Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Sự lựa chọn của bầy cừu

Bầy cừu phải chọn sống chung với một loài động vật nào đó, chúng có hai lựa chọn: sói hay sư tử? 

Thượng đế đã an bài cho hai bầy cừu sống trên thảo nguyên, một bầy sống ở phía Nam, một bầy sống ở phía Bắc. Thượng đế còn cho hai bầy cừu tự tìm kiếm hai loại kẻ thù tự nhiên (thiên địch) – một là sư tử, một nữa là sói. Thượng đế nói với bầy cừu rằng:
“Nếu như các ngươi chọn sói thì ta sẽ cấp cho các ngươi một con và nó có thể tùy ý cắn giết các ngươi. Còn nếu như các ngươi chọn sư tử thì ta sẽ cấp cho các ngươi hai con, các ngươi có quyền lựa chọn sống cùng một con trong chúng và tùy thời điểm mà hoán đổi”.
Bầy cừu ở phía Nam nghĩ rằng, sư tử thì hung mãnh hơn sói rất nhiều, hay là chúng ta chọn sói đi! Thế là, chúng chọn một con sói. Bầy cừu ở phía Bắc nghĩ rằng, mặc dù sư tử hung mãnh hơn sói rất nhiều, nhưng chúng ta lại có quyền được lựa chọn, hay là chúng ta chọn sư tử đi! Thế là chúng chọn hai con sư tử.
Ở phía Nam, sau khi sói tiến vào bầy cừu, nó liền bắt đầu ăn thịt chúng. Thân thể sói nhỏ, sức ăn cũng nhỏ, cho nên một con cừu cũng đủ cho nó ăn mấy ngày. Và như thế, bầy cừu vài ngày mới bị truy đuổi một lần.
Bầy cừu ở phía Bắc chọn một con sư tử, con còn lại được lưu lại ở nơi của Thượng đế. Sư tử sau khi tiến vào bầy cừu, nó cũng bắt đầu ăn chúng. Sư tử không những hung mãnh hơn sói, mà sức ăn của nó cũng kinh người. Mỗi ngày nó đều phải ăn một con cừu. Như vậy, bầy cừu ngày ngày bị truy sát nên cũng vô cùng hoảng loạn. Bầy cừu phía Bắc đã vội vã xin Thượng đế đổi con sư tử kia. Nhưng thật không ngờ rằng, con sư tử kia khi lưu lại chỗ Thượng đế đã không hề được ăn gì, đói khát không chịu được, nên đã nhào vào bầy cừu mà cắn giết còn điên cuồng hơn con lúc trước.
Bầy cừu phía Bắc suốt ngày chỉ lo trốn chạy để khỏi chết, ngay cả cỏ cũng không kịp ăn.
Bầy cừu phía Nam may mắn khi đã lựa chọn đúng kẻ thù thiên địch, lại cười nhạo bầy cừu phía Bắc không có con mắt tinh tường khi lựa chọn. Bầy cừu phía Bắc thấy hối hận vô cùng và thống thiết kể khổ với Thượng đế, cầu mong được thay đổi thiên địch – đổi thành sói.
Thượng đế nói: “Một khi đã lựa chọn thiên địch rồi thì không thể thay đổi được, nhiều đời sau cũng phải tuân theo, các ngươi chỉ có quyền lợi duy nhất là ở cùng hai con sư tử đã lựa chọn đó mà thôi”.
Bầy cừu phương Bắc đành phải không ngừng hoán đổi chung sống với hai con sư tử. Nhưng hai con sư tử đều hung tàn như nhau, hoán đổi con nào thì cũng bị thê thảm hơn bầy cừu phương Nam rất nhiều. Chúng dứt khoát không hoán đổi nữa, khiến cho một con ăn đến béo mập, cơ thể cường tráng, con còn lại tắc thì bị đói bụng đến gầy còm. Khi con sư tử gầy đói kia sắp chết, bầy cừu liền lên Thượng đế xin đổi sang ở cùng với nó.
Con sư tử gầy trải qua thời gian dài đói khát dần dần hiểu ra một đạo lý: Bản thân tuy hung mãnh phi thường, 100 con cừu cũng không là đối thủ, nhưng vận mệnh của nó là nằm trong tay bầy cừu điều khiển. Bầy cừu bất cứ lúc nào cũng có thể đưa nó trở về chỗ Thượng đế, cho nó chịu đủ sự dày vò, hành hạ của đói khát, thậm chí có thể bị chết đói.
Sau khi nghĩ thông suốt đạo lý đó, con sư tử gầy gò đối xử với bầy cừu rất khiêm nhường, nó chỉ ăn con cừu chết hoặc con cừu bị bệnh, mà không ăn con cừu khỏe mạnh nào nữa.
Bầy cừu mừng rỡ, có mấy con cừu nhỏ muốn đề nghị ở cố định với con sư tử gầy, không muốn con sư tử mập kia nữa.
Một cừu già liền nhắc nhở: “Con sư tử gầy này là sợ chúng ta trả nó lại nơi Thượng đế để nó chịu đói chịu khát nên mới đối tốt với chúng ta như thế. Nhưng ngộ nhỡ con sử tử mập kia chẳng may chết đói thì chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào nữa, vì con sư tử gầy này sẽ rất nhanh chóng khôi phục lại bản tính hung tàn của nó”.
Bầy cừu cảm thấy con cừu già nói rất có lý, vì không muốn cho con sư tử mập kia chết đói, chúng vội vàng đổi nó về sống cùng.
Con sư tử béo tốt trước kia bây giờ cũng đã đói bụng đến nỗi chỉ còn lại da bọc xương, hơn nữa cũng hiểu được đạo lý rằng số mệnh của mình là nằm trong sự điều khiển của bầy cừu. Để có thể sống trên thảo nguyên lâu hơn nữa, nó lại tìm mọi cách để nịnh nọt bầy cừu. Còn con sư tử bị trả về nơi Thượng đế kia khổ sở đến chảy nước mắt. Bầy cừu phía Bắc sau khi đã trải qua trùng trùng điệp điệp những trắc trở, cuối cùng chúng đã vượt qua và sinh sống tự do tự tại.
Tình cảnh của bầy cừu phía Nam thì càng ngày càng bi thảm, con sói kia vì không có đối thủ cạnh tranh, bầy cừu lại không có cách gì thay thế nó, nó lại được thể làm xằng làm bậy. Mỗi ngày đều muốn cắn chết mấy chục con cừu, con sói từ sớm đã không thèm ăn thịt cừu nữa, nó chỉ uống máu của cừu, còn không cho phép con cừu nào được kêu. Con cừu nào mà kêu thì sẽ bị nó cắn chết ngay lập tức.
Bầy cừu phía Nam lúc này chỉ có thể than thở trong lòng: “Sớm biết như thế này, chi bằng lựa chọn hai con sư tử còn hơn!"

Nguồn sưu tầm trên Internet

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Một mùa tuyển sinh không tiền khoáng hậu

Giáo sư Võ Tòng Xuân đã chia sẻ quan điểm sâu sắc về những bất ổn của mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015.
Chưa bao giờ có cuộc tuyển sinh lạ lùng nhất không thể tìm thấy nơi nào trên quả địa cầu này ngoài Việt Nam. 
GS Võ Tòng Xuân hiến kế đổi mới tuyển sinh đại học, cao đẳng
GS Võ Tòng Xuân
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 sẽ đi vào lịch sử giáo dục Việt Nam như là một cơn hãi hùng không những đối với thí sinh và phụ huynh ăn ngủ không yên, tốn bạc triệu đi tới đi lui xem kết quả tạm thời và chờ đợi rút hồ sơ..., mà còn đối với Hội đồng tuyển sinh của các trường cao đẳng và đại học phải làm việc không nghỉ.  
Nhưng người ngồi không yên nhất có lẽ là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì đây là nguồn gốc của tất cả khó khăn. 
Đây là hậu quả của cách quản lý tập trung quá cao độ, bất cứ một quyết định nào cũng phải do Cục này chấp thuận, không cho trường có chút sáng kiến nào.
Sự thay đổi cách tuyển sinh đại học, cao đẳng theo "ba chung"  là một việc rất cần thiết mà xã hội mong muốn từ nhiều năm nay.
Sau cùng nhờ quyết định sáng suốt của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới, soạn quy chế cho tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015. 
Theo đề nghị của nhiều chuyên gia giáo dục, sự đổi mới nằm trong mong muốn của Đại Hội Đảng Toàn quốc suốt trong ba nhiệm kỳ IX, X và XI, cần được cụ thể hóa theo một lộ trình rất lôgic nhưng đơn giản. 

Khâu thứ nhất là tổ chức tốt nghiệp phổ thông: không nên tổ chức quá rườm rà, căng thẳng, tốn kém mà cuối cùng kết quả phần đông học sinh đậu tỉ lệ quá cao một cách rất vô lý, thay vào đó các trường THPT chỉ nên xét học bạ của từng học sinh, nếu không có môn nào rớt trong suốt thời gian học phổ thông thì cho họ Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp THPT.
Không tốn kém bao nhiêu mà kết quả tương đương với tổ chức thi THPT Quốc Gia quá tốn kém về kinh phí và sức người tham gia như vừa qua. 
Khâu thứ hai là xét tuyển vào đại học, cao đẳng: Mỗi học sinh đã có Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp THPT phải có thêm một Giấy Chứng Nhận Đủ Trình Độ Vào ĐHCĐ do một Trung Tâm Khảo Thí cấp. 
Trung Tâm Khảo Thí được Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập tại các cụm tỉnh khắp nước (có thể đặt tại một trường đại học của vùng). 
Các Trung Tâm Khảo Thí này sẽ tổ chức thi lấy Giấy Chứng Nhận Đủ Trình Độ Vào ĐHCĐ mỗi năm 2 lần, dùng đề thi trắc nghiệm là chính, lấy từ bộ đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Mỗi thí sinh đến Trung Tâm gần nhà mình nhất đăng ký xin thi lấy Chứng Chỉ A, B, C, D… tùy ngành học mà họ hằng mơ ước. 
Thí sinh có thể yêu cầu bao nhiêu bảng kết quả điểm thi thì đóng tiền bấy nhiêu, tùy họ muốn nộp đơn vào bao nhiêu trường để xin vào học. 
Tâm lý của phụ huynh và thí sinh là muốn nộp đơn cho nhiều trường cùng có ngành học lý tưởng của họ, xác suất vào được một trường sẽ lớn hơn chỉ được nộp ở một trường. 

Khâu thứ ba là nhập học: Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định một ngày nhập học cho tất cả thí sinh được nhà trường thông báo trúng tuyển. Đến ngày này, thí sinh nào không vào học theo Giấy Báo Trúng Tuyển của trường này thì cũng có nghĩa là thí sinh này đã chọn trường khác rồi. 
Các thí sinh ảo sẽ bị loại ra một cách rõ ràng khỏi danh sách trúng tuyển đợt 1 này. Các trường không có đủ thí sinh trúng tuyển đợt 1, sẽ lấy tiếp những thí sinh có điểm thấp hơn kế tiếp, hoặc tuyển mới đợt 2.
Lộ trình đơn giản, rõ ràng như thế dễ thực hiện, không tốn thời gian và tiền của của phụ huynh và thí sinh. 

Lộ trình này không cần những tập trung quyền hành quá đáng vào Cục Khảo Thí như quản lý điểm thi của từng thí sinh, buộc thí sinh chỉ nộp đơn vào trường theo NV1 và bắt phải chọn 4 ngành học khác nhau trong trường đó.  
Điều này triệt tiêu ước mơ ngành học lý tưởng của thí sinh (đáng lẽ là cho thí sinh nộp đơn vào 4 trường có cùng ngành lý tưởng, thì nay Bộ lại bắt nộp vào 1 trường và phải chọn 4 ngành trong trường đó không hoàn toàn theo lý tưởng). 
Đây là một quy chế rất sai lầm, phản khoa học, làm hại tương lai của thanh niên ta. Việc quản lý điểm thi của tất cả các thí sinh toàn quốc cũng là một sai lầm quá lớn. 
Cục Khảo Thí sợ điểm bị lộ, phải sử dụng phần mềm của Bộ để giữ đến nỗi bị nghẽn mạch ngay trong mấy phút đầu; một thí sinh muốn rút đơn ra cũng quá khó khăn vì dữ liệu của mình chưa được xóa. 
Tội nghiệp vô cùng cho các gia đình ở tỉnh lẻ đưa con vào TP.HCM hoặc Hà Nội, đi đi về về nhiều lần vẫn thấp thỏm, lo rút đơn mà không được. 
Sự hỗn loạn này đã khiến Bộ phải ra thông báo chỉ thị thường xuyên, vì các trường không ai dám vi phạm quy chế, dù quy chế không hợp lý, hành hạ người dân. 
Cuộc xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 ở NV1 kéo dài gần 20 ngày mà chưa biết kết quả ra sao, cả xã hội đều lo sợ, phập phồng.
Cũng nên nói thêm một vô lý khác của Cục Khảo Thí là tuyên bố cho các trường nào muốn hưởng quy chế xét tuyển theo học bạ thì phải đăng ký để Bộ cho phép tuyển như thế. 

Do đó nhiều trường "chạy" được sự đồng ý của Bộ, đã mạnh dạn quảng cáo trên báo chí: "Tại sao bạn phải lo lắng học thi THPT Quốc Gia làm gì? Hãy nộp đơn vào trường XYZ chỉ cần xét học bạ của bạn mà thôi." 
Nhưng rồi thì quyết định đó không áp dụng được vì quy chế mới là thí sinh phải có bằng THPT!
Chúng ta rất mong những nghịch lý trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 sẽ được thay thế bằng cách làm lôgic hơn để trong các năm tới học sinh Việt Nam và phụ huynh không trải qua một trận kinh hoàng như năm nay.
GS.TS Võ Tòng Xuân
GS-TS Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, được biết đến nhiều nhất nhờ sự đóng góp của ông giúp đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Ông từng giữ các chức vụ: Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL; Hiệu trưởng ĐH An Giang và hiện là quyền Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.

Giáo sư đang đảm đương chương trình trồng lúa ở châu Phi, chương trình “4 nhà và cây lúa”, chương trình cây mía ở Tây Ninh, dự án khu công nghệ cao ở Hậu Giang.


Giáo sư nhận rất nhiều danh hiệu, trong đó có Huy chương Công trạng Nông nghiệp Pháp, Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới", Nikkei Châu Á về Tăng trưởng Vùng.
Ngoài ra, ông cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Quỹ Rockefeller, Viện Quản lý châu Á và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế…



Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Tu không phải là buông bỏ, mà để hiểu lẽ hoán đổi

Hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện.
Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?
Sư phụ: Không đúng!
Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” đấy thôi?
Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?
Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy Phật giáo luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ thì lấy đâu ra tiền? Quần áo? Mọi người đều không làm việc thì thế giới này sao có thể tồn tại?”
Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.
Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?
Sư phụ: Thay thế và hoán đổi!
Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!
Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?
Đệ tử: Không thể được.
Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay người ăn mày không?
Đệ tử: Con nghĩ không được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.
Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?
Đệ tử: Vậy thì được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.
Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi. Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn. Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ; dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham; dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng; dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp; dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng; dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ; dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được đau tim. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi.
St trên internet

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Suối nguồn tươi trẻ

Khám phá bí mật của “Suối nguồn tươi trẻ”
“Suối nguồn tươi trẻ” đã trở thành câu chuyện huyền thoại được lưu truyền qua hàng ngàn năm nay. Đó là những câu chuyện kể về những người đàn ông già nua tìm lại được sinh lực và sự tráng kiện của thời trai trẻ, về những người phụ nữ tuổi xế chiều cũng đã tìm lại nét thanh xuân… Tuy nhiên, phương pháp dưỡng sinh này chỉ chính thức lưu truyền rộng rãi và nhiều người biết đến thông qua cuốn sách “Con mắt khải huyền” của Peter Kelder (người Anh), xuất bản vào năm 1939.
Theo đó, “Suối nguồn tươi trẻ” được coi là một trong những bí quyết màu nhiệm vô cùng đơn giản chỉ gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt Ma Tây Tạng là 5 thức, tác động tới 7 luân xa - 7 trung tâm năng lượng vận hành cơ thể. Các Lạt Ma cho rằng, thân thể con người có 7 trung tâm năng lực, người Hin Đu gọi đó là luân xa, mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của con người và nhiệm vụ của nó là kích thích hoóc môn.
Thức tập của người Tây Tạng là kích thích cho các luân xa này hoạt động. Điều kỳ diệu là tác dụng cân bằng nội tiết của 5 thức tập “Suối nguồn tươi trẻ” hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu khoa học phương Tây. Theo quan điểm của phương Tây: Hoạt động của các tuyến nội tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí chi phối quá trình lão hóa. Sau tuổi 30, hệ nội tiết bắt đầu suy yếu, lượng hoóc môn giảm dần gây ra các bệnh của người già như: da nhăn, tóc bạc, mất ngủ, loãng xương… Vì thế, khôi phục sự cân bằng nội tiết có thể làm chậm quá trình lão hóa.

Theo cuốn sách của Peter Kelder, 5 thức của “Suối nguồn tươi trẻ” như sau:
Thức thứ nhất: Có tác dụng làm cho các luân xa (trung tâm năng lượng) xoáy nhanh trở lại. Người tập giương thẳng 2 tay ra theo chiều ngang, sau đó xoay tròn cho đến khi hơi chóng mặt, xoay từ trái sang phải.
Không thể tin nổi U50 trẻ như gái đôi mươi nhờ bài tập của người Tây Tạng
Thức thứ hai: Người tập nằm dài trên sàn, mặt ngẩng lên. Tốt nhất, bạn nên nằm trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm nệm bằng phẳng. Khi đã nằm thì duỗi lưng, thẳng người, buông hai cánh tay dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau. Tiếp đó nhấc đầu lên, thu cằm vào ngực. Trong khi làm như thế, nhấc hai cẳng chân lên, đầu gối thẳng, trong thư thế thẳng đứng. Nếu có thể, bạn hãy để hai chân vươn ngược lên trên thân về phía đầu nhưng phải giữ cho 2 đầu gối thật thẳng. Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn nhà trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Hãy thư giãn toàn bộ các cơ bắp sau đó, thực hành lại.
Không thể tin nổi U50 trẻ như gái đôi mươi nhờ bài tập của người Tây Tạng
Thức thứ ba: Quỳ gối trên sàn nhà và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp đến ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt, đồng thời ngả người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình, bám cánh tay và bàn tay lên đùi để làm điểm tựa. Cong người xong, trở về với tư thế cũ và lặp lại lần nữa.
Không thể tin nổi U50 trẻ như gái đôi mươi nhờ bài tập của người Tây Tạng
Thức thứ tư: Ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn chân đặt cách nhau khoảng 20 cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó thu cằm về phía trước ngực. Tiếp đến ngả đầu ra phía sau, càng xa càng tốt đồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng. Với tư thế này, thân hình trở thành song song với sàn nhà, thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Rồi gồng căng mọi cơ bắp của cơ thể. Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu, hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lặp lại các động tác của thức tập.
Không thể tin nổi U50 trẻ như gái đôi mươi nhờ bài tập của người Tây Tạng
Thức thứ năm: Chống hai tay thẳng đứng xuống sàn nhà và cong cột xương sống sao cho thân mình ở trong tư thế lún xuống. Tiếp đó ngả đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành chữ V ngược (tức là chổng mông lên trời). Đồng thời đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Thực hành xong trở lại với tư thế ban đầu và lặp lại thức tập.
Không thể tin nổi U50 trẻ như gái đôi mươi nhờ bài tập của người Tây Tạng

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Thiếu Lâm Tự - Một thế giới đã mất!

Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.

Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.

95 năm trước, một người Nhật Bản đã thấy điều gì ở Thiếu Lâm Tự? Điều mà hiện tại không thể thấy lại được nữa.
Những bức ảnh dưới đây được chụp năm 1920 bởi một người Nhật Bản. Những bức ảnh này vô cùng quý giá, bởi năm 1928, Thiếu Lâm Tự đã bị tướng Thạch Hữu Tam thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch phóng hỏa đốt, người đời sau đó chưa từng thấy Thiếu Lâm Tự trước năm 1928.
Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.
Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.
Vua Khang Hy ngự bút đề biển “Thiếu Lâm Tự”. Hiện tại, khối đá ghi “Thiếu Lâm Tự” kia đã không phải là của vua nữa rồi.
Vua Khang Hy ngự bút đề biển “Thiếu Lâm Tự”. Hiện tại, khối đá ghi “Thiếu Lâm Tự” kia đã không phải là của vua nữa rồi.
Lối vào cửa chính điện Đại Hùng.
Lối vào cửa chính điện Đại Hùng.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ trong Thiếu Lâm Tự, thần thái rất thật.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ trong Thiếu Lâm Tự, thần thái rất thật.
Điện chính thờ Địa Tàng Bồ Tát.
Điện chính thờ Địa Tàng Bồ Tát.
Kho sách trong Thiếu Lâm Tự.
Kho sách trong Thiếu Lâm Tự.
Các nhà sư trước đại điện Thiếu Lâm Tự.
Các nhà sư trước đại điện Thiếu Lâm Tự.
Trong điện Lục Tổ, ở giữa là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đạt Ma Sư Tổ, bên phải là Tuệ Khả Thiền Sư.
Trong điện Lục Tổ, ở giữa là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đạt Ma Sư Tổ, bên phải là Tuệ Khả Thiền Sư.
Phía trước hang Thiếu Lâm Tự.
Phía trước hang Thiếu Lâm Tự.
Một cảnh trong Thiếu Lâm Tự.
Một cảnh trong Thiếu Lâm Tự.
Vua Đường Thái Tông ngự tứ bia, phần trên đã không còn rõ văn tự.
Vua Đường Thái Tông ngự tứ bia, phần trên đã không còn rõ văn tự.
Tượng Hòa Thượng Tế Công…diệt trừ yêu ma…
Tượng Hòa Thượng Tế Công…diệt trừ yêu ma…
Gác chuông Thiếu Lâm Tự. Tục ngữ nói ‘đương thiên hòa thượng chàng thiên chung’, trong chùa miếu không thể thiếu gác chuông.
Gác chuông Thiếu Lâm Tự. Tục ngữ nói ‘đương thiên hòa thượng chàng thiên chung’, trong chùa miếu không thể thiếu gác chuông.
Trong thời quân phiệt hỗn chiến, Thiếu Lâm Tự đã thành lập nên một đội quân để tự vệ đồng thời bảo vệ dân chúng quanh vùng.
Trong thời quân phiệt hỗn chiến, Thiếu Lâm Tự đã thành lập nên một đội quân để tự vệ đồng thời bảo vệ dân chúng quanh vùng.
Rất nhiều người nghĩ đơn thuần rằng chính phủ đốt Thiếu Lâm Tự, thực ra không phải. Trên thực tế, các vị vua đời nhà Thanh rất quan tâm Thiếu Lâm Tự, có khi là đề tặng biển, có khi đi dạo trong chùa. Năm Càn Long thứ 15 (năm 1750), nhà vua đích thân tới Thiếu Lâm Tự, nghỉ đêm tại phòng của trụ trì, cũng tự tay đề thơ lập bia. Theo bức họa điện Bạch Y thời nhà Thanh, văn hiến cũng đã ghi lại, công phu Thiếu Lâm thời nhà Thanh trước nay vẫn duy trì ở trình độ rất cao.
Chính thức hủy Thiếu Lâm Tự ấy là tướng của Phùng Ngọc Tường là Thạch Hữu Tam đã đốt Thiếu Lâm Tự, đã làm Thiên Vương điện, Đại Hùng điện, nơi giảng đạo cùng gác chuông và các loại kiến trúc bị hủy chỉ với một bó đuốc, rất nhiều tàng kinh, ghi chép, sách quyền thuật bị đốt thành tro bụi.
Tại sao Thạch Hữu Tam lại phá hủy Thiếu Lâm Tự? Quay lại lịch sử từ năm Dân quốc đầu tiên để có câu trả lời.
Dân quốc năm đầu (1912), chùa Thiếu Lâm tọa lạc ở tỉnh Hà Nam, tăng sư trong chùa có hơn hai trăm người, ruộng đất hơn 1.370 mẫu, lay lắt sống qua ngày.
Sau khi Hoàng Đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi thoái vị, ngày 1/1/1912 Tôn Dật Tiên chính thức thành lập Trung Hoa Dân Quốc và làm Tổng Thống lâm thời tại Nam Kinh. Trong lúc đó Viên Thế Khải nắm giữ lực lượng quân đội mạnh nhất lúc bấy giờ là Bắc Dương Quân đóng ở Bắc Kinh
Để tránh nội chiến xảy ra, Tôn Dật Tiên đã quyết định thống nhất đất nước và trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Vào ngày 10/3/1912 Viên Thế Khải nhận chức vị Tống Thống lâm thời thứ 2 của Trung Hoa Dân Quốc.
Viên Thế Khải muốn trở thành một lãnh đạo độc tài nên sửa đổi Hiến Pháp, kéo bè cánh, khiến nhiều người nổi lên chống lại ông ta. Tháng 7/1913 bảy tỉnh phía nam nổi lên chống lại Viên Thế Khải.
Khi nội chiến nổ ra, Hằng Lâm hòa thượng võ công cao cường là người được giao nhiệm vụ bảo vệ Thiếu Lâm Tự. Hằng Lâm hòa thượng phải mua súng ống, huấn luyện tăng binh, chuẩn bị trước cho bất trắc có thể xảy đến.
Mùa thu năm Dân quốc thứ chín (năm 1920), hạn hán mất mùa, thổ phỉ nổi dậy như ong. Hằng Lâm hòa thượng dẫn theo quân đội giao đấu với thổ phỉ hơn mười trận đều thắng, cũng từ đó mà danh tiếng Hằng Lâm hòa thượng lan xa khắp nơi. Thổ phỉ không dám xâm phạm biên giới, mười mấy thôn trang quanh Thiếu Lâm Tự có thể an cư lạc nghiệp. Quan phủ tỉnh Hà Nam đã trao cho Hằng Lâm hòa thượng phần thưởng và nhiều khen ngợi, cũng trao tặng Thiếu Lâm Tự tấm biển đề “Uy linh phổ bị” (Oai linh rộng khắp), để cảm tạ thần linh phù hộ.
Năm Dân quốc thứ 12 (năm 1923), Hằng Lâm hòa thượng sau bao năm vất vả sinh bệnh mà qua đời, đệ tử của ông là Diệu Hưng tiếp tục đảm nhiệm nhiệm vụ tổ chức và bảo vệ Thiếu Lâm Tự.
Năm 1916 Viên Thế Khải chết, đội Bắc Dương Quân của ông ta chia thành nhiều phe phái khác nhau.
Năm Dân quốc thứ 11 (năm 1922) xảy ra cuộc chiến giữa 2 phe thuộc Bắc Dương Quân trước đây là Phụng Hệ của Ngô Bội Phu và Trực Hệ. Một tướng lĩnh của phe Trực Hệ là Trương Ngọc Sơn đi ngang qua nghỉ chân tại Thiếu Lâm Tự, thấy điện Đại Hùng bị tàn phá nên có ý tu bổ lại, nhưng không có nhiều tiền nên tạm góp 400 đồng, tăng sư trong chùa rất cảm kích nên giữ liên lạc. Mùa thu năm 1923, Trương Ngọc Sơn phụng mệnh hợp nhất quân đoàn Thiếu Lâm Tự và quân đội của mình.
Năm 1927, một tướng của Quốc Dân Đảng là Phùng Ngọc Tường giao chiến với Ngô Bội Phu, Diệu Hưng tham chiến giúp Ngô Bội Phu và thiệt mạng, khi đó ông mới 37 tuổi. Di hài ông được người thân tín chuyển về Thiếu Lâm Tự, chôn cất tại sườn núi phía đông bắc của chùa.
Tháng 3 năm 1928, Một tướng trong quân Trực Hệ là Phan Chung Tú thừa lúc quân phía sau của Phùng Ngọc Tường sơ hở đã chiếm đoạt và giành được Huyện Chùa, nhưng không lâu sau bị quân Quốc Dân Đảng do Thạch Hữu Tam chỉ huy đoạt lại. Phan Chung Tú rút quân về phía nam, thiết lập quân trong Thiếu Lâm Tự.
Thạch Hữu Tam truy kích theo hướng nam đến cửa ải, Thiếu Lâm Tự tăng cường hàng phòng thủ nhưng cuối cùng không địch mà bại. Hơn 200 tăng sư trong chùa cũng bị giết hết.
Ngày 15 tháng 3, Thạch Hữu Tam truy đến Thiếu Lâm Tự, phóng hỏa đốt Pháp đường. Ngày hôm sau, đoàn trưởng quốc dân quân (của Phùng Ngọc Tường) là Tô Minh Khải lệnh cho quân sĩ trong chùa bao vây, dùng dầu hỏa trải khắp Thiên vương điện, Đại Hùng điện, Lục Tổ điện, Diêm Vương điện, Long Vương điện, Chung Cổ lâu, bếp Hương Tích, nhà kho, các đồ vật thiền đường, các phòng ngự tọa, châm một bó đuốc, trút hết căm phẫn. Ngàn năm kiến trúc lịch sử Thiếu Lâm Tự đã bị hủy hết, số lượng lớn tài liệu quý giá như Kinh Phật, sách quyền thuật toàn bộ đã bị hủy diệt.
Ngoài nguyên nhân là để hả giận, còn có một nguyên do khác, theo tư liệu ghi lại, năm 1927, Phùng Ngọc Tường đến Hà Nam phá chùa đuổi sư, đem Đại Tướng Quốc Tự biến đổi thành thành thị. Đồng thời kêu gọi toàn bộ tỉnh phá hủy tượng Phật, xua đuổi tất cả sư, ni cô. Sở hữu tất cả tài sản tịch thu, biến chùa chiền thành trường học, bệnh viện, thư viện, hoặc trở thành chốn ăn chơi. Hà Nam từ đó về sau, một mạch, dần dần mù quáng hùa theo con đường nhộn nhịp đó, bởi vậy Phật giáo vùng Hoa Bắc gần như suy tuyệt. Phùng Ngọc Tường để cho thuộc hạ của mình hủy diệt Thiếu Lâm cũng không thể tránh khỏi hậu quả của việc này.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Không chốn dung thân cho người hướng nội?

“Bạn này ít nói nhỉ?”

Đã có ai từng hỏi bạn như thế trong một cuộc gặp gỡ chưa? Tôi thì đã được hỏi nhiều lần, trong các dịp networking (tạo dựng mối quan hệ), các chuyến thực địa, hay trong một bữa tiệc mà tôi không thân với ai trong số những người đến dự cả. Khi nghe câu hỏi ấy, tôi cảm thấy rất ngại và thường cố cười trừ cho qua, khi rời khỏi cuộc gặp, tôi luôn cảm thấy có lỗi, nhiều câu hỏi cứ quẩn quanh trong tâm trí tôi “Có vấn đề gì với mình vậy? Tại sao mình không thể nói nhiều hơn, quảng giao hơn như những người khác? Tại sao mình lại kém cỏi như vậy?” Sau một hồi cố tìm câu trả lời, tự dưng tôi lại thấy có phần ấm ức “Nhưng ít nói thì sao? Có gì sai với việc ít nói? Tại sao người khác lại cứ phải bình luận về việc tôi ít nói?”


Ảnh: người hướng nội thích
Ảnh: người hướng nội thích "tư duy một mình" cho dù ở giữa đám đông? (Nguồn: internet)


Tính cách hướng nội và hướng ngoại

Phân tích cảm xúc của mình, tôi thấy mình ấm ức vì rõ ràng tôi không hẳn là một người ít nói, đồng nghiệp cùng cơ quan đều bất ngờ khi tôi kể mình được nhận xét là người ít nói. Khi ở môi trường mà tôi thấy thoải mái, như khi ở bên bạn thân hay ở cơ quan, tôi thể hiện là một người mạnh dạn và nói nhiều, nhưng cứ khi đi các sự kiện networking, tôi lại trở nên thu mình và ít nói. Sau mỗi lần đi như thế về, tôi thường cảm thấy “cạn” năng lượng và cần thời gian ở một mình để nạp lại nguồn năng lượng đó. 

Đi tìm hiểu xem “vấn đề” của mình là gì, tôi làm Trắc nghiệm tính cách tâm lý Myers-Briggs (1), kết quả cho thấy tôi là một người hướng nội (introvert), ngược với tôi là những người hướng ngoại (extrovert). Có nhiều định nghĩa khác nhau về người hướng nội và người hướng ngoại, có thể hiểu đơn giản rằng người hướng ngoại hấp thụ năng lượng từ những người xung quanh nên họ luôn cần tiếp xúc với người khác để “nạp” năng lượng, còn người hướng nội tự tạo ra năng lượng của mình, thay vì hấp thụ từ người khác họ cho đi nguồn năng lượng của mình, do đó họ cảm thấy các hoạt động xã giao khá là “tốn sức” và họ cần thời gian sau đó để nạp lại năng lượng (2). Liệu đây có phải lý do cho “vấn đề” của tôi?

Thế giới chỉ yêu người hướng ngoại?

Nhắc lại câu chuyện của tôi khi tham gia các cuộc gặp xã giao, mà đối với tôi mỗi cuộc gặp là một “thử thách tinh thần”. Nỗ lực để kéo được bản thân đến cuộc gặp là một chuyện, nỗ lực để trải qua được cuộc gặp đó là một chuyện khác, nỗ lực ấy còn gặp chướng ngại vật là chính những câu nói tưởng chừng vô hại như “Bạn này ít nói nhỉ?” Những câu nói ấy làm người hướng nội càng tự định kiến, nghĩ rằng mình có vấn đề và càng lo lắng, áp lực rằng mình phải nói thì mới “bình thường”. Áp lực đó khiến họ càng thu mình, càng không muốn đến những nơi đông người vì không muốn bị đánh giá, không muốn phải “giả vờ” là một người khác để có thể hòa nhập.

Tác giả Susan Cain (3) viết trong cuốn sách của mình, cuốn “Im lặng: Sức mạnh của người hướng nội, trong một thế giới không bao giờ có thể lặng im”: “Chúng ta đang sống trong một hệ giá trị mà tôi gọi là Khuôn Mẫu Hướng Ngoại Lý Tưởng (the Extrovert Ideal)- một niềm tin có vẻ có mặt ở khắp mọi nơi rằng một con người lý tưởng với xã hội phải là một kẻ hoạt bát, xông xáo, năng nổ, hăng hái giao du rộng rãi, và có thể hoàn toàn thoải mái khi là trung tâm của mọi sự chú ý [...] Sự hướng nội - cùng với những tính cách đi kèm như tính nhạy cảm, sự nghiêm túc, và sự rụt rè - giờ đây đã trở thành những đặc điểm tính cách hạng hai, đâu đó nằm giữa một nỗi thất vọng và một chứng bệnh về tâm lý [...] Hướng ngoại là một tính cách cực kỳ hấp dẫn, nhưng chúng ta đã vô tình biến nó thành một thứ tiêu chuẩn đàn áp, và khiến cho phần lớn trong chúng ta cảm thấy mình buộc phải tuân theo (4).”

Sự thiên vị này dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta và gây ảnh hưởng nhiều hơn chúng ta tưởng. Một ví dụ điển hình là các vòng tuyển dụng của các tập đoàn lớn dường như được thiết kế để tìm ra những người hướng ngoại nhất. Từ vòng hồ sơ bạn đã cần chứng minh mình tham gia nhiều hoạt động xã hội, mình là người hướng ngoại, năng nổ. Tiếp đến là vòng teamwork (làm việc nhóm), nơi thường biến thành sàn đấu của những người hướng ngoại khi bạn nói càng nhiều, càng to, thuyết trình càng hay thì bạn càng dễ lọt vào mặt xanh của nhà tuyển dụng. Cuối cùng là vòng phỏng vấn, tôi dám chắc những người hướng ngoại hoặc tỏ ra mình hướng ngoại sẽ dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn những người hướng nội. Tôi tự hỏi các công ty đã đánh mất bao nhiêu tài năng là người hướng nội chỉ vì các vòng tuyển dụng không được thiết kế phù hợp với họ?

Hiểu về khả năng của người hướng nội

Chúng ta thường có xu hướng nhận định những đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm là thông minh còn những đứa trẻ trầm tính, ít nói, ít bạn là không thông minh bằng, thậm chí có vấn đề. Cha mẹ thường cố sửa chữa những đứa con hướng nội của mình bằng cách khiến trẻ ra ngoài nhiều hơn, cho trẻ tham gia các lớp học kích thích hơn, ép trẻ “ra khỏi cái vỏ của mình” để được như những đứa trẻ hướng ngoại. Kèm theo đó là những câu nói như “Bạn kia chạy nhảy giỏi chưa kìa, sao con cứ ngồi lì một chỗ?” “Sao con không ra ngoài chơi mà cứ thích ở trong nhà?” Đơn giản những đứa trẻ hướng nội có một kiểu trí thông minh khác, chúng có thể thích suy nghĩ một mình và không thích các hoạt động quá kích thích. Tôi chợt nghĩ không biết có bao nhiêu đứa trẻ đã phải lớn lên trong lo sợ rằng mình có vấn đề, mình không bình thường, không thông minh và không có tiềm năng bằng những người bạn hoạt bát khác? 

“Chúng ta luôn thích nghĩ rằng mình trân trọng mọi đặc tính cá nhân, nhưng quá thường xuyên, chúng ta chỉ trân trọng một loại đặc tính cá nhân mà thôi” (Susan Cain). Vì thế giới yêu người hướng ngoại, để cạnh tranh và thành công được trong công việc và cuộc sống, có vẻ người hướng nội chỉ có một cách duy nhất là cố gắng trở thành hoặc đóng vai người hướng ngoại. Nhưng có thực sự người hướng nội là những người thiếu sáng tạo và không có tài năng? Tổ chức mà tôi đang làm thường xuyên tổ chức các sự kiện ngoài trời thu hút sự tham gia của hàng nghìn người, các sự kiện được ghi nhận là sáng tạo, hấp dẫn và thú vị. Có thể bạn nghĩ những người đằng sau các sự kiện ấy ắt phải là những người hướng ngoại và nhiều năng lượng lắm, nhưng thực tế 70% những người làm việc toàn thời gian trong tổ chức của tôi nhận mình là người hướng nội. Rất nhiều người có đóng góp quan trọng trong lịch sử loài người cũng là người hướng nội như Isaac Newton, Albert Einstein, Frédéric Chopin, hay những nhà sáng tạo như Steven Spielberg, Larry Page, J. K. Rowling. 

Ai cũng có quyền là chính mình!

Trước khi nói đến những thứ cao xa như thay đổi hệ giá trị của chúng ta sang đánh giá cao cả người hướng nội và người hướng ngoại, tôi muốn nói về thái độ của chúng ta với những sự khác biệt trong cuộc sống. Có những người thích hoạt động ngoài trời, thích gặp gỡ tiệc tùng, nhưng cũng có những người thấy thoải mái khi ở một mình, đọc sách, ở một nơi yên tĩnh, và tránh xa các đám đông. Có những người thích hành động, cũng có những người thích im lặng và suy nghĩ. Ở trong một cuộc gặp, thay vì hỏi những câu ngầm ý đánh giá như “Bạn này ít nói nhỉ?” hãy hỏi thẳng “Bạn có ý kiến gì cho vấn đề này không?” nếu họ chưa muốn nói, hãy tôn trọng lựa chọn của họ. Người hướng nội có cách riêng để đóng góp ý kiến của mình, nhiều khi trong một nhóm quá kích thích, họ không suy nghĩ được và có xu hướng ít đóng góp ý kiến. Họ sẽ dành thời gian về nhà nghiền ngẫm và gửi lại đóng góp cho bạn qua email hoặc một cách nào đó khác.

Bản thân những người hướng nội cũng cần hiểu về mình, rằng không có gì sai khi là một người hướng nội cả, những người hướng nội có thế mạnh riêng của mình và chỉ khi bạn chấp nhận con người mình, bạn mới có thể phát huy được tối đa những khả năng đó. 

Tôi tin rằng ai cũng có quyền là chính mình, không ai có thể ép một người hướng nội trở thành hướng ngoại, hay ép một người hướng ngoại trở nên hướng nội. Tất cả là sự lựa chọn của cá nhân, việc chúng ta cần làm không phải là bám vào các khuôn mẫu và tạo áp lực lẫn nhau để ai ai cũng khít vừa khuôn mà là học cách chấp nhận và tôn trọng tính cách riêng cũng như lựa chọn của những người khác.

--------------------

(1) Trắc nghiệm tính cách tâm lý Myers-Briggs (viết ngắn gọn là MBTI): là một phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để tìm hiểu tâm lý, tính cách cũng như cách con người nhận thức thế giới xung quanh, đưa ra quyết định cho một vấn đề (theo Wikipedia)
(2) Theo cuốn “Dr Carmella’s Guide to Understanding the Introverted” của tác giả Roman Jones
(3) Suscan Cain có bài nói chuyện nổi tiếng với gần 12 triệu lượt xem trên trang Ted.com về “Sức mạnh của người hướng nội”, xem tại: http://on.ted.com/Cain
(4) Bản dịch đoạn trích là của dịch giả Nguyễn Tiến Đạt

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Vấn nạn “quan tham trắng tay”

Thu hồi tài sản tham nhũng,  theo nhận định của nhà chức trách hiện đang là khâu yếu nhất trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nghịch lý, khi đây lại chính là một hoạt động rất quan trọng, là vấn đề xã hội quan tâm sâu sắc, đồng thời cũng là thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nhiều ý kiến cho rằng, không thu hồi được tài sản do tham nhũng mà có thì cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chỉ còn là hình thức.

Vụ Giang Kim Đạt ở Vinashin tham ô 18,6 triệu USD, cho thấy khối lượng tài sản quốc gia mà một cán bộ chỉ ở cấp trưởng phòng có thể chiếm đoạt được trong một thời gian ngắn là không nhỏ. Bình luận về hiện tượng này, ông Phạm Anh Tuấn – Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho rằng “đây không phải là trường hợp duy nhất”. Ông Tuấn cũng cho biết, năm 2013 tỷ lệ tài sản tham nhũng thu hồi được chưa tới 10%; năm 2014 có khá hơn, lên đến trên 22%. Tuy nhiên, con số đó cũng chỉ mới căn cứ trên những vụ tham nhũng đã phát hiện. Nếu so sánh với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt do tham nhũng trên thực tế thì tỷ lệ thu hồi sẽ còn thấp hơn rất nhiều.

Bên cạnh những hình phạt thích đáng cho kẻ tham nhũng, việc thu hồi tài sản tham nhũng là chuyện đương nhiên phải làm của nhà chức trách. Điều đó không chỉ là thực thi pháp luật một cách nghiêm minh mà còn phù hợp với lẽ công bằng mà đạo lý xã hội đòi hỏi một cách chính đáng. Thu hồi triệt để tài sản tham nhũng còn là một trong những hoạt động quan trọng, hiệu quả nhằm triệt tiêu động cơ của tội phạm tham nhũng. Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng đều cho rằng, vì tiền, vì tham muốn cuộc sống giàu có cho gia đình, những tội phạm tham nhũng sẽ  không ngần ngại  “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Do đó, cần có biện pháp mạnh mẽ và hữu hiệu để đánh mạnh vào động cơ thường nghiêng về  lợi ích kinh tế của nhóm tội phạm này thì việc phòng chống tham nhũng mới thực sự có kết quả.

Một cuộc khảo sát mới đây do Viện  Khoa  học Thanh tra và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức, đánh giá về nguyên nhân của việc tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp, cho thấy:  33,9% số người được hỏi cho rằng cơ sở pháp lý trong hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc;  22,8% cho rằng nguyên nhân do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản;  29,7% số người được hỏi cho là chưa có quy định về tịch thu tài sản mà không được chứng minh có nguồn gốc hợp pháp;  23,5% cho rằng hoạt động giám định tư pháp xác định thiệt hại tài sản do tham nhũng còn hạn chế, bất cập;  22,2% số người được hỏi cho rằng chưa có quy định cụ thể về hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản tham nhũng ở nước ngoài.

Cơ sở pháp lý cho việc phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản do tham nhũng mà có ở nước ta hiện nay tuy đã có khá nhiều,  song hãy còn không ít bất cập. Chẳng hạn như một trong những nguyên nhân khiến việc thu hồi tài sản tham nhũng trở nên khó khăn hơn do quy định chỉ có thể thu hồi tài sản tham nhũng khi có bản án hình sự của tòa án. Điều này có nguyên nhân từ quan niệm còn quá hẹp của luật pháp Việt Nam hiện hành khi định nghĩa về tài sản tham nhũng. Hầu hết các nước trên thế giới định nghĩa tài sản tham nhũng là tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. Còn ở nước ta hiện nay quy định tài sản tham nhũng là tài sản của người có hành vi tham nhũng. Vì vậy, ở Việt Nam muốn thu hồi tài sản tham nhũng thì trước hết phải chứng minh có hành vi tham nhũng. Quá trình chứng minh rất phức tạp, công tác điều tra, truy tố, xét xử thường kéo dài. Đến khi có bản án xác định hành vi tham nhũng, áp dụng các biện pháp thu hồi thì đã quá muộn. Tranh thủ những “kẻ hở” không nhỏ do nước ta  hiện vẫn chưa thiết lập được cơ chế kiểm soát thu nhập, tài sản của xã hội, của quan chức nhà nước  nên các quan tham đã kịp tẩu tán tài sản và trở thành những kẻ “trắng tay”, chẳng còn gì để thu hồi nữa.

Thu hồi tài sản tham nhũng đã tẩu tán ra nước ngoài càng khó khăn hơn, bởi cho đến hiện nay, nước ta chưa xác định được cơ quan đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản, chưa có trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện sự hợp tác với các nước để thu hồi tài sản tham nhũng. Do đó, cần có ngay một cơ quan chuyên trách trong việc hợp tác với các nước để thu hồi tài sản tham nhũng từ Việt Nam tẩu tán ra nước ngoài và ngược lại.

Việc mở rộng khái niệm thu hồi tài sản tham nhũng như nhiều nước trên thế giới đang thực hiện là hết sức cần thiết. Có mở rộng khái niệm thì mới có cơ chế để các cơ quan chức năng ngăn chặn việc tẩu tán tài sản tham nhũng ngay từ khi có dấu hiệu. Theo đó cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra có quyền đề nghị các cơ quan chức năng niêm phong, kê biên, phong tỏa tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng ngay từ đầu, chứ không nhất thiết phải đợi đến khi có bản án của tòa. Các chuyên gia về pháp luật phân tích, khi nói đến thu hồi tài sản tham nhũng, nhiều ý kiến băn khoăn Hiến pháp 2013 đã khẳng định quyền tài sản của công dân, mà tài sản thì có thể chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác nên không dễ “đụng” vào. Tuy nhiên ở đây chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng Hiến pháp và pháp luật chỉ bảo hộ tài sản hợp pháp của công dân, còn tài sản không hợp pháp dĩ nhiên không được bảo hộ. Tiếp cận vấn đề như vậy sẽ thấy rằng tài sản bất hợp pháp, tài sản không chứng minh được nguồn gốc thì cơ quan chức năng có quyền xử lý theo quy định pháp luật, bao gồm cả việc thu hồi và tịch thu.

Một trong những điều kiện quan trọng để có thể làm tốt công tác thu hồi tài sản tham nhũng là nhà nước phải thiết lập một cơ chế hữu hiệu nhằm kiểm soát tài sản, thu nhập của xã hôi. Đặc biệt chú ý tới những đối tượng có chức vụ, quyền hạn trong xã hội. Khi đã có cơ chế kiểm soát tốt thì nhà chức trách mới có đủ cơ sở  và điều kiện để phân định đâu là tài sản hợp pháp được pháp luật bảo hộ và đâu là tài sản bất hợp pháp. Như vậy, nếu nhìn rộng ra từ góc độ kiểm soát thu nhập, tài sản và sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng khác nhau, đồng thời với hợp tác quốc tế thì hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng vẫn có nhiều triển vọng. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy minh bạch tài sản, thu nhập mà đặc biệt là của các quan chức dưới dự giám sát công khai của người dân, là một trong những điều kiện tiên quyết để đấu tranh triệt để với hành vi tham nhũng, thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả. 

Hữu Nguyên