Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hiểu về cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào? - "Hội chứng 4.0" :
“Các trường đừng quá nhấn mạnh hội chứng 4.0. Làm gì có trường Đại học nào 4.0. Thầy cô cần xem cuộc cách mạng này như là một cơ hội, nắm bắt không gấp gáp mà phải chắc chắn, trên thế giới cũng đã tiếp cận xu hướng này”.
– Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nói tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM chiều 13/4/2017.
Có lẽ ông quên trước đó 10 ngày, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 vào chiều 3/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu phải tuyên truyền mạnh mẽ để nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0)
Cũng tại đây, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: Industry 4.0, cơ hội đem đến cho chúng ta rất lớn, tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ. Bộ Chính trị và Chính phủ rất quan tâm đến việc này bởi hiện nay tất cả thế giới đang quan tâm đến Industry 4.0.
Vậy mà Bộ trưởng GD&ĐT, một trong những cơ quan chủ lực cho việc thực hiện Industry 4.0 ở VN lại xỏ xiên "đừng quá nhấn mạnh hội chứng 4.0" tại một trong những trường đại học sự phạm kỹ thuật hàng đầu. Nơi lẽ ra phải chuyển mình sớm nhất, để chuẩn bị cho đội ngũ giảng dạy vốn phải luôn là những người đi đầu trong các cuộc cách mạng về tri thức và kỹ thuật của thế giới.
Hầu hết các nước phát triển đều đang ráo riết chuẩn bị nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới liên quan tới Industry 4.0.
Ở Mỹ, Ủy ban giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỉ 21 đã và đang hoạch định chiến lược chuẩn bị một môn học mới ở cấp mầm non phổ thông và một chuyên ngành đào tạo mới ở cấp đại học gọi là “Giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỉ 21” (21st Century Cyber - Physical Systems Education: CPS). Đây là môn học mới mang tính liên ngành nên Ủy ban CPS khuyến cáo cần có các chuẩn bị cẩn thận về người dạy, chương trình học, phương tiện thí nghiệm thực hành, môi trường học tập.
Chương trình công nghiệp 4.0 của Đức tập trung chuẩn bị nguồn nhân lực lãnh đạo của lĩnh vực CPS , đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ, công nghiệp thiết kế hay các hệ thống trí tuệ nhân tạo. Liên minh Châu Âu bằng nguồn kinh phí công và tư chi 7 tỉ đô la để nghiên cứu về hệ thống trí tuệ nhân tạo, tạo nền tảng công nghệ Châu Âu dựa trên các hệ thống tích hợp thông minh (EPoSS). Hàn Quốc cũng là nước tiên phong trong lĩnh vực này và CPS là trọng tâm thảo luận của họ về chính sách phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.
*Bài trên Giáo dục Việt Nam:
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hiểu về cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào?
(GDVN) - “Các trường đừng quá nhấn mạnh hội chứng 4.0. Làm gì có trường Đại học nào 4.0. Thầy cô cần xem cuộc cách mạng này như là một cơ hội, nắm bắt không gấp gáp..."
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh như trên, tại buổi gặp gở và làm việc với Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày 13/4/2017.
Phát biểu tại buổi làm việc này, sau khi nghe một giảng viên của nhà trường đặt ra câu hỏi về cuộc cách mạng 4.0, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã giải thích, đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, một xu hướng phát triển chung của thế giới.
Trách nhiệm của Bộ trong cuộc cách mạng này, là cần phải tham mưu, tìm hiểu trong phạm vi của mình để xây dựng nên một đề án khởi nghiệp cho sinh viên, theo đúng hướng mà cuộc cách mạng 4.0 đã đặt ra.
Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn khuyến khích các trường, các ngành đào tạo đi theo hướng công nghệ thông tin, nhất là đối với những trường chuyên về điện tử, viễn thông, chế tạo máy, về các ngành khoa học kỹ thuật.
Lúc này đây, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – ông Phùng Xuân Nhạ, các trường cần phải tiến hành quy hoạch lại ngành nghề, xây dựng các chương trình đạt chuẩn, nghiên cứu phát triển của các ngành nghề mới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật chiều 13/4 (ảnh: TTXVN) |
“Các trường đừng quá nhấn mạnh hội chứng 4.0. Làm gì có trường Đại học nào 4.0. Thầy cô cần xem cuộc cách mạng này như là một cơ hội, nắm bắt không gấp gáp mà phải chắc chắn, trên thế giới cũng đã tiếp cận xu hướng này” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục cả nước, các trường cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nguồn nhân lực có chất lượng cao cho toàn xã hội, xây dựng thương hiệu riêng của nhà trường để thu hút người học.
Đối với Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị, nhà trường cần lựa chọn một số ngành nghề có tính chất cốt lõi, tập trung đầu tư vào những ngành này để nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của nhà trường.
Trường cần xây dựng đề án phát triển tổng thể với các dự án để tập trung đầu tư, cùng phối hợp đào tạo các chuyên ngành này với các trường sư phạm kỹ thuật trong cả nước, mạnh dạn tiến tới cơ chế tự chủ hoàn toàn.
Trong buổi làm việc tại Trường Đại học Văn Hiến trước đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – ông Phùng Xuân Nhạ đã nói rằng, chính sách phát triển ngành hoàn toàn không có sự phân biệt giữa trường công lập và tư thục.
Các trường Đại học cạnh tranh, khẳng định thương hiệu bằng chất lượng đào tạo của mình. Nếu trường công lập mà không có chất lượng, thì người học cũng không chịu vào học. Còn nếu trường tư thục được đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo tốt thì vẫn sẽ rất thu hút người học.
“Hiện một số trường công lập đã thực hiện việc đào tạo theo hướng ứng dụng, thì các trường ngoài công lập cần lựa ngành nào mà xã hội đang cần để tập trung đào tạo” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét