Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Bao giờ thì TQ lập lại kịch bản Hoàng Sa 17 tháng giêng 1974 ?



 Trung Quốc xây dựng phi đạo trên bãi đá Chữ Thập. Mới đây TQ đã đưa máy bay ra thử phi đạo này (Ảnh: DigitalGlobe)

Mục đích TQ xây dựng các phi đạo ở các đảo nhân tạo ở TS (từ năm trước đến nay) chắc chắn không phải để cho... chim ỉa. Phi đạo làm xong TQ sẽ cho máy bay đến thử. Và cũng dĩ nhiên, thử xong, thấy ok, TQ sẽ cho máy bay ra đóng ở đó.
Nếu các nước (có quan hệ) không muốn TQ đặt các căn cứ không quân, hải quân... tại các đảo nhân tạo này thì các nước phải có biện pháp ngăn chặn từ đầu.
Thí dụ nôm na, khi thấy thằng mất dạy mon men châm lửa đốt nhà thì mọi người phải lấy gậy đập vào tay nó. Không ngăn nó, nó sẽ đốt nhà. Vấn đề là nhà cháy và sẽ cháy lan.
Các nước chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ, TQ cứ vậy mà tằm ăn lên, đặt tất cả vào việc đã rồi.
Năm 2014, khi TQ đang ráo riết xây dựng và mở rộng các đảo nhân tạo, đồng thời với việc Phi nộp hồ sơ kiện TQ tại Tòa Trọng Tài ở La Haye (Hòa Lan), tôi đã tiên đoán rằng TQ sẽ hoàn tất việc xây dựng trước tháng 7-2015. TQ muốn các công trình xây dựng đảo kết thúc trước thời điểm Tòa ra phán quyết "có hay không có thẩm quyền" để xử kiện. Điều này đã xảy ra đúng như vậy.
Sự việc hôm nay, TQ cho máy bay ra thử phi đạo. VN và một số nước lên tiếng phản đối. Nhưng có ai làm được gì TQ ?
Chuyện máy bay thử phi đạo là chuyện đã rồi. Bước tiếp theo TQ sẽ đưa ra các đảo nhân tạo những giàn ra đa, các giàn hỏa tiễn địa không, các ụ súng đại bác lớn nhỏ... cùng với những tốp lính thiện nghệ phòng vệ. Các đảo nhân tạo sẽ trở thành các căn cứ quân sự, theo mô thức Diego Garcia của Mỹ ở Ấn độ dương. Sẽ có vài phi đội chiến đấu cơ cũng như tàu chiến các loại sẽ thường trực có mặt ở các nơi đây. Bước đầu căn cứ Phú Lâm (Hoàng Sa) đã hoàn tất, bây giờ là các đảo nhân tạo TS.
Tôi cũng tiên đoán rằng TQ sẽ hoàn tất các việc này trước tháng 7 năm 2016, thời điểm (có thể) Tòa Trọng tài ra phán quyết (vụ Phi kiện TQ về đường chữ U chín đoạn cũng như việc diễn giải và áp dụng các điều ước của bộ Luật Biển 1982).
Phán quyết của Tòa kỳ này cũng sẽ không làm gì được TQ. Bởi vì TQ đặt tất cả vào sự việc đã rồi.
Còn bước tiếp nữa của TQ là gì ?
Mục đích của TQ là sẽ đặt vùng "nhận diện phòng không" (ADIZ) trên Biển Đông, với các đảo nhân tạo là các điểm cơ bản.
Nhưng TQ không thể đặt vùng "nhận diện phòng không" nếu các đảo trong vùng biển này còn nằm trong tay các nước khác.
Vì vậy, TQ sẽ phải chiếm tất cả các đảo TS hiện đang trong tay của VN và Phi.
VN không thể tiếp tục thái độ thụ động chịu đòn, lâu lâu (bị đánh đau quá) mới lên tiếng kêu "ái" một cái. Những công hàm của VN phản đối TQ ở LHQ không thuyết phục được ai. Bởi vì, công hàm phản biện lại của TQ có nội dung thuyết phục hơn. TQ nói có sách, mách có chứng. Lãnh đạo VN, cũng như nhà nước tiền nhiệm của VN, đã nhiều lần nhìn nhận HS và TS là của TQ rồi. Bây giờ VN đâu thể nói ngược lại ?
VN không thể giới hạn hành động "trong lời nói", mà phải thể hiện bằng hành động. Mà hành động nào cũng vậy, nhứt là chiến tranh, phải dành được tính chính đáng.
Mà hành vi duy nhứt để VN có thể dành được tính chính đáng (về hành động) là kiện TQ ra một trọng tài quốc tế.
Nhưng việc này xem ra nằm ngoài tầm tay VN. VN vác đơn đi kiện bây giờ thì mục đích là để được thua. Bởi vì sác suất thắng là 0%.
VN hôm nay vẫn xem là kẻ thù những người còn nuối tiếc "tư tưởng ngụy". Những vụ án mới đây, chỉ cần một người mặc đồ giống như quân phục VNCH ngày xưa, thì đã bị Tòa án XHCN tuyên án nặng nề.
Tư cách nào các học giả VN hôm nay lên tiếng trước quốc tế là CHXHCNVN đã "kế thừa" VNCH chủ quyền tại HS và TS ?
Trong khi đó, lập trường chính thức của đảng và nhà nước là chỉ có một "quốc gia VNDCCH duy nhứt", đó là VNDCCH. Học giả VN cố gắng củng cố lập trường này bằng cách phủ nhận hiệu lực của Hiệp ước Genève 1954 cũng như Hiệp định Paris 1973 (có một quốc gia VN duy nhứt, thống nhứt ba miền và toàn vẹn lãnh thổ). Báo chí vẫn thường xuyên bênh vực Phạm Văn Đồng, xem ông là một trong những người sáng lập nên nước VNDCCH. Tất cả những nỗ lực (văn hóa và chính trị) này chỉ nhằm xóa dấu vết VNCH ra khỏi ký ức của những người VN.
Lập trường này cũng là lập trường của TQ. TQ có nhìn nhận thực thể chính trị VNCH bao giờ ?
TQ nuôi dưỡng lập trường này để có "thế đứng" về pháp lý trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Không có VNDCCH, không có công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, không có các tập sách giáo khoa, tài liệu bản đồ do nhà nước VNDCCH in ấn ra, thì TQ lấy cái gì để chứng minh chủ quyền của họ tại HS và TS ?
Dĩ nhiên, sử gia cộng sản xứ nào cũng rất tài tình việc phịa sử.
Lịch sử chủ quyền của TQ cũng được dàn dựng như "cây đuốc sống Lê Văn Tám" của VN. Nhưng sử phịa thì đầy dẫy mâu thuẩn, không thuyết phục được ai.
Trên phương diện quốc tế công pháp, những bằng chứng "lịch sử" trong trường hợp tranh chấp chủ quyền ở HS và TS, sẽ không có "trọng lượng" bằng các bằng chứng pháp lý. Những văn kiện, kết ước trao đổi hay ký kết giữa quốc gia, hay thái độ của quốc gia trước một hành vi của quốc gia khác... mới là yếu tố quyết định trong vụ kiện.
Vì vậy TQ mọi cách nuôi dưỡng đảng CSVN, hà hơi, tiếp máu cho sử gia, học giả VN. Càng vinh danh VNDCCH, vết tích VNCH càng nhạt phai trong ký ức tập thể, thì chủ quyền của TQ ở HS và TS càng được củng cố.
VN, ngoài việc đưa công hàm phản đối, lâu lâu phát ngôn nhân BNG lên tiếng yêu cầu TQ thế này, thế kia... VN không có thái độ nào khác có thể làm quan ngại TQ.
Đó là chủ trương của hai đảng, hai nước.
Chủ trương này của VN chắn chắn tiếp tục, cho đến khi TQ hoàn tất việc quân sự hóa các đảo nhân tạo (dự đoán trước tháng 7 năm 2016).
Và cứ như vậy tiến lên, TQ sẽ mở màn cuộc "tấn công phòng vệ", "giải phóng các lãnh thổ của tổ quốc hiện bị ngoại nhân chiếm đóng", lập lại kịch bản 17-1-1974 ở Hoàng Sa. Các đảo ở TS hiện do VN chiếm đóng sẽ trở về TQ.
VN hôm nay nếu đi kiện là thua chắc. Mà không làm gì hết thì các đảo TS cũng sẽ mất.
Việc này có thể "không nhằm nhò gì", nói như ông Hồ, ba cái đảo chim ỉa. TQ quản lý giúp thì có sao đâu?
VN hay Phi (và các nước khác) có thể quan niệm rằng các đảo TS (và HS) là các đảo đá (điều 121 khoản 3 UNCLOS), không có hiệu lực ZEE 200 hải lý. Đơn giản vì chúng không có nền kinh tế tự túc.
Nhưng TQ (và các nước khác) có thể có lập trường khác. Điển hình, đảo san hô Okino Tori Shima của Nhật bị ngập dưới nước, họ đòi 200 hải lý vùng ZEE. Nhật đòi được sao TQ không đòi được ? Đó là chưa nói đến các trường hợp các đảo nhỏ của Pháp và các nước khác.
Biển Đông vì vậy cũng mất về tay TQ.

1 nhận xét: