Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Bọ Lập đổi nhà mới quechoa.info

Bọ Lập lại vất vả chuyển nhà mới. Địa chỉ mới là quechoa.info mời bà con tới thăm.

Bọ Lập viết trên blog của mình than rrằng "Làm blog thật mệt, mất thời gian kinh khủng.
"Mỗi ngày mình có 16 tiếng trước máy tính vừa làm việc vừa làm blog, trong đó thời gian dành cho blog là một nửa, có khi tới 2/3 thời gian. Thu nhập của mình sút kém đi trông thấy, lo quá là lo. Rất nhiều lần mình tính bỏ, nhưng nghiện mất rồi bỏ không được. Thuốc lá nghiện 35 năm thì bỏ được, blog mới nghiện có 7 năm mà bỏ mãi không được. Tức thế không biết, hu hu"...

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Dân còn ngại tố cáo tham nhũng

“Thời gian qua, MTTQ vận động nhân dân tham gia tố cáo tham nhũng chưa hiệu quả. Người dân rất ngán ngại, không dám tố cáo vì sợ bị trù dập, sợ ảnh hưởng công việc…Có điều này vì cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng chưa đủ tạo lòng tin cho người dân tích cực tham gia”. Chiều 28-5, tại hội nghị tổng kết năm năm hoạt động Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo TP Cần Thơ về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Ngọc Sang - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ nói.

Cũng theo ông Sang, hiện Mặt trận, người dân chưa giám sát được nhiều vấn đề trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng của công chức. Chẳng hạn việc kê khai tài sản, thu nhập công chức.

Những nhà báo của tờ Đại Đoàn kết, là cơ quan trung ương của MTTQ Việt Nam, đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực với tổng biên tập Đinh Đức Lập còn bị trù dập thê thảm, lãnh đạo MTTQ Việt Nam còn chẳng thèm bảo vệ, huống chi là người dân “thấp cổ bé họng”. Bảo sao dân không sợ, thật sự là sợ chống tham nhũng chứ không chỉ là e ngại. Sợ chống tham nhũng vì bọn tham nhũng quá mạnh, có quyền có tiền, có đầy đủ các thế lực, công cụ để trả thù trù dập người đấu tranh. Trong khi hầu như chẳng ai thực sự có trách nhiệm bảo vệ những người tố cáo chống tham nhũng tới nơi tới chốn cả dù luật pháp có quy định rõ ràng.

Luật pháp Nhà nước, quy định của Đảng về trách nhiệm xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã rất rõ ràng. Vấn đề là những người có chức, có quyền, có trách nhiệm theo quy định của pháp luật và của Đảng có chấp hành nghiêm túc hay không. Tham nhũng nay đã kéo bè kết cành thành những nhóm lợi ích rất chằng chịt, dây mơ rễ má, bênh che cho nhau hết mực để bảo vệ vị trí, sự sống còn của chúng.

Về chuyện này, mới đây Ban Nội chính Trung ương đã đưa ra nhận định về ba nhóm quan hệ gây huy hại quốc gia, trong đó nhóm gây huy hại số một là “nhóm lợi ích”. Theo Ban Nội chính TW, những quan chức chung nhóm lợi ích sẵn sàng lấy lợi ích nhân dân, Nhà nước ra để làm lợi cho lợi ích nhóm và cá nhân. Thậm chí họ sẵn sàng bán đổi cả lợi ích của nhân dân, Nhà nước miễn là có lợi cho họ. Nhóm này không còn đại diện cho nhân dân, cho Nhà nước nữa.



Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Nhận diện mối quan hệ "đen"

Lần đầu tiên Ủy ban Kiểm tra Trung ương xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học về mối quan hệ không bình thường của cán bộ, đảng viên có chức quyền với doanh nghiệp để trục lợi


Theo thống kê, từ năm 1986 đến nay, nạn tham nhũng của quan chức tăng lên rất nhanh, trong đó có hơn 31,5% liên quan đến doanh nghiệp (DN). Chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập, tình trạng quan chức thông đồng với DN vụ lợi xuất hiện ngày càng nhiều, có dấu hiệu ngày càng trầm trọng hơn trong tất cả các lĩnh vực.

Nhuốm màu lợi ích
Theo nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các DN đã bắt đầu quan tâm đến nhóm lợi ích trong vận động điều chỉnh chính sách. Nhóm thân hữu manh nha này có quan hệ 2 chiều trong việc quan chức dàn xếp để DN nhận được ưu đãi. Ngược lại, DN hoặc là đóng góp vào sự phát triển của địa phương để làm nổi bật thành tích của quan chức hoặc là cung cấp cho bản thân quan chức các phương tiện để có thể leo cao hơn hoặc để lo lót, chạy chọt khi DN phạm sai lầm và cung phụng cho những người thân thiết của quan chức.
Kết quả khảo sát của Thanh tra Nhà nước trong năm 2012 cho thấy 24,7% cán bộ công chức được hỏi thừa nhận có hiện tượng quan chức nhận tiền hoặc quà biếu để giải quyết công việc có lợi cho người đưa tiền, quà; 20,3% thừa nhận có chuyện DN mời quan chức đi du lịch, vui chơi, ăn uống để vụ lợi; 13,6% thừa nhận có hiện tượng bao che, bảo lãnh cho người có hành vi sai phạm để vụ lợi.
Nhiều doanh nghiệp được hỏi cho rằng nhóm các doanh nghiệp có quan hệ với quan chức có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến việc hoạch định chính sách. Ảnh: HỒNG THÚY
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát xã hội học do Thanh tra Chính phủ chủ trì trong năm 2012, có sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, 50% DN được hỏi cho rằng nhóm các DN có quan hệ với quan chức có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến hoạch định chính sách.
Cuộc khảo sát năm 2012 của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy khi được hỏi trong 12 tháng qua, DN có nhận được các dạng yêu cầu vụ lợi của cán bộ công chức hay không, 5% số DN thừa nhận là có nhận được đề nghị bán, cho thuê và chi tiêu cá nhân; 15% DN gặp tình huống cán bộ công chức lợi dụng quyền lực để gợi ý DN tặng quà.
Bảo kê của những người có chức, có quyền cho DN buôn lậu cũng khá phát triển trong thời gian qua thể hiện không chỉ qua các vụ án đã xét xử (như vụ Tân Trường Sanh, vụ án hang Dơi, vụ án Nguyễn Thị Ngọc Liên ở Công ty Thiên Lợi Hòa...) mà còn chứng minh bằng thực tế hàng lậu được bày bán trong nước. Việc bảo kê có khi rất công nhiên (như trường hợp Nguyễn Ngọc Kiên, nguyên phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai, ký 14 văn bản cho phép các DN nhập khẩu thuốc lá lậu vào Việt Nam), có khi rất tinh vi như che giấu dưới hình thức tạm nhập tái xuất. Theo cơ quan phòng chống buôn lậu, hằng năm, Việt Nam thất thu ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỉ đồng do nạn buôn lậu.
Cội nguồn của tham nhũng
Ông Nguyễn Thế Bình, Vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho rằng tác hại của “mối quan hệ không bình thường” là vô cùng lớn, nó không chỉ làm chậm phát triển kinh tế, làm giảm sút lòng tin mà còn là cội nguồn, là cái gốc của tham nhũng. Ông Bình cũng thẳng thắn chỉ ra 3 nhóm “quan hệ không bình thường” mà ông cho rằng rất nguy hiểm. Thứ nhất là nhóm chung lợi ích.
 
Nhóm này thực chất họ đã bắt tay với DN để biến lợi ích của Nhà nước, nhân dân thành lợi ích của nhóm. Nhóm này gây ra tác hại vô cùng lớn, sẵn sàng bỏ đi hàng chục ngàn tỉ đồng để mua tàu cũ nát như trong vụ án Vinashin, Vinalines... Nhóm thứ 2 là nhóm nhũng nhiễu, gây khó cho DN để trục lợi, buộc DN phải bôi trơn, đưa hối lộ như vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ trong dự án đại lộ Đông Tây. Nhóm thứ 3 là nhóm đe dọa trắng trợn, có tính chất cưỡng đoạt tài sản của DN. Tài sản tuy không lớn bằng 2 nhóm trên nhưng nó gây phẫn uất của DN và xã hội.
Quan hệ không trong sáng là rất nguy hiểm
TS Lê Hồng Liêm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đồng thời cũng là chủ nhiệm đề tài, cho rằng mối quan hệ “không trong sáng” của cán bộ với DN là rất nguy hiểm, nó có thể thao túng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm suy yếu nền kinh tế và suy giảm lòng tin của nhân dân. Do đó, đây sẽ là đối tượng nghiên cứu của đề tài “Mối quan hệ không bình thường của cán bộ, đảng viên có chức quyền với DN để trục lợi: Thực trạng và giải pháp phòng chống thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” nhằm tìm ra những giải pháp phòng chống và phát hiện, xử lý có tính khả thi và hiệu quả.  
QUỐC HY - KIM NGÂN


Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Bao giờ lãnh đạo Mặt trận mới cho thanh tra tài chính báo Đại Đoàn Kết như đã hứa?


Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết

Bài 17:

Bao giờ lãnh đạo Mặt trận mới cho thanh tra tài chính báo Đại Đoàn Kết như đã hứa?

Nhiều khuất tất trong điều hành tài chính của báo Đại Đoàn Kết, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu là tổng biên tập Đinh Đức Lập dẫn tới tình hình tài chính bất minh, vi phạm nguyên tắc công khai, minh bạch và quy chế dân chủ cơ sở. Sức khỏe tài chính, thực trạng nợ nần của báo Đại Đoàn Kết hiện nay như thế nào, không ai hay biết vì không có bất kỳ cơ sở nào để nhận xét, đánh giá trừ những tuyên bố thi thoảng và vu vơ của ông Đinh Đức Lập chỉ nhằm đối phó khi gặp phải những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, có một thực tế mà hầu như ai cũng nhận thấy là thu nhập nói chung của cán bộ, phóng viên báo Đại Đoàn Kết đang tụt đốc, trong đó có những bộ phận còn bị cắt xén bất công lên đến gần một nửa thu nhập suốt hơn một năm qua.
                        
Từ khi tổng biên tập Đinh Đức Lập về lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết chưa bao giờ có một báo cáo minh bạch, công khai, đầy đủ về tình hình tài chính hàng năm của báo Đại Đoàn Kết trước toàn thể cơ quan, hay chí ít cũng là trước toàn thể lãnh đạo ban của báo theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động lời lãi của báo ra sao mọi cán bộ, phóng viên, nhân viên đều không có cơ sở để biết rõ một cách công khai và đầy đủ. Ông Lập hoặc các lãnh đạo phụ trách về tài chính của cơ quan nói sao thì biết vậy, không ai có điều kiện để kiểm chứng. Trong khi đó, thông tin về tình hình tài chính của báo Đại Đoàn Kết do các lãnh đạo báo (TBT, các PTBT...) đưa ra mỗi người một con số, mỗi người một kiểu tùy theo lợi ích hoặc mục đích của họ ở từng thời điểm. Đặc biệt các chương trình làm ăn có thu tiền lẽ ra phải mang lại lợi ích, lợi nhuận cho cơ quan thì liên tục bị ông Lập kêu  lỗ.

Thông tin về tình hình tài chính của nhiều sự kiện do báo Đại Đoàn Kết tổ chức trong mấy năm qua cũng chưa bao giờ được công khai đầy đủ, minh bạch. Ví dụ như các chương trình Tự hào Thương hiệu Việt, TBT Đinh Đức Lập thì nói lỗ (lúc thì lỗ chưa tới 100 triệu đồng, lúc thì lỗ hơn 150 triệu đồng/ mỗi lần tổ chức); còn Phó TBT Nguyễn Minh Ngọc (khi còn làm việc ở báo Đại Đoàn Kết) thì bảo là cân đối được, không lỗ do có thu từ nhiều doanh nghiệp tài trợ cho chương trình. Cái ta được là uy tín và thương hiệu báo Đại Đoàn kết... 

Chúng tôi không hiểu sao nếu thấy lỗ hàng trăm triệu mỗi lần tổ chức (hàng năm) BBT không tìm cách để không phải lỗ, hoặc không nên tổ chức các chương trình tốn kém lỗ lả như vậy trong điều kiện kinh tế tài chính của báo rất khó khăn? Ngược lại, TBT Đinh Đức Lập tỏ ra rất hào hứng với các chương trình mà ông cho rằng đang gây lỗ nặng cho báo Đại Đoàn kết, vì sao?

Nghiêm trọng hơn, trong một thời gian khá dài ông Lập bổ nhiệm cháu ruột là Đinh Quang Sơn phụ trách Ban Tài chính Kế hoạh kiêm Kế toán trưởng. Cơ chế “cháu trình – chú duyệt” trong hoạt động tài chính của báo Đại Đoàn Kết diễn ra trong thời gian khá dài không ai có thể kiểm soát được, dễ có nhiều nguy cơ lạm quyền.

Cuối năm 2012, ông Đinh Quang Sơn dính vào vụ chiếm dụng hàng chục tỷ đồng tiền góp vốn của cán bộ phóng viên báo Đại Đoàn Kết cho dự án chung cư Đại Kim, nay đã bỏ trốn. Tư cách và đạo đức nghề nghiệp của ông Sơn qua vụ chiếm dụng hàng tỷ đồng tiền góp vốn của cán bộ, phóng viên, nhân viên báo trong dự án Đại Kim rồi nay bỏ trốn càng khiến cho nghi vấn về những khuất tất trong thời gian ông Sơn là Kế toán trưởng, phụ trách cả Ban Tài chính – kế hoạch rồi sau đó luôn cả Ban Tuyên truyền, Quảng cáo và Phát hành (toàn là các ban quan trọng liên quan tới các nguồn tài chính chủ lực của báo) thêm có cơ sở.

Ông Đinh Đức Lập đã vi phạm hàng loạt các điều khoản quy định tại Mục 1 (Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị), Chương 2 (Phòng ngừa tham nhũng) của Luật Phòng chống tham nhũng. Theo đó, ông Lập với tư cách là người đứng đầu cơ quan báo Đại Đoàn Kết đã không hề tuân thủ nguyên tắc, các hình thức công khai, minh bạch trong công tác liên quan tới nhiều lĩnh vực theo quy định của luật như: tài chính; xây dựng cơ bản; quản lý nhà đất thuộc quyền sử dụng của báo; các khoản tiền đóng góp của cán bộ viên chức cho dự án chung cư Đại Kim;...

Ông Nguyễn Tuấn Hưng nguyên là Kế toán trưởng của cơ quan báo Đại Đoàn Kết sau khi chuyển công tác vào Ban Đại diện TP.HCM cho biết tình hình tài chính của báo rất xấu, nợ nần, mất cân đối lên đến nhiều tỷ đồng. Công tác quản trị, kiểm soát hoạt động tài chính ở báo Đại Đoàn Kết rất tùy tiện, tùy theo các sếp, kế toán trưởng như ông Hưng chỉ biết phải làm theo rồi “biến báo” cho hợp pháp... Do sợ trách nhiệm vì phải chấp hành và hợp thức hóa các sai trái về tài chính của các “sếp” cùng với sự xuất hiện ông Đinh Quang Sơn (cháu ruột ông Lập) tại Ban Tài chính Kế hoạch của báo, nên ông Hưng đã phải vội vàng rời bỏ vị trí kế toán trưởng vào Ban Đại diện TP.HCM công tác. Việc vào miền Nam công tác không đúng nghề nghiệp chuyên môn của ông Hưng, phụ trách quảng cáo phát hành ở phía Nam trong 6 tháng ông Hưng thấy không hiệu quả nên đã xin nghỉ không hưởng lương chờ tìm việc khác để chuyển công tác hơn một năm qua.

Ông Đinh Quang Sơn về báo Đại Đoàn Kết đầu tiên để làm công tác kỹ thuật vi tính. Sau đó được ông Lập chuyển qua Ban Kế hoạch – Tài chính làm kế toán dưới quyền ông Nguyễn Tuấn Hưng (kế toán trưởng). Chưa đầy một năm làm kế toán viên, ông Sơn đã được chú ruột là ông Lập bổ nhiệm Phụ trách Ban Kế hoạch – Tài chính kiêm vị trí Kế toán trưởng báo Đại Đoàn Kết ngay sau khi ông Hưng xin chuyển công tác vào miền Nam.

Việc ông Lập quá vội vàng bổ nhiệm ông Sơn là cháu ruột của mình vào vị trí quản lý tài chính của cơ quan báo ĐĐK gây ra nhiều dư luận không tốt và có nhiều khuất tất. Nhận thấy sự bức xúc của dư luận tại báo Đại Đoàn Kết về vấn nạn cơ chế “cháu trình – chú duyệt”, Đảng Đoàn MTTQVN đã có kết luận ngày 29/6/2012  chỉ đạo ông Lập phải điều chuyển công tác ông Đinh Quang Sơn sang vị trí khác cho phù hợp. Thế nhưng sau nhiều tháng trì hoãn, khi có đơn tố cáo của nhiều người, và lãnh đạo cấp trên phải nhiều lần nhắc nhỡ, ông Lập mới ký quyết định đề ngày 10/8/2012 chuyển ông Sơn sang Phụ trách Ban TT-QC-PH (thay ông Xuân Huy bị kỷ luật cách chức), tuy nhiên quyết định này chỉ được công bố vào ngày 23/8/2012 và cho phép ông Sơn thực hiện các trách nhiệm có liên quan tới tài chính đến 30/9/2012. Cuối năm 2012, ông Đinh Quang Sơn còn bị phát giác dính vào vụ chiếm dụng hàng chục tỷ đồng tiền góp vốn của cán bộ phóng viên báo Đại Đoàn Kết cho dự án chung cư Đại Kim, nay ông Sơn đã bỏ trốn.

Tình hình nợ nần các nhà in của báo Đại Đoàn Kết hiện nay cũng là một ẩn số to tướng. Báo Đại Đoàn kết hiện nay in ở các nhà in trên địa bàn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Hầu hết ở các nhà in này, báo Đại Đoàn Kết đều đang nợ nần đầm đìa.

Kết quả của tình hình thiếu minh bạch về tài chính của báo Đại Đoàn kết mà bất kỳ CBPVNV nào của báo cũng biết là: lượng báo phát hành không tăng như kế hoạch hàng năm đề ra; lương và nhuận bút của người lao động, của phóng viên bị sụt giảm đáng kể; nhiều chi phí công tác chính đáng khác bị cắt giảm trong khi vẫn phát sinh các chi phí kém hiệu quả (như các chuyến đi vận động bán báo mang tính hình thức, tốn kém nhưng không làm tăng thêm số lượng báo trong nhiều năm qua; các chuyến đi công tác nước ngoài của cả đoàn cán bộ lãnh đạo báo chủ yếu là đi chơi tốn kém trong lúc kinh tế của báo khó khăn...).

Trước sự thiếu minh bạch trong cách điều hành của chú cháu ông Đinh Đức Lập, để làm rõ tình hình tài chính của báo Đại Đoàn Kết nhằm xử lý và khắc phục các tồn tại tiêu cực, cần có cuộc thanh tra chuyên môn về công tác quản lý tài chính của báo trong thời gian qua.

Đề nghị này của chúng tôi đã được Tổ Công tác của UBTWMTTQVN do Phó chủ tịch Lê Bá Trình phụ trách ghi nhận là có cơ sở. Tại buổi làm việc chiều ngày 10/1/2013, Tổ Công tác bao gồm: Phó chủ tịch Lê Bá Trình (Phụ trách Khối báo và tạp chí của MTTQVN), Phó chủ tịch Bùi Thị Thanh (phụ trách Khối Tổ chức cán bộ; kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy UBTWMTTQVN), Phó chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Nguyễn Anh Xuân và Phó Trưởng Ban Dân chủ Pháp luật Phạm Thị Hương đã khẳng định các căn cứ trong đơn tố cáo để dẫn tới đề nghị tiến hành thành lập đoàn thanh tra có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành thanh tra tài chính toàn diện báo Đại Đoàn kết là có cơ sở. Tổ Công tác sẽ trình đề nghị này lên lãnh đạo UBTWMTTQVN để xem xét tổ chức thành lập đoàn thanh tra có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ thực hiện việc thanh tra tài chính báo Đại Đoàn Kết  trong thời gian sớm nhất.

Thế nhưng, đã 4 tháng trôi qua, cho tới nay lãnh đạo UBTWMTTQVN vẫn chưa thực hiện việc thanh tra tài chính báo Đại Đoàn Kết để làm rõ thực trạng “sức khỏe” tài chính của cơ quan này một cách công khai minh bạch và đúng pháp luật.

Trong khi đó, tình hình tài chính tại báo Đại Đoàn Kết đang ngày càng phức tạp và mù mờ, không ai rõ thực hư ra sao ngoài những lời tự tuyên bố của ông Đinh Đức Lập. Ngay cả tiền góp vốn cho dự án Đại Kim của tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Đại Đoàn Kết còn bị ngang nhiên “thụt két”, chiếm dụng nhiều tỷ đồng trong suốt nhiều năm qua hiện cũng còn chưa được làm rõ. Những người có hành vi vi phạm hiện cũng chưa bị kiểm điểm, xử lý minh bạch. Có người, mà cụ thể là cháu ruột ông Lập, đang bỏ trốn khỏi cơ quan, lẫn tránh trách nhiệm vẫn cứ được ông Lập bao che, làm ngơ...
Riêng ông Đinh Đức Lập không biết trình độ hiểu biết pháp luật ra sao mà thường xuyên viện dẫn Nghị định 43 (Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”), để tự cho mình cái quyền thích làm gì thì làm, bất chấp các quy định của pháp luật. Ông Lập quên rằng ngay trong NĐ 43 này cũng ghi rất rõ ràng rằng: “Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật”.
NĐ 43 của Chính phủ nhằm mục đích khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp công lập trên tinh thần phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong từng lĩnh vực có liên quan. NĐ 43 khuyến khích tinh thần tự chủ không đồng nghĩa với việc cho phép những người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nghị định này có quyền tùy tiện vi phạm pháp luật, thích làm gì thì làm bất chấp các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức khác, cũng như của toàn xã hội.
Ví dụ cụ thể, về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thực hiện NĐ 43, trong lĩnh vực sử dụng, quản lý và đãi ngộ lao động, tại Khoản 5, Điều 31 NĐ 43 ghi rõ: “Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; đảm bảo các chế độ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật”. Như vậy, tất cả các chế độ đều phải theo quy định của pháp luật chứ không phải tùy tiện, tùy thích và tùy vào mối quan hệ phe nhóm như ông Đinh Đức Lập đã hành xử trong nhiều năm qua tại báo Đại Đoàn Kết.
Một điều hết sức đơn giản mà bất kỳ ai có kiến thức sơ đẳng về pháp luật cũng hiểu. Nghị định là văn bản dưới luật, khi thực hiện thì nghị định phải phù hợp quy định của các đạo luật hiện hành. Thế nhưng, có một thực tế đáng buồn là ông Đinh Đức Lập lại thường xuyên đưa NĐ 43 của Chính phủ ra để bào chữa cho các hành vi vi phạm pháp luật của chính ông với chiêu bài  báo Đại Đoàn Kết phải “tự hạch toán, tự chủ toàn diện” nên thủ trưởng có mọi quyền hành theo kiểu "thích ban cho ai cái gì thì ban" (?).
Ông Đinh Đức Lập cũng quên rằng việc báo Đại Đoàn Kết tự hạch toán, tự chủ về tài chính đã được thực hiện từ hơn 20 năm qua, khi chưa có mặt ông Đinh Đức Lập tại báo này. Các tổng biên tập tiền nhiệm của ông Lập vẫn thực hành “tự chủ” một cách chính danh trên tinh thần thượng tôn pháp luật và xây dựng vung đắp cơ ngơi của báo hàng chục năm qua cho tới thời ông Lập. Chẳng hiểu sao, cho tới thời ông Lập làm tổng biên tập thì việc “tự chủ” tại báo Đại Đoàn Kết lại phải kèm theo điều kiện là “bất chấp pháp luật”, tùy tiện và vi phạm các quy tắc dân chủ, công khai, minh bạch tại cơ sở?
(Còn tiếp)
Loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”:

Bài 10: Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật

Phi công Vietnam Airlines đưa gái vào buồng lái


Trên chuyến bay số hiệu VN595 hành trình Hồng Kông đi TP.HCM ngày 11/4/2013, Lý Nhã Kỳ mặc quần áo ngủ (kiểu dáng thể thao) tạo dáng chụp ảnh ngay trong buồng lái của máy bay.

Trong nhiều bức ảnh, đáng lưu ý có 2 ảnh chụp với cơ trưởng và cơ phó, Lý Nhã Kỳ đội mũ phi công và thậm chí nàng còn ghé cái mông đẹp lên ghế phụ của cơ phó. Điều đáng nói, lúc đó máy bay đang ở độ cao trên 10 km,  việc làm này đã uy hiếp an toàn bay.


Theo báo Tiền Phong, sáng 9/5, một lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, riêng việc cho người không có nhiệm vụ vào buồng lái máy bay (không xin phép) đã là vi phạm. Trong trường hợp này, máy bay đang hoạt động, phi công lại còn cho người lạ ngồi vào ghế điều khiển thì mức độ “uy hiếp an toàn bay còn nặng hơn”.

Trong khi đó, trên diễn đàn của những người làm hàng không, bên cạnh những bức ảnh này có nhiều lời bình, dường như của các phi công khi lấy làm nuối tiếc cho những người vừa lái máy bay, vừa chụp ảnh với người đẹp. Đa số ý kiến cho rằng, đây là điều không thể chấp nhận được.

Những bức ảnh tạo dáng trong buồng lái máy bay ở độ cao 10 km của Lý Nhã Kỳ đã làm bàng hoàng cư dân mạng, nhất là những người thường xuyên phải sử dụng dịch vụ bay của Vietnam Airlines. Bloger Hiệu Minh thảng thốt: “Không biết còn chuyện gì mà phi công VNA không làm. Hết buôn lậu, vận chuyển hàng ăn cắp, chơi tá lả, đến đưa gái vào phòng phi công. Khách bay biết chuyện này thì chả hiểu có còn tin vào cánh én Vietnam Airlines”.



P/S: 
Sau khi đọc xong câu chuyện trên trời này, Thày Tư Bảy Núi alô ngay cho tui nói: “Tao thấy mấy cái thằng giặc lái đó coi vậy mà ngon”. “Ngon sao Bác Tư?”. “Mày thấy tụi nó tự tin ghê chưa, đang lái máy bay ở độ cao 10 cây số mà dung dăng dung dẻ tạo dáng chụp ảnh với gái chứng tỏ tay nghề tụi nó ngon. Dân Việt Nam mình mới có cái khí chất quả cảm như vậy chứ mậy, tụi giặc lái ngoại quốc đố dám làm. Tụi giặc lái này còn chứng tỏ được chất “manly” đầy mình nữa khi biết galăng người đẹp mọi lúc mọi nơi, hehe cái này có lẽ học lóm được của bọn Tây thời thuộc Pháp.  Hổng biết chiếc máy bay số hiệu VN 595 ngày hôm ấy chở được bao nhiêu người, nhưng chắc là phải hơn trăm. Hehe, càng chứng tỏ anh hùng khi phải “lụy” mỹ nhân thì bất chấp, với cái giá đặt cược thật là đắt show phải không hả mậy? Nói gì thì nói tao vẫn thấy mấy cái thằng giặc lái làm cái chuyện trời ơi kia coi vậy mà ngon!”.

“Thôi Bác Tư ui, bác thấy ngon vì cả đời bác chỉ có đi bộ hay cùng lắm là đi bằng xe trâu, có leo lên máy bay bao giờ đâu mà biết sợ?”.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Nguy cơ thoái hóa từ việc không dám nói

Bài báo lạ trên Tuần Việt Nam? Không thấy danh tánh của người được phỏng vấn. Không rõ TVN sơ suất hay cố tình "ẩn danh"? Tuy  nhiên, điều đáng quan tâm là nội dung bài báo rất thời sự và khá thẳng thắn.

Vì dụ như đoạn này: "Tôi nghĩ việc bỏ phiếu tín nhiệm không có gì là khó cả nếu đã quyết tâm làm. Bởi không làm thì cái sai, cái hỏng cứ kéo dài mãi thành hệ thống, đe dọa cả sự tồn vong của chế độ. Đây là cơ hội để thanh lọc bộ máy, đưa bộ máy Nhà nước trở về đúng nghĩa bộ máy phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc".



- Để đánh giá cho công tâm một cán bộ đòi hỏi nhìn nhận con người ấy trong cả một quá trình lâu dài và sâu sát. Vậy làm thế nào để các đại biểu có đầy đủ thông tin chân thực khách quan về các vị trí lãnh đạo chủ chốt, thưa ông?
Tôi nghĩ rằng một đại biểu Quốc hội mà bầu lên hoặc góp phiếu phê chuẩn một vị lãnh đạo nào đó mà không hiểu người ta, thì như vậy là một việc làm thiếu trách nhiệm. Một khi đã bỏ phiếu thì phải thường xuyên theo dõi những người mà mình giao cho trọng trách như vậy, họ đã làm những việc gì, làm như thế nào, phải được thường xuyên thông tin, nếu có những vấn đề gì chưa rõ thông tin thì yêu các cơ quan chức năng của Nhà nước cung cấp thông tin về hoạt động của những người đó.
Thứ nữa tôi nghĩ rằng nếu bỏ phiếu một việc cụ thể rất ngắn thì có thể nói khó, còn một chuỗi từ năm này qua năm khác mà không biết con người mình bầu ra như thế nào thì có thể nói rằng ông đại biểu Quốc hội này là ông "Nghị gật" rồi.
Dân người ta đang biết ông A, ông B là người như thế nào mà ông đại biểu Quốc hội là người đại biểu cho nhân dân lại không biết là vì sao? Vì trình độ giới hạn hay là vì không có ý chí, bản lĩnh để đánh giá những con người mà mình đã bầu ra?
- Ngoài nội dung lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt, Nghị quyết 35 cũng đề cập đến việc bãi miến các vị trí đạt "tín nhiệm thấp" hai năm liền hoặc bị 2/3 số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" nhưng không chịu từ chức. Theo ông, việc này có thực hiện được không khi mà không ít vị lãnh đạo từng thừa nhận rằng kỷ luật cán bộ vô cùng khó?
Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là hai cấp độ khác nhau. Lấy phiếu tín nhiệm tức là để thể hiện ý chí của dân đối với người được dân bầu ra, thông qua các đại biểu Quốc hội. Việc lấy phiếu tín nhiệm còn nhằm tăng cường sự giám sát của Quốc hội đối với các chức danh lãnh đạo do Quốc hội bầu.
Còn xử lý như thế nào đối với kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng cần thận trọng, khách quan. Nếu vị nào bị "tín nhiệm thấp" mà thấy còn có thể sữa chữa được thì nên trao cho họ cơ hội hoàn thiện mình. Còn đối với những ai phạm khuyết điểm một cách cố tình, thành hệ thống thì phải dứt khoát đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.
Khuyết điểm do năng lực hạn chết thì còn có thể sửa chữa, tiến bộ được nhưng phẩm chất, tư cách đã hư hỏng thì không có cách gì sửa được nữa.
Tôi nghĩ việc bỏ phiếu tín nhiệm không có gì là khó cả nếu đã quyết tâm làm. Bởi không làm thì cái sai, cái hỏng cứ kéo dài mãi thành hệ thống, đe dọa cả sự tồn vong của chế độ. Đây là cơ hội để thanh lọc bộ máy, đưa bộ máy Nhà nước trở về đúng nghĩa bộ máy phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Bởi vậy, tôi cho rằng, bầu được ra những đại biểu Quốc hội xứng đáng có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiều người phàn nàn với tôi rằng sao nhiều đại biểu không dám phát biểu gì cả. Tôi trả lời rằng, người không có trình độ hoặc trình độ thấp nên ngại phát biểu thì có thể thông cảm được. Nhưng những người có trình độ mà không đủ dũng khí nói lên suy nghĩ của mình mới đáng lên án.
Nguy cơ thoái hóa chính trị, nguy cơ mất dân chủ cũng từ đó mà ra cả.
Lãnh đạo nhưng không áp đặt ý chí
- Lâu nay công tác cán bộ luôn được coi là việc của Đảng, việc Quốc hội thực thi lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm nên được nhìn nhận giải quyết trong mối quan hệ giữa Đảng và Quốc hội?
Lâu nay có những người hay nói rằng, Đảng đã nói rồi thì không bàn gì nữa cả. Nghĩ như vậy không chỉ tiêu cực mà còn sai lạc. Đảng lãnh đạo nhưng không có nghĩa rằng tất cả mọi việc từ đường lối, chính sách tới cán bộ Đảng đều quyết hết. Nếu thế thì không cần họp Quốc hội làm gì. Không biết nghe, không chấp nhận phản biện thì xã hội trở thành thụ động.
Liên quan đến công tác cán bộ, đúng là Đảng chịu trách nhiệm về công tác cán bộ. Nhưng những cán bộ nhà nước là do Đảng giới thiệu nhưng Quốc hội bầu ra, bởi vậy họ không chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng mà quan trọng hơn là trước Quốc hội, trước nhân dân.
Do đó, việc Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là một quyền chính đáng của Quốc hội và cần phải làm. Tôi nhớ hồi còn làm Đại biểu Quốc hội có xảy ra chuyện xem xét kỷ luật một vị lãnh đạo. Lúc đó Bộ Chính trị đề nghị không kỷ luật nhưng Quốc hội không đồng ý và vẫn bỏ phiếu bãi miễn nhân vật này.
- Suy rộng ra vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nên được hiểu cho đúng tại thời điểm này?
Đảng lãnh đạo chứ đừng điều hành. Quyền lực điều hành thuộc về Nhà nước và quyền giám sát là của nhân dân, thực hiện thông qua Quốc hội. Còn nếu chỉ biết áp đặt ý chí của mình thì bộ máy Nhà nước và Quốc hội sẽ trở nên thụ động và khi đó sẽ rất nguy hiểm.
Hồi khóa VIII, không ít lần chúng tôi phải nói với nhau: Không bỏ phiếu thì không được mà bỏ phiếu thuận rồi thì về nhà ăn không ngon, ngủ không yên vì biết có điều gì không đúng. Tôn trọng quyền của Quốc hội, biết lắng nghe ý kiến của dân để hoàn thiện những chính sách của mình chỉ giúp cho Đảng nâng tầm lãnh đạo và được lòng dân.
Xin cảm ơn ông!
Tác giả: TRƯỜNG MINH (THỰC HIỆN)

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Khả năng đụng độ giữa Trung Quốc với láng giềng


Trung Quốc đang tỏ ra ngày càng trở nên hung hăng hơn, báo The Economist của Anh số ra hôm 4/5/2013 bình luận.


TQ mới đây đã bổ sung hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cho sức mạnh hải quân.

Trong bài blog có tựa đề "Thunder out of China", mục cột báo Banyan chuyên phân tích về tình hình chính trị và văn hóa Á châu điểm lại ba cuộc xung đột gần đây nhất của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng liên quan tới vấn đề lãnh thổ, lãnh hải.
Mới nhất là vào 26/4/2013, Trung Quốc đòi Philippines "rút toàn bộ công dân và các cơ sở" khỏi một số đảo và bãi san hô ở Biển Đông, trong đó có những nơi Philippines đã hiện diện từ hàng thập niên qua.
Cũng trên biển, Nhật Bản nói các tàu hải giám của Trung Quốc ngày ngày lượn lờ quanh khu vực đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
Và cuối cùng là vụ việc trên bộ với Ấn Độ, mà theo đánh giá của The Economist là vụ gây nhiều ngạc nhiên nhất.
Ấn Độ nói binh lính Trung Quốc vào ngày 15/04/2012 đã dựng trại lấn tới 19km vào bên kia "đường kiểm soát thực tế" (LAC) vốn phân chia Ladakh thuộc bang Jammu & Kashmir của Ấn Độ với Trung Quốc do hai nước chưa đạt được thỏa thuận biên giới.
Tất cả những vụ trên, Trung Quốc đều nói rằng họ chỉ đáp trả sự khiêu khích mà thôi.
Điều đó khiến các nước láng giềng lo sợ, The Economist bình luận.

Tranh chấp đa phương


Đầu tháng Tư, tàu cá Trung Quốc đã mắc cạn ở rặng san hô Tubbataha của Philippines, nơi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới

Trong vấn đề Biển Đông, việc Trung Quốc đòi Philippines rút người là sự phản ứng trước việc Manila đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Trung Quốc đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng cho dù luật biển có đưa ra các quy định về các vùng nước và các khu đặc quyền kinh tế quanh các đảo, nhưng không hề nói gì về chủ quyền đối với các vùng đó. Và đó là vấn đề mà Trung Quốc tỏ ra muốn áp đặt quan điểm riêng.
Bên cạnh các cuộc khẩu chiến với Philippines, tuần rồi Trung Quốc bắt đầu cho tàu du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Tranh cãi giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam là một trong những tranh chấp thường trực nhất ở vùng biển này.
Nhưng hồi cuối tháng Ba, Bắc Kinh cũng gây thù chuốc oán với Brunei và Malaysia khi gửi một đội tàu hải quân tới nơi hai nước này tuyên bố chủ quyền, ở cực nam của "đường chín đoạn" mà Trung Quốc nói một cách mù mờ là đã xác lập chủ quyền từ hồi thập niên 1930.

Cãi cọ song phương


Tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần duyên Nhật Bản đeo bám nhau trên Biển Hoa Đông hôm 23/4/2013

Trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc đã cho tàu tuần tiễu quanh khu đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm phản ứng trước những hành động mà Bắc Kinh cho là mang tính khiêu khích của Tokyo.
Nhật đã phớt lờ cảnh báo chớ có "quốc hữu hóa" ba trong số các hòn đảo ở nơi này khi mua đảo từ tay một chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng Chín năm ngoái.
Gần đây hơn, hồi cuối tháng Tư, mười tàu Nhật chở chừng 80 nhà hoạt động hữu khuynh tiến về phía các đảo, và các thành viên nội các Nhật đã khiến Trung Quốc giận dữ khi tới viếng thăm đền tưởng nhớ chiến sỹ trận vong Yasukuni, nơi một số tội phạm chiến tranh cũng được thờ tự.
Phản ứng của Trung Quốc là lặp lại rằng Điếu Ngư là một trong những "lợi ích cốt lõi", là những vấn đề mà nếu bị đẩy quá, Trung Quốc sẽ đi tới chiến tranh, giống như các vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng.
Trong trường hợp Ấn Độ, có hai vùng biên giới bị gây hấn.
Ở phía đông, Trung Quốc đã chiếm trong một thời gian ngắn một phần của nơi mà nay thuộc bang Arunachal Pradesh, nằm phía nam Tây Tạng, trong một cuộc chiến đẫm máu hồi 1962.
Ở phía tây, cao nguyên Aksai Chin có diện tích tương đương với Thụy Sỹ bị Trung Quốc chiếm, nhưng Ấn Độ nói đó là một phần của Ladakh.
Ở cả hai vùng biên này, các đội tuần tra của cả hai nước thường xuyên đi vào nơi mà bên kia coi là thuộc lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, họ không dựng lều trại như những gì binh lính Trung Quốc đã làm trong lần xâm nhập vừa rồi, cũng là vụ đối đầu lớn nhất giữa hai bên trong vấn đề đường biên kể từ 1986 trở lại đây.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều từng cáo buộc lẫn nhau xâm nhập lãnh thổ

Sau đó, hai bên đã đồng ý gác lại tranh cãi nhằm tập trung vào việc xây dựng quan hệ thương mại và các mối liên hệ khác.
Tất nhiên Trung Quốc bác bỏ cáo buộc vi phạm biên giới thực tế, và nói binh lính của họ không hề vượt qua LAC, và rằng họ cảm thấy bị khiêu khích.
The Economist dẫn lời Ajai Shukla, một phân tích gia quốc phòng Ấn Độ, nói rằng quân đội Ấn Độ đã thực hiện điều mà ông gọi là "làn sóng thứ ba đối với biên giới Trung-Ấn".
Hai lần trước đó là vào hồi cuối thập niên 1950, dẫn đến cuộc chiến 1962, và hồi 1986, dẫn tới tình trạng bế tắc hiện thời.
Nay, ông Shukla nói, lại một lần nữa Ấn Độ đã hiện diện "dày đặc" tại Arunachal Pradesh và Aksai Chin, với nhiều binh lính hơn, nhiều vũ khí và cơ sở hạ tầng hơn.
Trung Quốc có thể cho là Ấn Độ đang tận dụng sự non kém kinh nghiệm của dàn tân lãnh đạo Trung Quốc, vốn mới lên nắm quyền từ tháng Mười Một năm ngoái, qua đó gây áp lực lên Trung Quốc trên các mặt trận khác.

Những mối đe dọa

Nếu xét một cách đơn lẻ, các hành động của Trung Quốc có thể coi như những phản ứng trước những áp lực khác nhau.
Nhưng kết hợp lại với nhau, chúng tạo nên hai mối nguy, The Economist nhận xét.
Thứ nhất, The Economist viết, chúng khiến Trung Quốc như đang có chiến dịch nhằm xác lập "những thực tế mới thực địa" (hay trên biển), nhằm củng cố vị trí của mình trong các cuộc đàm phán hoặc xung đột sau này.
Nhưng nhiều khả năng chúng lại thể hiện điều đối nghịch: đó là những người nắm chính sách ngoại giao của Trung Quốc đang thiếu khả năng đưa ra một cách ứng xử có phối hợp, kín kẽ trước những khiêu khích xảy ra cùng lúc.
Thay vì đối phó với từng đối phương một thì Trung Quốc lại đang thách thức toàn bộ cùng một lúc. Và điều đó khó làm cho người ta nghĩ khác về thái độ hung hăng của một cường quốc đang nổi.
Mối nguy thứ hai là nguy cơ xảy ra xung đột. Cả Trung Quốc lẫn các nước khác có liên quan đều không muốn các cuộc cãi cọ này dẫn tới tình trạng bạo lực. Nhưng luôn có nguy cơ là một vị chỉ huy địa phương có thể sẽ tính toán sai, dẫn tới việc leo thang căng thẳng ở mức không lường trước được.


Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Trung Quốc cảnh báo các nước về Biển Đông

Cảnh báo hay là đe dọa? Khi mà Trung Quốc vẫn khăng khăng áp đặt quan điểm ứng xử và giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo ý của họ bất chấp quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia trong khu vực và luật pháp quốc tế?

Thời gian "chín muồi" là khi nào? Phải chăng chính là thời điểm mà Trung Quốc có đủ sức mạnh và thời cơ để "nuốt chửng" tất cả các quốc gia tranh chấp và khống chế tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng bậc nhất thế giới này?

Trì hoản COC, vi phạm DOC và liên tục gia tăng các hoạt động chấp pháp, bán quân sự lẫn quân sự trá hình trên Biển Đông, là nguyên nhân chính kích động cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực  suốt những năm qua, Trung Quốc hay là quốc gia nào khác mới chính là kẻ gây rối?

Bài trên BBC:


TQ cảnh báo các nước về Biển Đông



Thăm Indonesia, tân Ngoại trưởng Vương Nghị nói lập trường của Trung Quốc về Biển Đông không thay đổi và cảnh báo những nước "muốn gây rối" vì quyền lợi của riêng mình.


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến công du Asean

Trước Jakarta, ông Vương cũng đã tới Bangkok trong chuyến công du các nước Asean đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng Ba vừa qua.

Ông cũng sẽ tới SingaporeBrunei trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, nhưng không đến Việt Nam.

Kiên định lập trường


Ngoại trưởng Vương Nghị nói trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa hôm thứ Năm 2/5: "Trung Quốc đang nỗ lực biến giấc mơ Trung Hoa thành hiện thực, và Asean cũng đang nỗ lực đạt giấc mơ của mình về cộng đồng Asean".

Ông nói Trung Quốc và Asean sẽ cùng hợp tác để làm công việc này.

Tuy nhiên Ngoại trưởng Vương khẳng định: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền của mình tại quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và sẽ bám chặt nguyên tắc đó".

Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là một trong các mâu thuẫn chính yếu lâu nay trong quan hệ Trung Quốc-Asean.

Ông Vương Nghị nói: "Lập trường của chúng tôi tại Biển Đông có thể gọi gọn trong ba điều: thứ nhất, chúng tôi khuyến khích duy trì ổn định và an ninh ở Nam Hải (Biển Đông); thứ hai, chúng tôi sẽ thực hiện DOC (Tuyên bố chung Trung Quốc-Asean về Cách hành xử ở Biển Đông) một cách đầy đủ và hiệu quả... và thứ ba, chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán với các nước có liên quan".

Các nước Asean đã đề cập với Trung Quốc về việc xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) để thay thế cho DOC vốn tỏ ra ít tác dụng. Thế nhưng Ngoại trưởng Vương tuyên bố Trung Quốc sẽ chỉ thảo luận khi thời điểm "chín muồi" và các quốc gia trước hết phải tạo dựng niềm tin bằng cách tuân thủ DOC ký năm 2002 đã.

Ông cũng cảnh báo các quốc gia trong khu vực cần cảnh giác trước một số nước muốn "gây rối trong khu vực vì lợi ích riêng của mình".

Trung Quốc nhiều lần phản đối sự can dự của các quốc gia mà Bắc Kinh cho là nằm ngoài khu vực, như Hoa Kỳ, trong giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Ngược lại Mỹ đã nhiều lần khẳng định an ninh hàng hải ở khu vực này là một trong các quan tâm quốc gia của mình.