Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Cần nghiêm trị những kẻ phao tin đồn nhảm làm mất uy tín Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết

Bài 16:

Cần nghiêm trị những kẻ phao tin đồn nhảm làm mất uy tín Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Gần đây ở báo Đại Đoàn Kết xuất hiện nhiều tin đồn có ảnh hưởng tới uy tín của Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN).


Chẳng hạn như có thông tin cho rằng Đảng Đoàn MTTQVN đã thống nhất chủ trương “bật đèn xanh” cho ông Đinh Đức Lập, tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết được phép tùy tiện thực hiện việc kỷ luật nặng những nhà báo đã có đơn tố cáo hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của chính ông Lập. Trong khi người bị tố cáo là ông Đinh Đức Lập chưa hề bị xử lý hình thức kỷ luật nào về mặt chính quyền. Điều đó có nghĩa là quá trình giải quyết tố cáo và xử lý các vi phạm bị tố cáo có liên quan tới ông Đinh Đức Lập về mặt pháp luật vẫn chưa kết thúc tại cấp chủ quản là UBTWMTTQVN.

Một thông tin khác thì cho rằng Đảng Đoàn MTTQVN có chủ trương không cung cấp các văn bản kết luận việc giải quyết tố cáo cho những người tố cáo và lưu trữ các văn bản này theo chế độ “bảo mật”. Tin đồn khác thì nói rằng Đảng Đoàn MTTQVN chủ trương từ nay không tiếp nhận và thụ lý đơn tố cáo ông Đinh Đức Lập nữa. Tất cả các đơn từ tố cáo ông Đinh Đức Lập gởi tới UBTWMTTQVN đều chuyển về cho ban biên tập báo Đại Đoàn Kết xử lý. Cũng có nghĩa là chuyển những đơn thư tố cáo ông Đinh Đức Lập về cho chính người bị tố cáo giải quyết (?). Trong trường hợp ban biên tập báo không xử lý được thì các bên cùng đưa nhau ra tóa án dân sự. Tất nhiên, trong đó có những đơn tố cáo và yêu câu bảo vệ người tố cáo về việc ông Đinh Đức Lập – tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, người đứng đầu Ban biên tập, đang ra sức trả thù, trù dập người tố cáo bằng rất nhiều hình thức từ “bần cùng hóa” người tố cáo cho tới cản trở công tác, điều chuyển thay đổi vị trí công tác vô nguyên tắc và tìm mọi cách đe dọa, thực hiện việc kỷ luật nặng nhất nhất người tố cáo một cách trái pháp luật. Theo Luật định, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo cũng chính là người phải chịu trách nhiệm về việc phải bảo vệ người tố cáo tránh khỏi sự trù dập, trả thù của người bị tố cáo.

Điều đáng nói là các tin đồn nói trên đều có vẻ như khá tương thích và “phụ họa” thêm cho những hành vi càn quấy, tùy tiện bất chấp pháp luật của ông Đinh Đức Lập.  Ông Lập hành xử thô bạo với những người tố cáo cứ như ông đã nhận được “mật lệnh” nào đó để có thể mặc sức chà đạp lên luật pháp Nhà nước cũng như các quy định của Đảng nhằm ra sức trả thù, trù dập những người tố cáo. 

Điển hình là việc ông Lập chỉ đạo ban hành các Thông báo “kết tội” những người tố cáo một cách vô căn cứ mới đây để yêu cầu những nhà báo nào phải làm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong đó có căn cứ vào hai văn bản Kết luật số 42 và 43 của Đảng Đoàn MTTQVN kết luận việc giải quyết tố cáo mà cho tới nay những người tố cáo vẫn chưa nhận được theo quy định của pháp luật. Nếu căn cứ vào các Thông báo nói trên thì có chuyện nghịch lý xảy ra ở đây trong hành xử của Đảng Đoàn MTTQVN: người tố cáo không được cung cấp văn bản kết luận trong khi người bị tố cáo thì được cung cấp văn bản kết luận. Ông Lập cũng rất vội vàng, hấp tấp bất chấp các quy định, trình tự của pháp luật trong việc xử lý kỷ luật viên chức để “hạ quyết tâm” đặt “chỉ tiêu” phải ra quyết định kỷ luật cho bằng được những người tố cáo ngay trong tháng 4 này. Những diễn biến nói trên càng khiến cho nhiều người thêm hoang mang, không biết đâu là sự thật nữa, càng làm cho các tin đồn phát huy sức mạnh, như những con virus độc hại mất kiểm soát lan tỏa tràn lan  ảnh hưởng xấu tới uy tín của Đảng Đoàn MTTQVN.

Đảng Đoàn MTTQVN là một tổ chức thực thi trách nhiệm lãnh đạo của Đảng tại MTTQVN. Các thành viên của Đảng Đoàn MTTQVN theo hiểu biết của chúng tôi đều là những vị lãnh đạo khả kính. Để có thể ngồi vào các vị trí quan trọng đó, các vị tất nhiên phải có năng lực trình độ và sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của Đảng. Càng đặc biệt hơn, khi các vị thành viên của Đảng Đoàn MTTQVN vừa giữ vị trí quan trọng trong công tác Đảng vừa là các vị lãnh đạo của một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vốn rất coi trọng uy tín chính trị của tổ chức cũng như của từng cá nhân trong mọi hành xử, công tác của mình. Bởi vì, phương châm hàng đầu của công tác Mặt trận là vận động, thuyết phục nhân dân trên cơ sở uy tín, niềm tin được xây dựng bởi nền tảng luật pháp công khai, minh bạch và nền tảng đạo lý xã hội tốt đẹp yêu chuộng hòa bình, công bằng và lẽ phải của dân tộc ta.

Tôi nghĩ, các vị thành viên của Đảng Đoàn MTTQVN đều quán triệt sâu sắc tinh thần của Nghị quyết Trung ương IV mới đây rằng muốn tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng thì cần phải thực hiện nghiêm túc phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh”, trong phê bình và tự phê bình, trong xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. 

Quy định số 94-QĐ-TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm ngay ở điều đầu tiên đã nói rất rõ: “Tất cả đảng viên, nếu vi phạm trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; nói, viết và làm trái với quan điểm, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; bản thân hoặc có con kết hôn với người nước ngoài mà không báo cáo đều phải xử lý kỷ luật theo quy định này”.  Điều 2 của Quy định 94 cũng nhấn mạnh: “Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh... Đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải thi hành kỷ luật nghiêm minh; vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xoá tên; cấp uỷ viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xoá tên trong danh sách đảng viên... Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”;...”.
Việc “bảo mật” thông tin liên quan tới kết luận xử lý và giải quyết tố cáo được tin đồn cho là có chủ trương của Đảng Đoàn MTTQVN cũng là một một thông tin hết sức đáng ngờ và thiếu cơ sở pháp lý. Thực hiện Thông báo kết luận số 226-TB/TW, ngày 03/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, ngày 29/4/2009, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 19-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện Thông báo kết luận trên. Để thống nhất thực hiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW ngày 28/11/2011 hướng dẫn một số nội dung cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác này trong nhiệm kỳ 2011-2015. Trong đó có quy định rõ các nội dung tuyên truyền có liên quan tới kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng ở các địa phương, đơn vị góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và nghị quyết của đảng bộ các cấp. Hướng dẫn số 02 còn quy định rất rõ về những nội dung được cung cấp thông tin cho báo chí một cách công khai như: “Kết quả giám sát, kết luận kiểm tra, xem xét thi hành kỷ luật đảng, gồm: kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; xem xét, thi hành kỷ luật đảng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát đảng viên và tổ chức đảng; kiểm tra tài chính đảng. Những tập thể và cá nhân đã có hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên do cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định và đồng ý cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 5, Điều 39 Điều lệ Đảng”. Hướng dẫn số 02 khẳng định quan điểm và mục tiêu của Đảng trong lĩnh vực này như sau: “Tiếp tục đổi mới việc tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực cả về nội dung, hình thức, biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân”.
Trở lại Quy định 94 của Bộ Chính trị đã nói ở trên, quy định này đề cập tới rất rõ ràng và cụ thể các hành vi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó có hành vi “Đe dọa, trấn áp, trả thù, trù dập, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có  trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo”, phải xử lý kỷ luật đảng bằng hình thức khai trừ. Các hành vi như “Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn quanh co, che giấu vi phạm; Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người thẳng thắn đấu tranh, tố cáo vi phạm hoặc cung cấp chứng cứ vi phạm”... cũng được xem là những tình tiết được xem xét để tăng mức kỷ luật”.
Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại, Luật Phòng chống tham nhũng... hiện đang có hiệu lực thi hành cũng có nhiều quy định rất rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo, khiếu nại và xử lý các hành vi, cá nhân, tổ chức vi phạm bị tố cáo, khiếu nại. Theo đó, trong trường hợp ông Đinh Đức Lập tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết bị tố cáo thì thẩm quyền và trách nhiệm phải tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố cáo thuộc về lãnh đạo cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết chính là UBTWMTTQVM. Do đó, không thể có chuyện, UBTWMTTQVN nhận được đơn thư tố cáo ông Lập mà không tiếp nhận, không thụ lý, không xem xét giải quyết theo đúng thẩm quyền được pháp luật quy định mà lại trả về lại cho chính người bị tố cáo là ông Đinh Đức Lập xem xét giải quyết. Nếu hành xử như thế là vi phạm pháp luật cũng như vi phạm các quy định của Đảng về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Luật pháp hiện hành cũng như các quy định của Đảng hiện rất coi trọng việc khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người dân cũng như mọi đảng viên tích cực tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng, giám sát cán bộ, đảng viên có chức có quyền. Do đó, có nhiều quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước cụ thể vả rõ ràng để bảo vệ những người tố cáo một cách có hiệu quả nhất. Trong đó có các quy định nói về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có trách nhiệm phải bảo vệ người tố cáo tại mơi công tác, làm việc khi có yêu cầu. Nếu các tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, có trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà từ chối không tiếp nhận cũng như không thực hiện trách nhiệm bảo vệ người tố cáo thì được xem là thiếu trách nhiệm, cố tình bao che cho người bị tố cáo trả thù trù dập  người tố cáo cũng phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật pháp cũng khuyến khích và yêu cầu các tổ chức, cơ quan, người có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhười tố cáo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Theo các quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng, mọi công dân có thể tố cáo thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức tố cáo thông qua các trang mạng thông tin điện tử. Các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền khi nhận được các thông tin tố cáo hành vi tham nhũng phải có trách nhiệm xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu. Cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi tham nhũng mà không báo cáo, người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà không xử lý thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào các cơ sở pháp luật của Nhà nước và các quy định rất rõ ràng, nghiêm minh của Đảng về xử lý vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như uy tín chính trị của các thành viên Đảng Đoàn MTTQVN, tôi hoàn toàn không tin vào bất kỳ nội dung tin đồn nào đã nói trên đây. Tôi không tin Đảng Đoàn MTTQVN lại có thể đưa ra các chủ trương vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước để tự làm mất uy tín chính trị của mình. Nếu có chăng thì chỉ có thể là câu chuyện “cáo mượn oai hùm” chơi trò “rung cây nhát khỉ” của những người ham thích trả thù vì bị tố cáo hàng loạt các hành vi vi phạm. Chính những kẻ tham nhũng đang nắm giữ chức quyền trong tay đã lợi dụng tình hình thông tin về vụ việc xử lý tố cáo trong giai đoạn còn chưa kết thúc, nên chưa rõ ràng đã tung tin đồn nhảm nhằm tranh thủ, lạm dụng quyền hạn để nhanh chóng thực hiện việc trả thù, trù dập người tố cáo với động cơ cá nhân, thấp hèn bất chấp pháp luật và nguyên tắc Đảng.
Bằng chứng là, trước các hành xử hung hăng tổ chức thực hiện việc xử lý kỷ luật người tố cáo vội vội vàng vàng ở mức nặng nhất như lời ông Đinh Đức Lập từng đe dọa nhiều tháng qua, mới đây lãnh đạo MTTQVN đã có chỉ đạo khẩn cấp yêu cầu ông Lập và Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết phải ngừng ngay các hành vi tiến hành kỷ luật người tố cáo. Đồng thời, lãnh đạo cơ quan UBTWMTTQVN, là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo ông Đinh Đức Lập và có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo trong thời điểm hiện nay theo luật định) đã cho biết sắp tới lãnh đạo UBTWMTTQVN còn phải xem xét tiến hành kỷ luật về mặt chính quyền đối với ông tổng biên tập Đinh Đức Lập sau khi đã xử lý kỷ luật đảng.
Mặt dù ông Đinh Đức Lập đã lên lịch cho Hội đồng kỷ luật cơ quan báo Đại Đoàn Kết họp để kỷ luật những người tố cáo trong tháng 4/2013, ban biên tập báo Đại Đoàn Kết đã phải hủy bỏ ngay lập tức các cuộc họp này của hội đồng kỷ luật. Tuy vậy, bất chấp chỉ đạo của cấp trên,  ông Đinh Đức Lập tổng biên tập báo vẫn khăng khăng bằng bất cứ giá nào cũng phải áp đặt án kỷ luật cho bằng được những người đã tố cáo hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của ông trong suốt một năm qua trước khi ông phải lãnh án kỷ luật về mặt chính quyền của cấp có thẩm quyền là UBTWMTTQVN. Hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo của ông Đinh Đức Lập cho tới nay là đã quá rõ ràng.
Điều đáng nói là để có thể tùy tiện thực hiện những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo một cách sai trái, vi phạm pháp luật, ông Lập đã sử dụng nhiều “tiểu xảo” để đánh lừa dư luận. Ông Lập luôn hành xử theo kiểu cứ như ông đã và đang nhận được “mật lệnh” của một ai đó cho phép ông tùy tiện vi phạm pháp luật để thực hiện những ý đồ trả thù nhằm thỏa mãn tính kiêu căng và chủ nghĩa cá nhân. Nhiều tin đồn nhảm đã xuất hiện đúng lúc và không hiểu  vô tình hay cố ý đã góp phần phụ họa thêm, “hà hơi tiếp sức” cho các hành vi tùy tiện, sai trái nhằm trù dập, trả thù người tố cáo một cách dã man của ông Đinh Đức Lập. Nội dung của những tin đồn nhãm đó xem ra chỉ có lợi cho các hành xử sai trái và tùy tiện của ông Lập, ngoài ra đã làm ảnh hưởng cực kỳ xấu tới uy tín của Đảng Đoàn MTTQVN.
(Còn tiếp)
 Loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”:

Bài 10: Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Ban Nội chính Trung ương: Nhận diện ba nhóm quan hệ gây nguy hại quốc gia


Có ba nhóm mối quan hệ không bình thường giữa quan chức và DN gây nguy hại cho quốc gia gồm:

- Nhóm nguy hiểm số một là chung lợi ích. Những quan chức này sẵn sàng lấy lợi ích nhân dân, Nhà nước ra để làm lợi cho lợi ích nhóm và cá nhân. Thậm chí họ sẵn sàng bán đổi cả lợi ích của nhân dân, Nhà nước miễn là có lợi cho họ. Nhóm này không còn đại diện cho nhân dân, cho Nhà nước nữa.

- Nhóm thứ hai là nhũng nhiễu DN để được bôi trơn, ăn phần trăm. Có một số đối tượng còn đòi trắng trợn, thậm chí đòi ăn chia 50% tiền trốn thuế của DN.

- Nhóm thứ ba là đe dọa trắng trợn có tính chất cưỡng đoạt DN. Những đối tượng này tiếp xúc trực tiếp với DN để làm tiền.

Để giải quyết các vấn đề trên phải tập trung cao độ cho việc phát hiện và xử lý. Theo đó, phải thực hiện quyết liệt bốn giải pháp:

- Một là tăng cường công tác luân chuyển cán bộ và chế độ nhiệm kỳ. Mạnh dạn luân chuyển ngay những cán bộ bị dư luận nhân dân, báo chí phản ánh.

- Hai là phải tăng cường chuyển các vụ việc sang xử lý hình sự. Khi cán bộ, đảng viên có dấu hiệu hình sự thì phải chuyển sang xử lý hình sự ngay. Giảm bớt việc phải xin phép trước khi xử lý để tránh tình trạng “chìm xuồng”.

- Ba là tăng cường công tác truy tố, điều tra và tập trung xử lý các vụ án có cán bộ, đảng viên sai phạm.

- Bốn là để tránh tình trạng bao che và có quá nhiều sự can thiệp thì cần phải lập ban chỉ đạo với cơ chế điều tra đặc biệt để chuyên xử lý các vụ án loại này. Khi xét xử phải nghiêm minh, siết chặt các tiêu chí giảm nhẹ tội đối với các cán bộ trong các vụ án tham nhũng.

Ông NGUYỄN THẾ BÌNH, Vụ trưởng Vụ I (phụ trách những vụ án tham nhũng nghiêm trọng), Ban Nội chính Trung ương

Tu bổ tôn tạo đình Dương Lôi, Từ Sơn, Bắc Ninh: Sai nguyên gốc, ngược quy trình

Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia đình Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là ngôi đình duy nhất thờ 8 vị vua triều Lý làm Thành hoàng. Mới đây, việc tu bổ, tôn tạo đình được thực hiện với tổng mức dự toán 20.361.139.000 đồng. Tiếc thay, đình đang được trùng tu không đúng nguyên gốc và ngược quy trình theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Định, Thành viên Ban Quản lí (BQL) Di tích…

Trùng tu sai kiến trúc nguyên gốc

Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích Lịch sử Văn hóa đình Dương Lôi do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Bắc Ninh làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư Tôn tạo Di tích Lịch sử Văn hóa Thăng Long là nhà thầu. Theo kế hoạch, việc tu bổ, tôn tạo sẽ được tiến hành trong một năm. Đến nay, phần móng đình cơ bản đã được hoàn thiện.

Ngày 11/7/2012, sau khi công việc tu bổ tôn tạo tòa đại đình (tiền đường) Dương Lôi tiến hành được chừng hơn một tuần thì ông Nguyễn Văn Định, 74 tuổi, thủ nhang chùa Càn Nguyên (thuộc Khu Di tích đình Dương Lôi) làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi các cấp có thẩm quyền. Một trong những nội dung tố cáo của ông Định là kiến trúc đình đã bị thay đổi, trùng tu không đúng nguyên gốc như quy định của Luật Di sản và quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Ông Định nói: "Tôi phát hiện ra bản vẽ thiết kế để cho thợ nề làm việc tại đình Dương Lôi chỉ có ba gian, hai chái, dựng lên sẽ không giống đình cũ, hơn nữa, kiến trúc này cũng trái với điểm a, khoản 6 Điều 1 của quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt: "Tu bổ, tôn tạo tiền đường: Nhà tiền đường gồm năm gian, hai chái, gian giữa rộng 3,9m, bốn gian bên mỗi gian rộng 3,55m".

Tại báo cáo số 105/BC-SVHTTDL ngày 24/9/2012 của Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh về việc giải quyết đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Định khu Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh do ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh không hề đề cập đến nội dung thay đổi trùng tu kiến trúc đình này.

Cùng với những nội dung giải quyết khác không thỏa đáng, ngày 24/10/2012 ông Nguyễn Văn Định tiếp tục làm đơn gửi lên Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Bắc Ninh, được chuyển cho Đảng ủy Sở VHTTDL giải quyết. Ngày 14/11/2012 ông Nguyễn Văn Phong, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở VHTTDL có báo cáo số 79/BC-ĐU về việc giải quyết đơn của ông Nguyễn Văn Định gửi Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Bắc Ninh. Theo báo cáo số 79/BC-ĐU thì nội dung tố cáo đã được Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh giải quyết.

Dẫn chúng tôi tới nền móng đình Dương Lôi cơ bản đã được hoàn thiện, ông Định buồn rầu nói: Đầu năm 1960, ngôi đình vẫn còn tồn tại. Tôi chỉ muốn trùng tu đình đúng nguyên gốc với năm gian, hai chái. Thế nhưng, không hiểu sao những người thực hiện trùng tu lại cố tình làm sai? Ông Định chỉ tay vào những tảng đá kê chân cột, nói tiếp: Căn cứ vào những đá tảng kê chân cột thì thấy chỉ có 8 tảng đá làm chân cột cái đình mà lẽ ra phải 12 đá tảng chân cột cái mới đủ cho đình năm gian.

Ông Nguyễn Văn Định trước nền móng của đình Dương Lôi đang được trùng tu.

Tại "Dự án Đầu tư xây dựng công trình tu bổ tôn tạo đình Dương Lôi, thị xã Từ Sơn" của chủ đầu tư Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh và đơn vị tư vấn Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Xây dựng ACA đã được Trung tâm Kiểm định Chất lượng và Kinh tế xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh thẩm tra ngày 28/4/2011 cho thấy: Bản vẽ "MẶT ĐỨNG CHÍNH. TỈ LỆ 1/125" thì người xem dễ bị đánh lừa bởi nhìn vào thì đình Dương Lôi sau khi trùng tu vẫn có năm cửa, tương ứng với năm gian. Nhưng nếu xem bản vẽ bên dưới - Bản vẽ "MẶT CẮT A-A. TỈ LỆ 1/125" (bóc phần mái, chỉ vẽ phần gỗ) thể hiện rõ kiến trúc đình Dương Lôi sau khi phục dựng sẽ chỉ là ba gian, hai chái. Phải chăng Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh đã cố tình làm trái quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt?

Trùng tu ngược quy trình

Theo nội dung đơn ngày 11/7/2012 của ông Định: "Khi thi công: Phần đào móng phát hiện ra di tích dưới lòng đất (nền đình cũ) không dừng thi công để báo cáo với chủ đầu tư, mà tiếp tục thi công, "bê" đình ra đặt đứng trên tiền tế". Tại báo cáo số 105/BC-SVHTTDL ngày 24/9/2012, ở nội dung 8 giải quyết đơn, Sở VHTTDL cho rằng: Theo quy định thì việc thám sát có thể thực hiện hoặc không. Nhưng ở nội dung 13 của báo cáo 105/BC-SVHTTDL lại cho biết: "Trong quá trình thi công không phát hiện nền móng của đình cũ mà chỉ phát hiện có một số tảng đá mồ côi (đá muối) có hình thù khác nhau nằm rải rác trong lòng đất ở độ sâu 30 - 40 cm".

Ngày 9/10/2012, tại UBND phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, Ban Quản lí Di tích tỉnh Bắc Ninh đã công bố Quyết định số 212/QĐ-SVHTTDL tỉnh Bắc Ninh ngày 3/10/2012 về việc khảo cổ khu đình Dương Lôi. Sau một tháng, ngày 9/11/2012, kết quả khảo cổ được công bố tại UBND phường Tân Hồng. Báo cáo kết quả khảo cổ và báo cáo số 149/BC-SVHTTDL tỉnh Bắc Ninh về kết quả giải quyết đơn của ông Định cũng thừa nhận: "Kích thước bước gian tòa tiền đường chuẩn bị tu bổ, phục hồi lớn hơn so với kích thước của gian tiền đường (cổ). Tuy nhiên, diện tích chênh lệch giữa các gian không lớn cho dù tòa tiền đường (mới) sẽ tiến về phía Nam so với tòa tiền đường (cổ)".

Theo ông Định: Như thế, việc trùng tu Di tích đình Dương Lôi đã ngược quy trình. Thường người ta khảo cổ trước rồi mới tiến hành trùng tu. Cái gọi là “đá mồ côi” này chính là đá tảng kê chân cột đình xưa. Và việc không thám sát đã làm cho nền đình tiến về phía trước. Báo cáo không dám viết cụ thể là tiến về phía Nam (phía trước) bao nhiêu, nhưng tôi khẳng định là gần 3m. Và như vậy là đè lên nền tiền tế xưa. Nếu xây dựng tiền tế sẽ không có quỹ đất nữa...
Trong khi chưa giải quyết xong nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của ông Nguyễn Văn Định, việc trùng tu đình Dương Lôi đang tạm dừng thi công. Việc tạm dừng thi công này, theo ông Định: Ông không hề muốn nhưng làm sao phải trùng tu đúng nguyên gốc và quyết định đã phê duyệt của tỉnh Bắc Ninh. Trong khi đó, một số cán bộ ở Dương Lôi đã đi vận động chữ kí của các hộ dân cứ dựng đình?.
Bài và ảnh Từ Khôi
Nguồn báo NCT

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Tư liệu quý về gia đình người Việt Nam từng sinh sống trên quần đảo Hoàng Sa


Nhân chứng sống từng sinh hoạt như Mai An Tiêm ở Hoàng Sa

Thứ năm 18/04/2013 07:46
Trong tư liệu lịch sử thời Pháp thuộc để lại chứng minh Hoàng Sa đã có sự thực thi chủ quyền nhà nước ở đây. 
Tại Hoàng Sa, Chính quyền bảo hộ Pháp đã xây dựng nhiều công trình như đài thiên văn, trạm vô tuyến điện, cột hải đăng... Đặc biệt, đã có gia đình người Việt Nam từng sinh sống ở đó và chụp lại nhiều bức ảnh có giá trị tư liệu quý giá. Thật bất ngờ, những thành viên gia đình đó vẫn đang sinh sống ngay trong lòng Hà Nội nhưng chưa một lần lên tiếng.

Lên tiếng vì bức ảnh chú thích sai tên
Qua giới thiệu của TS Trần Công Trục, chúng tôi được biết đến ông, một trong thành viên gia đình người Hà Nội đã từng sinh sống trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) từ năm 1939 đến 1940. Ông là Trần Quân Bảo một đại tá quân đội đã về hưu, sống tại phường Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội), là con lớn trong gia đình cụ Trần Văn Phước. Cụ Phước là một cựu sĩ quan hàng hải Pháp, sau đó phục vụ trong quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Gia đình cụ Phước là gia đình hiếm hoi sinh sống trên đảo thuộc Hoàng Sa.
Ông Trần Quân Bảo (trái) bên mẹ và em trai trước khi ra Hoàng Sa 
Mặc dù đã vào tuổi 80 nhưng ông Bảo vẫn khỏe mạnh. Cái bắt tay đầu tiên khiến tôi gặp lại tác phong của người Hà Nội xưa, lịch lãm, khiêm nhường, giản dị mà cũng nồng hậu thắm tình.
Ông Trần Quân Bảo, người đau đáu về bức ảnh tư liệu Hoàng Sa bị chú thích sai
Như đoán biết được câu hỏi trong đầu chúng tôi, ông nói luôn: “Chắc các bạn sẽ hỏi tôi vì sao bây giờ mới kể câu chuyện này? Thực ra tôi cũng định không kể. Tôi cũng không phải là người thích nổi tiếng. Tuy nhiên gần đây do sưu tầm tài liệu “tam sao thất bản”, bức ảnh cha tôi lại bị đề thành tên người khác. Tôi buồn lắm nhưng cũng không muốn đưa chuyện này ra làm gì. Nhưng có người khuyên tôi: Việc đúng sai của tư liệu lịch sử bằng chứng Hoàng Sa này là vấn đề quốc gia. Họ khuyên tôi phải nói để có sự sửa chữa cho chính xác”.
Số là, trước đây gia đình ông Bảo còn lưu giữ hình ảnh về Hoàng Sa do chính bố ông là cụ Trần Văn Phước chụp, trong đó có bức ảnh cụ Phước mặc quân phục sĩ quan hàng hải. Những bức ảnh này được lưu giữ rất cẩn thận trong album ảnh gia đình. Khoảng những năm 90 của thế kỉ trước, ông Ngô Thế Thinh, giáo viên dạy lịch sử Thái Bình có tìm đến gia đình ông để tìm hiểu về những ngày tháng sống trên Hoàng Sa.

Ông Thinh là con của cụ Ngô Thế Duông (báo chí, tư liệu lịch sử đã viết sai thành Ngô Thế Dưỡng). Cụ Duông là người lắp đặt trạm vô tuyến điện do chính phủ bảo hộ Pháp đã xây dựng tại Hoàng Sa. Sau đó, bàn giao lại cho cụ Phước tiếp quản, khai thác và sử dụng. Theo lời ông Bảo, hai cụ là bạn rất thân thiết. Sau này, ông Thinh có mượn những bức ảnh do cụ Phước chụp để làm tư liệu. Nhưng ông Thinh đã chuyển ảnh gốc cho cơ quan sưu tầm mà không hỏi ý kiến gia đình ông Bảo.
Ông Bảo cho biết thêm: “Gia đình chúng tôi sẵn sàng hiến cho Nhà nước những tư liệu nếu nó có giá trị bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên, việc hiến tặng chuyển giao đó phải đúng nguồn gốc và có sự ghi chép cẩn thận tránh nhầm lẫn, sai sót sẽ không có lợi. Mặt khác, những bức ảnh gốc là kỷ vật cha tôi để lại cũng nên cho gia đình tôi giữ lại một phiên bản”
Có lẽ, điều đó không làm ông bận tâm bằng việc nhiều tư liệu lấy lại hình ảnh cụ Trần Văn Phước lại luôn bị chú thích là: “ông Ngô Thế Dưỡng”- một sự nhầm lẫn kép. Có lẽ, tư liệu đã viết sai tên cụ Ngô Thế Duông, người đến trước cụ Phước rồi gắn vào hình của cụ Trần Văn Phước. Vì sự thật, sự chính xác cần thiết mà ông Bảo đã phải lên tiếng, kể lại câu chuyện về gia đình mình. Câu chuyện của ông khiến chúng tôi nghĩ đến gia đình Mai An Tiêm thuở nào.
Bức ảnh tư liệu chú thích sai khiến gia đình ông Bảo phải lên tiếng
Những ảnh gốc gia đình còn lưu giữ về cụ Trần Văn Phước- người bị chú thích ảnh sai ở phía trên
Lấp lánh cốt cách “Mai An Tiêm” ở Hoàng Sa
Ngày đó, gia đình ông bồng bế nhau ra đảo xa cũng hệt như gia đình Mai An Tiêm thuở xưa. Gia đình gồm 4 người, bố ông là cụ Trần Văn Phước, mẹ ông  là bà Phan Thị Minh và 3 anh em ông gồm: ông (Trần Quân Bảo, 5 tuổi), em gái Trần Quỳnh Nga 3 tuổi, em trai Trần Quân Ngọc 1 tuổi. Lúc đó tuy còn bé mới 5 tuổi nhưng ông vẫn còn nhớ hành trình đi từ Hà Nội đến cảng Tourane (Đà Nẵng) bằng tàu hỏa, rồi xuống tàu đi ra biển. Khi lên đường những người thân không khỏi ngậm ngùi, xót xa cho một gia đình trí thức ở Hà Nội dấn thân vào giữa nơi trùng khơi bão tố, có thể một đi chẳng trở về.
Ông Bảo cho biết, căn nguyên việc đi ra đảo bởi vì tính thẳng thắn, bộc trực của cha ông, và đó cũng là cốt cách không chịu nhục của người Việt. Năm đó, người đàn ông đẹp trai hào hoa Trần Văn Phước đang làm sĩ quan hàng hải cho tàu viễn dương của Pháp, gia đình sung túc, đàng hoàng. Vì ông chủ Fradime, người Pháp, hành xử thô bạo, miệt thị người Việt khiến chàng thanh niên Phước bực mình. Máu dân tộc trỗi dậy, ông Phước đã giang tay tát thẳng vào mặt ông chủ người mẫu quốc.

Kết quả ông bị gã này kiện và bị người Pháp thuyên chuyển công tác ra đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa, ngày đấy gọi là Paracels, quần đảo có 2 đảo lớn tên tiếng Pháp là Pattle và Boisée (đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm) và các đảo nhỏ. Ngoài ra, theo một số người kể, còn một lý do sâu xa khác, người Pháp vốn đã nghi ngờ ông Phước giúp đỡ cách mạng nên tìm mọi cách cắt liên lạc giữa ông và cách mạng.
Ký ức trong cậu bé Trần Quân Bảo, đảo Hoàng Sa (Pattle) là một đảo vắng, diện tích không lớn có thể đi bộ vòng quanh đảo, những cây cối ở đây chưa cao lắm. Quanh năm gió cát, bữa cơm phải đóng cửa ở trong nhà.
Trên đảo lúc đó, có tổng cộng chừng gần 100 người, chỉ có gia đình ông Bảo cả gia đình đi cùng. Có khoảng hơn 20 chục người lính khố xanh (lính địa phương) vẫn chào cờ mỗi sáng đầu tuần. Ngoài ra, còn có đội phu được đưa đến đảo để phục vụ xây dựng các công trình trên đảo và khai thác phân chim. Họ lấy đá đắp cầu cảng để cho tàu vào và hàng ngày đóng phân chim vào tải, cho tàu đến lấy.
Khoảng gần 100 người trên đảo đều sống nhờ nguồn cung cấp thực phẩm từ đất liền. Những thực phẩm chủ yếu được mang ra từ đất liền đều những đồ hộp, đồ muối ướp. Ông Bảo chia sẻ: “Lúc đó quanh năm trứng muối, cái món đó khiến tôi sợ đến tận bây giờ”. Khi nào có đoàn thuyền buôn đi qua, họ đổi hàng, thực phẩm lấy nước ngọt. Thường 1 tháng, khoảng 2 lần, những con tàu từ đất liền lại chở thực phẩm, sách báo, thư từ ra đảo. “Mỗi lần như vậy, chúng tôi vui lắm”, ông kể.
Những cư dân sống trên đảo cũng đã trồng rau, bắt cá, chim... Ông Bảo nhớ rất rõ mỗi mùa trăng lên, những chú vích lên đảo cát, đẻ trứng, trứng nhiều vô kể, những người phu lại dẫn ông Bảo đi tìm trứng vích dưới cát để cải thiện bữa ăn... Ở nơi đầu sóng ngọn gió, tình cảm con người trở nên thiêng liêng làm sao. Ở đó, người ta không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt sang hèn, sống chan hòa với nhau hơn. Vì là những đứa trẻ hiếm hoi trên đảo vắng nên ai cũng yêu quý, luôn muốn dành những gì tốt nhất cho anh em ông.
Những ngày đó, cụ Trần Văn Phước vẫn cần mẫn bên máy vô tuyến điện trên đảo. Công việc của cụ là chuyển thông tin về khí tượng về tàu thuyền qua lại... bằng tín hiệu mooc về đất liền. Đến năm 1940, cũng là lúc hết hạn “đi đày”, gia đình cụ được về đất liền. Với cốt cách thẳng thắn, không chịu khuất phục, năm 1941, cụ Trần Văn Phước lại bị Thực dân Pháp đẩy lên Điện Biên Phủ làm việc.
Gia đình cụ Phước trở về đất liền
Theo hồi ký của Đại tá Trần Quân Bảo, con trai cụ Phước, năm 1946, cụ Phước đã được giác ngộ cách mạng với chuyên môn của mình, cụ đã tham gia thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực vô tuyến điện. Cụ Phước làm việc Cục thông tin liên lạc- Bộ Quốc phòng rồi chuyển sang Tổng cục Bưu điện (tiền thân của Bộ Bưu chính Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cho đến khi về hưu năm 1967.
Những người con của cụ Trần Văn Phước có mặt trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau khi trở về đều đi theo kháng chiến, tham gia cách mạng và hoàn thành nhiệm vụ. Con cả là ông Trần Quân Bảo, nay đã về hưu, sống tại Phường Văn Miếu. Trước khi về hưu ông Trần Quân Bảo là đại tá làm việc tại Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng- Bộ Quốc phòng.  Con thứ 2 bà Trần Quỳnh Nga, Kỹ sư hữu tuyến điện công tác tại Sở Bưu điện Hà Nội về hưu. Con thứ 3, thành viên nhỏ nhất của gia đình cụ Phước đến Hoàng Sa sinh sống là ông Trần Quân Ngọc, Thạc sỹ hóa học tốt nghiệp tại Nga, nguyên vụ trưởng vụ kế hoạch đầu tư phía Nam, hiện nay là Phó Chủ tịch hội quốc tế ngữ Việt Nam...
Câu chuyện về nhân chứng sống, một gia đình “Mai An Tiêm” thế kỷ 19, càng tái khẳng định sự hiện diện của Việt Nam trong việc thực thi chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa.

Hoàng Sa luôn luôn là máu thịt của dân tộc Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ năm 1974.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Ông Đinh Đức Lập (người bị tố cáo) tự phong cho mình quyền “ngồi ghế quan tòa” phán xét đúng sai và ra sức tìm cách kỷ luật những người tố cáo


Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết

Bài 15:

Ông Đinh Đức Lập (người bị tố cáo) tự phong cho mình quyền “ngồi ghế quan tòa” phán xét đúng sai và ra sức tìm cách kỷ luật những người tố cáo

Ông Đinh Đức Lập (Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết) đang là cán bộ, đảng viên có chức quyền bị nhiều nhà báo tại báo Đại Đoàn Kết chính thức làm đơn tố cáo từ tháng 5/2012 tới nay. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo liên quan tới các sai phạm của ông Đinh Đức Lập là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN), cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết. Cơ quan này đồng thời cũng có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác theo quy định của pháp luật.

Qua các thông tin không chính thức, những người tố cáo được biết gần đây ông Đinh Đức Lập đã bị xử lý về mặt Đảng với hình thức kỷ luật khiển trách về một vài hành vi vi phạm hết sức qua loa, không đầy đủ mức độ và tính chất vi phạm trong thực tế hàng loạt sai phạm của ông. Tuy nhiên, theo các quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Đảng, việc xử lý kỷ luật  Đảng không thay thế cho việc xử lý hành chính, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, về mặt luật pháp, hiện nay cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo chưa hề có văn bản kết luận chính thức nào về xử lý các nội dung vi phạm bị tố cáo cũng như xử lý kỷ luật người tố cáo. Tức là quá trình giải quyết tố cáo đối với ông Đinh Đức Lập tại UBTWMTTQVN theo quy định của pháp luật vẫn chưa kết thúc, dù đã quá thời hạn giải quyết từ lâu. Song, ông Đinh Đức Lập đã tự mình làm thay cơ quan có thẩm quyền khi ban hành và chỉ đạo những người dưới quyền ban hành nhiều quyết định, văn bản hành chính “kết tội” những người tố cáo là tố cáo sai, tố cáo không đúng và tố cáo không có cơ sở. Đồng thời, ông Lập cũng quy chụp cho những người tố cáo rất nhiều “tội danh” mơ hồ khác, theo kiểu suy diễn, hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý (ví dụ như là “thiếu ý thức xây dựng cơ quan” chẳng hạn) để bắt đầu tiến hành việc xem xét xử lý kỷ luật những người tố cáo ông.

Hành vi nghiêm trọng nhất của ông Đinh Đức Lập trong việc ra sức tổ chức, chỉ đạo trả thù, trù dập, xúc phạm những người tố cáo là việc ông lạm dụng quyền thủ trưởng cơ quan chỉ đạo ban hành 3 văn bản thông báo yêu cầu 3 người tố cáo ông Đinh Đức Lập là nhà báo Đặng Thị Kim Ngân (Phó Ban Khoa giáo), nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng (Phó Ban Văn hóa Nghệ thuật) và nhà báo Hữu Nguyên (Phó Ban Đại diện tại TP.HCM) phải làm bản kiểm điểm về cái gọi là “những hành vi vi phạm” do ông Lập tự “sáng tác” ra và áp đặt cho những người tố cáo. Trong đó  có việc ông Lập “tự sáng tác” ra hành vi vi phạm về việc tố cáo nhiều lần, tố cáo vượt cấp, tố cáo sai sự thật, tố cáo không đúng và tố cáo không có cơ sở để “chụp mũ” những người đã chính thức tố cáo phanh phui hàng loạt sai phạm nghiêm trọng liên quan tới trách nhiệm của tổng biên tập Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết. Ông cũng “lệnh” cho các nhà báo tố cáo chính ông ta phải tự nhận hình thức kỷ luật trước khi ông xem xét kỷ luật họ. Các bản thông báo này còn chỉ đạo các ban có liên quan tổ chức kiểm điểm 3 nhà báo nói trên và có biên bản báo cáo về Ban biên tập trước ngày 15/4/2013 (trong khi Thông báo đề ngày 8/4/2013, nhưng thực tế ký và phát hành vào ngày 12/4/2013).

Ông Đinh Đức Lập cũng đã lạm dụng quyền thủ trưởng cơ quan chỉ đạo thông báo việc gấp rút thành lập Hội đồng kỷ luật để ngay lập tức họp Hội đồng và xem xét hình thức kỷ luật đối với ba nhà báo có đơn tố cáo ông ta ngay trong tháng 4/2013 này. Tại nhiều cuộc họp lãnh đạo ban và trong một lần mới đây hồi cuối tháng 3.2014, ông Đinh Đức Lập đã chỉ đạo cho các trưởng ban phụ trách 3 nhà báo là người đứng đơn tố cáo ông Lập truyền đạt lại một nội dung mang đầy tính chất đe dọa. Theo đó ông Lập yêu cầu các nhà báo này phải mau chóng tìm cách chuyển công tác đi nơi khác nếu không sẽ phải hứng chịu hình thức kỷ luật nặng nề nhất.

Có thể thấy rất rõ ràng rằng ông Đinh Đức Lập đang coi thường và chà đạp lên tất cả các quy định của Nhà nước, các quy định của Đảng về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó nhấn mạnh và coi trọng trách nhiệm bảo vệ người tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.  Mục tiêu duy nhất mà ông Lập đang hướng tới là bằng mọi cách, mọi giá, mọi thủ đoạn có thể để đe dọa, lôi kéo một số người có liên quan dưới quyền, đang phụ thuộc vào ông tham gia cuộc trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo một cách có tổ chức tại báo Đại Đoàn Kết. 

Hiện tượng người tố cáo bị trù dập, bị trả thù tàn bạo là một thực tế nhức nhối đã làm ảnh hưởng xấu tới công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Vì vậy mà luật pháp Nhà nước  hiện hành cũng như các quy định của Đảng liên quan tới lĩnh vực  khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng đã đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ người tố cáo cũng như gia đình và những người có liên quan với họ.

Quy định 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính Trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, ngay tại Điều 1 nói về “Phạm vi, đối tượng xử lý kỷ luật” đã quy định rõ có vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 6 của Quy định 94 cũng quy định rất cụ thể các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó quy định rất rõ ràng đảng viên vi phạm có hành vi “Đe dọa, trấn áp, trả thù, trù dập, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có  trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo”, sẽ áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ.

Khoản 6, Điều 2 của Quy định 94 cũng nói rõ: “Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp uỷ quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể. Khi các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét xử lý kỷ luật về Đảng”.

Luật Tố cáo của nước CHXHCNVN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012  tại Điều 8 quy định những hành vi bị nghiêm cấm đã quy định rất rõ có các hành vi cản trở thực hiện quyền tố cáo; đe dọa, trả thù, trù dập và xúc phạm người tố cáo; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo; bao che cho người bị tố cáo; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo...

Luật Tố cáo cũng dành hẳn một chương để nói về các quy định bảo vệ ngươi tố cáo. Điều 37 quy định rất chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc. Cụ thể như sau: “1. Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức. 2. Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo; không được trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo. 3. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử về việc làm dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo hoặc người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền quản lý, sử dụng mình có biện pháp xem xét, xử lý đối với người có hành vi đó; người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động địa phương có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.  4. Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau: a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo; c) Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật”.

Còn rất nhiều quy định của pháp luật cũng như của Đảng liên quan tới công tác bảo vệ người tố cáo với mục tiêu là hướng tới việc đảm bảo an toàn về thân thể, sinh hoạt, đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp tại nơi làm việc của người tố cáo. Sự đảm bảo đó của pháp luật Nhà nước cũng như từ các quy định của Đảng thể hiện tinh thần khuyến khích công dân, đảng viên mạnh dạn đấu tranh với các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, tham nhũng của những cán bộ, công chức, đảng viên có chức có quyền.

Vì vậy, tuân thủ và đảm bảo các quy định về bảo vệ người tố cáo của pháp luật Nhà nước và của Đảng là hết sức cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Khi mà tham nhũng phần lớn tập trung vào các đối tượng có chức có quyền, sẵn sàng lạm dụng chức vụ quyền hạn để đàn áp, trả thù, trù dập xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo. Khiến cho nhiều người vì muốn an thân, muốn bình yên cho gia đình đã sợ hãi không dám đấu tranh chống tham nhũng, thẳng thắn tố cáo các hành vi phạm pháp luật của những người có chức vụ quyền hạn. Nhất là những người đang là thủ trưởng trực tiếp của mình nằm quyền sinh sát sinh mệnh chính trị, hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống của mình trong tay.

Ông Đinh Đức Lập là cán bộ, đảng viên có chức vụ quyền hạn đang bị tố cáo có nhiều sai phạm nghiêm trọng, vừa bị kỷ luật Đảng với hình thức khiển trách không tương xứng với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong thực tế mà ông đã gây ra tại báo Đại Đoàn Kết. Trong khi quá trình giải quyết, xử lý tố cáo của cơ quan có thẩm quyền chưa kết thúc, ông Đinh Đức Lập đã công khai, ngang nhiên chỉ đạo và “khởi động” quy trình xử lý kỷ luật các nhà báo đã tố cáo ông. Điều này đã chứng tỏ ông Lập đang tự phong cho mình cái quyền “ngồi vào ghế quan tòa” phán xét việc tố cáo đúng sai, quy chụp nhiều lý do chung chung, suy diễn để áp đặt việc xem xét kỷ luật những người tố cáo, bất chấp các quy định của pháp luật Nhà nước và của Đảng hết sức rõ ràng và nghiêm minh.

Đáng tiếc là trong khi ông Đinh Đức Lập đang ngày càng ra sức gia tăng cường độ trù đập, trả thù, xúc phạm những ngươi tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo và có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật là UBTWMTTQVN lại “im lặng đáng sợ” trước các yêu cầu bảo vệ của người tố cáo.

Vì sao Lãnh đạo UBTWMTTQVN lại bỏ mặc cho những người tố cáo bị ông Đinh Đức Lập thoải mái trù dập ngày càng nghiêm trọng hơn? Trong khi luật pháp Nhà nước và các quy định của Đảng hết sức rõ ràng khi chỉ ra trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đồng thời cũng phải có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo. Điểm C, Khoản 2, Điều 3 của Quy định 94-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 15/10/2007 quy định rất rõ về tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật đảng viên, như sau: “Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người thẳng thắn đấu tranh tố cáo vi phạm hoặc cung cấp chứng cứ vi phạm”. Điều 8 Luật Tố cáo quy định về những hành vi bị nghiêm cấm cũng có nêu rõ các hành vi: “Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo; Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; Cản trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo;  Bao che người bị tố cáo”.

Quy định của Đảng, của pháp luật Nhà nước đã quá cụ thể, quá rõ ràng thế tại sao vẫn có những cán bộ, đảng viên đang giữ trọng trách lại có thể coi thường, ngang nhiên vi phạm mà không bị xử lý nghiêm minh? Điều này đã làm ảnh hưởng xấu tới tình hình thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đang ra sức vận động toàn dân tham gia phòng chống tham nhũng; làm xói mòn lòng tin của nhân dân?


Sau đây là nội dung các thông báo ông Đinh Đức Lập chỉ đạo ban hành “ra lệnh” cho 3 nhà báo có đơn tố cáo ông phải làm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật:

Thông báo 09-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013 dành cho nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng:




Nội dung Đơn Khiếu nại Thông báo số 09-TB/BBT.ĐĐK của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI
Thông báo số 09-TB/BBT.ĐĐK của Ban biên tập

Kính gửi: - Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết
-   Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng biên tập
-   BCH Công đoàn báo Đại Đoàn Kết

Tôi là: Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Trưởng Ban Văn hóa - Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết.
Ngày 12/4/2013, tôi nhận được Thông báo số 09-TB/BBT.ĐĐK đề ngày 8/4/2013 của Ban Biên tập do ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng biên tập ký. Nội dung: yêu cầu tôi và Ban Kỹ thuật Quản trị mạng tiến hành làm kiểm điểm về một số hành vi mà Ban Biên tập báo cho là tôi sai và tự nhận hình thức kỷ luật.
Tôi sẽ viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật theo yêu cầu khi Ban Biên tập giải thích và thực hiện đầy đủ các đề nghị sau:

1.     Thông báo số 09-TB/BBT.ĐĐK có ghi là căn cứ vào Luật tố cáo, Luật Viên chức, Luật Báo chí và các Nghị định. Vậy trả lời cho tôi biết bằng văn bản: Thông báo được căn cứ vào Điều, khoản nào của Luật gì và Nghị định nào?.
2.     Vì Thông báo số 09-TB/BBT.ĐĐK có căn cứ vào Kết luận số 42-KL/MTTWĐĐ ngày 7/1/2013 và Kết luận số 43 KL/MTTWĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam về giải quyết đơn tố cáo nên tôi yêu cầu Ban biên tập cung cấp cho tôi toàn văn hai văn bản Kết luận này để làm căn cứ kiểm điểm.
3.     Trả lời bằng văn bản cho tôi rõ: Tôi đã tố cáo ai? Và Điều, khoản nào của Luật tố cáo quy định Người tố cáo không được gửi đơn tố cáo nhiều lần, nhiều nơi, nhiều cấp?  
4.     Trả lời bằng văn bản cho tôi biết: Tôi đã tuyên truyền những vấn đề gì ảnh hưởng tới uy tín của báo? Tuyên truyền khi nào? ở đâu?
5.     Căn cứ vào Kết luận giải quyết đơn tố cáo của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam, tôi đề nghị Chi bộ, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết chấp hành thực hiện việc kỷ luật với Tổng biên tập Đinh Đức Lập; và các cá nhân liên quan: nguyên Phó Bí thư – Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh; Trưởng Ban Chuyên đề Nguyễn Thị Cẩm Thúy; nguyên Phó Ban Kế hoạch Tài chính Đinh Quang Sơn…
6.     Về nội dung yêu cầu: “Không chấp hành phân công công tác của Ban biên tập”  thì  Kết luận của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam khẳng định nội dung tố cáo Ban biên tập trù dập, chuyển công tác, cắt lương tôi là có cơ sở. Ngày 2/3/2013, tôi đã có đơn đề nghị Ban biên tập khôi phục vị trí công tác, trả lại lương và các chế độ khác cho tôi nhưng Ban Biên tập chưa thực hiện. Một lần nữa, tôi đề nghị Ban biên tập không chống lại Kết luận của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam.

Kính đơn!
                                              Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2013
Nơi nhận:                                                      Người khiếu nại
Ban biên tập báo Đại đoàn kết (để trả lời)
PTBT Nguyễn Quốc Khánh (để trả lời)
BCH CĐ báo Đại đoàn kết (để bảo vệ)
Ban Kỹ thuật Quản trị mạng (để biết)
Ban Trị sự (lưu)

                                                       Nguyễn Mạnh Thắng         



Thông báo số 10-TB/BBT.ĐĐK  ngày 8/4/2013 dành cho nhà báo Đặng Thị Kim Ngân:



Nội dung Đơn Khiếu nại Thông báo số 10-TB/BBT.ĐĐK của nhà báo Đặng Thị Kim Ngân:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI
Thông báo số 10-TB/BBT.ĐĐK của Ban biên tập

Kính gửi: - Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết
-   Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng biên tập
-   BCH Công đoàn báo Đại Đoàn Kết
-   Ban Khoa giáo báo Đại Đoàn Kết

Tôi là: Đặng Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Khoa giáo báo Đại Đoàn Kết.
Ngày 11-4-2013, tôi nhận được Thông báo số 10-TB/BBT-ĐĐK đề ngày 8-4-2013 của Ban Biên tập do ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng biên tập ký. Nội dung: yêu cầu tôi và Ban Khoa giáo tiến hành làm kiểm điểm về một số hành vi mà Ban Biên tập báo cho là tôi sai và tự nhận hình thức kỷ luật.
Tôi sẽ viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật theo yêu cầu khi Ban Biên tập giải thích và thực hiện đầy đủ các đề nghị sau:

1.     Cho tôi biết cụ thể bằng văn bản: Thông báo số 10-TB/BBT-ĐĐK được căn cứ vào Điều, khoản nào của Luật Luật Viên chức, Luật Báo chí và các và Nghị định nào?
2.     Thông báo số 10-TB/BBT.ĐĐK căn cứ vào Kết luận số 42-KL/MTTWĐĐ ngày 7/1/2013 và Kết luận số 43 KL/MTTWĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam về giải quyết đơn tố cáo. Nhưng đến nay tôi chưa nhận được những kết luận trên nên không biết được nội dung kết luận là những gì, có đúng với bản chất của các nội dung tôi tố cáo hay không?  Đề nghị Ban biên tập cung cấp cho tôi các văn bản kết luận nói trên.
3.     Trả lời bằng văn bản cho tôi rõ: Tôi đã phát biểu nhiều nội dung không đúng nào về báo Đại Đoàn Kết và Tổng biên tập tại Hội nghị Công đoàn cơ quan UBTWMTTQ Việt Nam ngày 25/4/2012?
4.     Trả lời bằng văn bản cho tôi biết: Tôi đã sử dụng danh nghĩa Thường vụ Công đoàn không đúng ở chỗ nào?
5.     Trả lời cho tôi bằng văn bản: Tôi đã tố cáo ai? Và Điều, khoản nào của Luật tố cáo quy định Người tố cáo không được gửi đơn tố cáo nhiều lần, nhiều nơi, nhiều cấp?
6.     Trả lời cho tôi bằng văn bản: Tôi đã tuyên truyền những vấn đề gì ảnh hưởng tới uy tín của báo? Tuyên truyền khi nào? ở đâu?
7.     Căn cứ vào Kết luận giải quyết đơn tố cáo của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam, tôi đề nghị Chi bộ, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết chấp hành thực hiện việc kỷ luật với Tổng biên tập Đinh Đức Lập; và các cá nhân liên quan: nguyên Phó Bí thư – Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh; Trưởng Ban Chuyên đề Nguyễn Thị Cẩm Thúy; nguyên Phó Ban Kế hoạch Tài chính Đinh Quang Sơn…

Kính đơn!
                                              Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2013
Nơi nhận:                                                      Người khiếu nại
Ban biên tập báo Đại đoàn kết (để trả lời)
PTBT Nguyễn Quốc Khánh (để trả lời)
BCH CĐ báo Đại đoàn kết (để bảo vệ)
Ban Khoa giáo (để biết)
Ban Trị sự (lưu)

                                                       Đặng Thị Kim Ngân          

 



Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013 dành cho nhà báo Hữu Nguyên:


Nội dung Đơn Khiếu nại Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK của nhà báo Hữu Nguyên:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI

Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013


Kính gởi: -  Ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết
    -  Ông Nguyễn Quốc Khánh – Bí thư chi bộ, Phó tổng biên tập
    -  Ông Chu Ninh  - Trưởng ban Đại diện tại TP.Hồ Chí Minh
    -  Ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch Công đoàn cơ quan
                                                                Ban  Công tác phía Nam
    -  Ông Mai Ngọc Tuyền – Chủ tịch Công đoàn báo ĐĐK



Tôi là Bùi Hữu Phước (tên thường dùng Hữu Nguyên), Phó trưởng Ban Đại diện tại TP.HCM, báo Đại Đoàn Kết, làm đơn này khiếu nại và phản đối các nội dung trái pháp luật trong Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013 xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Ngày 15/4/2013, tôi nhận được Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK do ông Nguyễn Quốc Khánh (Phó Tổng biên tập) thay mặt Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết ký ngày 8/4/2013, yêu cầu tôi làm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật về các hành vi: Thiếu ý thức xây dựng cơ quan, tuyên truyền các vấn đề nội bộ gây ảnh hưởng uy tín của báo; Không thực hiện yêu cầu của Ban biên tập, gặp gỡ trao đổi và đối thoại về những vấn đề phát sinh theo quy chế hoạt động của báo; Có nhiều nội dung tố cáo sai, tố cáo không đúng, tố cáo không có cơ sở.

Các lý do được đưa ra trong Thông báo số 11 là rất chung chung, hành vi vi phạm được đưa ra xem xét kỷ luật không cụ thể, không rõ ràng, không đủ cơ sở pháp lý theo quy định tại Điều 19 Luật Viên chức và Điều 4 của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 6/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức. Việc xử kỷ luật viên chức chỉ được tiến hành khi phát hiện viên chức có những hành vi vi phạm cụ thể được quy định theo pháp luật và đã đủ yếu tố cấu thành hành vi vi phạm. Không ai có thể tùy tiện “sáng tác” ra các lý do không có cơ sở pháp luật, không rõ ràng, mang tính chất cảm tính, quy chụp để yêu cầu viên chức phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật. Đặc biệt là không thể đưa ra các lý do vượt quá thẩm quyền và vi phạm pháp luật để yêu cầu tiến hành xử lý kỷ luật viên chức.

Vì vậy, căn cứ vào Điều 12 Luật Khiếu nại, để có đủ cơ sở làm kiểm điểm và xem xét kỷ luật, tôi đề nghị Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết làm rõ và trả lời tôi bằng văn bản các nội dung sau đây:

1. Đề nghị Ban biên tập cung cấp văn bản của cấp có thẩm quyền đã xem xét  các hành vi cụ thể của tôi một cách công khai, minh bạch, và có đủ cơ sở pháp lý để kết luận tôi “thiếu ý thức xây dựng cơ quan”; cung cấp các văn bản đã từng phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm và kết luận đúng pháp luật rằng tôi có các hành vi được cho là  “thiếu ý  thức” này.

2. Đề nghị Ban biên tập trả li bằng văn bản về việc tôi đã có hành vi cụ thể nào để được coi là tuyên truyền các vấn đề nội bộ của báo Đại Đoàn Kết”?; Đề nghị cung cấp bằng văn bản cụ thể các nội dung mà Thông báo số 11 cho là “các vấn đề nội bộ gây ảnh hưởng tới uy tín của báo”.

3. Đề nghị Ban biên tập trả lời bằng văn bản về việc tôi đã không thực hiện yêu cầu cụ thể đúng pháp luật nào của Ban Biên tập vào thời điểm nào, với nội dung cụ thể là gì và các văn bản mà Ban biên tập đã phê bình, nhắc nhở tôi về việc không chấp hành yêu cầu cụ thể này.

4. Đề nghị Ban biên tập trả lời bằng văn bản cụ thể, chính xác và đầy đủ các chi tiết về việc tôi đã tố cáo ai; với các nội dung gì; nội dung nào sai; nội dung nào không đúng và nội dung nào không có cơ sở theo đúng quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo được ghi trong Luật Tố cáo?

5. Đề nghị Ban biên tập cung cấp bằng văn bản Kết luận số 42-KL/MTTW-ĐĐ ngày 7/1/2013 và Kết luận số 43-KL/MTTW-ĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam về giải quyết đơn tố cáo, mà Thông báo số 11 lấy làm căn cứ để yêu cầu tôi kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.  Bởi vì cho tới nay, sau gần một năm tố cáo tôi chưa hề nhận được bất cứ kết luận nào của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo luật định nên không có căn cứ cụ thể để kiểm điểm.

Ngoài ra, căn cứ vào các quy định trong Luật Viên chức, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, ngày 25/3/2013 tôi đã có Đơn Khiếu nại gởi tới ông tổng biên tập Đinh Đức Lập và Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết phản đối việc ông Đinh Đức Lập ban hành Quyết định số 12-QĐ/TBT.ĐĐK ngày  14/3/2013  tạm đình chỉ công tác tôi trái pháp luật. Cho tới nay đã quá thời hạn theo quy định tại Điều 27 Luật Khiếu nại, ông Đinh Đức Lập là người ký ban hành quyết định hành chính trái pháp luật bị khiếu nại này vẫn chưa có văn bản trả lời tôi về việc ông có hay không thụ lý đơn khiếu nại của viên chức theo quy định cũa pháp luật. Hành vi này của ông Đinh Đức Lập đã vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo của pháp luật và vi phạm các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Quy định 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 11-HD-UBKTTW ngày 24/3/2009 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Căn cứ vào các lý do và cơ sở pháp luật trên đây, tôi khẳng định Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013 của Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết là văn bản hành chính được ban hành trái pháp luật, căn cứ vào các cơ sở, lý do chưa rõ ràng, hành vi không cụ thể, mang tính quy chụp, cảm tính để xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Kính đề nghị Ban biên tập báo Đại Đoàn kết trả lời bằng văn bản các nội dung còn chưa rõ ràng về cơ sở pháp lý của các căn cứ cũng như các lý do nêu ra trong Thông báo 11 mà tôi đã trình bày ở trên.

Kính đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn Ban Công tác phía Nam nơi tôi đang sinh hoạt, có biện pháp can thiệp bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của đoàn viên theo đúng Điều lệ và chức năng của tổ chức Công Đoàn.

Kính đơn

                                               TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2013
                                                                            Người khiếu nại

                                                                             Bùi Hữu Phước



Cập nhật thông tin mới của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng gởi lúc 19 giờ ngày 15/4/2013:

Khoảng 11 giờ sáng nay (thứ Hai ngày 15/4/2013), nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng đến cơ quan báo Đại Đoàn Kết gửi Khiếu nại về Thông báo 09 thì ngay đầu giờ chiều cùng ngày, Thông báo mang số thứ tự 12 đã được đưa ra. Khoảng 16 giờ chiều, Thông báo số 12 này được gửi tới ban Kỹ thuật Quản trị mạng và Nhà báo Mạnh Thắng. Nực cười thay ý đồ đen tối đã chuẩn bị kịch bản trù dập sẵn quá lộ liễu khi Thông báo số 12 này lại đề ngày 16/4/2013.

Thông báo số 12 về nội dung giống y như Thông báo số 9 dành cho nhà báo Mạnh Thắng, chỉ có sửa lại là Thông báo Lần 2 và gia hạn ngày báo cáo về Ban biên tập việc tổ chức kiểm điểm nhà báo Mạnh Thắng tại Ban tới  ngày 19/4/2013. Như vậy ông Đinh Đức Lập có vẻ rất quyết tâm kỷ luật cho bằng được các nhà báo đã dám cả gan tố cáo ông, làm cho ông phải nhận án kỷ luật Đảng khiển trách...nhẹ như phủi bụi!




(Còn tiếp)

Loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”:

Bài 10: Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật