Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Hình ảnh ấn tượng về Tây Nguyên 1957 trên tạp chí Life

Thiếu nữ ngực trần tuyệt đẹp, đua voi đua hoành tráng, sắc màu lễ hội... là loạt ảnh đặc sắc do phóng viên John Dominis của tạp chí Life chụp ở Buôn Ma Thuột năm 1957.
Hàng chục thớt voi từ khắp các buôn làng đổ về Buôn Ma Thuột tham gia Hội chợ Tết.
Bước chân của những chú voi khiến mặt đất rung chuyển, cát bụi tung mù mịt.
Trên lưng voi là những nài voi người bản địa cùng những diễn viên mặc trang phục binh lính thời nhà Nguyễn.
Những chú voi đua tập trung riêng một chỗ, chuẩn bị cho phần hào hứng nhất của lễ hội.
Đội voi đua rầm rập lao về đích trong tiếng hò reo của khán giả.
Phút nghỉ ngơi của voi.
Đồng bào dân tộc thiểu số kéo nhau đi xem lễ hội ở Buôn Ma Thuột.
Thiếu nữ Ê Đê trong trang phục truyền thống.
Sơn nữ Tây Nguyên ngực trần.
Sơn nữ Tây Nguyên ngực trần.
Một người đàn ông Xê Đăng.
Các vũ công bên đàn voi.
Lễ hội Tây Nguyên không thể thiếu cây nêu và những ché rượu cần…
Và tiếng cồng chiêng.
Mỗi sắc tộc ở Tây Nguyên lại có một kiểu phục sức đặc trưng.
Đội voi thồ ở Buôn Ma Thuột.
Tại một bến nước.
Một bà mẹ lấy nước uống vào những vỏ bầu nậm.

4 nhận xét:

  1. ôi thời oanh liệt còn đâu?

    Trả lờiXóa
  2. Người sông Tiềnlúc 09:47 14 tháng 12, 2013

    Thật quá cảm động khi xẻm lại những ảnh này. Cám ơn phóng viên John Dominis của tạp chí Life chụp ở Buôn Ma Thuột năm 1957 cùng bạn Hữu Nguyên nhiều.

    Trả lờiXóa
  3. 1957 thời nầy chưa thật sự thanh bình vì miền Bắc vẫn lăm le tiến chiếm miền Nam (trong khi miền Nam không bao giờ có ý chiếm miền Bắc) thế mà không khí yên lành, đẹp đẽ qua các bức ảnh, Ngày nay, đất nước không còn chiến tranh, đồng bào Tây nguyên sống nghèo khổ, núi rừng xơ xát, lại bị chôn sống vì thủy điện ... Ôi !!!

    Trả lờiXóa
  4. Giữa những ấn tượng qua hình ảnh của Báo Life, đảng và nhà nước ta đã có kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm, Chiến Sỉ Phan Văn Điền đã thục hiện công tác, nhưng Diệm không bị trúng đạn, không biết vì lý do gí cả ba người ( Điền, Quốc, và 1 chuẩn Úy trong Dinh Độc Lập ) ám sát hoặc âm mưu ám sát, được TT Diệm tha chết, có lẽ NĐD không biết bạo lực cách mạng là gì.
    Xin đoc:
    ..... Trong chặng đường hoạt động cách mạng hơn nửa thế kỷ, từ năm 1946 cho đến lúc nghỉ hưu năm 1998, ông Phan Văn Điền đã trải qua nhiều công việc khác nhau, phải chịu không biết bao nhiêu gian khổ, tù đày, thương tật.
    Nhiều lần thoát khỏi hiểm nghèo khi cái chết chỉ còn trong gang tấc, song điều làm ông nhớ nhất vẫn là những kỷ niệm về nhiệm vụ diệt Ngô Đình Diệm, Tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn.
    Những năm 50, Mỹ và Ngô Đình Diệm tăng cường các hoạt động khủng bố. Trước thực tiễn bức xúc đó, tháng 9/1955, Tỉnh uỷ Tây Ninh chỉ đạo Ban địch tình Tỉnh uỷ tổ chức đội vũ trang diệt ác. Phan Văn Điền làm đội trưởng và xác định Ngô Đình Diệm là tên ác ôn nhất cần phải diệt.
    Ngày 20/10/1956, tại căn cứ ở Ấp Rổng Tượng-Gò Dầu-Tây Ninh, Phan Văn Điền được đồng chí Lâm Kiểm Xếp (Năm Xếp), Trưởng ban địch tình Tỉnh ủy Tây Ninh, giao nhiệm vụ tổ chức diệt Ngô Đình Diệm vào dịp Diệm lên toà Thánh Tây Ninh (10/1956) để ký kết Thoả ước Bính Thân với Cao Đài Tây Ninh. Do thời gian quá gấp rút, lại chưa nắm được kế hoạch cụ thể chuyến đi của Diệm, nên phương án diệt Diệm lần này không thành.
    Nắm được thông lệ đã 2 năm (1954, 1955) cứ vào 12h đêm 24/12, Diệm đều đến Nhà thờ Đức Bà dự lễ mừng “Thiên chúa giáng sinh”. Hơn nữa, trong số cán bộ của Ban địch tình Tỉnh uỷ Tây Ninh có anh Lê Văn Cửu đã được cài vào làm phiên dịch trong cơ quan Viện trợ Mỹ, đã tạo được mối quan hệ với nhiều quan chức cao cấp nguỵ quyền, đều là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Anh đuợc những tên này thường mời đi dự lễ Noel, nhằm bắc cầu làm thân với cố vấn Mỹ.
    Tháng 12/1956, Phan Văn Điền đề xuất với cấp trên kế hoạch diệt Ngô Đình Diệm tại Nhà thờ Đức Bà vào đêm Noel, 24/12/1956.
    Đêm Noel năm 1956, Lê Văn Cửu và Phan Văn Điền mỗi người một súng ngắn đã có mặt tại nhà thờ Đức Bà cùng với một số “quan chức” bạn của Cửu. Ông đã vào được bên trong nhà thờ và quỳ cách hàng ghế dành cho gia đình Diệm –Nhu 9 hàng (12m).
    Bên ngoài, 2 chiến sĩ Phan Văn Phát và Nguyễn Văn Tám đứng ở 2 nơi có bình biến điện quanh nhà thờ, đợi súng nổ sẽ cúp điện và ném lựu đạn khói vào bên ngoài tạo hoảng loạn và bóng tối để 4 người thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Tất cả đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu.
    Đồng hồ điểm 24h, Tổng Giám mục rung chuông bắt đầu buổi lễ vẫn không thấy Diệm xuất hiện, kế hoạch không thành. Hôm sau qua báo chí mới biết Ngô Đình Diệm đã đến dự lễ cầu nguyện cùng với giáo dân tại “Khu trù mật Đức Huệ – Long An”. Phan Văn Điền tức anh ách.
    Phát súng trên cao nguyên
    Sau 2 lần diệt Diệm không thành, Ban địch tình Tỉnh uỷ Tây Ninh chỉ đạo tiếp tục theo dõi nắm tình hình di chuyển, hoạt động của Diệm. Tháng 2/1957, cơ sở của Ban địch tình Tỉnh uỷ Tây Ninh ở Bộ Thông tin nguỵ quyền do Phan Văn Điền phụ trách cho biết: “Hội chợ kinh tế cao nguyên dự kiến khai mạc vào 22/2/1957, Diệm –Nhu sẽ lên cắt băng khánh thành và đọc diễn văn khai mạc”.
    Tích Webside: Nguyễn Phú Trọng

    Trả lờiXóa