Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

BBC: Sửa văn Vũ Bằng hay lỗi vì một dấu ngoặc kép?


Cuốn "Miếng ngon Hà Nội" của nhà văn Vũ Bằng được Nhà xuất bản Dân Trí ở Việt Nam liên kết Nhà sách Minh Thắng thuộc công ty TNHH Văn hóa Minh Tân tái bản hồi tháng 3 vừa bị cấm phát hành vì có in nội dung sai lệch so với bản gửi duyệt xuất bản.
Khác với những bản in trước đó, cuốn sách được tái bản nói trên ngoài nội dung của tác phẩm nguyên bản lần này còn có thêm phần phụ lục, gồm 9 trang, được ghi là "Các báo phê bình "Miếng ngon Hà Nội" Kỳ xuất bản thứ nhất" và chính trong phần phụ lục này xuất hiện nội dung sai lệch nói trên.
Theo ảnh chụp bản thảo nộp và được Nhà xuất bản Dân Trí duyệt, ở trang 213, trong bài phê bình được ghi là đăng trên báo năm 1957, đoạn được cho có nội dung đúng, đã được đặt trong ngoặc kép khiến người đọc hiểu đây vẫn là trích dẫn câu viết của tác giả Vũ Bằng: "Tôi ao mơ một ngày đất nước thanh bình và thống nhất; toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ hết cả những miếng ngon Hà Nội."
Ảnh chụp trang bản thảo cuốn Miếng ngon Hà Nội của tác giả Vũ Bằng được Nhà xuất bản Dân Trí duyệt và xuất bản liên kết với Nhà sách Minh ThắngBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionẢnh chụp trang lưu bản thảo cuốn Miếng ngon Hà Nội xuất bản liên kết với Nhà sách Minh Thắng đã được Nhà xuất bản Dân Trí duyệt
Nhưng khi ra sách, phần Phụ lục ở cuốn sách tái bản này, đoạn đó được in với nội dung có khác so với bản được duyệt, đồng thời lại không để trong ngoặc kép như sau: "Tôi ao ước một ngày kia miền Bắc được giải thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản, quốc gia trở lại thanh bình và thống nhất; toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ những miếng ngon Hà Nội, bên cạnh các miếng ăn thuần túy khác của Sài Gòn và Huế."
Khi để ngoài ngoặc kép như vậy thì đoạn này rõ ràng không còn là trích dẫn tác phẩm của Vũ Bằng nữa, mà là lời bình của tác giả bài báo viết năm 1957 này.
Ảnh chụp trang sách tái bản cuốn Miếng ngon Hà Nội của tác giả Vũ Bằng không được Nhà xuất bản Dân Trí duyệtBản quyền hình ảnhLE THIẾU NHƠN
Image captionẢnh chụp trang sách Miếng ngon Hà Nội của tác giả Vũ Bằng, bản được in nhưng bị cấm phát hành
Phía Công ty TNHH văn hóa Minh Tân, Nhà sách Minh Thắng, giám đốc công ty được báo chí trích thuật giải thích "có thể do khi đem in, đã chuyển nhầm bản chưa biên tập và duyệt, vì trên máy tính có lưu nhiều bản qua các lần sửa khác nhau".
Nhà xuất bản Dân Trí được biết đã có công văn giải trình gửi đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Xuất bản In và Phát Hành, Cơ quan A87 Bộ Công an, trong đó ghi rõ họ có đủ "hồ sơ biên tập và lưu bản thảo do Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đem đến. Nhưng đến khi sách ra, Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đã tự sửa thành nội dung phản động".
Theo báo chí trong nước, hiện Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đã nhận trách nhiệm về việc in nội dung sai phạm nói trên và Nhà xuất bản Dân trí đã không cho phép phát hành cuốn sách này.
Trước vụ việc này, nhà nghiên cứu và phê bình văn học Văn Giá, người đã có nghiên cứu về Vũ Bằng chia sẻ với BBC Tiếng Việt ba điểm đáng lưu ý.
Điểm đầu tiên ông Văn Giá cho biết là trong tất cả những trước tác của Vũ Bằng đã công bố, ông đã đọc hết vì là người làm về Vũ Bằng, và ông tin rằng không có những thái độ chống cộng sản một cách trực tiếp như lời dư luận đang quy cho Vũ Bằng nói.
Về mặt phong cách và tinh thần thái độ chung của Vũ Bằng, nhà nghiên cứu phê bình Văn Giá nói:
"Vì Vũ Bằng không phải là người thích thú chính quyền cả hai phía, cụ lựa chọn con đường trung lập, cho nên trong tất cả những tác phẩm của cụ, cụ rất khôn, không bao giờ đối đầu trực tiếp với chính quyền, không bao giờ gọi là chính quyền nọ, chính quyền kia, mà cụ đứng trên lập trường dân tộc.
"Đấy là căn cứ đầu tiên để khẳng định những lời như vậy thấy khác với phong cách và lối viết của Vũ Bằng, khác thái độ chung của Vũ Bằng, vì ông là người phải sống dưới cả hai chế độ. Sau này ông còn tìm đường quay trở về chung sống với chế độ cộng sản. Đây là về mặt phong cách và tinh thần thái độ chung của Vũ Bằng."
Về mặt xuất bản, nhà nghiên cứu cho biết quan điểm của ông là: "Nếu đã lựa chọn những văn bản gốc của người ta, đã chấp nhận in thì phải in trung thực. Những chỗ nào có vấn đề gì liên quan tới cái nhìn, quan điểm, rồi cách đánh giá, đụng chạm ngày hôm nay thì phải có chú thích bên dưới, chứ không tùy tiện cắt của người ta được.
"Đây là cái ở Việt Nam vi phạm rất nghiêm trọng. Anh đã sử dụng thì anh phải hoàn toàn trung thực, nếu không sử dụng thì thôi, trung thực ở chỗ có thể có chú thích bên dưới, chứ không thể nào cắt xén, thêm bớt, xuyên tạc," ông nói.
Ông nêu ví dụ với tác phẩm đầu tiên của Vũ Bằng được in lại ở Việt Nam hồi những năm 1980, cuốn "Bốn mươi năm nói láo" nhưng đã bị đổi thành "Bốn mươi năm làm báo".
"Thay đổi một cách trắng trợn như vậy và sách còn bị bỏ bớt hơn chục trang. Đó là cách làm rất luộm thuộm, và thậm chí bị chính trị hóa rất nghiêm trọng. Cho nên đã sử dụng tài liệu gốc là phải trung thực, phải nguyên vẹn và có chú thích," ông Văn Giá nói.
Ông cũng cho biết nay sẽ phải có một so sánh đối chiếu rất kỹ lưỡng: đối chiếu giữa bản in vừa rồi với bản in gốc năm 1960, và đối chiếu nữa cần làm là các bài viết bình luận của các tác giả khác về Vũ Bằng được ghi là có trước năm 1960.
"Một mặt thử xem có đúng bài báo ra vào thời gian đó không, có bị sửa chữa xuyên tạc hay bị thay đổi so với bản gốc hay không, hay là đổ cho Vũ Bằng với một động cơ gì chăng. Tuy nhiên hiện nay việc này chưa làm được và chưa có đủ dữ kiện,"
Nhân nói tới vấn đề xuất bản ở Việt Nam, nhà phê bình nói thêm không ít những trường hợp "vì những lý do gì đó mà khi in ấn và xuất bản, những người biên tập thò bút vào sửa chữa rất tùy tiện, làm sai lệch bản gốc".
Trò chuyện với BBC Tiếng Việt, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng trong vấn đề xuất bản, đối với những tác phẩm và tác giả nổi tiếng, khi tái bản cần phải rất thận trọng.
Ông nói thêm công tác xử lý văn bản gốc tại Việt Nam còn yếu kém.
"Việt Nam nay đã bắt đầu chú ý tới văn bản gốc. Càng với nhà văn và tác phẩm nổi tiếng, tiếp cận được với văn bản gốc thì càng tốt," nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói.

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Từ làm báo "cánh tả" đến báng bổ lịch sử!

Không phải ngẫu nhiên trong hành trình bôn ba đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã xuất bản Báo Thanh Niên, ngày 21/6/1925. Người cho rằng, muốn làm cách mạng, trước hết phải truyền bá tư tưởng cách mạng – tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin; phải vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng. Báo chí cách mạng là công cụ cực kỳ quan trọng để làm nhiệm vụ đó; báo chí cách mạng còn là vũ khí sắc bén thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên.


Nền Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã luôn đồng hành cùng những chặng đường đấu tranh kiên cường của Đảng ta, nhân dân ta, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong các cuộc kháng chiến anh dũng chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, báo chí nước ta đã trở thành một binh chủng quan trọng trên mặt trận tư tưởng.
Bước vào thời kỳ đổi mới 30 năm qua, báo chí đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, thì lòng tin vào báo chí cũng có mặt đang bị giảm sút đáng lo ngại. Đó là do không ít thông tin trên báo chí hiện nay thiếu trung thực, phiến diện một chiều, thậm chí là xuyên tạc, sai sự thật, báng bổ lịch sử. Cạnh tranh là để phát triển, để thu hút bạn đọc. Tuy nhiên, đó phải là sự cạnh tranh lành mạnh bằng việc đưa tin nhanh nhất, chính xác, trung thực, khách quan, hấp dẫn nhất, chứ không phải bằng những thủ thuật giật gân, câu khách rẻ tiền.
Những yếu kém của báo chí hiện nay, từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá trước hết là do một bộ phận người làm báo còn non kém về chính trị, nghiệp vụ, đặc biệt là thiếu trách nhiệm xã hội và vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Thực tế cho thấy có hiện tượng người đứng đầu một số cơ quan báo chí buông lỏng quản lý nội dung thông tin, quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, quá nhấn mạnh chức năng giải trí, chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà xem nhẹ các chức năng định hướng, giáo dục và thẩm mỹ của báo chí; thậm chí còn lợi dụng báo chí để mưu lợi cá nhân, lợi ích nhóm. Trong bối cảnh Đảng ta đang phải đứng trước thách thức chống biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hết sức nguy hiểm và tinh vi trong một bộ phận cán bộ, đảng viên thì đòi hỏi những phẩm chất và đạo đức cách mạng đối với những người đứng đầu cơ quan báo chí, những nhà báo – chiến sĩ trên mặt trận truyền thông càng phải cao hơn.
Giao-dien-trang-VNtinnhanh-ngay-12-9-2016-xuyen-tac-lich-su-ve-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-Tay-Nam
Giao diện trang Vntinnhanh (phụ trương của Đại đoàn kết điện tử) ngày 12-9-2016 xuyên tạc lịch sử về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.
Gần đây bắt đầu xuất hiện khá nhiều biểu hiện rất không bình thường xảy ra với một vài người đứng đầu cơ quan báo chí có truyền thống lâu đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Điều đó thực sự nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lâu dài trên mặt trận tư tưởng và truyền thông. Một trong những dẫn chứng rõ nét nhất là nhiều phát biểu, bài đăng báo rất khác thường của ông Hồng Thanh Quang, Tổng biên tập tờ báo Đại đoàn kết, cơ quan ngôn luận trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Dịp kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6-2015, ông Hồng Thanh Quang với tư cách là Tổng biên tập báo Đại đoàn kết có bài trả lời phỏng vấn báo Giao thông (trang 11, số báo ra ngày 18-6-2015). Người đứng đầu cơ quan ngôn luận trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: “Tôi đến với báo Đại đoàn kết với một tâm thế là sẽ cùng tập thể này chung tay góp sức để làm ra một tờ báo cánh tả nhưng bán chạy, thực hiện đúng nhiệm vụ của Mặt trận nhưng không bỏ rơi ai cả…”. Thật ngạc nhiên khi một người đứng đầu một tờ báo rất lâu đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam lại có tư tưởng “làm báo cánh tả” và còn khẳng định điều đó là “thực hiện đúng nhiệm vụ của Mặt trận”. Nói như vậy chẳng phải khiến người ta phải hiểu là Mặt trận của chúng ta bây giờ “đứng về phía cánh tả” hay sao? Đã “đứng về phía cánh tả” rồi lại còn tuyên bố “sẽ không bỏ ai” liệu có mâu thuẫn không? Tuy nhiên, ông Tổng biên tập Hồng Thanh Quang cũng để lộ ra mục đích là sẽ làm tờ báo “cánh tả nhưng bán chạy”. Phải chăng “cánh tả” cuối cùng là chỉ để tờ báo “bán chạy” mà bất chấp quan điểm, chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước và Mặt trận từ xưa tới nay?
Theo quan niệm của ông Hồng Thanh Quang trong bài phát biểu đăng báo nói trên, thì có nghĩa hệ thống chính trị nước ta có “cánh tả”, “cánh hữu”… là có đúng với quan điểm, chủ trương, đường lối nhất quán, tập trung lãnh đạo không? Theo quan điểm của ông Hồng Thanh Quang, vậy thì Đảng ta đang ở “cánh” nào? Báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng. Đảng lãnh đạo tuyệt đối báo chí trong việc tuyên truyền đường lối chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng, bảo vệ và ngày càng gia tăng sức mạnh đại đoàn kết đảm bảo tuyệt đối trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng và Nhà nước XHCN. Báo chí cách mạng có vai trò định hướng tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho cán bộ, nhân dân mà phát ngôn lệch lạc đăng báo công khai như ông Tổng biên tập Hồng Thanh Quang thì thật là nguy hiểm.
Tuyên bố “làm báo cánh tả” của một đảng viên đứng đầu tờ báo cơ quan ngôn luận trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chính là tiếng chuông báo động về những biểu hiện lệch lạc, suy thoái chính trị của một bộ phận cán bộ lãnh đạo quan trọng trong các cơ quan chính trị – xã hội hiện nay. Có lẽ từ sự lệch lạc trong nhận thức cơ bản đó và sự suy thoái chính trị đến mức nguy hiểm nên tờ báo Đại đoàn kết gần đây xảy ra nhiều vụ sai phạm từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất xấu đến uy tín tờ báo, uy tín của tổ chức Mặt trận và xâm hại lợi ích quốc gia.
Một trong những đỉnh điểm của sự sai phạm rất nghiêm trọng đó là tờ báo Đại đoàn kết điện tử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cho đăng tải trên trang VnTinNhanh (phụ trương của Đại đoàn kết điện tử) bài “Cái nhìn của Trung Quốc về Đặc công Việt Nam – Những chú tắc kè hoa trong rừng rậm” ngày 12-9-2016, trong đó công khai ngang nhiên khẳng định đặc công Việt Nam “đánh chiếm cảng Xihanúc trong chiến tranh xâm lược Campuchia” (?). Theo báo Đại đoàn kết điện tử thì Việt Nam xâm lược Campuchia ư? Đây không chỉ là xuyên tạc lịch sử mà còn là sự báng bổ, xúc phạm những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã sống, chiến đấu và hy sinh dũng cảm bảo vệ quê hương, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Cho đến tận hôm nay, Nhà nước và nhân dân Campuchia hàng năm vẫn tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm và tri ân các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam đã giúp họ được giải phóng khỏi bàn tay diệt chủng tàn bạo của tập đoàn tội ác Pôn Pốt và Iêng Xa-ri, ngày 7-1-1979. Chúng ta có hàng vạn liệt sĩ đã hy sinh, hàng vạn thương binh đã để lại xương máu trên đất bạn, hàng vạn gia đình mất mát người thân… để ngày nay tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lại ngang nhiên đăng bài công khai cho rằng đây là cuộc “chiến tranh xâm lược” (?). Thật là không thể nào chấp nhận và chịu đựng được!
Đây là chuyện chưa từng có trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Sự lệch lạc, non kém về nhận thức để xảy ra sai phạm rất nghiêm trọng này đã xúc phạm rất nghiêm trọng tới hình ảnh, lợi ích quốc gia. Đây chính là kết quả của dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” suy thoái chính trị mà – như ông Hồng Thanh Quang tuyên bố – lộ diện trong đội ngũ những người làm báo theo khuynh hướng “cánh tả” thì càng cực kỳ nguy hiểm và đáng sợ.

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Lê Quý Đôn, người đương thời

Bá Tân
   
     Có một dạo, VTV gây đình đám bằng chương trình người đương thời. Chương trình này gắn với cái tên Tạ Thị Bích Loan, một trong những “ chém gió” có hạng của VTV.
     Sau thời gian ngắn, chương trình này bị xóa sổ. Dĩ nhiên có nhiều lí do. Hoặc là nhảm nhí. Hoặc là tìm không ra người đương thời. Hoặc là người đương thời chính hiệu không muốn ( không thích , không dại gì ) trương cái mặt và huyên thuyên trên màn hình theo sự dẫn dắt của nữ MC họ Tạ.
     Người đương thời, khi được phô diễn trên VTV, không những đang sống mà còn sống khỏe, số đông là người có chức, có quyền.
    Xét về mặt thể xác, người đương thời phải là người đang sống. Họ có sức làm việc khỏe, mọi sinh hoạt đều tốt, thậm chí là sung mãn.
       Người ta không chỉ sống bằng thể xác , mà còn sống bằng tư tưởng. Thậm chí sức sống tư tưởng còn bền lâu hơn, trường thọ hơn.
       Sức sống bằng thể xác thuộc về phần con.
        Sức sống tư tưởng thuộc về phần người.
        Xét về sức sống tư tưởng,Lê Quý Đôn là người đương thời, vượt xa những người đương thời.
        Lê Quý Đôn ( 1726-1784) từ giã cõi đời cách đây 233 năm. Thể xác đã thành cát bụi nhưng tư tưởng của ông vẫn còn bừng cháy, người đời vẫn thấy ông ở bên cạnh.
        Người đương thời , những người đang sống trong xã hội hiện thời, có ai nói ra được cái điều mà lê quý đôn vạch ra cách đây hơn 230 năm.
        Lê Quý Đôn vạch ra 5 nguy cơ mất nước.
         Một là sĩ phu thức giả ngoảnh mặt đi trước thời cuộc.
         Hai là xã tắc tham nhũng tràn lan.
         Ba là binh kiêu ngạo, tướng thoái hóa.
         Bốn là học trò không kính trọng thầy giáo
         Năm là trẻ con khinh thường người già.
        Tiếng lòng của Lê Quý Đôn nóng hổi tính đương thời. Không phải nhắn gửi, mà là vạch ra cái hiện thực của đương thời.
        Lê Quý Đôn là cánh rừng đại ngàn. Tôi ( cũng như nhiều người ) chỉ là ngọn cỏ.
        Xin thành tâm bái phục và kính cẩn thưa rằng : Lê Quý Đôn là đỉnh cao của đương thời, đương thời hơn rât rất nhiều người đương thời.


                                                                                                                         Bá Tân

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

ĐỐI THOẠI CHỈ CÓ LỢI!

Thời Luận ĐĐK 22-12-2006

(Bài đăng mục Thời Luận báo Đại Đoàn Kết ngày 22/12/2006)

Nhân kỷ niệm ngày giỗ thứ 10 cố Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (24-12-1996/2006)

ĐỐI THOẠI CHỈ CÓ LỢI!

Từ những năm 80 của thế kỷ trước Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã rất thích dùng từ "đối thoại" mỗi khi có dịp trò chuyện với giới trẻ. Theo Chủ tịch, không có gì úy kỵ khi chúng ta dùng từ "đối thoại". Bởi vì, trong đời sống hàng ngày "đối thoại" là chuyện thường tình, ai cũng sẽ phải đối thoại, nếu như có từ hai người trở lên. 

Không có gì buồn hơn "độc thoại" - nói một mình, chỉ có một người nói và tệ hại hơn chỉ có một người nghe. Ngay cả chuyện các vị lãnh đạo phát biểu trên báo chí, trên đài phát thanh, truyền hình xét cho cùng cũng là đối thoại. Trên cơ sở một lượng thông tin nào đó, diễn giả hay người viết truyền đạt những suy nghĩ, ý tưởng và thái độ của mình đối với một vấn đề xã hội với tinh thần không thể cấm mọi người có ý kiến khác mình. Những tư tưởng hoặc  thông tin được phổ biến công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải là những thông tin chấp nhận sự phản biện, không thể cấm người khác không đồng tình hay buộc phải đồng tình với mình cho dù người phát biểu có ở vị trí quan trọng nào đi chăng nữa. Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ kết luận: "Có cơ hội cọ sát tư duy sẽ dễ dẫn tới chân lý. Tôi thấy chỉ có điều lợi trong đối thoại".

Ngày nay chúng ta đã khá quen với từ "đối thoại", không chỉ đối thoại trên báo in, báo hình, báo nói mà còn "đối thoại trực tuyến" trên hệ thống internet toàn cầu. Một trong những tin tức đang thu hút sự quan tâm của dư luận là việc Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đang chuẩn bị  kế hoạch cho việc thường xuyên tổ chức những cuộc "đối thoại trực tuyến" với nhân dân về mọi vấn đề quốc kế dân sinh. "Đối thoại" chỉ có lợi, chỉ làm cho Đảng và Nhà nước gần dân hơn, hiểu dân hơn và dễ dàng đồng thuận hơn trong nhiều vấn đề gai gốc của đất nước.

Cũng từ những năm 80 của thế kỷ trước, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã rất nhiều lần đối thoại với giới trẻ về vấn đề dân chủ. Ngay trong năm 1986, năm đầu tiên của sự nghiệp 20 năm đổi mới, Chủ tịch nói: "Dân chủ chẳng những là thử thách sát sườn của đổi mới, nó còn là biểu trưng chủ yếu cho đổi mới, là điều kiện tiên quyết đảm bảo đổi mới, là động lực thúc đẩy đổi mới và là cái đích mà đổi mới phải vươn tới, nâng cao và hoàn thiện". Chủ tịch cho rằng "dân chủ phải đi trước một bước so với nền tảng kinh tế". Bởi vì sự trì trệ, lạc hậu, bảo thủ trong quản lý kinh tế - xã hội của nước ta trong nhiều năm qua phản ánh rất rõ trong đó sự trì trệ, lạc hậu, bảo thủ trong cơ chế thực hiện dân chủ. Đó là mối quan hệ hữu cơ, là nhân quả của nhau, tác động và quy định, thúc đẩy lẫn nhau. Chủ tịch chứng minh luận điểm của mình bằng hiệu quả của việc khoán sản phẩm, giao quyền tự chủ cho đơn vị sản xuất, phân phối thu nhập theo lao động trong những năm xóa bao cấp về mặt nào đó nó không chỉ là một giải pháp kinh tế mà còn là một cách thực thi dân chủ trong đời sống kinh tế.

Việc "cởi trói", "tháo gỡ", "giao quyền tự chủ" cho người lao động chính là mở rộng dân chủ, tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và nâng cao đời sống bản thân, gia đình mình. Do vậy có thể nói rằng dân chủ là nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Một nền kinh tế hùng mạnh chỉ có thể hình thành và phát triển trong một hệ thống chính trị dân chủ.


Dân chủ được thực thi trong đời sống bằng muôn hình vạn trạng, nhưng không thể không nói tới các cơ quan dân cử, đại diện cho quyền lực của nhân dân. Đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Do vậy, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ cũng luôn nhắc nhở chúng ta về hiệu quả thực của các cơ quan này và kiên quyết chống những hoạt động hình thức. Chủ tịch khuyến cáo: "Quốc hội dứt khoát không thể là vật trang trí, là tổ chức hình thức. Các phiên Quốc hội họp không thể là dịp đại biểu tham luận, phát biểu cảm tưởng mà để xem xét các việc thuộc thẩm quyền của mình. Cách duy nhất đảm bảo chức năng của Quốc hội là tranh luận thẳng thắn và công khai mọi vấn đề". 

Cuối cùng, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ cũng trở lại với phương thức làm việc vốn trở thành máu thịt của mình là luôn luôn và sẵn sàng đối thoại. Đối thoại thẳng thắn và công khai để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực của dân. Nếu có xảy ra trường hợp những dự kiến của Đảng không được Quốc hội đồng tình cũng nên xem là bình thường và đó là những thông tin phản biện có giá trị thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.


Hữu Nguyên

ĐỐI THOẠI VỚI TRÍ THỨC

Bài này viết cho mục Thời Luận báo Đại Đoàn Kết ngày 20/11/2008, nhưng không được duyệt in. Nay nghe dư luận bàn tán xôn xao về "chủ trương" đối thoại nên post lại để rộng đường.


[Viết cho mục Thời Luận 20-11-2008]

ĐỐI THOẠI VỚI TRÍ THỨC


Trong phần trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp Quốc hội mới đây, đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) nêu câu hỏi, trước nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước, trí thức trong và ngoài nước đã có nhiều đóng góp và gởi nhiều ý kiến. Thủ tướng có kế hoạch đối thoại với các nhà khoa học và trí thức không?

Thủ tướng trả lời: “Những người làm việc xung quanh tôi đều là tiến sỹ, kỹ sư, có học vị cả. Chúng tôi làm việc liên tục và tiếp xúc hàng ngày. Treo khẩu hiệu đối thoại với trí thức thì hình thức quá”. Cần lưu ý là Thủ tướng có thắc mắc không biết đại biểu định nghĩa trí thức như thế nào, còn “ngày nào tôi cũng đối thoại với trí thức cả”.

Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của đại biểu Lê Bộ Lĩnh cho thấy ông hiểu “trí thức” không chỉ đơn giản là những người có học vị. Đồng thời ông đang đề cập tới việc đối thoại chứ không phải việc Thủ tướng hỏi ý kiến của những người giúp việc, của các chuyên viên bên cạnh để lựa chọn các quyết sách. Việc lắng nghe ý kiến của các chuyên gia chỉ là sự cố vấn, trao đổi của những người dưới quyền, giúp việc cho Thủ tướng. Đó không phải là “đối thoại với trí thức” như ông Lĩnh muốn chất vấn.

Do vậy, cái định nghĩa về trí thức mà Thủ tướng muốn hỏi chắc hẳn có khác biệt với cách hiểu của đại biểu Lê Bộ Lĩnh. Thông thường người ta hay đồng nghĩa “trí thức” với những người có học, có học vị. Nhưng theo cách hiểu mà đại biểu Lĩnh nêu ra trong phần chất vấn Thủ tướng thì “trí thức” không chỉ là những người có học vị. Bản thân hai chữ “trí” và “thức” cũng bao hàm ý nghĩa là người vừa có học vấn, vừa phải có trách nhiệm “thức tỉnh” công chúng. 

Cố GS Nguyễn Khắc Viện, người từng trăn trở rất nhiều về vị trí, thái độ, trách nhiệm của trí thức trong xã hội, từng nói: “Nhiệm vụ của kẻ sĩ, thời nào cũng vậy, là gây dư luận”. Khuấy động dư luận có nghĩa là không để cho ai bằng lòng với tất cả những gì đã tưởng là đương nhiên để giữ cho trí óc và lương tâm xã hội luôn tỉnh thức.

Trí thức có thể là những người có ý kiến độc lập với lãnh đạo. Có những trí thức ngoài Đảng, ở trong nước hoặc ngoài nước, không làm việc cho Chính phủ hay cố vấn cho Thủ tướng. Họ hoàn toàn có thể đóng góp những quan điểm, chính sách hữu ích cho Chính phủ. Nhưng nếu Thủ tướng không đối thoại với họ thì Chính phủ sẽ không thể biết đến tiếng nói của họ. Trong khi đó, những người giúp việc, hiến kế ở xung quanh Thủ tướng có thể là những nguời giỏi giang, đầy đủ các loại học vị nhưng họ cũng có thể sẽ bị ràng buộc bởi quyền lợi và góc nhìn do địa vị mang lại. Nói như thế không có nghĩa là những đóng góp của họ là không quan trọng, mà nó không đủ. Không thể lấy chuyện hàng ngày Thủ tướng làm việc với bộ phận chuyên môn, giúp việc xung quanh, dù đó là những người có kỹ năng chuyên môn cao, có học vị để rồi cho rằng như vậy là Thủ tướng đang đối thoại với trí thức.

Marx cũng từng có định nghĩa về trí thức: “là người phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không thụt lùi dù trước kết luận của chính mình hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào”. Theo Marx,  tinh thần phê bình đó của trí thức sẽ góp phần giúp xã hội ý thức chính mình, tiến tới một trật tự tốt hơn, nhân đạo hơn, hợp lý hơn. Người trí thức do vậy mà trở thành lương tâm của xã hội, phát ngôn nhân của những xu thế tiến bộ trong xã hội dù ở bất cứ thời đại lịch sử nào.

Đối thoại với trí thức trên tinh thần đó mới thực sự mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn cho xã hội.


Hữu Nguyên

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Vụ cưỡng chế đất ở huyện U Minh năm 2005 & những bài học đau lòng về giải quyết tranh chấp đất đai

Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu


Qua quan hệ đồng nghiệp, tôi có cơ hội tiếp cận hồ sơ một vụ cưỡng chế đất đai diễn ra ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau đầu năm 2005, với những tình tiết có thể nói là ly kỳ, kinh hoàng không thua kém những vụ như Tiên Lãng (Hải Phòng), hay Đồng Tâm (Hà Nội) mới đây. Cụ thể, chính quyền địa phương đã huy động cả "hệ thống chính trị", gồm cả quân đội và công an, tiến hành một vụ cưỡng chế thu hồi đất mà không dựa trên cơ sở pháp luật, không đúng pháp luật. (Điều này được khẳng định khi 10 năm sau, chính chính quyền huyện U Minh đã phải ban hành những quyết định có nội dung "thu hồi và hủy bỏ" những quyết định đã ban hành hơn 10 năm trước). Trong sự kiện này, khi đó đồng nghiệp của tôi là luật sư Trịnh Vĩnh Phúc (lúc đó là Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Cà Mau) đã đứng về phía Nhân dân. Hay nói chính xác hơn, là đứng về lẽ phải và pháp luật,  giúp đỡ pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất sai quy định. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc đã phải chịu nhiều phen khốn đốn, bị ngăn cản, bị uy hiếp, bị đưa ra kiểm điểm trong Đoàn Luật sư ...vv.

Cảnh cưỡng chế thu hồi đất ở U Minh năm 2005 

Là người nhiều năm hành nghề, tham gia hàng trăm vụ việc, vụ án về tranh chấp đất đai hay chính sách đất đai, tôi hoàn toàn thông hiểu và cảm thấy bức xúc, đau lòng khi trong rất nhiều vụ việc, chính quyền địa phương, vì những lý do mang tính lợi ích cục bộ, cá nhân, đã bất chấp pháp luật, nhưng lại nhân danh pháp luật, nhân danh Nhà nước, để chèn ép, thậm chí đàn áp người dân. Dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, đau lòng và không thể khắc phục. Làm mất lòng tin của người dân vào chế độ. Thậm chí làm "oan" cho pháp luật, chính sách đất đai của Nhà nước.

Được sự đồng ý của người trong cuộc (và cũng không có gì là bí mật), tôi xin đăng lại nguyên văn những tài liệu dưới đây (bao gồm cả hình ảnh) do luật sư Trịnh Vĩnh Phúc (nay là luật sư Đoàn luật sư TP.HCM) gửi đến, với mong mỏi rằng: bất kỳ chế độ và hệ thống pháp luật nào, cũng phải hướng đến sự công bằng, dân chủ, đứng về và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Vì Dân chính là cội nguồn của dân tộc. Những vụ việc như thế này, tuy đã lâu nhưng chưa bao giờ cũ, thực sự là những bài học kinh nghiệm đáng lưu tâm cho nhiều cán bộ, cấp chính quyền.

.........................

Hình ảnh về cuộc cưỡng chế thu hồi đất ở huyện U Minh năm 2005 (ảnh do Ls. Trịnh Vĩnh Phúc cung cấp)



...................

ĐÔI NÉT VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ TẠI LÀNG CÁ KHÁNH HỘI - U MINH, CÀ MAU HƠN 10 NĂM TRƯỚC…

TRỊNH VĨNH PHÚC
Luật sư thành viên Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh 
Nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau.

Đây là vụ khiếu kiện hành chính của 7 hộ dân bị thu hồi đất, trong đó có 5 hộ dân bị cưỡng chế... mà khi tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ tài liệu hay chỉ cần nhìn qua các văn bản hành chính của UBND huyện U Minh và UBND tỉnh Cà Mau cũng có thể khẳng định đó là các văn bản trái pháp luật!

Để thực hiện quyết tâm thu hồi đất và thể hiện uy quyền của mình, chính quyền tỉnh Cà Mau đã tiến hành cưỡng chế một cách khốc liệt đối với các hộ dân, bất chấp pháp luật!

Người ta đã huy động lực lượng hùng hậu hàng trăm quân của tỉnh và huyện, với nhiều sắc quân, huy động xe chữa cháy, cứu thương, tàu cuốc, tàu xáng thổi, chó berger... để đối phó, đàn áp các hộ dân khiếu kiện, không chấp hành lệnh cưỡng chế... Người ta cưỡng chế các hộ dân Làng cá Khánh Hội - U Minh, Cà Mau bằng việc bất ngờ giữa đêm khuya cho tàu xáng thổi bùn tràn ngập lên các căn nhà trong lúc 5 hộ dân đang ngủ để họ không kịp trở tay và phải khuất phục, chịu rời khỏi khu vực cưỡng chế...!!!

Trãi qua gần 10 năm ra quyết định thu hồi đất, nhiều lần cưỡng chế thu hồi đất, sau quá trình kiên trì khiếu nại của 7 hộ dân, đến giữa năm 2014, UBND huyện U Minh đã lần lượt ban hành các Quyết định thu hồi và hủy bỏ các Quyết định số: 734/QĐ-CTUB, 735/QĐ-CTUB, 736/QĐ-CTUB, 737/QĐ-CTUB, 738/QĐ-CTUB, 739/QĐ-CTUB, 739/QĐ-CTUB đề ngày 13/8/2004 của Chủ tịch UBND huyện U “về việc bồi thường giá trị đất và tài sản trên đất bị thu hồi, giải tỏa xây dựng dự án (khu B) khu dân cư Làng cá Khánh Hội”.

Tôi là luật sư tham gia giúp đỡ pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hộ dân trong vụ khiếu kiện hành chính này phải chịu nhiều phen khốn đốn, bị ngăn cản, bị uy hiếp, bị đưa ra kiểm điểm trong Đoàn Luật sư để tiến tới đề nghị tước chứng chỉ hành nghề... Trước đó người ta dùng cả loa phóng thanh trong cuộc cưỡng chế để phát đi những nội dung xuyên tạc, hạ uy thế luật sư, bảo người dân “đừng nghe theo lời tư vấn trái pháp luật của luật sư”; cho người chĩa ống kính camera thu lại từng cử chỉ và lời nói của luật sư để phục vụ việc xem xét khởi tố, bắt giam luật sư mà họ dùng mật ngữ là “rút giò luật sư”; thậm chí cung cấp thông tin sai lệch để một tờ báo chuyên ngành pháp luật Trung ương đưa tin nói xấu luật sư rằng “luật sư xúi dân chống người thi hành công vụ”...

Tôi vừa tư vấn, giúp đỡ pháp lý cho các hộ dân, giúp họ khiếu kiện các quyết định hành chính trong một thời gian dài. Điều đáng tiếc là Tòa án ở địa phương không phải là điểm tựa pháp lý cho người dân khởi kiện, vì tất cả đơn khởi kiện đều bị Tòa án 2 cấp bác bỏ để bảo vệ quyết định bị khởi kiện của chính quyền...!

Tôi còn tham gia tố tụng bào chữa cho một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình bị khởi tố - truy tố - xét xử về tội “Chống người thi hành công vụ” và vận động 2 người thanh niên trong gia đình bị khởi tố và truy nã ra đầu thú...!!!

Để hỗ trợ pháp lý cho các hộ dân và bảo vệ lẽ phải, tôi đã có nhiều văn bản kiến nghị và báo cáo vụ việc, mạnh dạn chỉ ra các sai trái của các quyết định hành chính và hành xử trái pháp luật của những người có chức trách...

Trong lúc sự việc lên cao trào, căng thẳng quá, tôi đã từng mượn ý của Fidel Castro mà nói với các vị quan chức ở địa phương, đại ý: Các anh có thể xử lý tôi, nhưng rồi lịch sử sẽ phán xét cho tôi!  

Sau này có nhiều người nhắc lại sự việc trên và nhận xét: “Nếu luật sư Trịnh Vĩnh Phúc không phải là người có gốc mạnh và được sự đồng tình ủng hộ của tuyệt đại đa số luật sư trong Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ rất có thể đã có một kết cục khác...!”.

................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Cà Mau, ngày 20 tháng 4 năm 2005


KIẾN NGHỊ
V/v chỉ đạo cho ngừng cưỡng chế đối với 5 hộ dân và giải quyết đúng pháp luật khiếu nại của 7 hộ dân đối với các Quyết định của Chủ tịch UBND huyện U Minh; xem xét việc Công an huyện U Minh khởi tố, bắt người sau cuộc cưỡng chế bất thành vào ngày 11-12/3/2005; không để các hộ dân trong vùng dự án khu dân cư Làng cá Khánh Hội - U Minh vì khiếu kiện việc đền bù mà bị bức hại, hứng chịu oan sai và tránh để xảy ra các hậu quả pháp lý - xã hội đáng tiếc…

Kính gửi: ………………………………………………………………………………….

- Kính thưa quý vị Lãnh đạo,

Tôi, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, là người bảo trợ pháp lý cho gia đình bà Lâm Thị Thêm (75 tuổi), gồm 7 hộ là con và cháu tham gia khiếu kiện hành chính trong đó có 5 hộ bị cưỡng chế tháo dỡ nhà, lấy đất giao Công ty Phát triển nhà Minh Hải xây dựng “Khu dân cư Làng cá Khánh Hội” - huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Với nhận thức chính trị và pháp luật của mình, tôi nhận thấy phải có trách nhiệm kiến nghị lên quý vị Lãnh đạo những vấn đề pháp lý cấp bách liên quan đến vụ khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện nêu trên, như sau:

I. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH:

Ngày 11/3/2005 huyện U Minh và tỉnh Cà Mau tổ chức cưỡng chế lần 2 đối với 5 hộ dân mà trước đó họ đã bị cưỡng chế buộc tháo dỡ nhà vào các ngày 8-10/9/2004. Nội dung cưỡng chế lần này là tháo dỡ các chòi lá mà các hộ dân trở về cất tạm trên đất của họ, cho xáng thổi đất bùn lên toàn bộ diện tích đất của 7 hộ dân có đất bị thu hồi. Trong khi đó, cả 7 hộ dân chưa hộ nào nhận tiền đền bù, chưa kịp thu hoạch cây trồng trên đất, chưa nhận nền nhà tái định cư và đang khiếu nại vụ việc đúng quy định pháp luật.

Lực lượng cưỡng chế được huy động lên đến hàng trăm người gồm cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự của Công an tỉnh, Công an huyện U Minh, lực lượng kiểm lâm, thanh tra giao thông, dân phòng… được trang bị đầy đủ, có cả chó béc-giê dùng trong công tác chống bạo loạn, với vòi phun nước bằng máy bơm thủy lực cực mạnh, trái khói, loa phóng thanh, xáng thổi, tàu cuốc, xe cứu thương… sẵn sàng cho cuộc cưỡng chế.

Phía 5 hộ dân bị cưỡng chế với gần 20 người gồm từ các cháu nhỏ 7, 8 tuổi đến bà cụ gần 80 tuổi đã phản ứng lại bằng việc tử thủ trong các căn chòi lá với các dụng cụ có khả năng gây ra thương tích và những vỏ chai, túi chứa xăng. Họ lập bàn thờ Tổ quốc, dựng pa nô, băng rôn khẩu hiệu, tay cầm cờ đỏ hoặc di ảnh Bác Hồ, trên đầu chít khăn tang trắng với một quyết tâm rất đáng quan ngại…

Trong 2 ngày: 11/3 - 12/3/2005, suốt từ sáng đến chiều lực lượng cưỡng chế nhiều lần chuẩn bị hành động, tình thế cực kỳ căng thẳng, có lúc tưởng chừng xảy ra đẫm máu, nhưng rồi sau 2 ngày co kéo, đến sáng sớm ngày 12/3 xảy ra cuộc xô xát giữa lực lượng cưỡng chế và 5 hộ dân, làm cho 1 phụ nữ là cô Lê Kiều Tiên bị thương đứt gân mu bàn tay, 1 thanh niên là em Ngô Văn Nhớ bị vỡ đầu, phải đưa cả hai đi cấp cứu…

Sự việc cưỡng chế nêu trên thu hút sự chú ý của đông đảo người dân, ước đoán có khoảng trên 2 ngàn người, cùng với sự có mặt tác nghiệp của các phóng viên gần 10 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trong thời gian diễn ra việc cưỡng chế… Thái độ của tuyệt đại đa số người dân có mặt chứng kiến là không tán thành việc cưỡng chế, họ có những lời phát biểu hết sức bức xúc, rất đáng để suy ngẫm…

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cử ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và ông Võ Khắc Điệp - Phó Giám đốc Sở Tư pháp xuống địa bàn thuyết phục 5 hộ dân, gặp gỡ một số phóng viên báo chí và yêu cầu luật sư rời khỏi xã Khánh Hội… Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau là người ký nhiều văn bản chỉ đạo cưỡng chế cũng có mặt tại xã Khánh Hội vào trưa ngày 12/3/2005 để trực tiếp chỉ đạo…

Đến nay, việc cưỡng chế tạm lắng nhưng 5 hộ dân đang sống trong nỗi hoang mang lo sợ vì Công an huyện U Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, đồng loạt ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, tiến hành truy bắt và đã bắt được bà Lư Thị Nhiễu là vợ ông Nguyễn Văn Thọ, 1 trong 7 hộ dân khiếu kiện, giam giữ tại Trại tạm giam Công an huyện U Minh. Không khí ngột ngạt, u ám đang bao trùm lên gia đình bà Lâm Thị Thêm với gần 50 người con, cháu… vốn đang sinh sống yên bình, chăm chỉ lao động, sản xuất trên quê hương Khánh Hội, U Minh. Hiện nay các cháu con của các hộ bị cưỡng chế đã bỏ học, thanh niên trụ cột lao động chính trong nhà bỏ việc đi biển, công việc làm ăn bị đình đốn vì tình trạng cưỡng chế và lo bị bắt bất cứ lúc nào…

Các hộ dân khiếu kiện và các hộ bị cưỡng chế liên tục gởi đơn lên các vị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan pháp luật Trung ương và tỉnh Cà Mau kêu cứu về việc gia đình họ bị bức hại. Báo chí cũng đã có nhiều bài viết phản ánh vụ cưỡng chế lấy đất và phản ứng của người dân… Đáng lưu ý, Báo Bảo Vệ Pháp Luật - cơ quan của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 31 (188) ra ngày 19/4 đến 22/4/2005 có bài: “U Minh - Cà Mau: Cần một quyết định có lý, có tình” phản ánh nội dung khiếu kiện của 7 hộ dân, trong đó có 5 hộ bị cưỡng chế, đề nghị các cấp chính quyền tỉnh Cà Mau quan tâm giải quyết nhanh chóng các yêu cầu khiếu nại, sao cho có lý, có tình.

II. NHẬN XÉT:

1. Chúng tôi nhận thấy việc khiếu kiện của 7 hộ dân là hợp pháp. 

Trong việc tổ chức cưỡng chế 5 hộ dân, UBND huyện U Minh luôn viện dẫn Công văn số 21/UB ngày 06/01/2005 của UBND tỉnh Cà Mau do ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chủ tịch ký, chỉ đạo cưỡng chế.

Chúng tôi nhận thấy Công văn số 21/UB mang tính áp đặt, phản ánh không đúng tinh thần nội dung các Quyết định phúc thẩm của TAND tỉnh Cà Mau, bởi các Quyết định phúc thẩm cũng chỉ giữ y các Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của TAND huyện U Minh với nhận định vụ việc “không thuộc thẩm quyền của Tòa án” (Tòa án 2 cấp không có mở phiên tòa xét xử mà chỉ họp Hội đồng rồi ra Quyết định đình chỉ vụ án). Các Quyết định này chỉ thuần túy đề cập đến thủ tục tố tụng, chứ hoàn toàn không có nội dung giải quyết bác yêu cầu khởi kiện. Nếu Tòa án không nhận thụ lý giải quyết thành vụ án hành chính vì không thuộc thẩm quyền, thì 7 hộ dân vẫn còn có quyền khiếu nại để UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng theo Luật khiếu nại, tố cáo; chớ không thể tước quyền khiếu nại hợp pháp của họ. Do đó không thể nói “các quyết định giải quyết có liên quan đến khiếu nại của các hộ được thực hiện đúng quy định” !!!

(Thanh tra Chính phủ vừa gởi đến 7 hộ dân Phiếu hướng dẫn số 103116/HD-TD&XLĐT ngày 30/3/2005 hướng dẫn “trình đơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét”).

Trong khi đó, các Quyết định về đền bù và Quyết định giải quyết khiếu nại về đền bù được Chủ tịch UBND huyện U Minh Đỗ Văn Sơ ban hành vào ngày 13/8/2004 và ngày 16/8/2004 không tuân thủ trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định: ban hành quyết định giải quyết khiếu nại không cần có đơn khiếu nại, Quyết định giải quyết khiếu nại chỉ cách Quyết định đền bù ký trước đó 3 ngày và tống đạt 2 loại Quyết định cùng 1 ngày, tước đi quyền khiếu nại hợp pháp của 7 hộ dân, vi phạm nghiêm trọng Luật khiếu nại, tố cáo !!!

Ông Nguyễn Quốc Việt ký nhiều văn bản chỉ đạo cưỡng chế trái quy định pháp luật. Điển hình như: Công văn số 1505/UB ngày 18/6/2004 của UBND tỉnh Cà Mau “v/v thực hiện việc cưỡng chế các hộ dân trong vùng dự án khu dân cư - khu B Làng cá Khánh Hội, U Minh” được ông Việt ký trước khi có Quyết định số 80/QĐ-CTUB ngày 01/7/2004 “v/v thu hồi đất đối với 65 hộ dân tại xã Khánh Hội, huyện U Minh và giao đất cho Công ty Phát triển nhà Minh Hải để quản lý, sử dụng vào mục đích xây dựng khu dân cư - Khu B Làng cá Khánh Hội, huyện UMinh” cũng do chính ông Việt ký!!! (Quyết định thu hồi đất không được tống đạt đến các hộ dân). Ông Việt ký tiếp Công văn số 1913/UB ngày 09/8/2004 chỉ đạo cưỡng chế 7 hộ dân ở Khánh Hội, trước khi Chủ tịch UBND huyện U Minh ký ban hành các Quyết định đền bù vào ngày 13/8/2004 cho 7 hộ dân !!!???

Rõ ràng UBND tỉnh Cà Mau và UBND huyện U Minh đã thực hiện quy trình ngược trong việc thu hồi đất và đền bù thiệt hại cũng như trong việc giải quyết khiếu kiện của người dân, rất cần sự xem xét của quý vị Lãnh đạo, nhằm đảm bảo tính pháp chế và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân có đất bị thu hồi và cũng để tránh tình trạng lạm quyền !!!

2. Chúng tôi nhận thấy việc khiếu kiện của 7 hộ dân là có căn cứ pháp luật.
Các hộ dân khiếu kiện các Quyết định số: 734/QĐ-CTUB, 735/QĐ-CTUB, 736/QĐ-CTUB, 737/QĐ-CTUB, 738/QĐ-CTUB, 739/QĐ-CTUB, 739/QĐ-CTUB cùng đề ngày 13/8/2004 của Chủ tịch UBND huyện U “về việc bồi thường giá trị đất và tài sản trên đất bị thu hồi, giải tỏa xây dựng dự án (khu B) khu dân cư Làng cá Khánh Hội”, vì họ cho rằng các quyết định này đã không áp dụng đúng quy định pháp luật. 7 hộ dân yêu cầu được áp dụng Quyết định số 25/2003/QĐ-UB ngày 08/7/2003 của UBND tỉnh Cà Mau “v/v quy định mức giá đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, không đồng ý áp dụng Quyết định số 1095/QĐ-CTUB ngày 13/11/2001 của UBND tỉnh Cà Mau “v/v ban hành đơn giá bồi thường về đất, hoa màu, vật kiến trúc và trợ cấp di dời, ổn định cuộc sống thuộc dự án xây dựng Khí - Điện - Đạm Cà Mau”, là quyết định áp dụng cho riêng khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm, không còn phù hợp và đã bị thay thế bằng Quyết định số 25/2003/QĐ-UB ngày 08/7/2003 của UBND tỉnh Cà Mau.

Nếu căn cứ vào Quyết định số 25/2003/QĐ-UB thì vị trí đất của 7 hộ khiếu kiện chạy dài theo Lộ xe dọc Kênh Hội (đoạn từ Đê Quốc phòng đến Kênh Xáng mới) phải được áp giá 450.000đ/m2, trong khi các Quyết định đền bù đề ngày 13/8/2004 của Chủ tịch UBND huyện U Minh chỉ áp giá 100.000đ/m2 cho 1 nền nhà 300m2 và phần lớn diện tích còn lại bị tính theo đất ruộng và đất vườn với giá rẻ mạt là 7.000đ/m2 và 14.600đ/m2, mặc dù đất ruộng nay đã thành đất vườn và đất vườn đã trở thành thổ cư từ lâu, không còn nguyên trạng theo các giấy chứng nhận QSD đất do UBND huyện U Minh cấp.

Các Quyết định đền bù thiệt hại do Chủ tịch UBND huyện U Minh Đỗ Văn Sơ ban hành ngày 13/8/2004 có nhiều sai sót lớn về diện tích đất và đơn giá cây trồng được áp giá đền bù, gây thêm nhiều thiệt hại cho 7 hộ dân bị thu hồi đất…

Theo Quyết định số 1095/QĐ-CTUB ngày 13/11/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thì giá đền bù cây dừa đã thu hoạch là 250.000đ/cây, cây bạch đàn là 100.000đ/cây, thế nhưng trong Danh mục kèm theo Quyết định đền bù cho một số hộ thì cây dừa chỉ có giá 150.000đ/cây, cây bạch đàn chỉ có giá 15.000đ/cây, rồi thì dừa loại C giá 40.000đ/cây trong lúc dừa loại E cũng giá 40.000đ/cây... (???!!!).

Trong quá trình 7 hộ dân khiếu kiện, UBND huyện U Minh có lập Tổ công tác (gồm các cán bộ Phòng Kinh tế huyện U Minh kết hợp với nhân viên Công ty Phát triển nhà Minh Hải) tiến hành đo đạc lại diện tích đất và lập biên bản đo đạc vào ngày 10/9/2004, chỉ riêng với hộ Nguyễn Văn Thọ diện tích đất được đền bù bị đo thiếu so với diện tích đất thực tế hơn 2.000m2…

Những sai sót trên đã được các ông Đỗ Văn Sơ - Chủ tịch, ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh thừa nhận trước mặt 5 hộ dân bị cưỡng chế, dưới sự chứng kiến của các nhà báo, luật sư trong buổi tiếp xúc vào chiều ngày 11/3/2005 tại phòng họp UBND xã Khánh Hội do ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Cà Mau chủ trì. Thế nhưng những sai sót nghiêm trọng, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người dân như vậy chưa được điều chỉnh mà cứ cương quyết cưỡng chế là điều khó có thể chấp nhận !!!

Ngoài ra, khi mở lộ xe và đào kênh xáng đi ngang qua đất của 7 hộ dân vào năm 1997, chính quyền không thực hiện việc đền bù, nay khi các hộ dân lên tiếng yêu cầu đưa vào diện tích tính đền bù thì các vị lãnh đạo UBND huyện U Minh cho rằng trước đây các hộ dân đã đồng ý hiến đất (?); khi dân phản đối cho rằng không có việc hiến đất, chưa khi nào người dân được hỏi ý kiến, thì các vị không đưa ra được bằng chứng gì để chứng minh cho việc dân “hiến đất” !!! Trong khi đó Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 3058/QĐ-KHĐT ngày 15/11/1996 phê duyệt phương án đền bù cho dân khi triển khai thực hiện Dự án GTNT-WB1 (Dự án giao thông nông thôn Việt Nam được thực hiện bằng vốn vay Ngân hàng Thế giới) và Ban Quản lý các dự án 18  đã có văn bản hướng dẫn đền bù thiệt hại cho dân rất rõ ràng, cụ thể lại không được áp dụng, thực hiện !!! Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết không chỉ với 7 hộ dân đang khiếu kiện mà gần như toàn bộ người dân trong 2 xã Khánh Lâm và Khánh Hội thuộc huyện U Minh nơi có công trình làm đường và kinh xáng đi qua đã không được nhận tiền đền bù !!! Phải chăng đã xảy ra vụ tiêu cực lớn trong việc thực hiện dự án cấp quốc gia này tại tỉnh Cà Mau ?!

Việc huyện U Minh tổ chức cưỡng chế thực hiện các Quyết định thu hồi đất và Quyết định áp giá đền bù thiệt hại bằng các Thông báo dựa trên các Công văn chỉ đạo cũng là vấn đề cần được xem xét. Theo nhận thức của chúng tôi, việc cưỡng chế phải được tiến hành thông qua các Quyết định cưỡng chế theo đúng thủ tục, trình tự quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, chứ không thể bằng Công văn hay Thông báo như đã làm !!!

Chúng tôi cho rằng yêu cầu khiếu nại của 7 hộ dân là chính đáng và phù hợp với quy định pháp luật. Nếu căn cứ vào Quyết định số 80/QĐ-CTUB ngày 01/7/2004 của UBND tỉnh Cà Mau và các Quyết định đền bù do Chủ tịch UBND huyện U Minh ký vào ngày 13/8/2004, thì việc thu hồi đất, giao đất và áp giá đền bù khi thu hồi đất chỉ mới xảy ra gần đây, vào tháng 7 và tháng 8/2004, trong khi Quyết định số 25/2003/QĐ-UB ngày 08/7/2003 của UBND tỉnh Cà Mau quy định mức giá đất trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu lực từ hơn 1 năm trước đó, nhất thiết phải là căn cứ để áp dụng, không thể thoái thác !!!

Chính sách áp giá đền bù như trên là không đúng với quy định, nếu chấp nhận Quyết định đền bù của UBND huyện U Minh, trên thực tế 7 hộ dân sẽ không thể có đủ điều kiện để tái định cư, thậm chí không đủ tiền để mua lại nền nhà trên chính đất của họ bị thu hồi, mặc dù tổng diện tích của 7 hộ bị thu hồi gần 10 ha, chiếm gần ½ diện tích đất Dự án. Đất thu hồi của 7 hộ dân được giao cho Công ty Phát triển nhà Minh Hải xây dựng khu dân cư với mục đích kinh doanh, chỉ mới trên sơ đồ phân lô thì nền đất cũng đã có giá cao gấp mấy chục lần giá đền bù cho dân !!! Trong khi đó, Thủ tướng Phan Văn Khải thường xuyên nhắc nhở rằng: trong việc đền bù khi thu hồi đất, người dân phải được hưởng giá trị đền bù cao hơn hoặc bằng với giá trị đất bị thu hồi… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ phát biểu trong hội nghị triển khai thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Đất đai, được nhiều cơ quan báo chí đăng tải rằng: “…Chính quyền địa phương chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, không làm thay cho chủ đầu tư trong việc bồi thường, đền bù đất cho dân…”!!!

Việc giải quyết đền bù thiệt hại cho 7 hộ dân trong khu dân cư Làng cá Khánh Hội trong thực tế đã vi phạm Luật Đất đai, đi ngược chủ trương của Chính phủ… Điều này ẩn chứa một sự bất bình thường trong việc thực hiện Dự án khu dân cư Làng cá Khánh Hội, rất cần sự quan tâm xem xét của quý vị Lãnh đạo nhằm ngăn ngừa tham nhũng từ việc thực hiện các dự án xây dựng, liên quan đến công tác thu hồi đất, đền bù thiệt hại, việc phân lô bán nền...

3. Chúng tôi nhận thấy việc cưỡng chế 5 hộ dân trong số 7 hộ khiếu kiện vừa qua là trái luật, thất sách về chính trị.  

Các hộ dân sống trên vùng đất U Minh bao năm chiến tranh chịu đựng bom đạn giặc nhưng quyết không rời mảnh đất của ông cha; nay Nhà nước quy hoạch phát triển kinh tế họ đã hưởng ứng nên không khiếu nại Quyết định thu hồi đất, chỉ yêu cầu giải quyết đền bù đúng theo quy định của Nhà nước… Thế nhưng, yêu cầu hợp pháp, chính đáng của họ không được đáp ứng, các sai sót về diện tích đất, cây trồng chưa được điều chỉnh, khắc phục lại bị cưỡng chế tháo dỡ nhà, lấy đất, mất nơi trú ngụ của 5 gia đình đang sống yên ổn, trong lúc cả 7 hộ dân chưa nhận tiền đền bù, chưa kịp thu hoạch cây trồng trên đất, chưa nhận một nền đất tái định cư nào…

Việc ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ra các công văn chỉ đạo UBND huyện U Minh tổ chức cưỡng chế các hộ dân trong vùng dự án khu dân cư Làng cá Khánh Hội trước khi có Quyết định thu hồi đất và Quyết định đền bù thiệt hại cho dân là hành vi hành chính trái pháp luật !!

Việc sử dụng các biện pháp và công cụ trấn áp mạnh đối với các hộ dân đang sinh sống yên bình giữa vùng đất nguyên là căn cứ địa Kháng chiến, với những gia đình từng có công lao với Cách mạng là việc làm thất sách về chính trị, cần được chấn chỉnh !!!

Việc Công an huyện U Minh đồng loạt khởi tố, bắt giam nhiều người về hành vi “Chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản” sau cuộc cưỡng chế bất thành vào ngày 11-12/3/2005 cần được xem xét lại và phải hết sức cẩn trọng, có thể gây ra nhiều hậu quả pháp lý đáng tiếc về sau, vì bản chất trong hành động của những người dân trong vụ cưỡng chế là tự vệ và bảo vệ tài sản hợp pháp của gia đình, chớ không phải là những kẻ chống đối, phá hoại…

Bên cạnh đó, có những lời lẽ quy chụp đầy ác ý và nguy hại đối với Luật sư đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho 7 hộ dân khiếu kiện, được phát ra từ một số vị chức trách của tỉnh Cà Mau, thể hiện thái độ cửa quyền, xem thường quyền công dân, xâm phạm thô bạo hoạt động nghề nghiệp luật sư… Trong khi đó, luật pháp đã quy định: “Cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan Nhà nước phải tôn trọng quyền của luật sư trong hành nghề, không được có hành vi cản trở luật sư thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ đã được Pháp luật quy định.” (Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 94/2001/NĐ-CP) !!!

III. KIẾN NGHỊ:

Từ các sự kiện và vấn đề pháp lý phát sinh nêu trên, chúng tôi trân trọng kíến nghị quý vị Lãnh đạo kịp thời có ý kiến chỉ đạo cho ngừng cưỡng chế đối với 5 hộ dân và giải quyết đúng pháp luật khiếu nại của 7 hộ dân đối với các Quyết định của Chủ tịch UBND huyện U Minh; xem xét việc Công an huyện U Minh khởi tố, bắt người sau cuộc cưỡng chế bất thành vào ngày 11-12/3/2005; không để các hộ dân trong vùng dự án khu dân cư Làng cá Khánh Hội - U Minh vì khiếu kiện việc đền bù mà bị bức hại, hứng chịu oan sai và tránh để xảy ra các hậu quả pháp lý - xã hội đáng tiếc…

Trân trọng.

.......................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Cà Mau, ngày 17 tháng 3 năm 2005


BÁO CÁO
Về tình hình cưỡng chế trái pháp luật đối với các hộ dân nằm trong vùng 
Dự án khu dân cư Làng cá Khánh Hội - huyện U Minh, tỉnh Cà Mau...


Kính gởi: ………………………………………………………………………

- Kính thưa quý vị Lãnh đạo,

Tôi, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, là người bảo trợ pháp lý cho 7 hộ dân trong đó có 5 hộ bị cưỡng chế gồm Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Văn Lâm, Ngô Văn Một, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Thị Tha, cùng cư ngụ tại ấp 7, xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Với ý thức trách nhiệm của một luật sư trước vấn đề pháp lý quan trọng và những diễn biến phức tạp trong việc giải quyết khiếu kiện, tôi xin báo cáo lên quý vị Lãnh đạo nội dung sự việc theo ghi nhận của tôi như sau:

Ngày 11/3/2005 tỉnh Cà Mau tổ chức cưỡng chế lần 2 đối với 5 hộ dân mà trước đó họ đã bị cưỡng chế buộc tháo dỡ nhà vào các ngày 8 - 10/9/2004. Nội dung cưỡng chế lần này vừa tháo dỡ các căn nhà lá mà các hộ dân trở về cất tạm trên đất của họ vừa cho xáng thổi đất bùn lên toàn bộ diện tích đất của 7 hộ dân có đất bị thu hồi. Trong khi đó, cả 7 hộ dân chưa hộ nào nhận tiền đền bù, chưa kịp thu hoạch cây trồng trên đất và đang khiếu nại vụ việc đúng quy định pháp luật.

Lực lượng cưỡng chế được huy động lên đến hàng trăm người gồm cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự của Công an tỉnh, Công an huyện U Minh, lực lượng kiểm lâm, thanh tra giao thông, dân phòng… được trang bị khá đầy đủ, có cả chó béc - giê dùng trong công tác chống bạo loạn, với vòi phun nước bằng máy thủy lực cực mạnh, trái khói, loa phóng thanh, xáng thổi, tàu cuốc, xe cứu thương… sẵn sàng cho việc cưỡng chế.

Phía 5 hộ dân bị cưỡng chế với gần 20 người gồm từ các cháu nhỏ 7, 8 tuổi đến bà cụ gần 80 tuổi đã phản ứng lại bằng việc tử thủ trong các căn chòi lá với các dụng cụ có khả năng gây ra thương tích như dao, mác, phản, gậy… và những vỏ chai nước suối, túi ni lông chứa xăng. Họ còn lập bàn thờ Tổ quốc, dựng pa nô, băng rôn khẩu hiệu, tay cầm cờ đỏ hoặc di ảnh Bác Hồ, trên đầu chít khăn tang trắng… với một quyết tâm rất đáng lo ngại.

Trong 2 ngày: 11/3 - 12/3/2005, suốt từ sáng đến chiều lực lượng cưỡng chế nhiều lần chuẩn bị hành động, tình thế cực kỳ căng thẳng, có lúc tưởng chừng xảy ra đẫm máu, nhưng rồi sau 2 ngày co kéo, đến sáng sớm ngày 12/3 xảy ra cuộc xô xát giữa lực lượng cưỡng chế và 5 hộ dân, làm cho 1 phụ nữ (cô Lê Kiều Tiên) bị thương đứt gân mu bàn tay, 1 thanh niên (em Ngô Văn Nhớ) bị vỡ đầu, phải đưa cả hai đi cấp cứu…

Sự việc cưỡng chế nêu trên thu hút sự chú ý của đông đảo người dân, ước đoán có khoảng trên 2.000 người, cùng với sự có mặt tác nghiệp của các phóng viên hơn 10 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trong thời gian diễn ra việc cưỡng chế…

Theo tôi được biết, lãnh đạo tỉnh Cà Mau liên tục họp bàn, cử cán bộ có chức trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Sở Tư pháp xuống địa bàn thuyết phục 5 hộ dân, gặp gỡ một số phóng viên báo chí và thuyết phục luật sư rời khỏi địa bàn xã Khánh Hội… Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau là người ký nhiều văn bản liên quan đến Dự án khu dân cư Làng cá Khánh Hội, ký nhiều văn bản chỉ đạo cưỡng chế cũng có mặt tại xã Khánh Hội vào ngày 12/3/2005 để trực tiếp chỉ đạo việc cưỡng chế…
Cho đến thời điểm này, sự việc tạm lắng nhưng 5 hộ dân vẫn cố thủ và sống trong nỗi hoang mang lo sợ từng giờ… vì việc cưỡng chế không biết bất ngờ xảy ra khi nào!!!

- Kính thưa quý vị Lãnh đạo,

Chúng tôi nhận thấy:

1. VIỆC KHIẾU NẠI CỦA 7 HỘ DÂN LÀ HỢP PHÁP. 

Trong việc tổ chức cưỡng chế 5 hộ dân, UBND huyện U Minh luôn viện dẫn Công văn số 21/UB ngày 06/01/2005 do ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký trong đó xác định: “Căn cứ các Quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã có hiệu lực thi hành tuyên buộc bác toàn bộ yêu cầu kháng cáo của các nguyên đơn khởi kiện. Vì vậy các quyết định giải quyết có liên quan đến khiếu nại của các hộ được thực hiện đúng quy định, đang có hiệu lực thi hành và tổ chức triển khai thực hiện là phù hợp, đúng quy định” (!).

Chúng tôi nhận thấy nội dung Công văn trên mang tính áp đặt, phản ánh không đúng tinh thần nội dung các Quyết định phúc thẩm của TAND tỉnh Cà Mau. Bởi lẽ, các quyết định phúc thẩm của TAND tỉnh Cà Mau cũng chỉ giữ y các quyết định sơ thẩm của TAND huyện U Minh là đình chỉ giải quyết vụ án hành chính đã thụ lý với nhận định “không thuộc thẩm quyền của Tòa án” (Tòa án 2 cấp không có mở phiên tòa xét xử mà chỉ họp Hội đồng rồi ra Quyết định đình chỉ vụ án). Các Quyết định này chỉ thuần túy đề cập đến thủ tục tố tụng, chứ hoàn toàn không có nội dung giải quyết bác yêu cầu khởi kiện. Nếu Tòa án không nhận thụ lý giải quyết thành vụ án hành chính vì không thuộc thẩm quyền, thì 7 hộ dân vẫn còn có quyền khiếu nại để UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng theo Luật khiếu nại, tố cáo; chớ không thể tước quyền khiếu nại hợp pháp của họ. Do đó không thể nói “các quyết định giải quyết có liên quan đến khiếu nại của các hộ được thực hiện đúng quy định”!!!

Trong khi đó, các Quyết định về đền bù và Quyết định giải quyết khiếu nại về đền bù được Chủ tịch UBND huyện U Minh Đỗ Văn Sơ ban hành vào ngày 13/8/2004 và ngày 16/8/2004 không tuân thủ trình tự, thủ tục quy định: ban hành quyết định giải quyết khiếu nại không cần có đơn khiếu nại, Quyết định giải quyết khiếu nại chỉ cách Quyết định đền bù ký trước đó 3 ngày và tống đạt 2 loại Quyết định cùng 1 ngày, tước đi quyền khiếu nại của 7 hộ dân, vi phạm nghiêm trọng Luật khiếu nại, tố cáo !!!
Ông Nguyễn Quốc Việt ký nhiều văn bản chỉ đạo cưỡng chế trái quy định pháp luật. Điển hình như: Công văn số 1505/UB ngày 18/6/2004 của UBND tỉnh Cà Mau “v/v thực hiện việc cưỡng chế các hộ dân trong vùng dự án khu dân cư - khu B Làng cá Khánh Hội, U Minh” được ông Nguyễn Quốc Việt ký trước khi có Quyết định số 80/QĐ-CTUB ngày 01/7/2004 “v/v thu hồi đất đối với 65 hộ dân tại xã Khánh Hội, huyện U Minh và giao đất cho Công ty Phát triển nhà Minh Hải để quản lý, sử dụng vào mục đích xây dựng khu dân cư - Khu B Làng cá Khánh Hội, huyện UMinh” cũng do chính ông Việt ký!!! Ông Nguyễn Quốc Việt ký tiếp Công văn số 1913/UB ngày 09/8/2004 chỉ đạo cưỡng chế 7 hộ dân ở Khánh Hội, trước khi Chủ tịch UBND huyện U Minh ban hành các Quyết định đền bù vào ngày 13/8/2004 cho 7 hộ dân!!!???

2. VIỆC KHIẾU NẠI CỦA 7 HỘ DÂN LÀ CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT.

Các hộ dân khiếu kiện các Quyết định đền bù của UBND huyện U Minh ban hành ngày 13/8/2004 vì họ cho rằng các quyết định này đã không áp dụng đúng quy định pháp luật. Họ yêu cầu được áp dụng Quyết định số 25/2003/QĐ-UB ngày 08/7/2003 của UBND tỉnh Cà Mau “v/v quy định mức giá đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, không đồng ý áp dụng Quyết định số 1095/QĐ-CTUB ngày 13/11/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau “v/v ban hành đơn giá bồi thường về đất, hoa màu, vật kiến trúc và trợ cấp di dời, ổn định cuộc sống thuộc dự án xây dựng Khí - Điện - Đạm Cà Mau”, là quyết định áp dụng cho riêng nơi xây dựng tổ hợp công nghiệp Khí - Điện - Đạm, không còn phù hợp và đã bị thay thế bằng Quyết định số 25/2003/QĐ-UB ngày 08/7/2003 của UBND tỉnh Cà Mau.

Nếu căn cứ vào Quyết định số 25/2003/QĐ-UB thì vị trí đất của 7 hộ khiếu kiện chạy dài theo Lộ xe dọc Kênh Hội (đoạn từ Đê Quốc phòng đến Kênh Xáng mới) phải được áp giá 450.000đ/m2, trong khi các Quyết định đền bù đề ngày 13/8/2004 của Chủ tịch UBND huyện U Minh chỉ áp giá 100.000đ/m2 cho 1 nền nhà 300m2 và phần lớn diện tích còn lại bị tính theo đất ruộng và đất vườn với giá rẻ mạt là 7.000đ/m2 và 14.000đ/m2, mặc dù đất ruộng nay đã thành đất vườn và đất vườn đã trở thành thổ cư từ lâu, không còn nguyên trạng theo các giấy chứng nhận QSD đất do UBND huyện U Minh cấp.

Bên cạnh đó, các Quyết định đền bù do Chủ tịch UBND huyện U Minh ban hành ngày 13/8/2004 có nhiều sai sót lớn về diện tích đất và đơn giá cây trồng được áp giá đền bù, gây thêm nhiều thiệt hại cho 7 hộ dân bị thu hồi đất… Trong quá trình 7 hộ dân khiếu kiện, huyện U Minh có lập Tổ công tác (gồm cán bộ Phòng Kinh tế huyện U Minh kết hợp với Công ty Phát triển nhà Minh Hải) tiến hành đo đạc lại diện tích đất và lập biên bản đo đạc vào ngày 10/9/2004, chỉ riêng với hộ Nguyễn Văn Thọ diện tích đất được đền bù bị đo thiếu so với diện tích đất thực tế hơn 2.000m2… Giá đền bù cây dừa đã thu hoạch là 250.000đ/cây, giá đền bù cây bạch đàn là 100.000đ/cây, thế nhưng trong Danh mục kèm theo Quyết định đền bù thì cây dừa chỉ có giá 150.000đ/cây, cây bạch đàn chỉ có giá 15.000đ/cây, rồi thì dừa loại C giá 40.000đ/cây trong lúc dừa loại E cũng giá 40.000đ/cây...(???!!!).

Ngoài ra, khi mở lộ xe và đào kênh xáng đi ngang qua đất của 7 hộ dân, chính quyền không thực hiện việc đền bù, nay khi các hộ dân lên tiếng khiếu nại yêu cầu đưa vào diện tích tính đền bù thì đại diện UBND huyện U Minh cho rằng trước đây các hộ dân đã đồng ý hiến đất, nhưng khi dân phản đối cho rằng không có việc hiến đất, chưa khi nào người dân được hỏi ý kiến, thì UBND huyện không đưa ra được bằng chứng gì để chứng minh, cách trả lời chỉ là chống chế trước dân mà thôi!!!

Những sai sót trên đã được ông Chủ tịch UBND huyện U Minh thừa nhận trước mặt 5 hộ dân bị cưỡng chế, dưới sự chứng kiến của các nhà báo, luật sư trong buổi tiếp xúc vào chiều ngày 11/3/2005 tại phòng họp UBND xã Khánh Hội do ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Cà Mau chủ trì. Thế nhưng những sai sót nghiêm trọng, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người dân như vậy chưa được điều chỉnh, sửa chữa mà cứ cương quyết cưỡng chế là điều khó có thể chấp nhận!!!
Chưa kể, việc huyện U Minh tổ chức cưỡng chế thực hiện các Quyết định thu hồi đất và Quyết định áp giá đền bù thiệt hại bằng các Thông báo của UBND huyện, dựa trên các Công văn chỉ đạo của UBND tỉnh có đảm bảo đúng quy định pháp luật hay chưa cũng là vấn đề cần phải xem xét. Theo chúng tôi, việc cưỡng chế phải được tiến hành thông qua các Quyết định hành chính về cưỡng chế theo đúng quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, chứ không thể bằng Công văn hay Thông báo như UBND tỉnh Cà Mau và UBND huyện U Minh đã làm!!!

Chúng tôi cho rằng yêu cầu khiếu nại của 7 hộ dân là chính đáng và phù hợp với quy định pháp luật. Nếu căn cứ vào Quyết định số 80/QĐ-CTUB ngày 01/7/2004 của UBND tỉnh Cà Mau và các Quyết định đền bù do Chủ tịch UBND huyện U Minh ký vào ngày 13/8/2004, thì việc thu hồi đất, giao đất và áp giá đền bù khi thu hồi đất chỉ mới xảy ra gần đây, vào tháng 7 và tháng 8/2004, trong khi Quyết định số 25/2003/QĐ-UB ngày 08/7/2003 của UBND tỉnh Cà Mau quy định mức giá đất trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu lực từ hơn 1 năm trước đó, nhất thiết phải là căn cứ để áp dụng, không thể thoái thác!!!

Chính sách áp giá đền bù như trên là không đúng với quy định, nếu chấp nhận Quyết định đền bù của UBND huyện U Minh, trên thực tế 7 hộ dân sẽ không thể có đủ điều kiện để tái định cư, thậm chí không đủ tiền để mua lại nền nhà trên chính đất của họ bị thu hồi. Đất thu hồi của 7 hộ dân được giao cho Công ty Phát triển nhà Minh Hải xây dựng khu dân cư với mục đích kinh doanh, chỉ mới trên sơ đồ phân lô thì nền đất cũng đã có giá cao gấp mấy chục lần giá đền bù cho dân !!! Trong khi đó, chủ trương và quy định của Chính phủ trong việc đền bù cho dân khi thu hồi đất là người dân phải được hưởng giá trị đền bù cao hơn hoặc bằng với giá trị đất bị thu hồi…

- Kính thưa quý vị Lãnh đạo,

Các hộ dân sống trên vùng đất U Minh bao năm chiến tranh chịu đựng bom đạn giặc nhưng quyết không rời mảnh đất của ông cha; nay Nhà nước quy hoạch phát triển kinh tế họ đã hưởng ứng nên không khiếu nại Quyết định thu hồi đất, chỉ yêu cầu giải quyết đền bù đúng theo quy định của Nhà nước… Thế nhưng, yêu cầu hợp pháp, chính đáng của họ không được đáp ứng, lại bị cưỡng chế tháo dỡ nhà, lấy đất, mất nơi trú ngụ của 5 gia đình đang sống yên ổn, trong lúc họ chưa nhận tiền đền bù, chưa kịp thu hoạch cây trồng trên đất, chưa nhận một nền đất tái định cư nào…

Việc UBND huyện U Minh tổ chức cưỡng chế 5 hộ dân theo các công văn chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Việt là trái pháp luật! 

Việc sử dụng các biện pháp và công cụ trấn áp mạnh đối với các hộ dân đang sinh sống yên bình giữa vùng đất nguyên là căn cứ Cách mạng, với những gia đình từng có công lao trong Kháng chiến là việc làm thất sách cần được chấn chỉnh…

Từ các vấn đề trình bày trên, chúng tôi kính đề nghị quý vị Lãnh đạo kịp thời có ý kiến chỉ đạo cho ngưng việc cưỡng chế, đồng thời giải quyết đúng quy định pháp luật đối với khiếu nại của 7 hộ dân trong vùng Dự án khu dân cư Làng cá Khánh Hội - huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nhằm giảm bớt thiệt hại cho dân và tránh các hậu quả pháp lý - xã hội đáng tiếc xảy ra!!!

Trân trọng.

...................



Sau hơn 10 năm, UBND huyện U Minh ban hành quyết định thu hồi và hủy bỏ những quyết định của chính mình trước đó (ảnh Trịnh Vĩnh Phúc)

...................

Bài liên quan: