu tiên, người ta thấy một loạt bài đầy đặn, lớp lang như thế trên tờ báo của Mặt trận. Những con chữ không hời hợt mà sục sôi mang theo tiếng sóng từ Biển Đông. Nhưng không vì thế mà cực đoan hay tỏ ra mất kiềm chế. Trái lại, đọc những bài viết: Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong các bản đồ lịch sử, Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền… người ta thấy sự cẩn trọng trong công tác tư liệu. 

Đặc biệt, bài viết "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” đã được dư luận đặc biệt quan tâm. Đại Đoàn Kết là một trong số ít những tờ báo có bài viết về "Công hàm 1958” mà trước đó trên các trang mạng có nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng có lẽ, Đại Đoàn Kết là tờ báo duy nhất có một bài viết kỹ càng, phân tích thấu tình đạt lý, với những lớp lang để độc giả trong và ngoài nước hiểu cội nguồn sâu xa, hiểu rõ bối cảnh thế giới lúc đó, và chỉ rõ: "Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc... 

Những bài viết ấy đã được giải A - Giải Báo chí vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2011.

Nguồn: http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=82406


Điều đáng nói là, hai trong số các tác giả thực hiện loạt bài báo gây xôn xao dư luận và hiệu ứng xã hội rất tích cực của báo Đại đoàn kết này là nhà báo Hữu Nguyên và nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng (tác giả của 26/29 bài) ngay sau đó đã bị tổng biên tập Đinh Đức Lập trù dập thô bạo, trái pháp luật với quyết định buộc thôi việc vì dám cả gan tố cáo, phanh phui hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của ông tổng biên tập không chỉ làm sai pháp luật, quy định của Đảng mà còn hết sức háo danh này.

Nếu tờ báo nào cũng hành xử như ông Lập, phóng viên, nhóm phóng viên báo mình có giải thưởng thì tổng biên tập cũng xía vào dây phần kiếm chút tên tuổi thì có mà loạn thật rồi. May mà hiện tượng Đinh Đức Lập cũng chỉ là chuyện hiếm hoi, gần như là duy nhất trong làng báo Việt Nam.

Vậy là, ông Đinh Đức Lập – một người chưa từng làm báo ngày nào đã trở thành nhà báo, rồi Tổng biên tập một tờ báo của MTTQVN đã thực hiện được thỏa nguyện: Tổng biên tập có nhiều kỷ lục tai tiếng nhất làng báo Việt Nam. 

Xin xem: http://huunguyenddk.blogspot.com/2014/06/vu-inh-uc-lap-tong-bien-tap-lap-nhieu.html

Phải chăng vì các nguyên nhân sau đây mà ông Lập dám trơ tráo liên tiếp nhận xằng các giải báo chí Quốc gia: 

Vì Trung ương Đoàn TNCSHCM đã không kỷ luật vụ ông Lập chạy bằng giả; Vì được ông Vũ Trọng Kim bao che không bị xử lý kỷ luật ở MTTQ VN đúng tính chất và mức độ sai phạm?; Vì đã từng quen nhận xằng Giải A Giải Báo chí Vì sự nghiệp Đại Đoàn Kết dân tộc của MTTQVN mà không phải tác giả trong loạt 29 bài “Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa – Trường Sa” của nhóm Phóng viên Biển Đông của báo Đại Đoàn kết mà không bị phản ứng gì; và cũng vì thói háo danh, quen sử dụng tờ báo của MTTQVN để đánh bóng hình ảnh, tên tuổi phục vụ mục tiêu lợi ích cá nhân chủ nghĩa của ông Lập kéo dài nhiều năm, có hệ thống bị tố cáo và được kết luận có cơ sở nhưng không bị xử lý thích đáng nên tạo ra hiệu ứng "nhờn thuốc".

Nhờ sự liên tục dung túng, xử lý sơ xài mang tính bao che, lợi ích cục bộ của cấp trên trực tiếp,  ông Lập chẳng còn sợ ai, chẳng còn kiêng dè các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, chẳng còn coi trọng pháp luật Nhà nước  và kỷ luật Đảng nữa?

Trong thực tế, làng báo Việt Nam về mặt khả năng cũng có một số  tổng biên tập có phẩm chất tiềm năng tương tự như ông Lập. Nhưng những tổng biên tập khác không có điều kiện để lập lỷ lục  quốc gia hàng loạt như ông Lập vì cơ quan chủ quản của họ đã rất nghiêm túc và xử lý thích đáng kịp thời các vi phạm của họ. Nên đã không để cho các tổng biên  tập này có khả năng tự tung tự tác, mặc sức lập kỷ lục tai tiếng như ông Lập.

Suy cho cùng các sai phạm nghiêm trọng và hàng loạt của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại đoàn kết nhất thiết phải có nguyên nhân quan trọng từ sự buông lỏng quản lý cán bộ và sự thiếu nghiêm túc trong xử lý cán bộ vi phạm của MTTQ Việt Nam. Nếu không muốn nói là có sự bao che hết sức trắng trợn và bất chấp pháp luật Nhà nước, bất chấp các quy định của Đảng trong việc xử lý các sai phạm của ông Đinh Đức Lập tại Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam.

Vì vậy mà chẳng những cơ quan chủ quản không ngăn chặn kịp thời các sai phạm nhỏ của ông Lập mà còn vô hình chung tạo điều kiện cho ông Lập lập hết "kỷ lục quốc gia này tới kỷ lục quốc gia khác về sự tai tiếng nhất trong làng báo Việt Nam" làm ảnh hưởng hết sức xấu tới uy tín của báo Đại đoàn kết, của MTTQ Việt Nam một cách hiên ngang chẳng hề sợ ai hết!


Mai Lan


Bài do tác giả gởi tới blog HN

Cập nhật 24/6/2014: 

Có nhiều bạn đọc đề nghị chủ blog chữa lại đoạn cuối của bài này cho đúng bản chất của ông Đinh Đức Lập như sau (xin phép tác giả cho chủ blog biên tập theo ý kiến bạn đọc):

"Vì vậy mà chẳng những cơ quan chủ quản không ngăn chặn kịp thời các sai phạm nhỏ của ông Lập mà còn vô hình chung tạo điều kiện cho ông Lập lập hết "kỷ lục quốc gia này tới kỷ lục quốc gia khác về sự tai tiếng nhất trong làng báo Việt Nam" làm ảnh hưởng hết sức xấu tới uy tín của báo Đại đoàn kết, của MTTQ Việt Nam một cách trâng tráo, trơ trẽn chẳng hề biết xấu hỗ chi hết!".

9 nhận xét:

  1. Kẻ háo danh thì bản chất bẩn tính, ích kỷ và rất hẹp hòi, đúng mẫu như Đinh đức Lập. Nói y "hiên ngang không sợ gì ai hết" e rằng dùng từ không đúng, giống này chỉ được cái trơ trẽn, vô liêm sĩ, hèn hạ chứ không hiên ngang gì đâu!

    Trả lờiXóa
  2. Bệnh hoạn kiểu Đinh Đức Lập! Aizza.........

    Trả lờiXóa
  3. có giống AHLLVT hồ xuân mãn không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. Rồi thằng Lập sẽ chết một cách nhục nhã!

    Trả lờiXóa
  5. Hãy chất vấn và buộc Hội nhf báo Kách Mệnh phải trsr lời công khai cơ sở nào lại kí quyết định và trao giải trên sân khấu.
    Mà thôi, cái sân khấu báo chí kách mệnh vốn thế mà

    Trả lờiXóa
  6. Kẻ đã sở hữu mấy thứ giả dối và đểu giả rồi thì thêm 1 cái nữa cũng chẳng xấu thêm bao nhiêu.Chỉ tiếc là vì ông này không xứng(giải báo chí) mà dễ có suy luân cho những người có giải khác cũng không xứng.

    Trả lờiXóa
  7. Háo danh như dịch bệnh truyền nhiễm trong xã hội ý nhỉ

    Trả lờiXóa
  8. Sao một tờ báo mang danh đại đoàn kết,một tờ của MTTQVN mà có những con người như vậy và tồn tại những vụ việc như vậy.Các cơ quan chức năng đâu.

    Trả lờiXóa