Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng ẩn chứa nhiều thông điệp

Nên nhớ tướng Giáp là một thiên tài quân sự, việc người chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa không thể tách rời nhãn quan chính trị, quân sự lỗi lạc của ông. Có nhà văn Việt Nam cho rằng, vùng Đèo Ngang (Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Điều này không phải là không có lý. Có khi, Đại tướng ngầm chỉ con cháu lo về canh giữ vùng đất yết hầu này. Bởi vì, phía Bắc, chúng ta có 1400km đường biên giới giáp với Trung Quốc, từ Móng Cái đến A-pa-chải. Phía Nam, hàng vạn người Trung Quốc đang làm việc trong các mỏ Bô-xít Nhân Cơ, Tân Rai (Tây Nguyên). Ở chính giữa Tổ quốc, hàng triệu người Đài Loan-Trung Quốc thuê đất làm việc ở Vũng Áng ( Hà Tĩnh) nghe đâu lên đến thời gian 70 năm.


LUẬN VỀ CUỘC ĐẤT ĐẠI TƯỚNG CHỌN LÀM NƠI AN GIẤC NGÀN THU

Con gái Tướng Giáp: 
‘Ba tôi chọn Vũng Chùa - Đảo Yến từ năm 2006’ 
TPO -‘Sau nhiều lần về thăm quê, ba tôi đã có ý định chọn vùng Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch làm nơi an nghỉ khi ông qua đời. Và đến năm 2006 thì ông chính thức lựa chọn nơi này’.
Bà Võ Hạnh Phúc (ảnh bên), con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về quyết định cuối cùng chọn nơi an nghỉ mà sinh thời Tướng Giáp có nguyện vọng.

Theo bà Phúc, Tướng Giáp đã có ý định tìm kiếm một số nơi để ông an nghỉ khi ‘trăm tuổi’. Ban đầu, ông có ý định về căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên) hoặc ở đâu đó vùng Sơn Tây cho gần Bác Hồ. Tuy nhiên, cuối những năm 1990, sau nhiều lần về thăm quê hương Quảng Bình, ông nghĩ mình sẽ về với quê hương. Khi đó, gia đình cũng đã đi xem xét nhiều nơi trong tỉnh nhưng cuối cùng ông chọn vùng Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch. Ông đã có bút tích từ năm 2006 về việc này.

‘Quyết định về Vũng Chùa - Đảo Yến có từ năm 2006. Ông có bút tích để lại về việc này’, bà Phúc chia sẻ



Cũng theo bà Phúc, đưa ông về Quảng Bình nhưng không nhất thiết là ở quê nhà làng An Xá (nơi ông sinh ra – PV) và nơi an nghỉ của ông nằm ở khu vực đất liền, chứ không phải ngoài đảo, để người dân thuận tiện đến thăm viếng.



Bà Phúc cũng cho biết thêm, ông muốn về với miền Trung, miền đất nghèo khó nhưng giàu truyền thống anh hùng. 



Nén nỗi đau buồn trong lòng, bà Phúc rất cảm động về tình cảm của nhân dân trước sự ra đi của ông. Qua báoTiền Phong, bà muốn thay mặt gia đình gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể nhân nhân, tới đồng đội của ông, đặc biệt là các bác tuy tuổi cao sức yếu vẫn dành thời gian quý báu tới thăm viếng, dành sự thành kính đối với Đại tướng. 



Sau cuộc họp ngày 7/10 giữa T.Ư, tỉnh Quảng Bình và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thể theo nguyện vọng của Đại tướng lúc còn sống và của gia đình, Vũng Chùa - Đảo Yến được chọn là nơi an táng Đại tướng. 
Theo thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần của Ban chấp hành T.Ư Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ VN và Quân ủy T.Ư thì quốc tang của Đại tướng sẽ được tổ chức từ 12 giờ ngày 11/10 đến 12 giờ ngày 13/10. Lễ an táng diễn ra vào ngày 13/10 tại quê nhà Quảng Bình.




Bảo Đăng - Hà Thành (ghi)

Nguồn:  Tiền Phong.
Nguyễn Quang Lập: Thế là đã rõ. Việc an nghỉ ở Vũng Chùa là ý chỉ của cụ Võ. Đến đây tôi xin hết ý kiến. Tôi thành thật xin lỗi gia đình cụ Võ về những gì tôi đã suy diễn hồ đồ. Riêng về vị trí an táng thì quan điểm của tôi không thay đổi. Ai cũng muốn nằm trong lòng đất mẹ. Đất mẹ của cụ Võ là Việt Nam, là Quảng Bình nhưng trước tiên và trên hết, đất mẹ của cụ là làng An Xá- Lộc Thủy- Lệ Thủy. Nếu bảo tôi nghĩ như vậy là thần kinh, là bảo thủ, là tầm địa phương thì tôi chịu nhưng đến chết tôi vẫn không thay đổi quan điểm này. Chấm hết.


Xin lỗi tất cả mọi người, nếu như tôi đã làm mọi người bực mình và mất thời giờ.
 ________________________

Vài nét phong thủy nơi Đại tướng an giấc ngàn thu:
VÌ SAO TƯỚNG GIÁP CHỌN MŨI RỒNG -VŨNG CHÙA LÀM NƠI AN GIẤC NGÀN THU?



Nhà giáo Lê Quốc Châu 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những là một bậc vĩ nhân khi còn sống mà còn là một bậc thánh nhân khi đã qua đời. Việc đánh bại quân đội tối tân của các cường quốc năm châu như Nhật, Pháp và Mỹ, góp phần chia lại trật tự thế giới đã minh chứng hùng hồn ông là một bậc vĩ nhân khi còn sống. Việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa nằm trung tâm của Trường Sơn Bắc, nơi có dãy Hoành Sơn hướng ra biển Đông và Thái Bình Dương rộng lớn làm nơi an giấc ngàn thu cho thấy, ông là một bậc thánh nhân khi đã qua đời.

Việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa làm nơi an nghỉ vĩnh hằng thể hiện nhân sinh quan hơn người, cái tầm rộng lớn, cái tâm bao la của Đại tướng.




1. Về mặt phong thủy

Xưa nay các bậc đế vương, hiền nhân quân tử đều rất coi trọng thuật phong thủy trong xây nhà, chọn đất đóng đô, xây dựng đền đài, lăng tẩm, chọn đất an nghỉ vĩnh hằng. Theo thuật phong thủy phương Đông, một thủ đô bền vững, một ngôi nhà thịnh vượng, một khu lăng mộ phát lộc cho con cháu đều phải hội đủ 3 yếu tố: bối sơn, diệp thủy, hướng dương. Bối sơn = dựa lưng vào núi, diệp thủy = trước mặt là nước, hướng dương = hướng ra phía mặt trời, hướng ra biển lớn…

- Bối sơn: Việc Đại tướng chọn Mũi Rồng – Vũng Chùa, vùng đất ngọa hổ tàng long, voi chầu hổ phục, đầu dựa vào núi Hoành Sơn, một nhánh đâm ngang của dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ. Phía bắc là dãy nũi cao Tây Nghệ An, ở giữa là các dãy đá vôi Quảng Bình và vùng đồi thấp Quảng Trị, phía Nam là vùng núi Tây TT-Huế.

- Diệp thủy: Trước mặt lăng Đại tướng gần nhất là Vũng Chùa, xa chút nữa là biển Đông rộng 3,477 triệu km2, xa khơi là Thái Bình Dương rộng lớn, là APEC, là năm châu bốn biển. Mộ ông gối đầu vào dãy Trường Sơn Bắc ( đoạn sau sẽ lý giải vì sao ông không chọn Trường Sơn Nam). Chân của Đại tướng đạp lên 3 hòn đảo vững thế kiềng 3 chân: Hòn Yến, Hòn Gió, Hòn La; xa hơn là hai chân ông gác lên 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.

- Hướng dương: Mũi Rồng-Vũng Chùa theo các sách dư địa chí có hướng đông nam, hướng xuống các nước Đông Nam Á biển đảo.

Việc chọn đất đóng đô của Quang Trung-Nguyễn Huệ, của các vua chúa nhà Nguyễn tại Phú Xuân thuận theo thuật phong thủy này.

Như vậy, việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa là một lựa chọn tuyệt vời xét về mặt phong thủy.

Mặt khác, cũng theo phong thủy, người người Việt thương quan niệm rằng “tụ thủy tụ nhân”. Vũng Chùa là một vùng biển tụ thủy hiếm có. Việc các vua Hùng chọn đất Phong Châu-Phú Thọ, (ngã ba sông) để đóng đô  hay gần đây nhất, tỉnh Hà Tĩnh cũng chọn ngã ba bến Tam Soa để xây khu lăng mộ Trần Phú-TBT đầu tiên của đảng cũng theo thuật phong thủy “ tụ thủy tụ nhân”.

Xét về mặt phong thủy thì việc Đại tướng chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa là việc không phải bàn cãi nữa. Nó quá đẹp, quá chuẩn. Bây giờ, chúng thử bàn đến yếu tố thứ hai, bên cạnh phong thủy, yếu tố quân sự.

2.  Về mặt quân sự

Vì sao Đại tướng chọn nơi an nghỉ là dãy Bắc Trường Sơn, chính giữa đất nước mà không phải là Nam Trường Sơn, nơi Trung Quốc đang giúp ta khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên? 

Vì sao Đại tướng lại chọn ngọn núi Hoành Sơn, một nhánh đâm ngang của dãy Bắc Trường Sơn để an giấc, nơi có hàng vạn người Đài Loan-Trung Quốc (Tập đoàn Fomosa) đang làm việc trong KKT Vũng Áng? 

Nên nhớ tướng Giáp là một thiên tài quân sự, việc người chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa không thể tách rời nhãn quan chính trị, quân sự lỗi lạc của ông. Có nhà văn Việt Nam cho rằng, vùng Đèo Ngang (Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Điều này không phải là không có lý. Có khi, Đại tướng ngầm chỉ con cháu lo về canh giữ vùng đất yết hầu này. Bởi vì, phía Bắc, chúng ta có 1400km đường biên giới giáp với Trung Quốc, từ Móng Cái đến A-pa-chải. Phía Nam, hàng vạn người Trung Quốc đang làm việc trong các mỏ Bô-xít Nhân Cơ, Tân Rai (Tây Nguyên). Ở chính giữa Tổ quốc, hàng triệu người Đài Loan-Trung Quốc thuê đất làm việc ở Vũng Áng ( Hà Tĩnh) nghe đâu lên đến thời gian 70 năm.

Tướng Giáp rất hiểu được việc đổi bạn thành thù năm 1979 ở biên giới phía Bắc. Tướng Giáp đã từng can gián chính phủ không được cho Trung Quốc khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên dù trong bất cứ giá nào. Vì vậy, việc ông chọn Hoành Sơn làm nơi an giấc, xét về mặt quân sự là một lựa chọn rất đáng lưu ý.

Lê Quốc Châu


Người đến chết vẫn nghĩ về Tổ Quốc

Võ Dậu



Nơi Đại tướng an giấc nghìn thu

Thế là đã quá rõ!


 Vì sao anh bạn bốn tốt, 16 chữ vàng lại tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt với lễ tang đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thế ?

 Vì ông Giáp đã lãnh đạo quân đội Việt Nam trong thời kì sang Căm Pu Chia giúp bạn thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt (đứng đằng sau Pôn Pốt là ai chắc mọi người đã biết).




Vì ông chỉ huy quân đội đánh chống trả “Thiên triều” xâm lược, tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc tháng 2-1979. 

Vì ông phản đối chính phủ Việt Nam thực hiện dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, tức là gây khó cho việc bước đầu mở đường xâm lược của họ…vân vân và vân vân, 

Có muôn ngàn lí do để giải thích việc này. Nhưng còn một lí do nữa, xin mạo muội nêu ra để mọi người suy ngẫm. Địa điểm Vũng Chùa tỉnh Quảng Bình là nơi còn hoang sơ, ít người đặt chân đến. Có thể nói, đây là vị trí chiến lược, nếu xảy ra chiến tranh biển đảo thì đây là nơi xung yếu kẻ địch dễ mở đường tấn công vào đất liền. Đại tướng ra nằm đấy với sóng với gió với biển…ắt sẽ mang theo một đội quân hùng binh cả về tâm linh lẫn bằng xương bằng thịt. Một khi kẻ thù động đến đất đai Tổ Quốc ở nơi này, tinh thần dân tộc Việt Nam với lòng tin yêu kính trọng cụ Giáp, không thể để bọn chúng xâm phạm đến hình ảnh thiêng liêng của người anh hùng dân tộc, quyết đứng lên bảo vệ đến cùng non sông bờ cõi. 

Tầm nhìn chiến lược ấy có lẽ chỉ có ở cụ Võ Nguyên Giáp. Gọi cụ là thiên tài cũng chẳng ngoa, là thánh cũng chẳng ngoa

Thiên tài là người phát hiện ra quy luật. Quy luật rất đơn giản ở đây là trong chiến tranh kẻ địch luôn luôn tìm chỗ sơ hở phòng thủ của đối phương mà tấn công. Có thể gọi cụ là “Người đến chết vẫn nghĩ về Tổ Quốc”


 13-10-2013 


Vũng Chùa một ngày sau lễ an táng

Vietnamnet dẫn theo Tri thức

8h sáng nay, hàng nghìn người ngủ lại quanh Vũng Chùa đêm qua đã hòa vào dòng người lên núi Thọ, mong được thắp hương trước mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Hơn 8h sáng người dân được vào viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được an táng vào chiều qua 13/10. Một số người dân đã có mặt từ tối qua.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Bà Đinh Thị Sỹ quê ở Thanh Hóa vào Vũng Chùa – Đảo Yến từ 3h sáng ngày 13/10 nhưng chưa được vào viếng Đại tướng. Sáng sớm nay, bà Sỹ vào khu mộ để tưởng nhớ Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Người phụ nữ này còn mang theo cả di ảnh lớn của vị Tướng tài ba để lên viếng mộ.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Hai cụ già dắt tay nhau vượt dốc lên viếng mộ Đại tướng. Thời tiết hôm nay tại Vũng Chùa – Đảo Yến vẫn có nắng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Vòng hoa tưởng niệm Đại tướng được xếp dọc đường lên khu mộ.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Theo ghi nhận, những người lên viếng mộ Đại tướng sáng nay chỉ được mang hoa chứ không được thắp hương.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Một cụ già dù tuổi đã cao nhưng vẫn chống gậy lên núi với ước nguyện được tận mắt thấy nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Bà Sỹ quỳ lạy trước mộ Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Bàn thờ mộ Đại tướng đang được che tạm một tấm bạt. Sắp tới sẽ được xây dựng khang trang. Ảnh: Lê Hiếu.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Người dân từ thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình đến viếng mộ Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Đôi vợ chồng đưa con nhỏ lên viếng mộ Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Lúc này là gần 10h, dòng người kéo về mỗi ngày một đông.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Một số gia đình lập bàn thờ thờ Đại tướng.

Nguồn Quê Choa

5 nhận xét:

  1. Thien tai quan su voi tam nhin rong lon tren moi limh vuc , dung la den khi khuat nui con nghi den Dan den Nuoc . Cam kich va thuong Bac muon doi !

    Trả lờiXóa
  2. Mình ở Nhân Cơ nè, có đâu mà hàng vạn người Trung Quốc, bạn nghe thông tin đó ở đâu mà viết vậy? Chỉ có một ít chuyên gia TQ sang xây dựng nhà máy như thể chuyên gia Liên xô sang VN ngày trước vậy thôi. Đừng nói quá, mọi người sẽ hoang mang.

    Trả lờiXóa
  3. Thật khâm phục người khi rời khỏi thế gới này vẫn nghĩ cho vận mệnh của đất nước

    Trả lờiXóa
  4. Bác Võ Nguyên Giáp về quê.
    - Lâu ngày Bác mới về quê,
    Thăm nơi xứ sở hương khê Quảng Bình.
    Vũng Chùa, Đảo Yến anh linh,
    Đón người Tướng lĩnh nặng tình nước non.
    Long chầu, Hổ phục, La Sơn,
    Hòn La, Bến Thủy biết ơn của Ngài.
    Mỏm Rồng, Vũng Chùa làm Ngai,
    Để Ngài canh giữ đất trời Việt Nam.
    Con cháu hạnh phúc vẻ vang,
    Chung tay xây dựng giang san quê nhà.
    Để cho cội phúc đơm hoa,
    Nước non, non nước mọi nhà an vui.,.

    Trả lờiXóa
  5. Võ Đại Tướng



    Trăm năm vì một nước non nhà
    Công trạng lẫy lừng nức tiếng xa
    Đánh bại Thực Dân, an Xã Tắc
    Xua tan Đế Quốc, định Sơn Hà
    Năm châu võ nghiệp uy nghi tướng
    Bốn bể văn tài đức độ hoa
    Khí phách Điện Biên tràn sử Việt
    Thiên thu, vạn đại khó phai nhoà
    MC

    Trả lờiXóa